You are on page 1of 6

An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp: Cần được

quan tâm đúng mức


Theo đánh giá của các ngành chức năng thì nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động trong ngành
nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau các ngành như: xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
Đặc biệt, tai nạn lao động trong ngành nông nghiệp luôn tiềm ẩn nguy hiểm ở mọi nơi, mọi lúc...
Theo đánh giá của các ngành chức năng thì nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động trong ngành
nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau các ngành như: xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
Đặc biệt, tai nạn lao động trong ngành nông nghiệp luôn tiềm ẩn nguy hiểm ở mọi nơi, mọi lúc.

Chỉ đơn giản như việc phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật mà người nông dân không sử
dụng bảo hộ lao động sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh ngoài da, ung thư, thậm chí là tử
vong… Thế nhưng, thực tế hiện nay, đa phần người dân còn rất chủ quan trong lúc lao động, sản
xuất.
 
Chị Hoàng Thị Lan, một nông dân ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cho biết: “Công việc phun thuốc trừ
sâu khá đơn giản, cách pha chế đã có hướng dẫn sử dụng, khi phun thuốc chỉ cần phun theo chiều
gió là có thể tránh được thuốc bay vào người, có gì mà phải lo”.
 
Còn anh Lò Văn Chung ở thôn Đắk Thanh, xã Nam Xuân (Krông Nô) thường xuyên sử dụng các
thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp nói: “Gia đình tôi mua máy cày, máy tuốt lúa từ nhiều
năm nay. Việc vận hành các loại máy móc, tôi chỉ cần nhìn người khác thực hiện là đã có thể làm
theo ngay, có khó khăn gì đâu”.
 
Qua thực tế trên cho thấy, hiện nay, phần lớn người lao động  nông nghiệp thường làm việc
theo những kinh nghiệm hết sức đơn giản này, nên nguy cơ tai nạn lao động trong quá trình sản
xuất luôn tiềm ẩn, khó lường. Mặc dù chưa có một con số thống kê chính thức nào về tình trạng tai
nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhưng chắc chắn không phải là ít.
 
Nguyên nhân một phần là do phần lớn lao động  trong lĩnh vực nông nghiệp chưa tham gia các
lớp đào tạo nghề, chưa nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng sử dụng máy móc nông nghiệp. Rất
nhiều người dân sau khi mua máy móc về rồi mới tự mày mò, tự làm mà không được học tập một
cách bài bản.
 Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp chưa được chính quyền địa
phương và ngành chức năng quan tâm đúng mức. Trong khi công tác quản lý nhà nước, việc thanh
tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp còn buông lỏng, bỏ ngỏ. Mặt khác,
công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động trong ngành nông nghiệp
chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến việc hình thành những cách hiểu chủ quan, mơ hồ
trong  nông dân.
 
Có thể nói, khi người lao động không may bị tai nạn sẽ mất đi khả năng lao động, mất thu nhập,
gia đình sẽ gặp không ít khó khăn về mặt kinh tế. Vì vậy, vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản
xuất nông nghiệp cũng cần được quan tâm đúng mức. Để nông dân tránh được những rủi ro khi
tham gia sản xuất nông nghiệp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao
kỹ thuật, tay nghề trong vận hành máy móc cho nông dân.
 
Đặc biệt, việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng
cách, đúng liều lượng, thời gian quy định là điều hết sức cần thiết, cần được chú trọng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nông dân cũng cần được hướng dẫn, nắm bắt được các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động…để nâng cao ý thức, trách nhiệm và tránh
được những tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Nỗi lo thiếu an toàn lao động trong ngành nông nghiệp


- Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), so với các
ngành khác, lao động trong nông nghiệp là một trong số những đối tượng có nguy cơ mắc tai
nạn lao động cao nhất và đang ở mức báo động, chỉ đứng sau ngành xây dựng, hóa chất và khai
thác mỏ.

Chưa được quan tâm đúng mức

Một trong những nguyên nhân khiến tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp tăng là do trình
độ nhận thức của người nông dân về vấn đề an toàn vệ sinh lao động còn thấp; người nông dân
không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, vứt vỏ chai, bao
chứa thuốc tại đồng ruộng; lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng vượt mức khuyến cáo. Phần lớn
máy móc, thiết bị nông nghiệp đưa vào sử dụng thiếu các bộ phận che chắn an toàn, trong khi đa
số người lao động chưa hiểu rõ và chưa nắm được các nguyên tắc về an toàn trong sử dụng điện
và máy móc nông nghiệp. Họ chủ yếu làm theo thói quen, theo sự mách bảo từ người này sang
người khác và từ kinh nghiệm sử dụng của bản thân. Người dân mua máy về tự học, tự làm mà
không có người hướng dẫn bài bản.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng chưa được chính quyền địa
phương và ngành chức năng quan tâm đúng mức; chưa có hệ thống văn bản pháp luật quy định,
hướng dẫn cụ thể việc thực hiện an toàn lao động cho nông dân, cũng như chưa có quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền về công tác này. Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh lao động trong nông nghiệp ở nhiều nơi bị buông lỏng; việc thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh
lao động đối với nông nghiệp và nông dân còn  bị bỏ ngỏ. Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn
luyện về vệ sinh, an toàn lao động chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên.
Nông nghiệp cũng cần coi trọng công tác an toàn lao động

Do vậy, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật một cách bừa bãi, thiếu khoa học trong nông nghiệp
như hiện nay đang khiến người nông dân phải đối mặt với những rủi ro về an toàn lao động. Hậu
quả là hàng trăm vụ tai nạn lao động đáng tiếc đã xảy ra khi vận hành máy thái rau, máy tuốt lúa,
máy làm đất; bị thương do giẫm phải vật sắc nhọn, trâu, bò húc; ngã khi thu hoạch cây ăn quả;
nhiễm độc bước đầu do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách... và tiềm ẩn nguy cơ
bệnh tật lâu dài.

Ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị tai nạn lao động do sơ suất trong một lần sử
dụng máy tuốt lúa. Dịp thu hoạch lúa vừa rồi, do trời mới mưa xong, cuộn dây dẫn của máy tuốt
lúa bị hở, rò điện nên ông Hùng bị điện giật. Rất may, có người phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, da
bàn tay bị hoại tử, khiến chi phí điều trị khá tốn kém. Mấy tháng sau xảy ra sự cố, sức khỏe vẫn
chưa bình phục, người gầy rộc, xanh xao.

Ngoài tai nạn do bất cẩn, nhiều người dân còn bị nhiễm độc do chủ quan hoặc thường bỏ qua các
khuyến cáo sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Anh Lê Đức Thanh (40 tuổi,
Thạch Hà, Hà Tĩnh) kể, cách đây mấy tháng, khi bơm thuốc trừ sâu cho lúa, anh không đeo khẩu
trang, chỉ mặc áo vải, đội mũ lá, cộng với bình bơm bị rò nên thuốc ngấm vào da. Về đến nhà, khắp
người anh nổi mẩn đỏ, chân tay bủn rủn, choáng váng, phải nghỉ làm mất mấy ngày. Ngoài ra,
không hiếm trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình mà không được bảo
quản một cách cẩn thận. Thậm chí, có những trường hợp nông dân khi đang pha chế thuốc bảo vệ
thực vật cũng châm thuốc để hút, lấy tay lau mặt. Vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhiều nơi còn
vứt bừa bãi không được thu gom, tiêu hủy đúng cách.

Thực tế cho thấy, khi lao động nông nghiệp bị tai nạn, họ vừa mất đi thu nhập, vừa đẩy kinh tế gia
đình vào hoàn cảnh khó khăn và vô hình trung số lao động bị tai nạn này đã góp phần gia tăng tỷ lệ
đói nghèo ở nông thôn.
Cần phải làm gì?

Ðể nông dân tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất nông nghiệp, đã đến lúc, các ngành
chức năng cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong vận hành máy móc
cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định...

Về lâu dài, Nhà nước cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách pháp luật và tăng cường
công tác quản lý của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; thiết lập hệ
thống quản lý và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động trong nông
nghiệp tại cơ sở; triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp
luật, lực lượng cán bộ chuyên môn để hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm
an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao động trong sản
xuất. Tập trung đào tạo, huấn luyện kiến thức cho nông dân để vận hành máy nông nghiệp an
toàn, hiệu quả.

Các ngành, địa phương cần có biện pháp bảo đảm an toàn cho nông dân trong sử dụng máy kéo,
máy làm đất, máy gieo, cấy và chăm sóc bảo vệ cây trồng và các biện pháp bảo đảm an toàn trong
sử dụng máy thu hoạch và vận chuyển…

Quan trọng không kém là, cần phải tăng cường thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn cũng sẽ góp phần bảo vệ tốt
sức khỏe và tính mạng cho nông dân và người lao động, tạo ra sự phát triển bền vững cho khu vực
nông thôn./.

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp
Cập nhật lúc08:11, Thứ Ba, 22/08/2017 (GMT+7)
Những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông
nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống người nông
dân. Tuy nhiên, việc sử dụng các máy móc, công nghệ hiện đại một cách bừa bãi, thiếu khoa học ở một số
nơi đang khiến người nông dân phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình lao động.
Tai nạn do thiếu hiểu biết và chủ quan
 
Trang trại của gia đình bà Hoàng Thị Hương, xóm 3, xã Trực Đạo (Trực Ninh) chăn nuôi lợn với tổng đàn
lớn nên phải sử dụng quạt công nghiệp để thông gió, hút mùi, làm mát, ổn định nhiệt độ chuồng nuôi, đồng
thời ngăn cản mưa hắt, côn trùng, chuột vào khu chăn nuôi khi không sử dụng. Năm 2015, trong một lần
vào chuồng chăm sóc đàn lợn, do sàn chuồng trơn, bà đi chân đất nên bị trượt ngã, chống tay vào quạt
thông gió. Hậu quả bà bị cánh quạt chém đứt 2 ngón tay. Không những tốn kém chi phí điều trị mà mấy
tháng sau xảy ra sự cố, sức khỏe của bà vẫn chưa bình phục. Bà Hương cho biết, đến nay mỗi khi lao
động, tay bà không được “thật”. Ngoài tai nạn do bất cẩn, nhiều người dân còn bị nhiễm độc do chủ quan
hoặc thường bỏ qua các khuyến cáo sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV. Bà Đới Thị Oanh,
nông dân xã Đồng Sơn (Nam Trực) cho biết: Cách đây mấy tháng, có lần đi thăm ruộng thấy lúa bị sâu
nặng quá, bà mua thuốc trừ sâu phun gấp, không kịp đeo khẩu trang, chỉ mặc áo vải và đội nón lá. Thấy
sâu hại nhiều nên bà phun lượng thuốc nhiều hơn bình thường, đúng thời điểm trời nắng nóng. Xong việc,
khi về nhà bà thấy đầu óc choáng váng, chân tay bủn rủn phải nghỉ làm mấy ngày. Sau này bà mới biết
nguyên nhân do lần đó đi phun thuốc trừ sâu đã tuỳ tiện, không chú ý bảo vệ sức khoẻ. Cơ quan chuyên
môn đã hướng dẫn và khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV không thể tùy tiện mà phải tuân thủ theo nguyên
tắc “4 đúng” là đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng lúc và đúng cách.
 
Sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi việc đưa máy móc vào các khâu công việc ngày càng nhiều để đáp
ứng yêu cầu thời vụ… Các loại máy móc, thiết bị, hoá chất phục vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng ngày
càng nhiều, đa dạng, cung cấp rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên việc sử dụng máy móc, hoá chất một
cách tự phát, không được đào tạo, chỉ dẫn, thiếu khoa học trong nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
như hiện nay đã và đang khiến người nông dân phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro về mất an toàn sức
khỏe lao động. Hiện nay đa phần lao động trong ngành nông nghiệp “hổng” kiến thức, kỹ năng sử dụng
máy và hóa chất. Phần lớn nông dân tìm hiểu kỹ thuật sử dụng máy theo kiểu “học lỏm”, do vậy những tai
nạn xảy ra gây tổn thất về vật chất như: hư hỏng máy móc thiết bị hoặc gây tai nạn cho người sử dụng
máy và những người xung quanh vẫn thường gặp ở nông thôn. Mặt khác, với thói quen tâm lý đơn giản
hóa trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức chuyên môn và kiến thức về
an toàn vệ sinh lao động. Đơn cử như khi phun thuốc trừ sâu nhiều nông dân thường bỏ qua công tác bảo
hộ như không dùng khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ... Nhiều trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu
sinh hoạt của gia đình mà không được bảo quản một cách cẩn thận, hay đang pha chế thuốc sâu cũng
châm thuốc để hút, hoặc tiện tay lau mồ hôi trên mặt, thậm chí ăn uống trong quá trình pha chế thuốc. Bên
cạnh đó, do thiếu kiến thức một số hộ nông dân sẵn sàng lạm dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng
trưởng cây trồng, vật nuôi không theo hướng dẫn, không tuân thủ thời gian cách ly… để tăng năng suất
cây trồng đã làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng mạnh. Về
lâu dài, chính người nông dân sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng các loại
hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng điện và máy móc thiếu an toàn này.
 
Cần được quan tâm đúng mức
 
Trước tình trạng này Sở NN và PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các ngành, các địa
phương tăng cường tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động cho nông dân. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ
thuật nâng cao tay nghề cho người nông dân trong trồng trọt, chăn nuôi như: hướng dẫn nông dân sử
dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, hướng dẫn vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi, hướng dẫn
vận hành, sử dụng một số loại máy móc, trang thiết bị nông nghiệp, nghề nông thôn. Trong chương trình
“hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động cho chủ sở hữu và người sử dụng máy móc, thiết bị điện, hóa chất
trong sản xuất và ngành nghề nông thôn” của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối
(Bộ NN và PTNT), từ năm 2012 đến năm 2015, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 8 lớp huấn
luyện về an toàn vệ sinh lao động cho 400 lượt người tham gia. Các đợt tập huấn đã trang bị kiến thức về
bảo đảm an toàn trong sử dụng máy kéo, máy làm đất; máy gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng; máy
thu hoạch và vận chuyển nông sản ở nông thôn; một số loại máy cố định như: máy đập lúa, máy xay xát
gạo, bơm nước, máy nghiền, trộn thức ăn gia súc… và các biện pháp xử lý tai nạn lao động trong sử dụng
máy nông nghiệp. Mặc dù vậy việc tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh
ta trong những năm qua vẫn chẳng khác gì như “muối bỏ biển” bởi ngoài chương trình này, không có nhiều
chương trình hỗ trợ khác trong việc trang bị kiến thức cho nông dân về biện pháp an toàn vệ sinh lao động
trong sản xuất giúp bà con tự cải thiện điều kiện lao động, tự bảo vệ mình khỏi tai nạn và bệnh tật trong
quá trình lao động. Có một thực tế là tai nạn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa được
thống kê, báo cáo, chưa có đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nông
nghiệp. Do vậy tai nạn lao động trong nông nghiệp nhiều khi được đánh đồng là tai nạn sinh hoạt ở nông
thôn. Công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp bị buông lỏng,
việc thanh tra, kiểm tra bị bỏ ngỏ.
 
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp tỉnh đã và đang có những chuyển biến tích cực, các vùng chuyên canh sản
xuất theo hướng hàng hóa không ngừng được mở rộng. Đây là điều kiện để người nông dân đẩy mạnh
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Để sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát
triển bền vững, công tác phổ biến kiến thức, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức về an
toàn vệ sinh lao động cho người nông dân cần được các cấp, các ngành chức năng quan tâm đúng mức.
Triển khai những giải pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, lực lượng cán bộ
chuyên môn đủ số lượng và chất lượng để hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ môi
trường sống./.

An toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp


Thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), so với các ngành khác, lao
động trong nông nghiệp là một trong số những đối tượng có nguy cơ mắc tai nạn lao động cao nhất và
đang ở mức báo động, chỉ đứng sau ngành xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
Tần suất tai nạn trong sử dụng điện là 7,99ọ, trong sử dụng máy nông nghiệp là 8,56ọ. Tức là cứ 100.000
lao động trong khu vực nông nghiệp, thì có gần 800 người bị tai nạn lao động khi sử dụng điện và 850
người bị tai nạn lao động trong sử dụng máy nông nghiệp. Cũng theo điều tra về hiện trạng lưu thông và
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy, hơn 70% số hộ nông dân mua thuốc
ở thị trường tự do; 94% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và chỉ có 19,3% có hiểu biết về độc hại
của các loại thuốc sử dụng.

Một trong những nguyên nhân khiến tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp tăng là do phần lớn lao
động  nông  nghiệp  chưa qua đào tạo nghề, họ thường làm việc theo kinh nghiệm. Nhiều người thiếu kiến
thức và kỹ năng sử dụng máy nông nghiệp. Người dân mua máy về tự học, tự làm mà không có người
hướng dẫn bài bản, do vậy đã dẫn đến những tai nạn thương tâm. Hiện nay, vấn đề an toàn lao động trong
sản xuất nông nghiệp cũng chưa được chính quyền địa phương và ngành chức năng quan tâm đúng mức;
chưa có hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện an toàn lao động cho nông
dân, cũng như chưa có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền về công tác này. Công tác
quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp ở nhiều nơi bị buông lỏng; việc thanh tra,
kiểm tra an toàn vệ sinh lao động đối với nông nghiệp và nông dân còn  bị bỏ ngỏ. Công tác thông tin,
tuyên truyền, huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên.

Thực tế cho thấy, khi lao động nông nghiệp bị tai nạn, họ vừa mất đi thu nhập, vừa đẩy kinh tế gia đình vào
hoàn cảnh khó khăn và vô hình trung số lao động bị tai nạn này đã góp phần gia tăng tỷ lệ đói nghèo ở
nông thôn.

Ðể nông dân tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất nông nghiệp, đã đến lúc, các ngành chức năng
cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong vận hành máy móc cho người nông
dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều
lượng, thời gian quy định... Về lâu dài, Nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên
cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, lực lượng cán bộ chuyên môn để hướng dẫn nông dân thực hiện những
biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao
động trong sản xuất. Tập trung đào tạo, huấn luyện kiến thức cho nông dân để vận hành máy nông nghiệp
an toàn, hiệu quả có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Các ngành, địa phương cần có biện pháp bảo đảm
an toàn cho nông dân trong sử dụng máy kéo, máy làm đất, máy gieo, cấy và chăm sóc bảo vệ cây trồng
và các biện pháp bảo đảm an toàn trong sử dụng máy thu hoạch và vận chuyển;...

You might also like