« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.
- Tác giả luận văn: Đinh Hải Lĩnh Khóa Người hướng dẫn: T.S Phạm Văn Chới Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Động cơ điện có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiêp, nông nghiệp, đời sống sinh hoạt.
- Vậy cần phải bảo vệ các thiết bị điện đó như thế nào? đặc biệt là bảo vệ các động cơ điện.
- Việc bảo vệ các thiết bị điện cần được quan tâm đến nhiều.
- Vì khi sử dụng các thiết bị điện mà không có bảo vệ để chống các sự cố về điện thì những thiệt hại kinh tế do những sự cố đó gây ra là rất lớn và còn có thể nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
- Vậy cần phải có các phương pháp bảo vệ các động cơ điện thích hợp để có hiệu quả nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất.
- Với nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu các phương pháp bảo vệ các động cơ điện.
- Tìm hiểu phân tích, tổng kết các dạng sự cố của các loại động cơ điện + Phân tích, lựa chọn các phương pháp và các thiết bị bảo vệ thích hợp nhất đối với từng loại động cơ điện.
- Tính toàn bảo vệ cho động cơ điện.
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp bảo vệ các động cơ điện - Phạm vi nghiên cứu: Các loại động cơ điện.
- c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Phần 1: giới thiệu tổng quan về động cơ điện, bao gồm các loại động cơ điện:động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện đồng bộ, động cơ một chiều.
- cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vai trò, ứng dụng của mỗi loại động cơ điện.
- Phân tích tầm quan trọng của các động cơ điện để thấy rõ vấn đề bảo vệ động cơ điện là cần thiết.
- Để có các phương án bảo 2vệ tối ưu cho các động cơ điện thì cần phải phân tích được các dạng sự cố của động cơ điện và phương pháp phát hiện sự cố.
- Phần 2: Trình bày các dạng sự cố của mỗi loại động cơ điện: các sự cố của động cơ điện không đồng bộ.
- các dạng sự cố của động cơ đồng bộ.
- các dạng sự cố của động cơ điện một chiều.
- Và các nguyên lý đo lường phát hiện sự cố: phát hiện sự cố theo tín hiệu dòng, tín hiệu áp, hướng công suất, các thành phần đối xứng của dòng và áp, tần số, tổng trở, và các nguyên lý khác.
- Phần 3: Giới thiệu và phân tích các thiết bị bảo vệ động cơ điện, các đặc tính bảo vệ của mỗi loại thiết bị bảo vệ.
- Qua đó ta thấy với xu hướng phát triển của các thiết bị bảo vệ động cơ điện.
- Và từ đó ứng với mỗi dạng sự cố của mỗi động cơ điện ta đưa ra phương pháp bảo vệ tối ưu và thiết bị bảo vệ thích hợp, để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Phần 4: Giới thiệu phương pháp mô phỏng sự cố của động cơ điện trong trường hợp động cơ bị ngắn mạch.
- Phân tích các sự cố thường gặp và tính toán bảo vệ động cơ điện không đồng bộ rôto lồng sóc 200kW thường hay dùng ở các trạm bơm nông nghiệp trong trường hợp động cơ bị quá tải và kẹt rôto để đưa ra phương án sử dụng thiết bị bảo vệ tối ưu nhất cho động cơ: Với các sự cố như mất pha, đảo pha, quá áp, thấp áp, kẹt rôto thì sử dụng rơle quá dòng điện tử EOCR.
- sự cố ngắn mạch sử dụng máy cắt MCCB làm thiết bị bảo vệ chính và sự cố quá tải sử dụng rơle nhiệt để bảo vệ.
- Kết luận: Luận văn đã tổng kết, đánh giá các nguyên nhân hỏng hóc của động cơ điện, phân tích, so sánh các thiết bị bảo vệ và đưa ra các phương thức bảo vệ tối ưu về kinh tế kỹ thuật cho một số loại động cơ điện thông dụng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt