« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ĐỨC ANH XÂY DỰNG HỆU THỐNG THÔNG TIN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành : Điện tử viễn thông NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : NGUYỄN ĐỨC THUẬN Hà Nội – 2007 1Lời nói đầu Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử hiện đại đã được ứng dụng rất thành công trong lĩnh vực y tế nhằm chăm sóc sức khỏe con người.
- Từ trước đến nay, các thiết bị điện tử luôn là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
- Ở nước ta hiện nay, nhu cầu về trang bị các thiết bị điện tử y tế nhằm phục vụ người bệnh được tốt hơn ngày một lớn.
- Tuy nhiên các thiết bị điện tử hầu hết được nhập từ nước ngoài, các tài liệu đi kèm hầu hết chỉ là hướng dẫn sử dụng mà chưa có các tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
- Ngoài ra, các mẫu bảng biểu dữ liệu xuất ra của các thiết bị này cũng không hoàn toàn tuân theo các mẫu văn bản của nước ta.
- Ngoài ra, việc xử lý những dữ liệu thu được theo kiểu thông thường sẽ rất khó khăn cho việc tìm kiếm cũng như sao lục, thống kê, báo cáo.
- Việc lưu trữ các dữ liệu này cũng rất hạn chế.
- Ngoài ra, với mỗi bệnh nhân, với mỗi một xét nghiệm lại có một phiếu kết quả, điều này dẫn tới rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân.
- Hiện nay trên thế giới, thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc quản lý các thông tin trong bệnh viện theo cách thông thường đã được thay thế bằng Hệ thống thông tin y tế trong bệnh viện HIS (Hospital Information System).
- Hệ thống này phục vụ trực tiếp công tác quản lý và cung cấp mọi thông tin hoạt động của bệnh viện.
- Ngoài ra, hiện nay các bệnh viện đã và đang được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: máy siêu âm, X – quang, cộng hưởng từ, cắt lớp điện toán… Do đó, xuất hiện những hệ thống quản lý bằng kỹ thuật số như: Hệ thống thông tin về chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System), hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm (Laboratory Information System).
- Các hệ thống này phục vụ rất đắc lực cho công việc lưu trữ, chẩn đoán và nhất là khả năng ứng dụng trong hệ thống y tế từ xa, chia sẻ tài nguyên trong công tác nghiên cứu, đào tạo… Trong nội dung luận văn này, em chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu một phần của Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS ( Laboratory Information System), chuẩn công nghiệp dùng cho hệ thống (chuẩn HL7 cho dữ liệu văn bản), các ứng dụng và hướng phát triển của hệ thống.Ngoài ra, phần mềm S-LIS được xây dựng có khả 2năng kết nối với các thiết bị xét nghiệm, phiên bản hiện tại chỉ có khả năng kết nối với máy xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX của hãng Roche Health Care.
- Trong thời gian tới, em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy cô để có thể phát triển và hoàn thiện chương trình, kết nối được với hầu hết các thiết bị y tế hiện có ở Việt Nam.
- Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2007 Sinh viên: Nguyễn Đức Anh 4 Danh sách các hình vẽ Hình 2-1: Một phòng thí nghiệm tự động truyền thống Hình 2-2: Các thiết bị trong giải pháp cho phòng thí nghiệm Hình 2-3:Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm Hình 2-4: Sơ đồ mạng LIS kết nối HIS Hình 2-5: Sơ đồ mạng kết nối trong LIS Hình 2-6: Quy trình dữ liệu LIS Hình 2-7: Một sơ đồ kết nối vật lý hệ thống LIS Hình 4-1: Sơ đồ khối của máy phân tích huyết học tự đông SYSMEX Hình 4-2: Sơ đồ khối mạch tiền xử lý Hình 4-3: Sơ đồ khối mạch điều khiển chính Hình 5-1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quang kế Hình 5-2: Nguyên lý đếm các tế bào máu hoạt động Hình 4-3: Biểu đồ phân bố WBC Hình 6-1: Định dạng ARGOS Hình 7-1: Thiết lập thuộc tính mặc định của cổng COM Hình 7-2: Cấu hình cổng COM theo người sử dụng Hình 7-3: Lưu đồ thuật toán đón, phân tích và hiện thị dữ liệu Hình 7-4: Module chẩn đoán kết quả xét nghiệm Hình 7-5: Tạo database Hình 7-6: Đặt tên database Hình 7-7: Tạo bảng kết quả Hình 7-8: Bảng kết quả trong database Hình 7-9: Bảng kết quả xét nghiệm Hình 7-10: Lưu đô thuật toán của module tìm kiếm Hình 7-11: Tạo các query cho cơ sở dữ liệu Hình 7-12: Bảng các query Hình 7-13: Menu Tìm kiếm Hình 7-14: Hộp thoại yêu cầu nhập thông tin nếu không nhập Hình 7-15: Hộp thoại yêu cầu nhập dữ liệu khi nhập sai kiểu dữ liệu Hình 7-16: Tìm kiếm theo giá trị SID chính xác Hình 7-17: Tìm kiếm theo giải giá trị của SID Hình 7-18: Tìm kiếm theo ngày làm xét nghiệm Hình 7-19: Tìm kiếm theo giá trị kết quả xét nghiệm Hình 7-20: Chức năng In kết quả Hình 7-21: Mẫu báo cáo kết quả bệnh nhân Hình 7-22: Giao diện khởi động của S-LIS Hình 7-23: Kết quả xét nghiệm khi kết nối thiết bị Hình 7-24: Xem kết quả Hình 7-25: Tìm kiếm các SID trong khoảng từ 9 đến Hình 7-26: Kết quả tìm kiếm Danh sách các bảng biểu Bảng 2-1: Mẫu phiếu yêu cầu xét nghiệm Bảng 2-2: Mẫu phiếu trả lời kết quả Bảng 4-1: Công thức bạch cầu của một người bình thường khỏe mạnh Bảng 6-1: Định dạng kết quả ARGOS Bảng 6-2: Ý nghĩa các thành phần trạng thái Bảng 6-3: Bảng kết quả các thông số liên quan đến Bạch cầu Bảng 6-4: Bảng kết quả các thông số liên quan đến tiểu cầu Bảng 6-5: Bảng định dạng các cờ nhớ Bảng 6-6: Bảng định dạng các thông số đồ hình Bảng 6-7: Bảng định dạng các chứng thực cho bệnh nhân Danh mục các từ viết tắt HIS: Hospital Information System RIS: Radiology Information System PACS: Picture Archiving and Communication System LIS: Laboratory Information System HL7: Health Level 7 XML: Extensible Markup Language SGML: Standard Generalized Markup Language SID: Sample Identification PID: Patient Identification WBC: White Bloodcell Count RBC: Red Bloodcell Count HGB: Hemoglobin HCT: Hematocrit MCV: Mean Corpuscular Volume MCH: Mean Corpuscular Hemoglobin MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration RDW: Red Cell Distribution Width PLT: Platelet Cell MPV: Mean Platelet Volume .PCT: Plateletcrit PDW: Platelet Distribution Width LYM#: Lymphocyte number MON#: Monocyte number GRA#: Granulocyte number LYM%: Lymphocyte percent MON%: Monocyte percent GRA%: Granulocyte percent 7Phần mở đầu Hiện nay trên thế giới, thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc quản lý các thông tin trong bệnh viện theo cách thông thường đã được thay thế bằng Hệ thống thông tin y tế trong bệnh viện HIS (Hospital Information System).
- Các hệ thống này phục vụ rất đắc lực cho công việc lưu trữ, chẩn đoán và nhất là khả năng ứng dụng trong hệ thống y tế từ xa, chia sẻ tài nguyên trong công tác nghiên cứu, đào tạo… Trong nội dung luận văn này, em chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu một phần của Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS ( Laboratory Information System), chuẩn công nghiệp dùng cho hệ thống (chuẩn HL7 cho dữ liệu văn bản), các ứng dụng và hướng phát triển của hệ thống.Ngoài ra, phần mềm S-LIS được xây dựng có khả năng kết nối với các thiết bị xét nghiệm, phiên bản hiện tại chỉ có khả năng kết nối với hệ thống xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX của Roche.
- Luận văn này gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm Phần 2: Tổng quan về máy xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX Phần 3: Chương trình S-LIS 81.
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế 1.1 Khái niệm chung về hệ thống thông tin y tế Căn cứ vào hệ thống mẫu hồ sơ bệnh án dùng trong các bệnh viện, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp của việc quản lý các thông tin, các hoạt động trong từng bệnh viện nói riêng và mạng các bệnh viện nói chung.
- Có rất nhiều các thông tin cần được quản lý như: Thông tin về bệnh viện: Quản lý hồ sơ, quản lý trang thiết bị Thông tin quản lý hành chính: Quản lý đội ngũ y bác sĩ, quản lý vật tư kho tàng, quản lý tài chính….
- Phần quan trọng nhất là việc quản lý dữ liệu của hình ảnh chụp, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.
- Những hình ảnh, kết quả này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và kịp thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
- Chính vì thế, các hình ảnh chụp và kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân cần được lưu trữ cẩn thận, đầy đủ nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán đối chiếu sau này cũng như phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy.
- Để lưu trữ, quản lý các thông tin như đã nêu ở trên theo phương pháp thông thường như là việc lưu trữ trên giấy tờ, film, trong thời gian dài và số lượng lớn là rất khó khăn và tốn kém nhiều công sức.
- Để quản lý một cách hiệu quả các thông tin nêu trên, cần phải có các hệ thống lưu trữ hiện đại hơn như việc chuyển đổi sang tín hiệu điện tử để lưu trữ.
- Từ những yêu cầu thực tế đó, các hệ thống thông tin lưu trữ hiện đại đã được nghiên cứu và xây dựng lên: Hệ thống thông tin bệnh viện HIS (Hospital Information System), hệ thông thông tin chẩn đoán hình ảnh RIS (Radiology Information System), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System), hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS (Laboratory Information System).
- 1.1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện HIS Hệ thống thông tin bệnh viện HIS (Hospital Information System) là hệ thống quản lý bằng máy tính các công việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe bệnh nhân với mục đích: 9 Quản lý hồ sơ bệnh nhân, bệnh án, trang thiết bị, thuốc, quản lý vật tư, tài chính, đội ngũ y bác sỹ.
- Cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu thống kê hai chiều giữa các phòn ban, các khoa nhằm phục vụ cho người bệnh một cách tốt hơn.
- Giúp Ban giám đốc của bệnh viện theo dõi kịp thời tình hình của bệnh viện về công tác chữa bệnh, quản lý bệnh nhân.
- Hỗ trợ cho công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học tại các bệnh viện.
- Có khả năng liên kết với hệ thống thông tin của các cơ sở y tế khác như các bệnh viện trong bộ Y tế, các cơ sở y tế bên ngoài.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu về thông tin chuyên ngành y tế.
- Đánh giá hiệu quả và chi phí của bệnh viện để từ đó đề ra kế hoạch phát triển lâu dài cho bệnh viện.
- 1.1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán bằng hình ảnh RIS Các kết quả chẩn đoán sử dụng các thiết bị X – quang, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, siêu âm chẩn đoán, gamma camera, mammography… được gọi là chẩn đoán bằng hình ảnh.
- Sau khi chiếp chụp, thiết bị sẽ tạo ra ảnh số hóa để đưa đi chẩn đoán và lưu trữ.
- RIS (Radiology Information System) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho các công việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám bệnh nhân trong khoa chẩn đoán hình ảnh, để giảm chi phí quản trị và tăng khả năng chia sẻ thông tin.
- Do đó, mạng RIS quản lý hồ sơ và các thông tin quan trọng của các bệnh nhân trong khoa chẩn đoán hình ảnh, tọa các báo cáo chẩn đoán, tạo danh mục bệnh nhân mới, nơi chứa phim, chuyển phim, danh mục phòng khám.
- Mạng RIS bao gồm một hệ thống máy tính với các thiết bị ngoại vi như các đầu cuối, máy in và các máy đọc mã vạch.
- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục phim 10- Giám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt thăm khám chẩn đoán của bệnh nhân và các thiết bị chẩn đoán.
- Lập kế hoạch chẩn đoán.
- Tạo, định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán - Sắp xếp các danh mục phim - Thực hiện phân tích thanh toán một cách đúng lúc - Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kê Cả hai hệ thống thông tin HIS và RIS được điều khiển theo sự kiện, tức là khi có sự kiện xảy ra.
- HIS tự động gửi một bản tin HL7 tới RIS.
- Đồng thời, RIS phân tích bản tin này rồi cập nhật, tổ chức lại dữ liệu bệnh nhân trong cơ sở dữ liệu theo sự kiện.
- 1.1.3 Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System) ra đời nhằm đáp ứng việc xử lý, lưu trữ và phân phối, hiển thị các dữ liệu hình ảnh trong thông tin y tế.
- Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS như tên gọi của nó là thực hiện nhiệm vụ thu nhận và lưu trữ ảnh (Picture Archiving) từ những thiết bị tạo ảnh gồm X – quang, ảnh huỳnh quang số, ảnh số C – Arm, ảnh MR, ảnh siêu âm, ảnh hạt nhân… Thực hiện việc chia sẻ phân phối ảnh thông qua hệ thống truyền thông linh động để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
- Hệ thống PACS ra đời với mục đích.
- Dễ dàng truy cập tới một lượng thông tin lớn về hồ sơ và hình ảnh.
- Giảm chi phí trong việc quản lý nhân sự, lưu trữ thông tin, lỗi do con người và mất mát tài liệu.
- Đưa ra chẩn đoán một cách chính xác hơn nhờ sự kết hợp nhiều nhận định của các chuyên gia.
- Có thể hoàn thiện hơn bằng cách thêm các chức năng điều trị vào hệ thống.
- 111.1.4 Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS (Laboratory Information System) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho công việc quản trị cũng như các công tác thăm khám bệnh nhân, giảm thiểu chi phí trong khoa xét nghiệm.
- Cấu hình của mạng LIS gần giống với HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn Mạng LIS bao gồm một hệ thống máy tính với các máy xét nghiệm được coi như là các thiết bị đầu cuối, máy in và các máy đọc mã vạch.
- Hệ thống LIS được thiết kế nhằm một số mục đích sau.
- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục các xét nghiệm Giám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt xét nghiệm của bệnh nhân và các thiết bị xét ngiệm.
- 1.2 Chuẩn dữ liệu văn bản HL7 HL7 là một trong nhiều tổ chức phát triển chuẩn (SDOs) được ANSI công nhận.
- Hầu hết các tổ chức phát triển chuẩn tạo ra các chuẩn (đôi khi gọi là các specification hay các giao thức) cho một miền chăm sóc sức khỏe cụ thể ví dụ như quản lý ngành dược, các thiết bị y tế, tạo ảnh hoặc hợp đồng bảo hiểm.
- Lĩnh vực của HL7 là dữ liệu về việc khám và điều trị bệnh nhân và việc quản lý hành chính.
- Tầng 7 là tầng cao nhất của mô hình truyền thông cho việc liên kết các hệ thống mở (OSI) của tổ chức chuẩn quốc tế ISO- tầng ứng dụng.
- Tầng ứng dụng gửi đi định nghĩa về các dữ liệu được trao đổi, thời gian trao đổi và việc truyền các lỗi nhất định tới ứng dụng.
- Tầng 7 hỗ trợ các chức năng như kiểm tra an ninh, xác minh người tham gia, 12kiểm tra giá trị hiệu lực, dàn xếp các cơ chế trao đổi và quan trọng nhất là kết cấu việc trao đổi dữ liệu.
- Nhiệm vụ của HL7 là: Cung cấp các chuẩn cho việc trao đổi, quản lý và tích hợp dữ liệu hỗ trợ cho việc chăm sóc bệnh lý bệnh nhân và quản lý, phân phối, đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Đặc biệt là tạo ra các hướng tiếp cận, các chuẩn, chỉ dẫn, phương pháp và các dịch vụ liên quan linh hoạt với giá cả phải chăng cho việc thao tác trao đổi giữa các hệ thống thông tin y tế.
- Mục đích của chuẩn là thực hiện truyền thông trong các hệ thống y tế được thuận tiện và đơn giản.
- Mục tiêu chính của chuẩn là cung cấp các tiêu chuẩn cho việc chuyển đổi dữ liệu trong các ứng dụng máy tính dùng trong y tế.
- Chuẩn này là nhằm đến các yêu cầu đặc biệt của các hệ thống phòng ban và bệnh viện đã được cài đặt trước, trong đó có một số sử dụng các công nghệ hiện đại.
- Chuẩn HL7 hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống thực hiện trong môi trường kỹ thuật đa dạng.
- Là một mô hình đối tượng được tạo ra như một phần của hệ phương pháp luận phiên bản 3, RIM là một mô tả có tính hình tượng lớn của các dữ liệu về bệnh án và xác minh chu kì sống của các sự kiện mà một bản tin hoặc một nhóm các bản tin có liên quan sẽ mang.
- Đó là một mô hình chia sẻ giữa tất cả các miền và nói cho đúng nghĩa ra nó là mô hình mà từ đó tất cả các miền tạo ra bản tin của chúng.
- Đại diện rõ ràng cho các liên kết tồn tại giữa các thông tin được mang trong các trường của bản tin HL7, mô hình thông tin tham chiếu là thiết yếu đối với nhiệm vụ tăng độ chính xác và giảm chi phí thi hành.
- 1.2.1.2 Các khuôn mẫu Một khuôn mẫu HL7 là một cấu trúc dữ liệu dựa trên mô hình thông tin tham chiếu HL7 và diễn tả nội dung dữ liệu cần thiết cho một ứng dụng quản lý hay bệnh án nhất định.
- Một vài quan sát có thể rất đơn giản ví dụ như huyết áp- liên quan đến một loạt các quan sát được mong đợi như tâm thu, tâm trương, vị trí bệnh nhân, phương pháp… Những thủ tục chẩn đoán cao cấp hơn có thể liên quan đến hàng trăm mẩu thông tin liên quan bao gồm giải phẫu, định hướng, chuỗi các phép đo.
- 141.2.1.3 Từ vựng Từ rất lâu, HL7 đã nhận thức được rằng trong khi dữ liệu có thể được trao đổi giữa các hệ thống thì tính hữu dụng của nó có thể bị hạn chế nếu không có một kiến thức rõ ràng, được định nghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của dữ liệu được truyền đi.
- Bởi vì rất nhiều dữ liệu truyền đi được mã hóa hoặc là bởi HL7 hoặc là bởi các tổ chức khác nên HL7 đã bắt đầu một nỗ lực tập trung thông qua việc hình thành Uỷ ban kĩ thuật từ vựng để tổ chức và duy trì các thuật ngữ từ vựng dùng trong các bản tin của nó.
- Nhóm này đang làm việc để cung cấp một cơ cấu tổ chức và lưu trữ nhằm duy trì một vốn từ vựng đã được mã hóa mà khi dùng kết hợp với HL7 và các chuẩn có liên quan sẽ cho phép việc trao đổi các dữ liệu bệnh án và các thông tin để hệ thống gửi và hệ thống nhận có được sự hiểu biết rõ ràng, được định nghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của các dữ liệu được truyền.
- Mục đích của việc trao đổi dữ liệu bệnh án bao gồm (nhưng không hạn chế) việc cung cấp chăm sóc bệnh lý, hỗ trợ bệnh lý và nghiên cứu quản lý… 1.2.1.4 XML HL7 đã và đang làm việc tích cực với công nghệ XML kể từ khi hình thành nhóm quan tâm đặc biệt SGML/XML vào tháng 9 năm 1996.
- Vào năm 1999, HL7 đã tán thành việc giới thiệu sử dụng XML như là một cú pháp có thể lựa chọn cho các bản tin HL7 phiên bản 2.3.1.
- 1.2.1.5 Version 3.0 Cho phép rất nhiều tùy chọn và vì thế rất linh hoạt, các bản tin phiên bản 2.x được sử dụng rộng rãi và rất thành công.
- Những bản tin này tiến hóa qua nhiều năm sử dụng một hướng tiếp cận “bottom-up” nhằm vào các nhu cầu của từng cá 15nhân thông qua một phương pháp luận ad-hoc.
- Các dữ liệu mà HL7 dịch chuyển và mối quan hệ của dữ liệu đó với các dữ liệu khác không không được xem xét theo dõi một cách nhất quán.
- Nó chứa rất nhiều đoạn dữ liệu và nguyên tố dữ liệu tuỳ chọn, khiến nó dễ dàng thích ứng với hầu hết các ứng dụng.
- Phiên bản 3 giải quyết vấn đề này và một số vấn đề khác bằng cách sử dụng một hệ phương pháp luận được định nghĩa tốt dựa trên một mô hình thông tin tham chiếu.
- Sử dụng các kĩ thuật xây dựng bản tin và kĩ thuật phân tích nghiêm ngặt và kết hợp chặt chẽ với nhiều sự kiện kích hoạt hơn và các bản tin được định dạng với rất ít sự tuỳ chọn, mục đích cơ bản của HL7 ở phiên bản 3 là đưa ra một chuẩn được định nghĩa và có thể kiểm tra được đồng thời cung cấp khả năng chứng thực tính thích ứng của nhà cung cấp.
- Phiên bản 3 dùng một phương pháp phát triển hướng đối tượng và một mô hình thông tin tham chiếu để tạo ra các bản tin.
- Mô hình thông tin tham chiếu là một phần thiết yếu của phương pháp phát triển HL7 phiên bản 3 vì nó cung cấp một mô tả rõ ràng các liên kết về mặt từ vựng và ngữ nghĩa tồn tại giữa các thông tin chứa trong các trường của các bản tin HL7.
- Quản trị bệnh nhân: Cơ chế tạo và thành phần chi tiết của các bản tin liên quan đến quá trình nhập xuất, chuyển viện của bệnh nhân.
- 16- Nhập y lệnh: Cấu trúc của bản tin khi có y lệnh như theo dõi các dấu hiện sống, yêu cầu xét nghiệm, chụp chiếu.
- Các y lệnh thường có liên quan mật thiết với từng bệnh nhân.
- Quản trị tài chính: Mô tả các bản tin tài chính giữa các ứng dụng như viện phí, bảo hiểm.
- Các tập tin tham khảo: Các bản tin nhằm đồng bộ các tập tin tham khảo như tập tin về các bác sĩ, người sử dụng.
- Các bản tin này nhằm đảm bảo môi trường đồng nhất giữa các ứng dụng.
- Bệnh án và quản trị tài liệu: Cấu trúc mô tả các bản tin khi cần tạo các bệnh án hoặc tài liệu liên quan tới quá trình điều trị bệnh nhân.
- Lập lịch: Mô tả các bản tin nhằm kết nối các sự kiện liên quan tới quá trình lập lịch, sử dụng dịch vụ như thăm khám, chiếu chụp..
- Chuyển viện: Mô tả các bản tin cần tuân thủ khi bệnh nhân chuyển viện.
- Chăm sóc bệnh nhân: Các bản tin phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
- 1.2.3 Định nghĩa trong bản tin HL7 1.2.3.1 Bản tin (Message) Một bản tin là một khối các phần tử dữ liệu được truyền giữa các hệ thống trong một lượt truyền.
- Bản tin bao gồm một nhóm các đoạn được sắp xếp theo thứ tự đã định nghĩa.
- Mỗi bản tin có một kiểu riêng và một sự kiện khởi đầu riêng.
- 1.2.3.2 Đoạn (Segment) Một đoạn là một nhóm logic các trường dữ liệu.
- Các đoạn bản tin có thể là phải bắt buộc hoặc tùy chọn.
- Chúng có thể chỉ xuất hiện một lần trong bản tin hoặc có thể lặp lại.
- Mỗi đoạn trong bản tin được đặt tên và được xácđịnh bằng ID của đoạn.
- Ví dụ PID là đoạn mã bệnh nhân, PV1 là đoạn thân nhân bệnh nhân… 1.2.3.3 Trường (Field)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt