You are on page 1of 10

Họ và tên : Hoàng Trọng Quân

Lớp : Anh 01 – CTTT TCNH – K59


Mã sinh viên : 2012380031

GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG THẾ KỶ XIX TRÊN


THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

VIỆT NAM
Trong thế kỷ XIX:
Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực
dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai
giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền
kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch
vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực
dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở
rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm
mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người
công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị
tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm
việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh
thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người,
chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải
Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước.
Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền,
công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước
thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng
lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.
Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân Việt
Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình
thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920,
người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba
Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc.
 
Hiện nay:
Quá trình đổi mới đất nước đã và đang thúc đẩy nước ta hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng. Hiện nay, hội nhập quốc tế trong bối cảnh “cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác
động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước”. Điều đó đã và đang tác động đến
sự chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nước ta, trong đó giai cấp
công nhân có sự biến đổi nhanh trên nhiều phương diện cả tích cực lẫn tiêu cực,
làm bộc lộ những mặt mạnh cũng như những hạn chế trong quá trình hội nhập. Quá
trình hội nhập quốc tế đã thúc đẩy giai cấp công nhân nước ta phát triển nhanh về
số lượng, chất lượng được nâng cao, đa dạng về cơ cấu, đời sống vật chất và tinh
thần ngày càng được cải thiện. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng đang làm cho giai
cấp công nhân nước ta có nhiều biến động, không còn thuần nhất. Số lượng công
nhân trong thành phần kinh tế nhà nước ngày càng giảm, số lượng công nhân trong
các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh. Sự phân tầng, phân hóa trong
nội bộ giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc và có những biểu hiện phức tạp. Bên
cạnh xu hướng phân tầng, phân hóa về số lượng và chất lượng, thì các xu hướng
phân tầng, phân hóa về thu nhập, điều kiện việc làm đã và đang tác động khá mạnh
đến quá trình phát triển của giai cấp công nhân nước ta. Kết quả phân tầng, phân
hóa về việc làm và thu nhập của giai cấp công nhân nước ta trong điều kiện hội
nhập quốc tế cũng cho thấy, bên cạnh đời sống của một bộ phận công nhân đã
được cải thiện đáng kể, thì còn có một bộ phận không nhỏ công nhân chưa được
thụ hưởng tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng
góp của chính mình. Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận
công nhân đang có nhiều khó khăn. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất
là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có biểu
hiện bức xúc và diễn biến phức tạp. 

Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng chúng ta đang thiếu
nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề.
Tác phong và kỷ luật lao động của công nhân còn nhiều hạn chế, một bộ phận công
nhân chậm thích nghi với quá trình hội nhập. Địa vị chính trị của giai cấp công
nhân chưa được thể hiện đầy đủ. Sự giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của
công nhân không đều, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế.
Trong khi đó, vai trò của tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn và các tổ chức
chính trị - xã hội khác trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng giảm sút nghiêm
trọng. Sự biến đổi đó của giai cấp công nhân nước ta trong điều kiện hội nhập quốc
tế đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng tỏ.
Trong đó, việc nghiên cứu làm rõ những biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực của
giai cấp công nhân nước ta dưới tác động của hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra định
hướng và giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn
hiện nay là vấn đề vừa mang tính cấp thiết trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu
dài
THẾ GIỚI
Trong thế kỷ XIX:
1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu
tranh đầu tiên.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công
phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở
Anh.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả nhưng tiền lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải.
+ Ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao
động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ.
+ Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy
những căn phòng chật hẹp.
+ Tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu
tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự
phát đầu tiên của giai cấp công nhân. Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ
XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.
- Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản
lại càng tăng cường đàn áp.
- Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh, phong trào đấu tranh được
nâng cao và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và
thành lập các nghiệp đoàn.
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX.
- Ở Pháp năm 1831, công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ
làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với
khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".
- Năm 1834, thợ tơ ở Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến
đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.
- Ở Anh từ năm 1836 – 1848, diễn ra phong trào Hiến chương, đòi phổ thông đầu
phiếu, tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị đàn áp nhưng phong trào có mục tiêu
chính trị rõ ràng và được quần chúng hưởng ứng rộng rãi.
- Ở Đức, năm 1844, công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng.
- Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo
đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng nhưng đánh dấu sự trưởng thành
của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó. Sự bóc lột tàn nhẫn người lao
động, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội… đã tác động vào ý thức, tư tưởng
của một số người tư sản tiến bộ. Họ thông cảm với nỗi khổ của những người lao
động và mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và
Ô-oen.
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
+ Hạn chế: Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế
độ đó. Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền
đề ra đời chủ nghĩa Mác.
Hiện nay:
Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột và xuất thân
chủ yếu từ nông dân, nông thôn. Nhưng khoảng giữa thế kỷ XX trở lại đây, xu thế
đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực
của GCCN khiến cho quá trình đô thị hóa trên thế giới có sự khác biệt so với
những thế kỷ trước. Trước đây, các vùng tụ cư trong lịch sử nhân loại thường ở lưu
vực các con sông lớn, nơi thuận tiện cho canh tác nông nghiệp và có nguồn nước
cho sinh hoạt. Ngày nay, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những
thành phố lớn trên sa mạc như Las Vegas hay nhiều đô thị ở Trung Đông... Chúng
hầu như được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên lý mới: khắc phục sự khắc
nghiệt của tự nhiên, nhân tạo hóa các điều kiện sống bằng khoa học và công nghệ
hiện đại. Đây là một quá trình gắn liền với phát triển văn minh và công nghệ. Đó là
những thành phố được dịch vụ bởi công nghệ hiện đại. Nó cần đến công nghệ mới,
công nghiệp và công nhân. Hiện nay, khu vực có mức đô thị hóa cao nhất là Bắc
Mỹ với 82% dân số sống ở đô thị, tiếp đó là Mỹ Latinh, Caribe (80%) và châu Âu
(73%). Báo cáo “Nhìn lại triển vọng đô thị hóa thế giới” của Liên Hợp quốc năm
2005, mô tả “thế kỷ XX đã chứng kiến quá trình đô thị hóa nhanh chóng của cư
dân thế giới” với tỷ lệ cư dân đô thị tăng từ 13% (220 triệu người) năm 1900 lên
29% (732 triệu người) năm 1950 và 49% (3,2 tỷ người) năm 2005. Báo cáo này
cũng ước tính rằng vào năm 2030 con số đó sẽ là 60% (4,9 tỷ người). Một nhà
nghiên cứu nhận định: “Chúng ta đã chưa bao giờ có một cuộc cách mạng nhân
khẩu học nhanh và triệt để như cuộc cách mạng của 100 năm qua. Vào năm 1900
hay khoảng đó, gần 95% người ở khắp thế giới làm công việc chân tay. Và cũng
chỉ có gần 5% người đã sống ở đô thị có dân cư trên 100.000 dân. Hiện nay, khu
vực có mức đô thị hóa cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ với 82% dân số sống ở đô thị,
tiếp đó là Mỹ La tinh, Caribe (80%) và châu Âu (73%). Ở các nước phát triển, tỷ lệ
người làm công việc chân tay đã giảm xuống còn 20 - 25% trong lực lượng lao
động và gần 50% dân cư sống ở đô thị”. Lối sống đô thị khá gần gũi với tác phong
lao động công nghiệp đã giúp người lao động bắt nhịp nhanh hơn với phương thức
sản xuất công nghiệp. Cơ cấu xuất thân của công nhân đa dạng hơn: công nhân
truyền thống, trí thức - công chức, tiểu thương, dịch vụ...
Đô thị hóa làm xuất hiện đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê, vốn có mặt từ
thời Mác viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, như: bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác
học... và họ “đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê...”. Hiện nay,
bộ phận này đông đúc, đa dạng hơn bởi được bổ sung thêm lực lượng lao động
dịch vụ xã hội với hàng nghìn ngành, nghề khác nhau. Xét về cơ cấu xã hội, các
nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới. Họ là
những người kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc. Ở các quốc gia phát
triển đã xuất hiện cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, công nhân tri
thức. Piter Druke cho biết: “Người làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lý
thuyết đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ năm
1980 (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X quang, nhà vật lý trị liệu,
các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa, v.v..”). Bởi vậy, ở nhiều nước phát
triển hiện nay, liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân đã không còn cơ sở xã
hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những người lao động mà chủ
yếu là hai nhóm ngành lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công nghiệp và dịch
vụ bằng phương thức công nghiệp.       
Đô thị là nơi đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của nó. Ph. Ăngghen
từng viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây
công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để
thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản lần
đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và
chủ nghĩa xã hội đã ra đời...”.
Phân hóa sâu sắc của xã hội đô thị khiến các điểm nóng xã hội, xung đột chính trị
xuất hiện thường xuyên hơn. Cuốn sách Thế kỷ của những cuộc cách mạng 1789 -
1848 (xuất bản năm 1962 và tái bản 2005) của nhà sử học Eric Hobsbawm đã chỉ
rõ “Phát triển đô thị trong giai đoạn 1789 - 1848 là một quá trình chia tách giai cấp
khổng lồ, đã đẩy những người lao động nghèo vào các vũng lầy khổng lồ của tình
trạng khốn cùng bên ngoài các trung tâm của chính phủ, của các doanh nghiệp và
của các khu dân cư của giai cấp tư sản”... Mô tả này tương tự như quan sát và phân
tích của Ăngghen về mặt trái của các đô thị công nghiệp trong Tình cảnh giai cấp
công nhân Anh. Hiện nay Liên Hợp quốc nhận định: “Quản lý đô thị đã trở thành
một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất trong thế kỷ XXI”. Theo đó,
trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội hiện nay, sát cánh cùng giai cấp công nhân là
các tầng lớp cư dân đô thị và các nhóm lao động dịch vụ. Trong quá trình thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình, GCCN không thể không quan tâm tới lực lượng xã hội
to lớn này.

You might also like