You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP


************

CHUYÊN ĐỀ
MÔN SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

“CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ


NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI TÂY NGUYÊN”

Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Huyền


Chuyên nghành: Khoa học cây trồng
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Trần Trung Dũng
Khóa học : 2017 - 2019

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................3
1. KHÁI QUÁT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................3
1. 1. Khái niệm chung................................................................................................3
1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu......................................................................3
1.3. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tây nguyên......................................4
1.3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam..........................................................4
1.3.2.Thực trạng biến đổi khí hậu ở Tây nguyên........................................................5
II. NỘI DUNG................................................................................................................... 7
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.....7
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế của con người...................8
2.1.Tác động đến sản xuất nông nghiệp.....................................................................8
2.1.1. Lĩnh vực cây trồng............................................................................................8
2.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi...........................................................................................8
2.1.3. Tác động đến nguồn thủy sản...........................................................................8
2.2. Tác động đến tài nguyên nước.............................................................................9
2.3. Tác động đến cuộc sống; an ninh, chính trị của con người..................................9
2.3.1.Tác động đến sức khỏe......................................................................................9
2.3.2. Tác động đến an ninh, chính trị......................................................................10
2.4. Gây ra các hiện tượng tự nhiên cực đoan..........................................................10
2.4.1. Gây nắng nóng, hạn hán................................................................................10
2.4.2. Gây bão lụt.....................................................................................................10
2.4.3. Các núi băng đang teo nhỏ.............................................................................11
2.4.4. Mực nước biển đang dâng lên........................................................................11
2.4.5. Nhiệt độ trung bình gia tăng...........................................................................11
3. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại việt
nam và Tây nguyên......................................................................................................12
3.1. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
việt nam.................................................................................................................... 12
3.2. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
Tây nguyên............................................................................................................... 16
III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP.....................................................................17

1
1. Kết luận.................................................................................................................... 17
2. Những giải pháp ứng phó.........................................................................................18
2.1. Giải pháp cải thiện.............................................................................................18
2.2. Giải pháp thích ứng, chống chịu........................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................20

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. KHÁI QUÁT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


1. 1. Khái niệm chung
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên
và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến
đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết
quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định
hay có thể xuất hiện trên toàn trái đất.
Hay nói cách khác, Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu, cả Thế giới đã, đang và tiếp tục phải
đối mặt với những hậu quả khó lường; gây ra những ảnh hưởng có hại đến mọi hoạt động
của con người, bao gồm hệ thống kinh tế - xã hội, sức khỏe, hoạt động sống… và ảnh
hưởng đến thành phần, khả năng phục hồi, tái sinh của các hệ sinh thái tự nhiên.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến
đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện
tượng nóng lên toàn cầu.
1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm
các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến
tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính, độ che phủ và chất
lượng của rừng giảm mạnh.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể
chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển, ven bờ và đất liền khác.
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây, đặc biệt là sự phát triển mạnh
mẽ của ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chính sách chuyển đổi đất đai

3
để áp dụng cơ khí nông nghiệp, sử dụng phân hữu cơ, đốt nương làm đất sản xuất, nạn
cháy rừng, sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông, … đã làm tăng đáng kể
những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính bằng việc gia tăng nồng độ khí thải; Các hoạt động
này tạo ra các chất CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước… thải vào khí quyển sẽ tạo thành một
lớp khí giống như tấm kính, nó cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua để vào trái đất,
nhưng nó lại ngăn cản sự bức xạ của nhiệt từ Trái đất trở lại không gian làm cho Trái đất
nóng lên và làm thay đổi cả hệ thống khí hậu.
Nguyên nhân tạo ra các khí CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6:
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và các hoạt động
công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép…
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
1.3. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tây nguyên
1.3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất do
biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh
hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Trong 50
năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,5-0,70C. Đi cùng với tăng nhiệt độ,
lượng mưa trung bình hằng năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng
mưa giữa các tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm
đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Như chúng ta thấy lũ lụt
xảy ra liên tục ở miền Trung, miền Bắc thì hạn hán, trong khi đó ở đồng bằng (nhất là
đồng bằng sông Cửu Long) thì chịu ảnh hưởng của triều cường. Gần đây nhất là những
đợt mưa lớn tại miền phía bắc (Quảng Ninh, Bắc Cạn, Hải Phòng …) được ghi nhận là
nặng nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, đã nhấn chìm nhiều vùng, gây sạt lở, ngập úng,
thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

4
Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những
xu hướng: Giảm mùa dông; Giảm sương mù; Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ;
tăng tần suất bão; nhiệt độ tăng lên. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu mực nước biển
dâng một mét, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích
đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các tỉnh, thành phố thuộc vùng ven biển bị ngập,
trong đó có khoảng trên 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu.
Theo thống kê cho thấy, những năm gần đây, các loại thiên tai bão, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở
đất, úng, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.000
người, giá trị thiệt hại về tài sản ước chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo nghiên cứu
mới nhất của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu
vực Đông Nam Á từ sự biến đổi khí hậu.
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm
đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam đã tăng lên 0,70C; có những vùng tăng từ 0,8-1,30C.
- Lượng mưa: Sự phân bố mưa trên toàn quốc không đều (vùng thì lũ lụt, vùng thì
hạn hán) và trên mỗi vùng thì lượng mưa tăng lên, nhưng số lần mưa thì bị thu hẹp, đặc
biệt là số ngày mưa phùn giảm.
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa
Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng khoảng 20 cm.
- Số đợt không khí lạnh: giảm rõ rệt số đợt, nhưng hiện tượng rét hại lại tăng lên,
đã gây thiệt hại cho nông nghiệp và cuộc sống nhân dân.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão
dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có
quỹ đạo di chuyển dị thường.
1.3.2.Thực trạng biến đổi khí hậu ở Tây nguyên
Không nằm ngoài sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nghiên cứu gần
đây cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình gần đây ở Tây Nguyên cao hơn rõ rệt, nhất là
vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - 10), nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,5 0C
đến 0,80C; trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0,23 0C đến
0,70C. Điều này khẳng định sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các vùng ở Tây Nguyên,

5
nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè rõ rệt. Nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân làm
tài nguyên nước suy giảm, tài nguyên nước mặt (chỉ xét đến lượng nước hiện hữu trên
các sông suối điển hình như Sê San, Sêrêpôk, sông Ba và Đồng Nai) đã giảm dần, từ lưu
lượng 173.863,54 lít/giây của những năm 2004 - 2005 xuống còn trên dưới 127.000
lít/giây hiện nay. Sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không gian và thời
gian, nơi có lượng mưa hàng năm lớn hơn 3.000 mm như Kon Plong (Kon Tum), thượng
nguồn sông Hinh (Đắk Lắk) và nơi có lượng mưa chỉ trên dưới 1.500 mm như Krông
Buk, EaSúp... thì sự chênh lệch lưu lượng nước ở đỉnh lũ lớn nhất với lưu lượng kiệt nhỏ
nhất là rất cao.
Mặt khác, những năm gần đây, rừng Tây Nguyên bị chặt phá nghiêm trọng, cộng với
những yếu tố bất lợi như mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của thời tiết làm cho
lũ lụt, hạn hán trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, Tây Nguyên là nơi thượng nguồn của ba hệ thống sông lớn (Sêrêpôk -
Sê San nằm ở phía tây bắc và sông Đồng Nai ở phía nam), người dân tận lực khai thác
nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới tiêu (cà phê, hoa màu...) khiến mực nước dưới
lòng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến quá trình sản xuất tại các vùng hạ lưu gặp khó
khăn.
Ngoài lượng mưa hàng năm có xu hướng ít đi, do mùa khô kéo dài, thì tình trạng mất
rừng và sự thay đổi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt trên thành tạo địa chất, mà cụ thể là
trên đất (vì mục đích quy hoạch trồng hoa màu, cây công nghiệp và nhiều dự án nông,
lâm nghiệp khác) đã làm cho mực nước ngầm sụt giảm.
Mới đây, khảo sát của Đoàn địa chất 704 cho thấy một số vùng như ở huyện
Krông Pắk, Lắk, Krông Buk và vùng phía đông Buôn Ma Thuột,... mực nước ngầm tiềm
năng không còn nhiều như 5 năm trước. Ví dụ, vùng Krông Pắk, Lắk... năm 2004 có thể
khai thác tối đa 0,4 - 0,6 triệu m3/ngày, thì nay còn chưa đầy 0,4 triệu m3/ngày.
Diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên
tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô;
các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng
nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, độ ẩm ngày đêm, khiến một số nơi
đang mất dần tính ôn hòa vốn có của nó.
Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng
hơn bình thường đã xuất hiện ở một vài nơi. Sự phân bố lượng mưa theo không gian và
6
thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa
lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn.
II. NỘI DUNG
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng
sinh học
Làm thay đổi sự phân bố và cấu trúc của nhiều hệ sinh thái, làm gia tăng khả năng
tuyệt chủng của nhiều loài, theo ước tính khoảng 20-30% các loài động thực vật sẽ đối
mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào những năm tới nếu nhiệt độ trái đất tăng 2-3 oC so với
thời kỳ tiền công nghiệp. Và nếu nhiệt độ tăng hơn 4 oC thì sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh
thái có khả năng thích ứng, hơn 40% hệ sinh thái toàn cầu sẽ bị chuyển đổi hoặc sự biến
mất, sụp đổ của nhiều hệ sinh thái cũng sẽ xuất hiện trên quy mô rộng lớn toàn cầu.
Các hệ sinh thái trên Trái đất cùng với muôn loài là nguồn giá trị kinh tế, môi
trường và văn hóa của loài người. Biến đổi khí hậu sẽ làm dịch chuyển các vùng khí hậu.
Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới. Khi trái đất nóng lên,
các ranh giới nhiệt của hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng
thời dịch chuyển lên cao hơn, khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển
ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các
loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác. Một số không thích ứng nổi sẽ bị
suy thoái dần. Biến đổi khí hậu làm cho khí hậu sẽ trở nên khắc nghiệt hơn gây hạn hán,
cháy rừng, đất đai bị hoang mạc hóa, … sẽ làm các loài có nguy cơ giảm nhiều hơn nữa.
Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để
tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp; ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng
thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng; tình trạng đất hoang hóa và
mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và
động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập
của chúng ta cũng mất đi.
Rừng được xem là lá phổi của trái đất, khi nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi sẽ
ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau; Nguy cơ diệt
chủng của động vật và thực vật gia tăng, đặc biệt là động vật quý hiếm, cây dược liệu và
làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.

7
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế của con người
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt
độ trái đất. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, năng suất lao
động nói chung thấp do đó hiệu quả sẽ giảm; Khi thu nhập thấp thì khả năng tiêu thụ sản
phẩm giảm từ đó cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Nhà nước và xã hội phải chi
nhiều kinh tế để giải quyết, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu như hạn hán, bão lụt,
hỗ trợ nhân dân vùng bị hại… do đó sẽ làm cho nền kinh tế bị suy giảm.
2.1.Tác động đến sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Lĩnh vực cây trồng
Là đối tượng chịu tác động trực tiếp khi khí hậu trái đất nóng lên; nhiệt độ tăng
cao sẽ gây hạn hán, thiếu nước sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng quang hợp để tạo ra
năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sinh lý của cây trồng (quá trình
trao đổi chất, tổng hợp dinh dưỡng, quá trình phân chia tế bào, chất lượng các enzyme và
protein…) từ đó ảnh hưởng đến năng suất – chất lượng nông sản, thời vụ trồng và số vụ
sản xuất trong năm. Một số cây trồng á nhiệt đới thu hẹp, vấn đề quy hoạch, cơ cấu cây
trồng khó khăn. Khi triều cường, nước biển dâng sẽ ảnh hướng đến diện tích, chất lượng
đất sản xuất ở vùng ven biển.
2.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi
Sức chống chịu của vật nuôi đối với nhiệt độ cao giảm, dịch hại phát sinh nặng;
năng suất và chất lượng chăn nuôi thấp; vấn đề quy hoạch đối tượng vật nuôi khó khăn,
chủng loại vật nuôi giảm.
2.1.3. Tác động đến nguồn thủy sản
Nhiệt độ tăng làm các núi băng ở cực trái đất tan, làm nước biển dâng lên do đó
nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản
nước ngọt. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm
nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy; do vậy, chất
lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Nhiệt độ nước tăng gây ra hiện
tượng phân tầng nhiệt rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến tập tính sinh học
của sinh vật; nhiệt độ tăng, một số loài chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu hơn, nguồn
thủy sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên,
các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn.

8
Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi; kết quả
là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm
sút nghiêm trọng; các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật
nổi bị hủy diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của
các động vật tầng giữa và tầng trên.
2.2. Tác động đến tài nguyên nước
Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nước nhiều hơn gây thiếu nước; làm tan băng tuyết ở
nhiều núi cao, dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và gia tăng lũ lụt. Dần dần núi băng sẽ
giảm làm giảm nguồn nước ngọt từ sông băng; Mặt khác nhiệt độ tăng làm nước biển
dâng lên, vùng ven biển bị nhiễm mặn, do đó ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh
hoạt.
Các khí tạo ra từ các hoạt động của con người đã gây nên hiện tượng mưa acid:
khí SO2, NO2 hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit H2SO4 và HNO3.
Khi trời mưa, các hạt acid này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm.
Nếu nước mưa có độ pH dưới 5 được gọi là mưa acid; do có độ chua khá lớn, nước mưa
có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit
chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. Khi
có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ
phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây, gây độc cho cây và
gây ô nhiễm nguồn nước nói chung.
2.3. Tác động đến cuộc sống; an ninh, chính trị của con người
2.3.1.Tác động đến sức khỏe
Tác động này diễn ra khá phức tạp, mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố. Có
những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung
quanh với cơ thể, có những tác động gián tiếp thông qua các yếu tố khác như thực phẩm,
nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang mầm bệnh…; Đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người: Cảm nóng, say nắng; mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt
sức khỏe; làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ và đã “toàn cầu hóa” nhiều loại bệnh trước
đây chỉ xảy ra trong những khu vực địa lý nhỏ. Tạo điều kiện cho sinh vật truyền nhiễm
bệnh cho con người phát sinh gây hại.

9
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều
nơi trên thế giới hơn bao giờ hết; những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất
hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
2.3.2. Tác động đến an ninh, chính trị
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số
cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột, chiến tranh giữa các nước, vùng lãnh
thổ và đặc biệt là tình trạng trộm, cướp tài sản diễn ra ngày càng trầm trọng và dã man.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước
và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh, chính trị.
2.4. Gây ra các hiện tượng tự nhiên cực đoan
2.4.1. Gây nắng nóng, hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi
khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn
nước sinh hoạt và sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều
nước; hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân
số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn
ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây.
2.4.2. Gây bão lụt
Nhiệt độ nước ở các vùng biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh
cho các cơn bão; những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Rất khó dự kiến về
tần suất xuất hiện của bão trong thế kỷ tới. Hàng năm Việt Nam phải chịu những cơn áp
thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới. Trong những năm El Nino, bão xuất hiện thường xuyên
hơn, mạnh hơn và bao phủ một khu vực rộng lớn hơn.
2.4.3. Các núi băng đang teo nhỏ
Nhiệt độ tăng cao làm cho các núi băng tan chảy; Hiện tượng El-Nino hoạt động
mạnh lên cả về cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng
10- 15% kể từ những năm 1950.

10
2.4.4. Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy
và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng
Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các
quốc gia nằm ven biển. Dự đoán chính thức của Việt Nam về mức tăng tối đa mực nước
biển trung bình dâng một mét vào năm 2100. Nếu không có những biện pháp bảo vệ như
củng cố hệ thống đê điều và cải thiện hệ thống thoát nước, mức tăng mực nước biển trung
bình 1 m dọc theo bờ biển của Việt Nam sẽ gây ngập 17.423 km 2, tương đương với 5,3%
tổng diện tích đất của Việt Nam. Trong đó, 82% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 9%
diện tích đồng bằng sông Hồng và hơn 4% diện tích khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực
Đông Nam Bộ sẽ bị ngập. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế
độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển dâng cao. Quá trình xâm nhập mặn ở mức độ
cao có thể hủy diệt thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm ở
các tỉnh vùng ven biển đe dọa nghiêm trọng an ninh lương thực quốc gia và đời sống
nhân dân.
2.4.5. Nhiệt độ trung bình gia tăng
Theo kịch bản phát thải B2, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng
2,30C vào cuối thế kỷ 21 so với những thập niên cuối thế kỷ 20. Sự gia tăng nhiệt độ sẽ
được cảm nhận rõ ở phía Bắc. Tuy nhiên, các số liệu khoa học gần đây cho thấy rằng thế
giới vẫn còn trong quá trình phát thải cao. Theo kịch bản phát thải cao A2, đến năm 2100,
nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ tăng 3,60C ở vùng ven biển trung tâm phía bắc. Nhiệt độ
trung bình gia tăng sẽ làm tăng số lượng các đợt nóng và giảm số lượng các đợt lạnh. Nếu
nhiệt độ tăng là 100C, số lượng sóng nhiệt sẽ tăng từ 100 đến 180%, trong khi số lượng
các đợt lạnh giảm từ 20 đến 40%.
3. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
tại việt nam và Tây nguyên
3.1. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tại việt nam
- Thứ nhất, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, các thông tin về
biến đổi khí hậu đến với cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý

11
nguồn tài nguyên. Hoạt động này rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp triển khai
thực hiện chặt chẽ giữa các cơ quan, các tổ chức và người dân, giúp người dân có sự hiểu
biết về biến đổi khí hậu đến; nhận dạng về biến đổi khí hậu đến và có sự đánh giá đầy đủ
về các tác động do biến đổi khí hậu đến gây ra. Cần tuyên truyền để người dân nhận thức
biến đổi khí hậu đến cũng được coi là cơ hội để phát triển, chứ không phải chỉ là nguy cơ.
- Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao. Giải pháp này
gồm 3 nội dung sau:
+ Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho khoa học, công nghệ. Bên cạnh nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khoa
học, công nghệ nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và khuyến
khích các doanh nghiệp này đầu tư vào nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp
trong điều kiện biến đổi khí hậu đến; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát
triển khoa học, công nghệ trong nông nghiệp; thành lập quỹ phát triển khoa học, công
nghệ nông nghiệp ở các địa phương; tăng mức đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học,
công nghệ trong hệ thống các trường đại học có nghiên cứu về nông nghiệp; bảo trợ việc
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu
đến.
+ Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác
động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp
dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát
triển nông nghiệp. Tư duy kinh tế xanh đòi hỏi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh
trong nông nghiệp.
+ Lựa chọn các lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu để chuyển giao. Nghiên cứu và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong điều kiện
biến đổi khí hậu đến. Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp cần phải xuất
phát từ thực tiễn phát triển nông nghiệp dưới tác động của biến đổi khí hậu đến. Bên cạnh
đó, cần phải dựa vào chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành
nông nghiệp, vào quy hoạch một số sản phẩm nông sản chủ lực của cả nước, của vùng và
của từng địa phương để nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc tìm ra được sản phẩm chủ lực cũng
như kỹ thuật canh tác tương ứng chuyển giao vào sản xuất. Đặc biệt, các viện, trường,
trung tâm nghiên cứu cần dựa trên cơ sở đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp. Trong trồng trọt, cần tập trung nghiên cứu về chọn tạo giống cây trồng

12
kèm theo các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo vệ cây trồng, bảo vệ đất để tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhanh chóng áp dụng các giống
cây trồng biến đổi gien. Cần khẩn trương ứng dụng khoa học công nghệ cao để tăng
nhanh tốc độ phát triển cây trồng biến đổi gien phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của
Việt Nam. Trong chăn nuôi, quan tâm phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại
tập trung quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh; thành lập các doanh nghiệp
chăn nuôi theo quy trình tiên tiến. Các công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến như
công nghệ chuồng kín, quy trình chăn nuôi sinh thái… giảm thiểu phát sinh dịch bệnh và
ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Trong lĩnh vực thủy sản, nghiên cứu
xây dựng các quy trình công nghệ nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh, quy
trình thực hành sản xuất tốt đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường và an toàn
thực phẩm; xây dựng quy trình nuôi trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu đến.
- Thứ ba, đào tạo và thu hút nhân lực vào nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật
nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đến. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và
nhân viên kỹ thuật theo hướng chuyên sâu từng lĩnh vực chuyên môn, đảm bảo mỗi lĩnh
vực chuyên môn đều có cán bộ đầu đàn. Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ gắn với việc thực hiện các
đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu đến. Ngoài ra, gửi cán bộ khoa học và công nghệ đi
đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đã
thành công trong việc chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi và giải pháp công nghệ tương
ứng vào sản xuất nông nghiệp trong các điều kiện tự nhiên không thuận lợi như Isael, Hà
Lan…Ưu tiên đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và biến đổi
khí hậu đến; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và
khuyến nông theo hướng chuyên ngành kết hợp với đa lĩnh vực, chú trọng tập huấn
nghiệp vụ quản lý kinh tế, kỹ năng tổ chức, phương pháp khuyến nông; đặc biệt, phải đào
tạo kỹ năng khuyến nông, tập huấn về các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới về phát triển
nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu đến cho toàn bộ đội ngũ khuyến nông. Bên
cạnh đó cần thu hút lực lượng nhân lực (trong các tổ chức khoa học công nghệ thuộc các
bộ, ngành khác; các trung tâm, trạm nghiên cứu thuộc tỉnh, thành phố; các tổ chức nghiên
cứu thuộc các hội, hiệp hội, nhất là đội ngũ nhà khoa học trí thức đã về hưu, có kinh
nghiệm), vào nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng
với biến đổi khí hậu đến.

13
- Thứ tư, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và một số tài
nguyên quan trọng. Kết hợp giữa quản lý theo ngành, theo chức năng với quản lý theo
vùng lãnh thổ và địa phương. Để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong
điều kiện biến đổi khí hậu, ngày 12 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Ngành Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn, theo đó cần khẩn trương thực hiện các nội dung quan trọng sau: phân
định, làm rõ nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm; ngành nghề, làng nghề nông thôn;
khoa học công nghệ; chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và muối; phòng chống
thiên tai, điều tiết nước với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên
và Môi trường; rà soát, sắp xếp các chi cục quản lý chuyên ngành để thống nhất với cơ
cấu tổ chức đảm bảo bao quát nhiệm vụ của chuyên ngành lớn, chuyên ngành ghép, đảm
bảo tính hệ thống, thống nhất trong quản lý, chỉ đạo; tiếp tục rà soát phân cấp, ủy quyền
nhiệm vụ quản lý nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách đối với các tài nguyên liên quan trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp. Đối với đất đai, cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới chính sách,
pháp luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án
đầu tư, của các ngành, lĩnh vực và làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Cùng với đó, thu hẹp các đối tượng được giao đất và
mở rộng đối tượng được thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế - xã hội cần được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất,
cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, có chế tài đồng bộ, cụ
thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng.
Đối với tài nguyên nước, tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa nước, giám
sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình
hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc
gia; xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Tài nguyên nước, nâng cao ý thức, trách
nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô

14
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ
công tác thẩm định hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc
thực hiện các quy định của giấy phép. Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên
nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là
triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Thực hiện đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến và nước biển dâng đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng
với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu đến gây ra đối với tài nguyên nước;
xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với những biến động của tài
nguyên nước. Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp;
thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai thực hiện các nhiệm vụ điều
phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng. Để chủ động ứng phó hiệu quả
với biến đổi khí hậu đến, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên
quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến cũng như các rủi ro về
thị trường. Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ
tư vấn nông nghiệp; thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các
vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; xây dựng năng lực nghiên cứu và phát
triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí
hậu và nước biển dâng; thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng
ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của biến
đổi khí hậu; các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp, cần có kế hoạch ứng phó kịp
thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp.
3.2. Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tại Tây nguyên
Để giảm nhẹ sự tác động của biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu, thiên tai gây ra,
Tây Nguyên cần tiến hành đồng thời giải pháp thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng
với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là chủ yếu. Cụ thể, cần thực hiện
một số giải pháp, trong đó có việc quản lý bảo vệ nguồn nước: để có cơ sở thích ứng với
biến đổi khí hậu cần phải nghiên cứu, đánh giá sự tác động của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; đánh giá công năng và tình trạng hoạt
động của công trình thủy lợi lớn và nhỏ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cấp,

15
bổ sung các công trình này để phù hợp với hoàn cảnh của biến đổi khí hậu; xây dựng các
hồ chứa đa mục đích để sử dụng một lượng nước nhất định vào nhiều đối tượng khác
nhau.
- Tây Nguyên cũng là nơi thượng nguồn của ba con sông lớn nên cần có các chiến
lược bảo vệ nguồn nước ngay ở thượng nguồn; có kế hoạch cân đối nguồn cung và nhu
cầu nước theo từng vùng canh tác; trong sinh hoạt cần phải định mức sử dụng nước và
giá nước phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nghiên cứu đưa ra biện pháp kỹ
thuật tưới tiêu cho nông nghiệp nhằm giảm thất thoát cũng như tiết kiệm nước.
Giải pháp tiếp theo là điều chỉnh quy hoạch đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời vụ phù
hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu: trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là xây dựng cơ
cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và
các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt. Sử dụng các giống kháng, chịu hạn
(cà phê, lúa, bắp...), các loại giống ra hoa nhiều lần, bộ giống cây lương thực, thực phẩm
ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, tránh lũ.
- Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn
trái, cây đai rừng sẽ là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả do hệ thống cây
trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn chế bốc thoát
hơi nước trên bề mặt đất và lá, cung cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi
đất, giúp sản xuất cà phê bền vững hơn.
- Tưới nước tiết kiệm hợp lý cho cây trồng cũng là giải pháp kỹ thuật nhằm thích
ứng với sự biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên. Chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các
vùng có điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây
khác có hiệu quả hơn như sắn, khoai lang, khoai môn, là những loại cây có khả năng
thích ứng cao với sự biến đổi khí hậu và từng bước thay đổi khẩu phần lương thực từ gạo
là chủ yếu sang một phần các loại củ để giảm áp lực về an ninh lương thực trong tương
lai.
- Nhà nước, ngay từ bây giờ nên đầu tư một nguồn kinh phí thỏa đáng và mang
tính chiến lược cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp trong việc chọn tạo giống kháng,
chịu hạn; giống kháng sâu bệnh; nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ tổng hợp
đối với từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hướng thích ứng cao với biến
đổi khí hậu, trước mắt ưu tiên tập trung nghiên cứu canh tác cà phê thích ứng với biến đổi
khí hậu, vì đây là loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, song lại có nhu cầu sử dụng

16
nước với khối lượng lớn, trung bình cần 400 - 500 m3 nước để sản xuất được 1 tấn cà phê
nhân.
- Các giải pháp khác là tiết kiệm năng lượng, khai thác nguồn năng lượng mới;
bảo vệ và phát triển rừng; chủ động phòng tránh các thiên tai do thiên nhiên gây ra.
III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
1. Kết luận
- Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và hiện đang là một trong những
thách thức lớn của nhân loại. Biến đổi khí hậu làm cho những hiện tượng thời tiết, khí
hậu cực đoan gia tăng về mức độ tác động, qui mô ảnh hưởng và tần suất xuất hiện, càng
gia tăng áp lực gây suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến khả năng hồi phục và khả năng hấp thụ carbon tự nhiên của chúng, thậm chí có thể
làm thay đổi chức năng từ hấp thụ trở thành nguồn phát thải khí carbon. Do mối quan hệ
tương tác mật thiết giữa biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, nếu chúng
ta không đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đa
dạng sinh học và hệ sinh thái sẽ rất lớn, đồng thời nếu không khôi phục, sử dụng, bảo vệ
bền vững, hợp lý đa dạng sinh học và các hệ sinh thái thì cũng sẽ hạn chế, kìm hãm các
nỗ lực của chúng ta trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn nhân loại
trên thế giới. Cộng đồng thế giới đang có những nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống
lại biến đổi khí hậu. Các chương trình hành động của các quốc gia trên thế giới được đặt
ra và từng bước thực hiện, công ước liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được đưa ra. Tuy
nhiên, với những giải pháp khắc phục đưa ra thực hiện so với những tác động xấu mà con
người đã gây ra không đáng kể, do đó nhân loại trong hiện tại và tương lai đang phải
gánh chịu những tác động của nó.
- Tuy sự thay đổi khí hậu là một biến đổi chậm, nhưng khả năng dần dần ứng hợp
của con người không đủ để chống cự với hậu quả của nó. Nguyên nhân chính của những
tai hại này là do người tạo ra, thì hy vọng con người sẽ ý thức và cố gắng hy sinh một
phần lợi ích kinh tế thiển cận mong cứu nhân loại lâu dài trong tương lai.

17
2. Những giải pháp ứng phó
2.1. Giải pháp cải thiện
Hiện tượng biến đổi khí hậu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân
chính vẫn là do các hoạt động của con người; Tác động của nó đối với sinh quyển nói
chung và cuộc sống nhân loại nói chung đang ngày càng nghiêm trọng, chính vì vậy nhân
tố quan trọng nhất có khả năng cải thiện, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đó là sự
vào cuộc của con người. Trong thời gian qua nhiều quốc gia, tổ chức đã đề ra nhiều giải
pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu như:
- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, dân cư, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên hợp
lý; Trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc với những cây lâu năm để điều hòa không khí.
- Xây dựng các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và điều hòa tiểu
vùng khí hậu.
- Xây dựng hệ thống ngăn mặn trên các cửa sông chính, hệ thống đê điều, tạo điều
kiện an toàn cho môi trường sống của con người và sinh vật nói chung ven biển.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên tại trường học, tọa đàm, trên các
phương tiện thông tin đại chúng: ổn định dân số, sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng,
ngăn chặn triệt để nạn phá rừng, đốt rừng, xử lý tốt nguồn chất thải.
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tìm kiếm và sử
dụng những nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo: một số nguồn năng lượng sáng
giá là ethanol từ cây trồng, hyđro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng sóng, năng lượng Mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sinh học. Đồng thời
nghiên cứu, chế tạo những thiết bị sử dụng tiết kiệm năng lượng. Trong công nghiệp cần
xây dựng hệ thống xử lý khí thải và chất thải đảm bảo an toàn cho môi trường.
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; khi hệ thống giao thông tốt thì sử dụng các
phương tiện thuận lợi, sử dụng phương tiện năng lượng mặt trời, năng lượng sạch, hạn
chế chất thải.
2.2. Giải pháp thích ứng, chống chịu
Trước thực trạng tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra hết sức
nghiêm trọng; con người đã đưa ra rất nhiều giải pháp để cải thiện, giảm bớt tác động.
Tuy nhiên, quy mô và cường độ tác động của nó rất lớn nên các giải pháp đưa ra không
thể khắc phục được hoàn toàn; mặt khác một số giải pháp đưa ra lại là hệ lụy cho vấn đề

18
khác (ví dụ đắp đê ngăn nước biển thì gây lũ lụt, ngập úng cho vùng trong đê; hạn chế sử
dụng nhiên liệu thì ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, giao thông, …) vì vậy việc thích
ứng để quản lý, giải quyết “những điều không tránh được” đó là vấn đề được quan tâm
trong quá trình phát triển và hoạt động sống của con người.
- Điều chỉnh để giảm tác hại
+ Chuyển lên vùng địa hình cao để tránh lũ lụt, nước biển dâng.
+ Trồng cây trong vườn, nhà để làm mát.
+ Ưu tiên làm việc gần nhà để hạn chế đi lại, hạn chế sử dụng phương tiện giao
thông.
+ Sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu tốt với nhiệt độ cao
và dịch bệnh hại; giống có khả năng chịu mặn, giống chịu lợ và giống chịu ẩm độ thấp.
Cơ cấu mùa vụ nuôi trồng phù hợp với thời tiết.
+ Nghiên cứu, sản xuất nguồn dược liệu, vắc xin phục vụ chăm sóc sức khỏe con
người; các chế phẩm phục vụ trồng trọt, chăn nuôi để chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi.
- Chia sẽ tổn thất
Dưới sự chủ trì của Quốc tế, Nhà nước và các tổ chức nhân đạo để thành lập quỹ
hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai; Thông qua cứu trợ
cộng đồng, phuc hồi và tái thiết bằng các nguồn quỹ công cộng, hoặc cũng có thể thông
qua bảo hiểm cá nhân. Sự chia sẽ có thể bằng kinh tế, giải pháp, công sức khắc phục hoặc
tất cả các biện pháp.
Với những giải pháp được đưa ra, nếu toàn nhân loại đồng lòng thực hiện tốt thì
chắc chắn rằng những thảm họa của biến đổi khí hậu sẽ được kiểm soát./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000. Báo cáo trình Quốc Hội kỳ
họp khóa X kỳ họp thứ 8, Bộ KHCN&MT, Hà Nội, 2000.
2. Vũ Đăng Độ, Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, NXBGD, 1999.
3. Tài liệu tập huấn, Giáo dục bảo vệ môi trường cho giảng viên hóa học các trường
Đại học –Cao đẳng sư phạm, Hà Nội, 2010.

19
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam.
5. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học.
6. Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba, (2014) Đồng bằng sông Cửu Long biến
đổi khí hậu và an ninh lương thực, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Lê Anh Tuấn (2008), “Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng ở đồng bằng
sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung Một số nhiệm vụ cần triển khai”
8. Võ Quý (2008), “Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học”, Hội thảo Biến đổi khí hậu
toàn cầu và Biến đổi khí hậu của Việt Nam, Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và
giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội.

20

You might also like