« Home « Kết quả tìm kiếm

Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Tái cấu trúc ngành điện và cơ cấu giá điện trong thị trường điện Việt Nam Tác giả luận văn:…….Nguyễn Thùy Linh………Khóa: 2010B Người hướng dẫn: VS.GS.TSKH.Trần Đình Long a.
- Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, ngành điện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn đầu tư vào nguồn và lưới điện.
- Trước tình hình đó, ngành điện một mặt huy động nguồn vốn tự có đồng thời kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư khác nhau như: các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài… Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài EVN tham gia vào hoạt động điện lực thì vấn đề đặt ra là phải tạo sự cạnh tranh công bằng cho các bên tham gia.
- Do đó thị trường điện cạnh tranh ra đời để đáp ứng nhu cầu tất yếu đó.
- Giá điện là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình cạnh tranh này.
- Việc xác định giá điện trong thị trường phát điện cạnh tranh khá phức tạp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thị trường.
- Vì vậy việc nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến giá điện trong thị trường phát điện cạnh tranh mang tính thời sự cấp bách.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc ngành điện tương thích với các cấp độ phát triển của thị trường và cơ cấu giá điện trong thị trường điện Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động điện lực và các đơn vị tham gia thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.
- Trong khuôn khổ luận văn, nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các vấn đề liên quan đến sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam, các cấp độ phát triển thị trường và cấu trúc của ngành điện tương ứng với từng cấp độ, cơ cấu giá điện trong thị trường điện cạnh tranh và đối tượng áp dụng cho hệ thống điện Việt Nam.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: -1- Hoạt động điện lực theo cơ chế thị trường đã được qui định trong luật Điện lực (2004) và các văn bản của Nhà nước, theo đó lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam sẽ trải qua 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
- Mỗi cấp độ phát triển của thị trường đòi hỏi luật cơ cấu quản lý sản xuất kinh doanh điện tương ứng - Vấn đề tái cấu trúc ngành điện trong đó quan trọng nhất là cấu trúc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tương thích với hoạt động của từng cấp độ thị trường là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của thị trường.
- Luận văn đã đi sâu phân tích cơ cấu của các mô hình thị trường ở từng cấp độ phát triển vai trò của các đối tác tham gia thị trường và mối tương tác giữa các đối tác theo các quan hệ năng lượng, thanh toán, tiền điện, quan hệ điều khiển… Giá điện là một nhân tố quan trọng thị trường điện cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường từ người bán cho đến người mua.
- Luận văn đã nghiên cứu, phân tích cơ chế giá điện Việt Nam hiện nay và giới thiệu các phương pháp tính giá điện, đặc biệt là tính toán giá phát điện.
- Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện cho thấy giá điện luôn có xu hướng tăng vì giá nhiên liệu tăng, chi phí sửa chữa lớn….
- Do đó, để tạo sự cạnh tranh công bằng cho các bên tham gia thị trường từ các đơn vị sản xuất đến truyền tải và phân phối để đem lại lợi ích, tiết kiệm chi phí cho khách hàng dùng điện, EVN cần phải có những cải tổ đáng kể.
- Trong phần áp dụng đã tính toán giá điện cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương với nhiều đặc điểm, là một nhà máy nằm ngoài EVN, sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh cao, công nghệ lò tầng sôi…để minh họa cho phương pháp tính.
- Trong ví dụ cũng đã phân tích ảnh hưởng độ nhạy của những nhân tố khác nhau như vốn đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phi O&M lên kết quả tính toán cho các loại nguồn điện khác nhau, các thành phần của giá truyền tải và phân phối điện lên cơ cấu chung của giá điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh.
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích và đánh giá.
- Kết luận: Xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu thế phát triển chung của toàn thế giới, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề mới mẻ và còn nhiều tranh cãi khi đưa vào áp dụng ở thị trường điện Việt Nam.
- Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chỉ là những bước đầu, việc nghiên cứu sâu hơn các phương án tái cơ cấu ngành điện để dần phù hợp với các cấp độ phát triển thị trường điện cũng như việc phân tích tính toán đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh còn có rất nhiều vấn đề phải tìm hiểu và giải quyết.
- Vì vậy cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu về giá điện để áp dụng vào thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng thành công thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt