« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh tế nông nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
- Câu 1: Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ? 1.
- Đặc điểm.
- Ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của tư liệu lao động.
- Ruộng đất là đối tượng lao động vì con người tác động vào ruộng đất để làm nó tốt hơn.
- Nếu nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao động.
- Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp.
- Ruộng đất được coi là một loại tài sản cố định.
- Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên.
- Nhìn chung các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sữa chữa hay hiện đại hóa thì sức sản xuất cũng kém dần đi.
- Tuy nhiên, nếu được sử dụng hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng.
- Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ màu mỡ của đất.
- Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng.
- Đặc điểm này cùng với tài chính không đồng đều về độ màu mỡ của đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò của đất đai trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng vì để tạo ra một đơn vị giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản xuất khác.
- Ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng.
- Câu 2: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá ruộng đất.
- Đánh giá về qui mô đất nông nghiệp: người ta thường sử dụng 3 chỉ tiêu.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động.
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu.
- Đánh giá về mặt bố trí sử dụng: người ta thường dùng các chỉ tiêu về cơ cấu diện tích ( có thể tính cho diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng).
- Chỉ tiêu này được tính bằng phần trăm đất nông nghiệp dùng cho các mục đích trên tổng diện tích nông nghiệp.
- Đánh giá việc tận dụng đất nông nghiệp trong ngành trồng trọt, người ta dùng chỉ tiêu hệ số sử dụng ruộng đất.
- Hệ số sử dụng ruộng đất được tính bằng tỷ số diện tích gieo trồng trong một năm và diện tích canh tác.
- Diện tích canh tác của một thửa ruộng chính là diện tích tự nhiên của thửa ruộng đó.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Năng suất cây trồng: tính bằng tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một vụ.
- Năng suất ruộng đất: chỉ tiêu này được tính dưới hai hình thức.
- Hình thức hiện vật: tính bằng tổng khối lượng nông sản (cùng loại) trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm, dùng để so sánh việc sử dụng đất theo từng loại cây trồng, vật nuôi.
- Hình thức giá trị: được tính bằng tổng giá trị sản lượng hay tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm.
- Đây là chỉ tiêu tổng hợp về sức sản xuất của đất.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
- Lợi nhuận: tính bằng tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích trừ tổng chi phí trên diện tích đó.
- Đánh giá ruộng đất về kinh tế: Hiện nay phổ biến có hai phương pháp đánh giá như sau.
- Cách đánh giá của tổ chức FAO: dựa vào thang điểm 100 để chia ruộng đất thành 5 hạng (từ đất đai rất tốt đến rất xấu.
- Cách đánh giá kinh tế ruộng đất của Việt Nam: căn cứ vào 5 yếu tố để đánh giá, đó là: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu – thời tiết và điều kiện tưới tiêu.
- Câu 3: Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp? 1.
- Khái niệm và đặc điểm: a) Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là sự tập trung các điều kiện sản xuất của nông nghiệp để sản xuất ra một hoặc vài loại hàng hóa chủ yếu thích nghi nhất với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của một địa bàn lãnh thổ nông nghiệp nhất định.
- b) Đặc điểm: Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp không chỉ nhằm phát triển một ngành gắn với việc sản xuất ra sản phẩm phù hợp với các điều kiện sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp.
- Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp còn phải gắn với việc phát triển đa dạng tổng hợp nhiều ngành khác, tạo ra những sản phẩm khác nhau cho vùng, doanh nghiệp nông nghiệp.
- Những nhân tố ảnh hưởng: a) Các nhân tố tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp là tổng hợp các yếu tố của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm.
- b) Các nhân tố kinh tế – xã hội: Các nhân tố chủ yếu của nhóm tác động này là.
- Sự phát triển hệ thống đường giao thông và các phương tiện vận chuyển góp phần tác động vào bố trí lại sản xuất nông nghiệp cũng như thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
- Sự phân bố dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp.
- Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của nông dân.
- Sản xuất nông nghiệp và vấn đề an toàn lương thực.
- Nhân tố thị trường và các chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Câu 4: Các đặc trưng của kinh tế nông hộ.
- Về mặt kinh tế.
- Nông hộ vừa là đơn vị sản xuất , vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện trình độ kinh tế của nông hộ.
- Các nông hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Để thực hiện được các quan hệ kinh tế nông hộ tiến hành các hoạt động quản trị từ sản xuất, trao đổi, phân phối đến tiêu dùng.
- Các thành viên trong nông hộ có quan hệ huyết thống, thân thuộc và quan hệ hôn nhân.
- Quan hệ này chi phối đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của các thành viên.
- Họ quan tâm đến việc làm, giáo dục chăm sóc lẫn nhau, DX và phát triển các truyền thống gia đình.
- Ở nông hộ có 2 định chế cùng tác động đan xen vào nhau 1 cách hữu cơ, đó là: định chế xí nghiệp(KT) và định chế gia đình (XH).
- Chính nhờ mối quan hệ này KT có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
- Nông hộ sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất kinh doanh.
- Ở nông dân chỉ tiêu thu nhập thuần là quan trọng nhất, không kể thu nhập đó từ nguồn nào, trồng trọt chăn nuôi hoặc từ nghề ngoài nông nghiệp.
- Đó là kết quả chung của lao động gia đình.
- Người nông dân không tính được cụ thể bằng tiền lao động gia đình đã bỏ ra, mà chỉ tính chi phí cơ hội của lao động gia đình khi tham gia SXHH.
- Mặc dù phát triển từ tự túc tự cấp lên SXHH, từ quan hệ chủ yếu với tự nhiên đến quan hệ với xã hội, nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền vững vốn có của nó.
- Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, của quan hệ thân tộc, quan hệ huyết thống, nên kể cả khi nông hộ gắn với KHKT và công nghệ hiện đại, gắn với thị trường phát triển, mà vẫn không thay đổi bản chất, không bị biến dạng.
- Câu 5: Khái niệm và đặc điểm của kinh tế trang trại ở VN? Khái niệm.
- KTTT là một hình thức tổ chức SXKD trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ và về cơ bản mang bản chất nông hộ.
- Quá trình hình thành và phát triển KTTT gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố SXKD (đất đai, LĐ, TLSX, vốn, KHKT và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất chất lượng và hiệu quả cao.
- Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá qui mô SX của trang trại.
- Các chỉ tiêu về vốn, mức độ thâm canh, sử dụng lao động cao hơn kinh tế hộ.
- Chủ trang trại là chủ gia đình.
- Chủ trang trại vừa điều hành vừa trực tiếp sản xuất.
- Lao động trong trang trại.
- Bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động và quản lý sản xuất ở trang trại, thuê mướn thêm lao động nhưng chủ yếu là thuê theo thời vụ, lao động gia đình vẫn là trụ cột.
- Khai thác và sử dụng đất đai.
- Khai thác đất đai trực tiếp bằng sức lao động và kinh nghiệm của gia đình.
- Qui mô ruộng đất và phương thức sản xuất.
- Không nhất thiết trang trại phải có qui mô lớn _ Qui mô sản xuất trang trại trong 1 nước không cố định theo thời gian và thay đổi theo từng vùng kinh tế.
- Vận động nông dân không bán nông sản bằng cách cung cấp tín dụng lãi suất thấp để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất , đợi khi giá cao sẽ tiêu thụ.
- Chính sách đánh thuế nhập khẩu nông sản – hàng rào thuế quan.
- Dự đoán những khó khăn trong tương lai để điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Các công cụ thuế, tín dụng, khuyến nông…có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hoặc thu hẹp diện tích cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi.
- Tăng cường các hoạt động chế biến để tiêu thụ nông sản

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt