« Home « Kết quả tìm kiếm

Ổn định điện áp của nút phụ tải, sử dụng SVC nâng cao ổn định điện áp cho hệ thống điện Việt Nam năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ổn định điện áp của nút phụ tải, Sử dụng SVC nâng cao ổn định điện áp cho HTĐ Việt Nam năm 2015.
- Lã Văn Út Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Các vấn đề liên quan đến điện áp thường xảy ra trong các hệ thống điện yếu và những đường dây dài do sự tăng cao của nhu cầu phụ tải.
- Mặc dù ổn định điện áp thường liên quan đến một khu vực nào đó trong hệ thống nhưng hậu quả lại ảnh hưởng đến cả hệ thống.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về ổn định điện áp và hiện tượng sụp đổ điện áp của nút tải.
- Phân tích hiệu quả điều khiển của SVC để ổn định điện áp đối với HTĐ Việt Nam năm 2015.
- Các kết quả nghiên cứu của bản luận văn góp phần đánh giá sự ổn định tĩnh của HTĐ Việt Nam năm 2015, hiệu quả của SVC nâng cao ổn định đối với sơ đồ HTĐ Việt Nam, trên kết quả đó lập phương thức vận hành để đảm bảo vận hành HTĐ ổn định, an toàn và kinh tế, đồng thời có định hướng quy hoạch để đáp ứng sự phát triển của HTĐ Việt Nam trong tương lai gần.
- c) Nội dung chính của luận văn: Luận văn trình bày về ổn định điện áp và hiện tượng sụp đổ điện áp tại nút phụ tải.
- Đặt SVC tại một số nút yếu để nâng cao ổn định của HTĐ Việt Nam, từ đó đưa ra các phương thức vận hành HTĐ ổn định, tin cậy.
- Bố cục luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về ổn định điện áp.
- Chương 3: Giới thiệu, khai thác phần mềm CONUS tính toán ổn định HTĐ.
- Chương 5: Tính toán CĐXL và ứng dụng SVC nâng cao ổn định điện áp HTĐ Việt Nam đến năm 2015.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phần mềm Conus tính toán phân tích ổn định hệ thống điện.
- e) Kết luận: Hệ thống điện đến năm 2015 được đưa vào mô phỏng trong chương trình CONUS đang trong giai đoạn quy hoạch nên thông số đầu vào mà tác giả thu thập được còn chưa thật chuẩn xác.
- Qua kết quả tính toán ổn định tĩnh cho Hệ thống điện Việt Nam đến năm 2015 trong chế độ phụ tải cực đại, hệ số dự trữ ổn định chung toàn hệ thống là 25,9%.
- Trong chế độ giới hạn theo kịch bản điển hình, hệ thống mất ổn định chủ yếu do thiếu công suất phản kháng tại các khu vực trung tâm phụ tải lớn gây sụp đổ điện áp trong chế độ giới hạn.
- Để nâng cao độ dự trữ ổn định chung của hệ thống cần đặt thêm các thiết bị bù công suất phản kháng tại những trung tâm phụ tải lớn, xa các nguồn điều chỉnh.
- Theo kết quả nghiên cứu, đề tài kiến nghị đặt SVC tại trạm 220kV Chèm và tại một số vị trí khác như: Thành Công, Huế, Đồng Hới, Hóc Môn, Hiệp Bình Phước để nâng cao hơn nữa độ dự trữ ổn định của hệ thống.
- Đề xuất đặt SVC bù công suất phản kháng tại trung tâm phụ tải lớn đã có hiệu quả đáng kể trong việc mở rộng miền ổn định điện áp các nút trong khu vực, ngăn ngừa hiện tượng sụp đổ điện áp trong chế độ giới hạn.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được cũng chỉ ra những hướng phát triển tiếp theo của Luận văn: 9 Xác định vị trí và dung lượng bù tối ưu cho SVC để nâng cao ổn định điện áp.
- 9 Phân tích, so sánh hiệu quả nâng cao ổn định điện áp của các thiết bị FACTS (SVC, TCSC và STATCOM).

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt