« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đặc tính cơ học của đường dây trên không và áp dụng dây dẫn công nghệ mới trong thiết kế đường dây tải điện trên không ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu đặc tính cơ học của đường dây trên không và áp dụng dây dẫn công nghệ mới trong thiết kế đường dây tải điện trên không ở việt nam.
- Khóa: 2009 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Bách Nội dung tóm tắt: Việc nghiên cứu lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống các đường dây tải điện trên không có cấp điện áp 110kV, 220kV đang là vấn đề được Ngành điện và các Cơ quan chuyên ngành quan tâm nhất bởi các lý do sau.
- Do lịch sử để lại, nhiều tuyến đường dây 110kV hiện có vẫn đi trong khu vực dân cư tập trung như các đô thị lớn, các vùng dân cư tập trung.
- Lịch sử phát triển của Ngành điện trước đây mang tính chắp vá như đường dây tiết diện nhỏ, tiết diện nhỏ, khả năng cải tạo bằng hình thức xây mới khó thực hiện vì khâu giải phóng mặt bằng, điều kiện giải toả hành lang tuyến.
- Việc chiếm tỷ trọng vốn lớn trong lưới truyền tải nên cần cân nhắc việc giữ nguyên kết cấu xây dựng trong khi vẫn đảm bảo tăng khả năng cấp điện sau cải tạo là một ưu tiên trong công tác cải tạo đường dây tải điện trên không.
- Đề tài nghiên cứu áp dụng các dây dẫn công nghệ mới, nêu lên được sự ưu việt của nó trong thiết kế đường dây tải điện trên không về các mặt như: tăng khả năng tải điện của đường dây, giảm độ võng và tăng khoảng cách của khoảng cột so với dùng các dây dẫn thông thường.
- Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc tính cơ học của dây dẫn công nghệ mới và áp dụng vào thiết kế đường dây tải điện trên không ở Việt Nam.
- Nội dung luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tìm hiểu cơ lí của đường dây trên không, yêu cầu đối với Đ DK, khái niệm, thông số đặc trưng đường dây trên không: Các thông số vật lí và thông số tính toán của ĐDK, phương trình trạng thái của dây dẫn, các khoảng cột tới hạn l1k, l2k, l3k, các lực tác động lên cột ĐDK.
- Chương 2: Trình bày về các dây dẫn công nghệ mới (ZTACSR, GZTACSR, ZTACIR, ACSS, ACSS/TW, ACCC/TW, ACCR, ACCR/TW), so sánh và đánh giá các ưu nhược điểm của dây dẫn công nghệ mới so với dây truyền thống ACSR về mặt cơ học và điện học.
- Đưa ra các thông số kỹ thuật của dây dẫn công nghệ mới.
- Chương 3: Trình bày khả năng tải của dây dẫn công nghệ mới theo 2 điều kiện: Khả năng tải cho phép theo điều kiện phát nóng (PI) và khả năng tải theo điều kiện tổn thất điện áp (PU).
- Tính toán và vẽ đồ thị biểu diễn khả năng tải của dây dẫn công nghệ mới theo chiều dài đường dây và cosϕ của phụ tải đối với các đường dây 110kV, 220kV mạch đơn và mạch kép.
- Chương 4: Áp dụng dây dẫn công nghệ mới vào tính toán thiết kế cải tạo, nâng cấp đường dây 110kV Long Bối - Tiền Hải ở Việt Nam: đưa ra phương án cải tạo, sự cần thiết phải cải tạo nâng cấp, tính toán về mặt cơ học các lực tác dụng lên cột, các lực tác dụng lên dây dẫn để lựa chọn lựa chọn dây dẫn công nghệ mới.
- Kết luận và kiến nghị: Việc áp dụng dây dẫn CNM nói chung, dây dẫn ACCR 234/33 nói riêng để tính toán thiết kế cải tạo đường dây mạch đơn 110kV Long Bối - Tiền Hải là một giải pháp đúng đắn cho việc cải tạo đường dây làm tăng khả năng truyền tải công suất mà không phải xây dựng tuyến mới, không cần thay thế cột hiện có mà vẫn đảm bảo cơ lý đường dây, giảm thời gian mất điện khi thi công cải tạo đường dây.
- Luận văn “Nghiên cứu đặc tính cơ học của đường dây trên không và áp dụng dây dẫn công nghệ mới trong thiết kế đường dây tải điện trên không ở Việt Nam„ hoàn toàn có thể đưa vào áp dụng trong thiết kế thực tế ở Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt