« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các phương pháp tính toán và giải pháp giảm điện trở các vùng có điện trở suất cao


Tóm tắt Xem thử

- -1- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Tên luận văn: “Nghiên cứu các phương pháp tính toán và giải pháp để giảm điện trở tiếp địa các vùng có điện trở suất cao”.
- Học viên: Nguyễn Trung Phương Chuyên ngành: Kỹ thuật điện hướng Hệ thống điện Khóa Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Thắng 1.
- Lý do chọn đề tài luận văn Hiện tại ở một số trạm biến áp và đặc biệt là các tuyến đường dây đi qua các đồi núi, rẻo cao có điện trở suất cao, trị số điện trở không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
- Công ty Truyền tải điện 1 đã có các biện pháp xử lý như bổ sung thêm hệ thống nối đất, hố than bùn, muối ăn, hóa chất GEM .v.v… nhưng song chưa giải quyết được hoàn toàn.
- Do đó việc nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và áp dụng các giải pháp xử lý hệ thống nối đất theo công nghệ mới là một vấn đề cần thiết.
- Để giải quyết vấn đề nêu trên đề tài “Nghiên cứu các phương pháp tính toán và giải pháp để giảm điện trở tiếp địa các vùng có điện trở suất cao” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Tìm hiểu các phương pháp làm giảm điện trở hệ thống tiếp địa cho trạm biến áp và các cột điện đường dây và đưa ra phương pháp mang lại hiệu quả cũng như chi phí đầu tư thấp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lựa chọn phương pháp tính trị số điện trở nối đất của trạm biến áp có diện tích nhỏ và đánh giá chỉ tiêu an toàn của hệ thống lưới nối đất theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE80.
- Tìm các biện pháp giảm điện trở cột điện đường dây ở vùng có điện trở suất cao và đánh giá chỉ tiêu chống sét cho đường dây trước và sau khi bổ sung tiếp địa các cột điện đường dây.
- Nội dung chính Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống nối đất các trạm biến áp và đường dây thuộc khu vực Truyền tải điện Quảng Ninh quản lý Chương 2: Yêu Lựa chọn phương pháp tính trị số điện trở nối đất của trạm biến áp Chương 3: Biện pháp giảm điện trở cột điện đường dây ở vùng có điện trở suất cao 5.
- Các trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên có kích thước lớn nên giá trị điện trở nối đất khá nhỏ so với quy phạm, tuy nhiên đối với các trạm 110kV có kích thước nhỏ và nằm ở vùng có điện trở suất cao thì trị số điện trở rất khó đạt theo yêu cầu của quy phạm.
- Trong tính toán tác giả đã sử dụng hai phương pháp để tính trị số điện trở nối đất cho trạm biến áp: phương pháp tính của Nga và phương pháp tính của Schwarz (tiêu chuẩn ANSI/IEEE 80) để tính một số dạng nối đất của hệ thống.
- Kết quả cả 2 phương pháp này cho thấy sai số không lớn lắm, vì vậy ta có thể dùng phương pháp tính của Schwarz để tính trị số điện trở nối đất của trạm biến áp đơn giản hơn.
- Với việc sử dụng phương pháp tính này tác giả đã tính toán trị số điện trở nối đất của các trạm định hình mẫu của Tổng Công ty điện lực Việt Nam và đã xây dựng các quan hệ giá trị điện trở nối đất với chiều dài cọc, số lượng cọc và kích thước của trạm.
- Và qua đó cũng chỉ ra các trạm có kích thước nhỏ (khoảng 5000m2) ở vùng có điện trở suất lớn hơn 200Ωm thì điện trở nối đất khó đạt theo yêu cầu theo quy phạm, tuy nhiên có thể kiểm tra điều kiện an toàn về điện áp bước và điện áp tiếp xúc theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE 80 để giảm chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng các trạm biến áp.
- Các cột đường dây tải điện thường đi qua các vùng đồi núi có điện trở suất cao, việc giảm điện trở cho các cột đường cũng có nhiều phương pháp, ở đây tác giả đã dùng phương pháp cải tạo hệ thống tiếp đất cho các cột bằng cách thay đổi lớp đất xung quanh hệ thống tiếp địa cột như bổ sung than bùn và sử dụng bột GEM.
- Tuy nhiên ta cần phải lựa chọn phương án để thi công đơn giản và chi phí đầu tư thấp là cần thiết, qua tính toán và đã được áp dụng thực tế tại đơn vị tác giả đã tìm được giải pháp giảm điện trở cho các cột đường dây bằng cách sử bổ sung than bùn cho rãnh hệ thống tiếp địa mang lại hiệu quả cao như suất cắt giảm đi đáng kể từ 3,5lần/100km.năm xuống còn 0,99lần/100km.năm và chi phí đầu tư thấp.
- Điểm cơ bản của phần này là tác giả đã tìm ra mối quan hệ tương đối giữa kích thước rãnh hệ thống tiếp địa cột với đất bổ sung và từ đó có dễ dàng tính ra chỉ số điện trở cho các cột điện đường dây cũng như chi phí để đưa ra quyết định trước khi cải tạo.
- Đối với các cột đường dây về nguyên tắc điện trở cột càng bé thì suất cắt càng nhỏ, tuy nhiên nếu giảm nhỏ thì quá thì giá thành kinh tế cao.
- Để phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật nên giảm điện trở tiếp địa cột khoảng 10÷15Ω, khi cải tạo điện trở tiếp địa cột điện nên sử kích thước cải tạo rãnh tiếp địa 50x50x100cm chiều dài sợi 30m.
- Đối với các cột khó khăn trong việc cải tạo sợi tiếp địa cũ thì nên bổ sung sợi tiếp địa mới và sử dụng 3 hoặc 4 tia với chiều dài từ 7 đến 10m.
- Đối với trạm biến áp có diện tích nhỏ nằm ở những vùng có điện trở suất đất cao, trị số điện trở hệ thống tiếp đất khó đạt theo yêu cầu của quy phạm thì cần kiểm tra chỉ tiêu an toàn về điện áp bước và điện áp tiếp xúc của tiêu chuẩn ANSI/IEEE 80 để giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo an toàn cho con người.
- Đối với đường dây: thông thường các đường dây có cấp điện áp từ 220kV trở lên thường đi qua các vùng đồi núi (có điện trở suất đất lớn), mặc khác vai trò của đường dây có cấp điện áp từ 220kV trở lên rất quan trọng trong hệ thống điện, cho nên để giảm suất cắt cho đường dây ta cần làm một số biện pháp thứ tự ưu tiên như sau: -4.
- Giảm điện trở tiếp địa của hệ thống các cột.
- Tăng số lượng cách điện trên các chuỗi cách điện, tăng khoảng cách pha - đất cho đường dây (khoảng cách pha - đất của các dây lèo ở cột néo và khoảng cách của sừng phóng điện.
- Lắp chống sét van cho đường dây.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt