« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghề truyền thống vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi


Tóm tắt Xem thử

- 1 VNH3.TB2.641 NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI TS.
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam Với vị trí là nền công nghiệp thôn xã, từ xa xưa các nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Trong hơn hai chục năm Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nghề truyền thống vùng này đã có nhiều biến động.
- Nhiều nghề mới, mặt hàng mới, làng nghề mới hình thành góp phần to lớn về kinh tế.
- xã hội ở nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời vẫn mang nặng tính chất nông nghiệp, nông thôn với những yếu tố tích cực và hạn chế.
- Hiện nay, khái niệm về nghề truyền thống, làng nghề truyền thống còn có những ý kiến khác nhau.
- Có người coi nghề truyền thống là nghề cổ truyền, có người căn cứ vào thời gian tồn tại, số hộ theo nghề và thu nhập từ nghề so với tổng thu nhập trong làng xã nhưng cũng có người lại quan niệm ngành nghề truyền thống là ngành nghề nông thôn đã được tồn tại trong một số năm nhất định… Bài viết nhỏ này không đi sâu về mặt khái niệm mà sẽ nêu lên một số nét cơ.
- bản nhất của những nghề truyền thống vùng nông thôn ĐBSH trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, đó là những ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp có từ lâu đời và đã được mở rộng khắp vùng ĐBSH còn tồn tại đến hiện nay, bao gồm cả những ngành nghề đã được sử dụng máy móc.
- Vài nét về truyền thống.
- Theo một nhà nghiên cứu người Pháp 1 thì đến năm 1724 Việt Nam đã có hầu hết các nghề thủ công.
- thời Nguyễn cũng cho thấy sự phong phú của các phẩm thủ công ở vùng ĐBSH: Tỉnh Hà.
- 2 ngói, bút mực, hương phụ, nam sâm, mạt mía, rượu trắng, mắm ruốc 1 … Trong quá trình phát triển, các làng nghề hình thành.
- Có làng dệt sầm uất như làng La Khê (Hà Đông) chuyên dệt các loại vải, lụa, gấm, lĩnh đã có tới 300 thợ chuyên 3 … Theo Pierr Gourou, vào đầu thế kỷ XX vùng ĐBSH có 108 nghề thủ công với 215.000 thợ chia làm các nhóm nghề: dệt.
- Các nghề truyền thống đã làm nên đặc thù của vùng đất ĐBSH và dệt nên những vần thơ như: Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu Đồng Tỉnh ban thuốc Huê Cầu nhuộm thâm… Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông… Đồng nát thì về Cầu Nôm… Sau năm 1954, trong điều kiện hoà bình, các nghề thủ công truyền thống vùng ĐBSH được phục hồi và phát triển, hàng hoá rất phong phú đủ để cung cấp cho nhu cầu vốn còn hạn chế của nhân dân sau chiến tranh.
- Từ năm 1958 trở đi đến năm 1979, công cuộc cải tạo và phát triển xã hội chủ nghĩa đã chuyển các nghề truyền thống từ sản xuất tự sản, tự tiêu, thị trường tự do sang cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
- Hầu hết các cơ sở sản xuất TTCN được tổ chức vào ba loại hình sản xuất tập thể là HTX TTCN chuyên nghiệp, tổ sản xuất TTCN chuyên nghiệp và HTX nông nghiệp kiêm doanh.
- Số liệu năm 1973 cho thấy vùng ĐBSH có 1.289 HTX TTCN chuyên nghiệp với 269.725 lao động.
- Về giá trị, các nghề truyền thống đã chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương và địa phương (năm 1973, giá trị sản lượng là 356,9 triệu đồng, chiếm khoảng 50% số HTX, 53,5 tổng số lao động và 40% giá trị tổng sản lượng của TTCN miền Bắc 4.
- Năng lực thực tế còn lớn hơn nhiều nếu như thành phần cá thể TTCN không bị triệt tiêu, nhiều lao động và nghệ nhân không phải trở về với sản xuất nông nghiệp.
- Ví dụ về 36 làng nghề thuộc tỉnh Hải Hưng (nay là hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) lúc đó thì có 21 làng được tổ chức vào làm ăn tập 1.
- 3 thể dưới nhiều hình thức, 10 làng chưa có điều kiện tổ chức HTX, còn lại 5 làng không có điều kiện phát triển đã bị thất truyền… Đây là thời kỳ mà năng lực sản xuất của các nghề truyền thống bị hạn chế cao độ, nhiều nghề bị mai một đi góp phần làm cho tình trạng thiếu thốn hàng hoá tiêu dùng trở nên trầm trọng.
- Từ sau năm 1979, các nghề truyền thống vùng ĐBSH đã có sự chuyển biến.
- Cụ thể năm 1986 vùng ĐBSH có 10.044 cơ sở sản xuất TTCN với 535.500 lao động trong đó 1.526 HTX chuyên, 1.974 tổ sản xuất chuyên nghiệp và 6.001 HTX nông nghiệp kiêm doanh, chiếm trên 50% số cơ sở sản xuất TTCN miền Bắc 2.
- Năm 1986, lao động TTCN cá thể có 121.800 người.
- Giá trị sản xuất TTCN cá thể từ 9.842,2 triệu đồng năm 1979 lên 147,9 triệu đồng năm 1988 và 198,9 triệu đồng năm 1989 3.
- Mặc dù vẫn còn bị ràng buộc bởi các quan hệ do cơ chế sinh ra những các nghề truyền thống đã có sự thay đổi theo cách tăng thêm mặt hàng, tăng số lượng lao động.
- Chẳng hạn ở tỉnh Hà Sơn Bình (gồm ba tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình) vào năm 1980 các cơ sở dệt màn, vải lụa, khăn bông đã làm thêm mặt hàng tre đan xuất khẩu, thảm đay, móc sibôri, len tái sinh.
- Các cơ sở cơ khí tiêu dùng đã làm thêm hàng nhôm, nồi chảo gang, kiềng bằng phế liệu.
- Các cơ sở sơn mài làm thêm phần mộc và hàng mây song.
- Một số nơi tổ chức làm thêm mặt hàng xà phòng, nước chấm… Đến năm 1983, số nghề thủ công ở tỉnh Hà Sơn Bình đã tăng lên 150 nghề so với 124 nghề trong những năm trước đó.
- Có cuốn sách ở địa phương lúc đó còn cho rằng năm 1980 ở Hà Sơn Bình đã có 164 nghề thủ công và nghề phụ, riêng huyện Phú Xuyên có 96 nghề 4.
- Năm 1983, do nhu cầu dệt vải chéo xuất khẩu cho Liên Xô và Tiệp Khác, tỉnh có thêm 1.840 khung dệt với 2.000 lao động.
- Các cơ sở dệt tập trung ở vùng ven ông Đáy thuộc hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà nơi vốn có tới 16 cơ sở dệt truyền thống 5.
- Huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định) là một huyện chiêm trũng, vào năm có tới 16 mặt hàng xuất khẩu, trong đó có sơn mài, mành trúc, mành tăm, thảm len, hàng ren, thảm đay, thảm bẹ ngô.
- Huyện Lý Nhân trước đó chỉ có các nghề gạch, ngói, nung vôi, thêu ren, đan lát thì đến năm 1980 đã có thêmc ác nghề mới như dệt thảm len, thảm đay, thảm bẹ ngô, công cụ 1 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
- Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc.
- Suy nghĩ về nghề sơn mài ở làng Giã Thượng, tỉnh Hà Tây .
- Nghiên cứu Lịch sử số 4 -1993 5 Liên hiệp xã tiểu - thủ công nghiệp Hà Sơn Bình.
- Đề án sản xuất mặt hàng dệt kim 1983 -1985.
- 4 đạp bụi tinh dầu xuất khẩu, đưa số nghề thủ công của huyện lên 15 nghề với 74 mặt hàng.
- 226/269 xã trong tỉnh có từ 3 - 5 ngành nghề.
- Các nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã rất phát triển như: nghề làm hàng cói và đồ cói xuất khẩu gồm dệt thảm cói, chiếu se đan, đan các đồ cói bàn, cốc, thảm , đĩa, giày cói.
- Các nơi phát triển mạnh nhất Hà Nam Ninh, Thái Bình, và một phần ở Hải phòng, Hải Hưng.
- Huyện Kim Sơn, Ninh Bình có 5.000 lao động chuyên làm hàng cói.
- Huyện Xuân Thuỷ Nam Định có7.500 lao động làm hàng cói… Nghề chế biến đay phát triển mạnh ở Hải Hưng và Thái Bình.
- Năm 1980, tỉnh Hải Hưng sản xuất 685 ngàn mét khối thảm đay, nơi sản xuất nhiều nhất là huyện Khoái Châu và huyện Phù Tiên.
- Tính chung tỉnh Thái Bình có đến 300 cơ sở chế biên đay và cói…Nghề mây tre giang đan phát triển mạnh nhất vẫn là tỉnh Hà Sơn Bình, giá trị sản lượng năm 1982 đạt 39,8 triệu đồng, năm 1986 đạt 105,6 triệu đồng.
- Vùng mây giang đan tập trung ở Phú Vinh, Trung Hà (5.400 lao động), vùng mành tranh tập trung ở thị xã Hà Đông, huyện Quốc Oai và huyện Ứng Hoà.
- Ở tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam Ninh lúc đó cũng có sản xuất mây tre đan nhưng số lượng ít hơn.
- Nghề thêu phát triển mạnh ở tỉnh Hà Sơn Bình, năm 1985 đạt 6,2 ngàn bộ.
- Làng Quất Động huyện Thương Tín có 140 lao động chuyên nghiệp và 600 lao động nông nghiệp kiêm doanh làm nghề thêu… Nghề làm tranh dân gian có ở một số nơi, riêng làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh có tới 17 dòng họ làm tranh, với 50 nghệ nhân và hàng trăm lao động….
- Có thể nói các nghề thủ công truyền thống vùng ĐBSH đã được phục hồi và phát triển từ sau năm 1979 và đây là bước tập dượt để chuyển sang cơ chế thị trường sau năm 1989.
- Năm 1989, hệ thống tổ chức Liên hiệp xã Tiểu thủ công nghiệp TƯ và địa phương.
- Cùng thời điểm này, thị trường truyền thống Liên Xô và các nước Đông Âu không còn.
- Có thể nói đây là một “cú sốc” đối với các ngành nghề nông thôn nói chung.
- Bởi từ đây người sản xuất phải tự lo “đầu vào” và “đầu ra” cho sản phẩm của mình.
- Hầu hết các nghề làm các mặt hàng xuất khẩu đã bị chao đảo.
- Nhiều làng nghề, hộ thủ công đã phải chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
- Từ năm 1989 đến khoảng năm 1994 là thời gian các chủ sản xuất phải hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước và các nước phát triển mà lúc đó gọi là thị trường “khu vực II - TBCN”.
- Từ sau năm 1994 đến nay, dưới tác động của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thị trường xuất khẩu của các nghề truyền thống ngày càng mở rộng.
- Cùng với các biện pháp khôi phục và phát triển ngành nghề của nhà nước và các tỉnh, những yếu tố trên đã làm cho nghề truyền thống ở cả nước cũng như ở ĐBSH ổn định trở lại và dần dần phát triển.
- Mặc dù vẫn còn bị chi phối bởi yếu tố thị trường làm cho sản xuất không ổn định,.
- số ít nghề bị mai một đi nhưng hầu hết các nghề truyền thống trong vùng ĐBSH vần tồn tại và lan toả rộng.
- Các chỉ số về ngành nghề nông thôn ở vùng ĐBSH thường đạt cao hơn so với các vùng khác trong nước.
- Từ năm 1995 đến năm 2000, các tỉnh ĐBSH có 250 ngàn cơ sở công nghiệp địa phương so với dưới 600 ngàn cơ sở ở cả nước.
- Riêng tỉnh Hà Tây 1 có 59.395 cơ sở.
- Sau Hà Tây là tỉnh Thái Bình nơi có nhiều cơ sở công nghiệp địa phương.
- Theo Hội nghị Phát triển ngành nghề nông thôn các tỉnh phía Bắc tổ chức thán g 8- 2000, thì toàn bộ 11 tỉnh vùng ĐBSH trong số 36 tỉnh ở cả nước là điển hình về khôi phục, phát triển làng nghề.
- trong đó Hà Tây đã có hơn 99.450 cơ sở, tỉnh Bắc Ninh có tới 14.651 cơ sở, Hà Nam gần 10.860 cơ sở.
- Về số làng nghề, số liệu cho biết còn có sự khác nhau nhưng đều cho biết các tỉnh vùng ĐBSH cũng là nơi có nhiều làng nghề nhất so với cả nước và trong vùng ĐBSH, cao nhất là tỉnh Hà Tây.
- Từ 439 làng nghề năm 1995 tăng lên 731 làng năm 1998, bằng 50% số làng nghề của cả nước (khoảng 1.450 làng).
- Số liệu của đề tài KH 02 - 08 thì cho biết số làng nghề ít hơn (do xét tiêu chí làng nghề cao hơn), trong 10 năm làng nghề vùng ĐBSH tăng từ 499 lên 581 trong đó làng nghề được hiện đại hoá có 54 làng.
- Số làng nghề mất đi đã giảm từ 18 làng xuống 13 làng.
- Xem xét mạng lưới nghề và nhóm nghề chủ yếu nằm trong khu vực làng nghề ở Hà Tây vào năm 2005 cho thấy Hà Tây vẫn luôn luôn xứng đáng với danh hiệu “đất trăm nghề”.
- nghề bông len ở Trát 1 Xin vẫn dùng địa danh là tỉnh Hà Tây vì đến Hà Tây mới thuộc Hà Nội.
- Huyện Hoài Đức chiếm 1/3 số làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm của tỉnh.
- Cụm làng nghề Dương Liễu, Đức Giang, Cát Quế.
- xã Minh khai, có giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ đạt gần 80 tỷ đồng/năm (2002).
- Vào năm 2002, các làng nghề huyện Hoài Đức đã xay xát 25.000 tấn, tạo 2.000 tấn mật, nha, 14.000 tấn tinh bột, 33.000 tấn bún khô, 12.000 tấn miến dong.
- 17 Trong lịch sử, các nghề truyền thống phát triển ở địa bàn nông thôn, người sản xuất là nông dân nên trong thời kỳ CNH- HĐH các dấu ấn nông nghiệp, nông thôn vẫn rất đậm nét.
- Người nông dân vùng ĐBSH vốn rất cần cù và sáng tạo.
- Họ chính là những người thợ duy trì, lưu giữ và phát huy nghề truyền thống trong mọi hoàn cảnh, do đó nhiều nghề truyền thống còn đến ngày nay.
- Hiện tại, sản xuất vẫn ở quy mô gia đình là chủ yếu, nơi tận dụng được lao động mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em.
- Khuôn viên gia đình vừa là chỗ ở, xưởng sản xuất và là kho chứa hàng hoá.
- Người ta có thể sản xuất hàng hoá bằng những công nghệ truyền thống và tận dụng nhiều vật dụng trong nhà làm công cụ sản xuất… Những yếu tố này đã làm cho giá thành sản phẩm hạ, tiêu thụ dễ dàng với thị trường là biển người nông dân mênh mông và xuất khẩu.
- Tuy nhiên, trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập quốc tế thì những yếu tố trên lại là hạn chế đối với ngành nghề truyền thống.
- Sản xuất tại gia đình làm cho tính tuỳ tiện của người nông dân lại có ưu thế phát huy như sản xuất không có kế hoạch làm cho hàng hoá bị tồn đọng.
- Ví dụ không ít xưởng ở làng Sơn Đồng đã sản xuất tượng bằng đất sét với một cột trụ bằng gỗ xoan ở bên trong, sơn màu bên ngoài.
- Nhiều nơi đã kết hợp du lịch thăm nghề truyền thống nhưng du khách nhiều khi đã mua phải hàng nhái, hàng giả với giá đắt.
- Trải qua quá trình lịch sử các nghề truyền thống dựa trên cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thấp kém.
- Cho đến nay, cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH đã được cải thiện nhưng không đồng bộ đặc biệt đối với các làng nghề, vùng nghề làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
- Cụ thể là đường sá chật chội, cống rãnh ngập ngụa nước thải hôi thối độc hại, khói bụi… Rõ ràng nhất là các làng chế biến thực phẩm, làm đồ sừng, làm gốm, dệt… Ví dụ, nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề Thụy Ứng chủ yếu từ các lò mổ trâu, bò ở Thanh Oai (Hà Tây) và một số tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.
- Như vậy, dưới tác động của những điều kiện trong nước và quốc tế trong khoảng 20 năm nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các nghề truyền thống ở vùng nông thôn ĐBSH đã có nhiều thay đổi.
- Hầu hết các nghề truyền thống vẫn tồn tại và ngày càng được nhân rộng, nhiều làng nghề mới hình thành trên cơ sở những làng nghề cổ truyền góp phần to lớn về kinh tế.
- xã hội và là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Sự phát triển các nghề truyền thống vùng ĐBSH đã cho thấy năng lực của ngành nghề nông thôn là rất lớn và sẽ càng phát triển mạnh hơn khi có chính sách vĩ mô phù hợp.
- Trong những năm qua, chính sách kinh tế đặc biệt chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước đã làm cho ngành nghề nông thôn phát triển.
- Mặc dù còn nhiều hạn chế như phát triển một cách tự phát và gây ô nhiễm môi trường, các nghề truyền thống đã ngày càng thích ứng với cơ chế mới, cơ chế thị trường.
- ĐBSH vẫn duy trì được tính đặc trưng là một vùng có nhiều nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nhất so với cả nước góp phần giữ gìn đậm nét bản sắc Việt Nam.
- 1 Báo Nông thôn Ngày nay nguyệt san 4 -2003

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt