You are on page 1of 10

Chế biến và sử dụng có hiệu quả Nguồn phụ phẩm nông nghiệp, chứa nhiều chất xơ cho gia

súc

1. Vai trò của nguồn phụ phẩm nông nghiệp


Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đã phát triển với tốc độ
khá cao. Số lượng đầu lợn và gia cầm tăng nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho
người nhân dân. Đó là nhờ nội lực của bản thân ngành chăn nuôi và tác động tích cực
của sản xuất lương thực được đẩy mạnh. Mặc dù quá trình cơ giới hóa khâu làm đất
diễn ra khá nhanh (1995 - 2000), nhưng tổng đàn trâu bò không giảm mà lại tăng
lên đáng kể và đang được chuyển dần sang phương thức chăn nuôi lấy thịt. Năm
2000 tổng đàn trâu bò đã đạt hơn 7 triệu con, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Trong
khi đó theo các tài liệu của FAO (1995) thì quá trình cơ giới hóa nông nghiệp thường
kéo theo hiện tượng giảm nhanh đàn trâu, bò ở các nước đang phát triển.
Chúng ta biết rằng diện tích bãi chăn thả ở nước ta rất hạn chế, năng suất cỏ
tự nhiên khá thấp (6 - 8 tấn cỏ tươi/ ha/ năm). Bởi vì phần lớn đất dùng làm bãi
chăn là vùng đồi trọc, dốc, đất xấu lại bị chăn thả quá mức. Mặt khác ở cả 7 vùng
sinh thái nông nghiệp đều có mùa khô hoặc mùa đông lạnh kéo dài 4 - 5 tháng,
trong giai đoạn này thường rất thiếu thức ăn xanh cho trâu bò. Tuy vậy chúng ta lại
có nguồn phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào như rơm lúa, thân cây ngô, dây lạc,
dây lang, ngọn lá sắn, ngọn lá mía, ngọn và bã dừa... Nhưng nguồn phụ phẩm này
mới được sử dụng một phần làm thức ăn gia súc còn phần lớn dùng làm chất đốt,
phân bón hay bỏ lại ngoài đồng rồi đốt bỏ. Rõ ràng đây là một nguồn thức ăn tiềm
tàng có khối lượng lớn, nếu được sử dụng có hiệu quả hơn thì nhất định sẽ thúc đẩy
ngành chăn nuôi gia súc nhai lại phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao hơn.
Trong khoảng 2 thập kỷ qua không chỉ các nước đang phát triển và tổ chức
FAO coi việc nghiên cứu chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm nghiên cứu như một
chiến lược quan trọng, mà ngay cả các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến như các
nước Bắc Âu cũng hết sức quan tâm. Nghiên cứu chế biến rơm bằng xút, amoniac
hay ure đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều; nhưng vấn đề
nghiên cứu chế biến cây ngô già, than cây lạc ngọn lá sắn, lá mía... hầu như còn ít
được nghiên cứu, vì đây là các phụ phẩm đặc thù của các nước nhiệt đới.
Trong báo cáo này sẽ đề cập đến mấy vấn đề chính như sau:
- Tiềm năng nguồn phụ phẩm và giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Nguyên lý chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Phương pháp và quy trình chế biến những phụ phẩm nông nghiệp chính ở
nước ta.
2. Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và giá trị dinh dưỡng của chúng.
Nhiều nhà khoa học cho rằng hệ thống canh tác có năng suất sinh khối cao ở
các nước nhiệt đới sẽ tạo ra những bước nhảy vọt trong sản xuất lương thực và thức
ăn gia súc trong tương lai. Mặt khác phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên tăng
năng suất sinh khối, sẽ góp phần quan trọng bảo vệ tầng khí quyển của trái đất và
giữ ổn định khí hậu toàn cầu. Bởi vì để tổng hợp nên một tấn sinh khối khô, thực vật
đã tiêu thụ gần 500kg khí carbon dioxit (CO 2) (Preston 1992). Nhưng đối với cây
lương thực thì sản phẩm quang hợp tạo ra sinh khối chỉ tích lũy một phần nhất định
trong các hạt như ngô, lúa, đậu đỗ... còn một phần khá lớn nằm trong thân, lá, vỏ
hạt... là những phần rất khó tiêu hóa đối với gia súc. Bởi vì trong các loại phụ phẩm
này chứa nhiều chất xơ lại bị lic-nin hóa, tạo ra những hợp chất bền vững đối với
men tiêu hóa cũng như đối với hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Chúng ta biết rằng nếu làm "lung lay" hoặc "phá vỡ" được cấu trúc thành tế
bào thực vật của các phụ phẩm nông nghiệp, thì sẽ dễ dàng tạo điều kiện để các
men tiêu hoá phân cắt các chất hữu cơ chứa trong tế bào thành các chất dinh dưỡng
có giá trị cho cơ thể gia súc. Vì lẽ đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu bản
chất thành tế bào thực vật của các phụ phẩm nông nghiệp, cũng như nghiên cứu tìm
ra các phương pháp chế biến chúng để làm tăng khả năng tiêu hóa của gia súc.
Những thành công trong lĩnh vực nghiên cứu này đã hé mở nhiều hy vọng cho các
nước nhiệt đới vốn có tiềm năng quang hợp cao với nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi
dào nhưng đất chật, người đông.
ở nước ta nguồn phụ phẩm nông nghiệp được ước tính dựa trên khảo sát khối
lượng thực tế của từng loại phụ phẩm tính trên 1 đơn vị diện tích, sau đó ước tính
tổng khối lượng cho toàn quốc, dựa vào số liệu thống kê về diện tích gieo trồng hàng
năm. Khối lượng này được quy đổi ra chất khô để tiện cho việc so sánh, đánh giá
(bảng 1).
Bảng 1. Ước tính khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính ở Việt
Nam
Tên phụ phẩm Diện tích gieo trồng (triệu Khối lượng phụ phẩm (Tr.
ha/ năm) tấn chất khô/ năm)

Rơm lúa 7,5 25,0

Cây ngô (đã thu bắp) 0,65 2,0

Dây lạc 0,27 0,48

Dây lang 0,26 0,24

Ngọn, lá sắn 0,23 0,29

Lá mía 0,28 0,42

Tổng cộng - 28,4


* Niên giám thống kê 1999:
Theo các tính toán một cách khiêm tốn của các chuyên gia về chăn nuôi, nếu
nguồn phụ phẩm trên được chế biến và sử dụng có hiệu quả cao hơn, thì khối lượng
này đủ nuôi đàn trâu, bò gấp 1,5 đến 2 lần hiện nay, mà không đòi hỏi đầu tư gì
đáng kể về trồng thêm cây thức ăn gia súc.
Mặt hạn chế của phụ phẩn nông nghiệp là một số loại có hàm lượng chất xơ
rất cao, thí dụ rơm lúa chứa 34% chất xơ, còn lá mía chứa 43% tính trong chất khô,
nên rất khó tiêu hóa. Mặt khác một số loại phụ phẩm lại khó chế biến và dự trữ khi
thu hoạch đồng loạt như cây lạc, dây lang, ngọn lá sắn, lá mía... Đó cũng là một lý
do làm cho người nông dân chỉ sử dụng được một phần các loại phụ phẩm này ở
dạng tươi làm TA cho gia súc.
Bảng 2. Gia trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

% tính trong chất khô


Tên phụ phẩm Chất khô Chất xơ Protein Tổng các chất Năng lượng trao
(%) dinh dưỡng tiêu đổi - ME, (Kcal/ kg
hóa - TDN chất khô)
Rơm lúa 90,8 34,3 5,1 45,9 1662
Cây ngô già 61,6 31,5 7,6 54,1 1958
Lá mía 28,8 42,9 8,2 49,3 1778
Dây lang 20,0 24,5 11,0 59,5 2160
Dây lạc 22,5 27,7 14,1 63,5 2289
Ngọn, lá sắn 25,5 22,7 16,9 67,5 2549

Các số liệu ở bảng 2 cho thấy hàm lượng xơ của rơm lúa, cây ngô già và lá
mía khá cao; nên rất cần được chế biến bằng các tác nhân hóa học hay sinh học để
nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất xơ và các chất hữu cơ khác.
Nhìn chung các loại phụ phẩm đều chứa một nguồn các hất dinh dưỡng tiềm
tàng khá cao, nhưng tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (TDN) còn khá thấp. Do
đó còn nhiều khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn các chất dinh dưỡng tiềm
tàng này trong các phụ phẩm nông nghiệp nếu chúng ta tác động bằng khâu chế
biến và phối hợp khẩu phần một cách hợp lý để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ
của chúng.
3. Nguyên lý chế biến phụ phẩm nông nghiệp nhằm tăng giá trị dinh dưỡng
của chúng
3.1. Những "tác nhân" đã được sử dụng để chế biến phụ phẩm nông nghiệp
Nghiên cứu chế biến phụ phẩm nông nghiệp được tiến hành đầu tiên ở Đức
sau đại chiến thế giới thứ nhất. Beckman được coi là người đầu tiên đặt nền móng
cho hướng nghiên cứu này. Ông đã xử lý rơm lúa mì bằng xút (NaOH) trong điều
kiện áp suất cao, nhiệt độ cao. Rơm lúa mì được chế biến theo phương pháp này gia
súc nhai lại ăn được nhiều hơn và dễ tiêu hơn. Nhưng do chi phí năng lượng cao nên
phương pháp này không được áp dụng rộng rãi. Tiếp theo ở Châu Âu và Bắc Mỹ
người ta cải tiến phương pháp này nhưng chỉ ngâm rơm trong dung dịch xút ở nhiệt
độ thường, sau đó rửa phần xút còn dư trong rơm và cho gia súc ăn. Phương pháp
này được áp dụng khá rộng rãi, nhưng dần dần người ta nhận thấy khi rửa phần xút
còn dư thì cũng làm mất mát các chất dinh dưỡng, đồng thời phần xút tồn dư đã thải
ra môi trường và gây ô nhiễm. Vì lẽ đó phương pháp này cũng dần dần bị lãng quên.
Mãi đến sau đại chiến thế giới thứ 2, Châu Âu lại lâm vào tình trạng khan hiếm lương
thực, thực phẩm, vấn đề chế biến phụ phẩm lại được đề cập đến mạnh mẽ. Trong
giai đoạn này người ta nghiên cứu sử dụng nồng độ xút thấp hơn để hạn chế tác
nhân gây không ngon miệng cho gia súc. Nhưng việc chế biến rơm bằng xút chũng
chỉ áp dụng được ở một số trang trại ở các nước có công nghiệp hóa chất phát triển.
Từ cuối những năm 70 cho đến nay người ta nghiên cứu sử dụng dung dịch
ammoniac (sản phẩm phụ của nhà máy phân đạm) hay ure để chế biến phụ phẩm
nông nghiệp. Các hóa chất này khi vào dạ cỏ sẽ được chuyển hóa thành HN 3 và được
vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp nên protein của cơ thể vi sinh vật có giá trị
sinh học cao.
Ngoài ra người ta cũng sử dụng tác nhân lý học, sinh học để chế biến phụ
phẩm nông nghiệp. Dưới đây xin giới thiệu tóm tắt các phương pháp chính chế biến
phụ phẩm nông nghiệp đã được nghiên cứu từ sau đại chiến thế giới thứ nhất đến
nay.
3.1.1. Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhận hóa học
+ Chế biến bằng xút (NaOH): hiệu quả tăng tỷ lệ tiêu hóa rất rõ, nhưng phần
xút còn dư lại trong rơm làm gia súc không thích ăn phụ phẩm đã được chế biến. Mặt
khác chế biến bằng xút lại gây ô nhiễm môi trường, do đó phương pháp này cũng chỉ
được áp dụng ở một số nước nhất định.
+ Chế biến bằng axit hữu cơ và vô cơ:
Phương pháp này cũng đắt, hiệu quả kinh tế không cao, nên cũng ít được áp
dụng trong sản xuất.
+ Sử dụng dung dịch ammoniac, ure:
- Là phương pháp được nhiều nước áp dụng, đang tiếp tục được cải tiến để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Nhưng phương pháp sử dụng ammoniac đòi hỏi
phải có thiết bị để tránh cho người công nhân bị nhiễm ammoniac vào đường hô hấp
hay vào da. Thường ở các nước có nhiều nhà máy phân đạm áp dụng phương pháp
này. Ngược lại phương pháp dùng ure để chế biến rơm được nghiên cứu và áp dụng ở
hầu hết các nước đang phát triển.
3.1.2. Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhân lý học:
+ Sử dụng áp suất cao, nhiệt độ cao:
Phương pháp này tiêu tốn nhiều năng lượng, giá thành cao, nên khó áp dụng
vào sản xuất.
+ Phương pháp thái nhỏ
Rơm được thái nhỏ, nhận thấy gia súc ăn được nhiều hơn, nhưng tỷ lệ tiêu
hóa không tăng lên. Do đó cũng chỉ được áp dụng ở một số trang trại.
3.1.3. Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhân sinh học:
Các chủng vi sinh vật có hoạt tính cao về phần giải chắt xơ, đã được sử dụng
để chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Phương pháp này thích hợp với sinh lý vật nuôi
và không gây ô nhiễm môi trường; nhưng các kết quả thu được còn rất hạn chế. Mặt
khác các chế phẩm vi sinh vật này lại có giá thành đắt.
Có thể nói mỗi phương pháp nêu trên đều có mặt ưu điểm và có mặt hạn chế,
nhưng chúng đã đem lại hiệu quả trong sản xuất. Tuy vậy người ta vẫn tiến hành
nghiên cứu cải tiến các phương pháp để tìm ra phương pháp chế biến phụ phẩm
nông nghiệp ưu việt hơn.
3.2. Cơ chế tác động đến cấu trúc chất xơ và thành tế bào của phụ phẩm nông
nghiệp do các tác nhân hóa học, vật lý học và sinh học.
3.2.1. Cấu trúc chất xơ và thành tế bào.
Mục đích sử dụng các tác nhân vật lý học, hóa học, sinh vật học là nhằm tác
động đến cấu trúc thành tế bào thực vật của các phụ phẩm nông nghiệp. Nói cụ thể
hơn là chúng sẽ tác động đến các mối liên kết bền vững giữa cellulose, hemicellulose
và lignin. Ba hợp chất trên liên kết với nhau tạo thành chất xơ, mà xơ lại là thành
phần chính của thành tế bào thực vật. Chính chất xơ đã tạo ra sự bền vững và cứng
cáp của tế bào thực vật về mặt hóa học và vật lý học. Cây cối không bị gió bão làm
gãy đổ, gỗ có thể bền vững nhiều năm... đó chính là nhờ tính bền vững của chất xơ
bị lignin hóa. Cây cỏ càng già thì mức độ lignin hóa càng cao và càng khó tiêu hóa.
Nhưng một điều rất ngạc nhiên rằng nếu cellulose và hemicellulo ở dạng không liên
kết với lignin thì rất dễ dàng được tiêu hóa bởi vi sinh vật dạ cỏ và vi sinh vật đường
ruột. Như vậy cản trở chính cho quá trình tiêu hóa là liên kết giữa lignin với hai hợp
chất kể trên.
Chúng ta biết rằng cellulose là một đại phân tử gồm toàn đường glucose,
tương tự như vậy hemicellulose được cấu trúc từ đường glucose và một số đường
khác như maltose, frucfose, arabinose...
- Như vậy cả cellalose và hemicellulose đều là các chất dinh dưỡng rất tốt cho
gia súc. Thành tế bào thực vật được cấu trúc từ chất xơ (cellulose, hemicellulose và
lignin) liên kết với một khối lượng nhỏ protein, lipid và chất khoáng. Cấu trúc của
thành tế bào trong phụ phẩm nông nghiệp rất bền vững vì bị lignin hóa, do đó rất
khó tiêu hóa đối với gia súc.
3.2.2. Tác động của các tác nhân lý học, hóa học, sinh vật học
- áp suất cao, nhiệt độ cao hay tác động của các hóa chất như xút,
ammoniac, ure, hoặc các engym của vi sinh vật đã làm "lung lay" hoặc phá vỡ mối
liên kết ester giữa lignin với cellulose, hemicellulose. Nhờ đó vi sinh vật dạ cỏ dễ
dàng phân cắt thành tế bào và giải phóng các chất dinh dưỡng trong tế bào. Có thể
tóm tắt quá trình này theo sơ đồ sau đây:
- Như vậy nguyên lý chung dùng các tác nhân lý học, hóa học, vi sinh vật học
là tác động vào mối liên kết ester của lignin với cellulose và hemincelluilose. Nếu mối
liên kết này bị "lung lay" hoặc phá vỡ thì tiêu hóa xơ và các chất hữu cơ sẽ tăng lên.
- Nhưng một điều cũng rất quan trọng là nghiên cứu dự trữ bảo quản phụ
phẩm nông nghiệp. ở nước ta Viện Chăn Nuôi đã có nhiều nghiên cứu thành công
trong lĩnh vực này, thí dụ như chế biến dự trữ cây lạc, ngọn lá sắn, lá mía... bằng
phương pháp ủ chua có bổ sung thêm các chất phụ gia đã có thể bảo quản chúng
đến mùa khô hoặc mùa đông mà chất lượng vẫn tốt.
4. Các phương pháp và quy trình chế biến phụ phẩm nông nghiệp
4.1. Quy trình chế biến rơm lúa bằng phương pháp xử lý ure - vôi
4.1.1. Giới thiệu vấn đề:
Rơm lúa vốn nghèo dinh dưỡng (2-3% protein) thành phần chủ yếu là xơ (31-
33%) tỉ lệ tiêu hóa thấp. Tuy nhiên rơm lúa chứa một lượng năng lượng tiềm tàng.
Khối lượng rơm lúa hàng năm ở nước ta vào khoảng 25 triệu tấn (xấp xỉ 1 lúa : 0,8
rơm).
Để nâng cao hiệu quả sử dụng rơm người ta sử dụng phương pháp xử lý nhiệt
độ, áp suất cao hay dùng hóa chất như xút, ammoniac... Nhưng phương pháp này
đòi hỏi thiết bị nên khó áp dụng vào sản xuất. ở nước ngoài người ta thường sử dụng
phương pháp chế biến rơm bằng ure theo tỉ lệ 5kg ure hòa trong 100 lít nước để chế
biến 100kg rơm khô. Do giá ure ở nước ta đắt, (vì phải nhập khẩu) nên Viện Chăn
Nuôi đã nghiên cứu cải tiến phương pháp và chỉ dùng 2,5kg ure cho 100kg rơm và sử
dụng thêm 0,5kg vôi tôi. Kết quả thí nghiệm trên gia súc khá tốt. Phương pháp này
đơn giản dễ áp dụng và đã làm tăng tỉ lệ tiêu hóa thêm 10-15%, tăng gần gấp đôi
hàm lượng nitơ trong rơm, gia súc thích ăn và đã ăn được lượng chất khô tăng thêm
50% so với rơm không chế biến, cho tăng trọng hàng ngày cao hơn 30%, tiêu tốn
thức ăn lại giảm 6% so với rơm chưa chế biến.
4.1.2. Phương pháp chế biến:
* Tỷ lệ nguyên liệu:
Rơm khô (ẩm độ 12-14%) 100kg
Ure 2,5kg
Vôi (Ca(OH)2) 0,5kg
Muối ăn 0,5kg
Nước lã sạch 70-80 lít
* Phương tiện cần cho quá trình ủ:
Về mặt nguyên lý quá trình ủ rơm khác hoàn toàn quá trình ủ chua thức ăn
xanh. ủ rơm không nhất thiết đòi hỏi yếm khí như ủ chua. Để giảm chi phí, dễ ứng
dụng mà vẫn đạt yêu cầu chế biến thì nên lợi dụng những điều kiện có sãn của gia
đình. Như lợi dụng các góc tường, bể xây, ô chuồng trống không nuôi gia súc, hoặc ủ
ngay trong bao phân đạm, bao tải xác rắn, hay túi nylon loại lớn...
- Vật liệu đệm lót, che phủ:
Có thể dùng các mảnh nylon, vải mưa rách, lá chuối... ghép kín lại để đảm
bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chế thất thoát ure.
* Các bước tiến hành:
- Hòa tan ure, vôi, muối vào nước theo công thức đã ghi ở mục trên.
- Khối lượng rơm ủ mỗi lần tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia súc và
dụng cụ chứa đựng.
- Lần lượt rải rơm theo từng lớp (20cm) vào hố ủ, khuấy đều dung dịch ure -
vôi - muối và dùng ôzoa tưới đều vào rơm; lần lượt tiến hành như vậy cho tới khi hết
lượng rơm cần ủ. - Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại, có thể dùng gạch, ngói, củi khô
chặn lên để đống rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ.
* Lưu ý: Nơi ủ phải chọn nơi khô ráo, tránh nước mưa và nước từ nơi khác thấm vào.
4.1.3. Cách sử dụng:
- Rơm ủ kín trong thời gian 10-20 ngày bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn.
- Rơm ủ đạt chất lượng chế biến tốt sẽ có màu vàng đậm, mùi ure, không có
mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm .
- Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ nên lấy ra ở một góc (không lật toàn bộ lớp
đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại lấp lớp đệm lót che phủ lên cho kín.
- Cho gia súc ăn tự do tùy khả năng của chúng. (Một vài trâu bò biếng ăn,
nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát 30-45 phút để bay bớt mùi ure, trước khi
ăn hoặc rắc lên một chút cỏ xanh để chúng rễ quen với mùi ure trong rơm ủ).
4.2. Quy trình chế biến và sử dụng tảng ure-rỉ mật
4.2.1. Vai trò của tàng ure-rỉ mật:
Tảng ure-rỉ mật với thành phần quan trọng là ure và rỉ mật là loại thức ăn bổ
sung có giá trị cao cho đàn gia súc có sừng như trâu, bò, dê, cừu,... bao gồm nguồn
đạm phi protein và nguồn năng lượng dễ tiêu hóa. Khi được bổ sung tảng ure-rỉ mật
đã làm tăng khả năng ăn được của gia súc đối với những thức ăn khó tiêu như rơm,
cỏ khô, cây ngô già,... Từ đó làm cho chúng lớn nhanh, nhiều sữa, cày kéo khỏe hơn.
4.2.2. Phương pháp sản xuất:
* Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất bao gồm rỉ mật (hoặc mật),
đạm ure, muối ăn, vôi bột, xi măng, cám gạo hoặc bột sắn khô, dây lang khô hay vỏ
lạc khô,... (ở những vùng không có rỉ mật có thể dùng bột sắn nấu chín thay cho rỉ
mật). Các chất độn nhiều xơ như dây lang khô, dây lạc khô phải được băm ngắn từ
1-2cm, vỏ lạc được nghiền nhỏ. Chú ý chỉ được dùng đạm ure (không dùng các loại
phân đạm khác vì dễ làm cho gia súc ngộ độc).
* Công thức của tảng ure-rỉ mật: Tảng ure-rỉ mật có thể được chế biến theo
một trong các công thức sau:
Nguyên liệu Tỷ lệ %
Công thức I Công thức II
Rỉ mật 40-45 40-45
Ure 10 10
Vôi bột 3 -
Xi măng 5 8
Muối ăn 5 5
Cám gạo hoặc bột sắn 10 10
Chất độn nhiều xơ 27-30 27-30
(vỏ lạc, dây lang, dây lạc
khô,...)
* Tiến hành sản xuất:
* Trộn nguyên liệu: Hỗn hợp các nguyên liệu theo các công thức trên theo 3 bước
sau:

+ Bước một: Trộn ure muối ăn vào rỉ mật tạo ra hỗn hợp I (cần trộn thật
đều).
+ Bước hai: Các nguyên liệu còn lại như cám gạo (bột sắn), vôi bột, xi măng
và các chất độn nhiều xơ được trộn với nhau thành hỗn hợp II.
+ Bước ba: Trộn đều hỗn hợp I và II ta được hỗn hợp hoàn chỉnh.
Sau khi trộn xong phủ ủ thành đống trong thời gian 30-45 phút, sau đó mới đóng
thành những bánh nhỏ.
* Đóng bánh: Hỗn hợp trên được đóng thành các bánh bằng khuôn đóng gạch
thủ công hay khuôn gạch xỉ. Sau đó để cho tảng tự khô trong 5-7 ngày, lúc đó mới
dùng ho trâu bò ăn.
4.2.3. Cách sử dụng:
Tảng ure-rỉ mật chỉ được dùng cho gia súc có sừng cho trâu, bò, dê, cừu.
(Không dùng cho lợn và gia cầm vì ure gây độc cho chúng). Đặt tảng thức ăn nơi cao
ráo, sạch sẽ trong chuồng (tránh mưa nắng, không để phân và nước tiểu lẫn vào).
Tốt nhất là đặt vào máng gỗ buộc chắc trên tường dễ cho gia súc tự liếm hàng ngày.
* Lượng đạm phi-protein chứa trong 1kg tảng ure-rỉ mật kể trên tương đương
với lượng protein (chất đạm) của 1kg khô đầu lạc ép cả vỏ (28,8%), nhưng giá thành
rẻ hơn một nửa.
* Khi ăn thêm tảng ure-rỉ mật bò sữa tăng thêm 10-15% sản lượng sữa, bò
thịt tăng trọng hàng tháng: 12-15kg.
4.3. Quy trình chế biến thân lá cây lạc bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho
lợn và trâu bò
4.3.1. Giới thiệu vấn đề:
Lạc là cây họ đậu khi thu hoạch củ thân lá vẫn còn xanh và giàu các chất dinh
dưỡng. Năng suất chất xanh có thể tận dụng để chế biến làm thức ăn cho lợn đạt 5-6
tấn/ ha và cho trâu bò đạt 8-10 tấn/ ha. Như vậy ước tính hàng năm sản lượng thân
lá lạc có thể dùng để chế biến làm thức ăn cho gia súc ở nước ta là gần 1,5 triệu tấn.
Thân lá lạc lúc thu hoạch củ khá giàu chất dinh dưỡng; hàm lượng protein đạt 15-
16% (xấp xỉ hàm lượng protein của bột cỏ Alfalfa). Những thân lá lạc còn chưa được
sử dụng hợp lý, thường chỉ dùng làm phân xanh hoặc chất đốt. Những năm gần đây
Viện chăn nuôi đã nghiên cứu thành công phương pháp ủ chua thân lá lạc dự trữ làm
thức ăn cho lợn và trâu bò. Chất lượng thức ăn ủ tốt, đồng thời có thể dự trữ được
9-10 tháng góp phần tăng nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông và
mùa khô.
4.3.2. Phương pháp ủ:
* Chuẩn bị thân lá lạc để ủ:
Thân lá lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (10-15cm) dùng
dao băm nhỏ, kích thước từ 3-4cm (nếu ủ làm thức ăn cho trâu bò có thể băm từ 5-
6cm). Băm xong không nên tấp thành đống mà nên tải ra trong bóng mát; nên tập
trung nhân lực dể thực hiện việc chế biến hoàn chỉnh trong 1-2 ngày sau thu hoạch
củ. Ngoài việc chuẩn bị thân lá cây lạc ra còn chuẩn bị thêm muối ăn và cám gạo
hoặc bột sắn, bột khoai lang... (cứ 100kg thân lá lạc cần thêm 6-7kg cám gạo hoặc
bột sắn, bột khoai và 0,5kg muối ăn).
* Chuẩn bị hố ủ:
Có nhiều cách tạo một hố ủ, việc ứng dụng loại hố ủ nào tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể từng gia đình. Tốt nhất là hố ủ nửa nổi nửa chìm ở nơi cao ráo không có
nước thấm vào. Hố ủ cần đạt các điều kiện sau:
- Kích cỡ hố ủ tính toán sao cho vừa đủ lượng thân lá lạc cần ủ (trung bình
dung tích hố ủ là một mét khối sẽ ủ được 400-500kg thân lá lạc).
- Độ chắc thành hố ủ: thân lá lạc ủ chua trong điều kiện lên men yếu khí vì
vậy thành hố ủ càng kín chất lượng càng tốt. Tuyệt đối không được để nước bê ngoài
ngấm vào hố ủ trong suốt thời gian chế biến và sử dụng.
- Vật liệu dùng đệm lót: tốt nhất dùng tấm nylon hoặc tận dụng vải mua cũ,
bao đựng phân đạm, lá chuối... mục đích chủ yếu tăng độ kín cho nguyên liệu ủ đồng
thời tránh thức ăn bị nhiễm bẩn.
* Một số loại hố ủ:
- Hố ủ xây bằng gạch, xi măng, cát: rất tố xong giá thành khá cao, loại hình
này có thể áp dụng cho các hộ nông dân có điều kiện.
- Hố ủ đào đắp bằng đất nửa nổi nửa chìm: là loại hố ủ có thể áp dụng rộng
rãi trong các hộ nông dân. Tạo hố ủ kiểu này nên lưu ý đến các vật liệu dùng làm
đệm lót (tốt nhất nên dùng nylon, vải mưa cũ, bao đựng phân đạm, lá chuối...) nếu
không dễ bị nước ngấm vào nguyên liệu gây thối, mốc. Hố ủ nên làm ở nơi khô ráo
sạch sẽ, không có nước thấm vào.
4.3.3. Tiến hành ủ:
- Hỗn hợp các nguyên liệu theo tỷ lệ: 100kg thân lá lạc đã băm cho thêm 6-
7kg bột sắn khô, hoặc cám gạo và 0,5kg muối ăn, trộn đều ở ngoài hố ủ rồi bốc vào
hố ủ theo từng lớp (mỗi lớp có độ dày 15-20cm dùng chân nén nguyên liệu cho chặt
(càng chặt càng tốt). Cũng có thể cân lá lạc rồi trải vào hố ủ thành từng lớp có độ
dày cũng từ 15-20cm rồi rắc đều cám và muối theo tỷ lệ nêu trên, sau đó cũng nén
lá lạc thật chặt. Cứ ủ lần lượt theo từng lớp như vậy cho tới khi hết thân lá lạc thì
tiến hành lấp hố ủ.
4.3.4. Che phủ và lấp hố ủ:
- Sau khi nén hết thân lá lạc, ta dùng nylon, vải mưa cũ, bao tải dứa, lá
chuối, phủ kín lên rồi dùng xẻng xúc đất tơi lấp lên (lớp đất dày cần thiết là 30-
40cm), đầm nén chặt lớp đất và tạo thành hình mui rùa, sau khi ủ xong 3-5 ngày để
cho đống ủ ngót xuống, ta lại đầm nén lớp đã phủ và cho thêm một chút đất lên mặt
và nén chặt lại, dùng tranh, lá mía, lá cọ, hoặc rơm, rạ phủ lên đóng ủ một lớp dày
để tránh nước mưa thấm xuống. Sau 50-60 ngày mới bắt đầu lấy dần cho gia súc ăn,
thân lá lạc ủ đúng kỹ thuật hướng dẫn sẽ có chất lượng tốt, độ pH = 4,2-4,5; thơm
mùi dưa muối, có màu vàng nhạt, gia súc rất thích ăn.
- Khi lấy thân lá lạc ra để cho gia súc ăn nên lấy gọn gàng, theo trình tự,
tránh lãng phí, nên lật lớp đất lên trên vừa đủ rộng, không được cùng một lúc bóc
hết toàn bộ lớp đất phủ phía trên hố ủ. Hàng ngày lấy thức ăn ủ cho giá súc ăn, sau
đó cần dùng vải mưa hoặc bao tải che kín lại và tiếp tục không cho nước mưa thấm
vào thức ăn ủ chua. Loại thức ăn này có thể dùng cho gia sú ăn dần trong 4-5 tháng
mà chất lượng vẫn tốt, cho ăn sống, không nấu chín. Cho gia súc ăn tự do (theo khả
năng mà chúng có thể ăn được). Có thể trộn lẫn cám và thức ăn khác vào lá lạc ủ
chua, nhưng nên cho ăn khô, gia súc sẽ ăn được nhiều hơn. Thân lá lạc ủ chua giàu
protein và vitamin, nên gia súc ăn vào sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh.

PGS, TS Bùi Văn Chính -Viện Chăn Nuôi - Bài đăng tại Tài liệu 'Lớp tập huấn về chế
biến, bảo quản và

You might also like