« Home « Kết quả tìm kiếm

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Tóm tắt Xem thử

- CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜIMÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCVÀ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOMÃ SỐ: 0991050 PHẦN 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG VỤ CÔNG CHỨC Câu 1: Bản chất nhà nước là gì? Trình bày bản chất của nhà nướcCHXHCNVN.
- Các đặc trưng của nhà nước là gì ? Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp,một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lýđặc biệt để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội và phục vụnhững nhu cầu thiết yếu cảu đời sống cộng đồng.Bản chất của nhà nước thể hiện ở 2 tính chất: 1.Tính giai cấp Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở những đặc trưng sau:-NN là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền.-NN là công cụ để thực hiện, củng cố, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấpthống trị trong xã hội.
- 2.Tính xã hội - NN phải dung hoà lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nhằm bảo vệ lợiích chung của cả cộng đồng.- NN đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược phát triển của đất nướctrong từng giai đoạn và tổ chức thực hiện.- NN giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.- NN giữ gìn và phát triển những tài sản văn hoá tinh thần chung của xã hội, nhữnggiá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Là nhà nước mang tính nhân dân và tính dân tộc.-Là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, hoạt động theo đướng lối vàquan điểm của đảng cộng sản.-NN CHXHCNVN có tính xã hội rộng rãi-NN thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
- Các đặc trưng cơ bản của NN - NN thiết lập một hệ thống cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chếđối với mọi thành viên trong xã hội (quyền lực công cộng đặc biệt.
- NN phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính, thiết lập quyền lựctên các đơn vị đó,quản lý dân cư theo đơn vị hành chính-lãnh thổ- NN đại diện chính thức cho toàn xã hội trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia.- NN có quyền ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thựchiện.- NN có quyền phát hành tiền, có quyền quy định và thu các loại thuế để tạo nguồnngân sách cho nhà nước.
- Câu 2: Giải thích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nướcCHXHCN Việt Nam?1.Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà nước CHXHCN.
- Nhà nước pháp quyền XHCN tạo ra những điều kiện và phương tiện cho nhân dân tham giavào quản lý nhà nước và quản lý xã hội thông qua các hình thức trực tiếp và giántiếp như sau.
- Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước : Người lao động có thể thamgia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quannày - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là cácviên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước.
- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đángthay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương.
- Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội : Thông qua các hoạt động củacác tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy.Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sởnhư hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệsinh môi trường.+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân là một hình thức có ýnghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.
- 2.Nguyên tắc nhà nước CHXHCN VN chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
- -Đảng lãnh đạo nhà nước trước hết thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh cươnglĩnh, chiến lược, định ra các chủ trương, chính sách cho hoạt động của nhà nước và toàn xã hội.-Văn kiện Đại hội cũng nêu rõ: “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước.
- trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nướctrong quản lý đất nước và xã hội”.-Ðảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách của Ðảng.
- Từ đó, khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cựctrong công tác lãnh đạo.-Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân.
- Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sởbảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhândân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.-Đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính, Ðảngkhông nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước.
- Tuy nhiên, để bảo đảm hiệuquả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.
- 3.Nguyên tắc tập trung dân chủ -Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dânchủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộngdân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.-Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối vớinhững vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất.
- Sự tập trung đó bảo đảm chocơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết địnhcủa trung ương.
- Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.-Bộ máy nhà nước pháp quyền XHCn bao gồm 3 cơ quan.
- Quốc hội thực hiện quyền lập pháp+ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp+ Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.Hoạt động của các cơ quan này theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nhưng ở mỗi cơ quan nguyên tắc này được thể hiện khác nhau.
- 4.Nguyên tắc pháp chế.
- -Pháp chề là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh cácquan hệ xã hội là cơ sở cho một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thựchiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, của các cơ quanđơn vị, tổ chức và đối với nhân dân.
- -Pháp chế XHCN là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước,là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội, là nguyên tắc trong xử sựcủa công dân.-Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời và có hệ thống.Các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.-Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước có mối quan hệ biệnchứng,thực hiện tốt các nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cho nhà nước ta là “nhànước pháp quyền XHCN, của dân, do dân và vì dân”.
- Câu 3: Tại sao nói nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trịXHCN? Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị:+ Nhà nước là tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị.
- Nhà nướcquản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,chính trị, xã hội và có những phương tiện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.+ Nhà nước là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp nhân dân trongxã hội+ Nhà nước sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã hội, thực hiệncác chính sách của Đảng và Nhà nước.+ Nhà nước là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia.
- là tổ chức duy nhất đượccoi là chủ thể của công pháp quốc tế.+ Nhà nước là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội, thông quađó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.+ Kể cả sự lãnh đạo của Đảng cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật do nhànước quy định.+ Nhà nước là trung tâm hệ thống chính trị còn ĐCSVN là hạt nhân lãnh đạo hệthống chính trị.
- Câu 4: Trình bày và giải thích các tính chất chủ yếu của nền hành chính nhànước CHXHCN Việt Nam? 1.Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị :Hành chính phụ thuộc vào chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Nhiệm vụ chínhtrị là nhiệm vụ định hướng cho sự phát triển XH, đưa ra đường lối, chính sách.Chính trị biểu hiện ý chí nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
- nhiệm vụhành chính là tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.2.Tính pháp luật:Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức XH, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ cácmệnh lệnh hành chính.
- Nền hành chính nhà nước lấy phục vụ công vụ và công dân là công việc hằng ngàycho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục để thỏa mãn nhucầu hằng ngày của nhân dân, của xã hội.
- và phải ổn định để đảm bảo hoạt độngkhông bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị xã hội nào.
- Nhà nước là một sản phẩm XH, đời sống xã hội biến chuyển không ngừng .
- Do đó,nền hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội trongtừng thời kỳ, phải phù hợp với xu thế chung của thời đại.4.Tính chuyên môn hóa và nghiệp vụ caoQuản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao vì đây lànghiệp vụ của một nhà nước và một nền hành chính khoa học, văn minh, hiện đại.Quản lý hành chính nhà nước được coi là một nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo.Với các công chức nhà nước không chỉ có chuyên môn sâu mà phải có kiến thứcrộng trên nhiều lĩnh vực.tính chuyên môn hóa nghề ngiệp ở trình độ cao là sơ sở đểđảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạch định chính sách và chương trình dàihạn.5.Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.Hành chính nhà nước là hệ thống thông suốt từ trung ương tới địa phương.
- Tính thứ bậc chặt chẽđòi hỏi cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.Bên chạnh tính thứ bậc chặt chẽ, mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phảisát dân, sát cơ sở, phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt.6.Tính không vụ lợi.Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, lợi ích của công dân,không theo đuổi mục đích lợi nhuận.
- các cơ quan, công chức phải thể hiện tínhcông tâm, trong sạch, liêm khiết theo lời Bác dạy “cần, kiệm, liêm, chính, chí côngvô tư”.7.Tính nhân đạo.Bản chất nhà nước là của dân, do dân, vì dân.
- Các cơ quan hành chính và công chức không được quan lieu, độc đoán, cửa quyền, gây phiền hà cho dân, không đòi hối lộ, không tham nhũng.
- Ngoài ra còn có tính dân chủ (hoạt dộng quản lý nhà nước làm sao để nhân dân khăn.-Nhà nước có chính sách để người lao động được đào tạo khi ra trường có việc làm phù hợp với trình độ và được trả công xứng đáng để tạo động lực cho sự phát triểnGD-ĐT.
- Câu 5: Trình bày các giải pháp nhằm hạn chế yếu kém trong giáo dục về mấtcân đối trong đào tạo về trình độ, ngành nghề, vùng miền? -Trường cần xây dựng cơ chế liên kết với tỉnh, thành phố để biết rõ nhu cầu thực tếvề trình độ, chuyên môn của người lao động trong tương lai của địa phương và cókế hoạch đào tạo cho phù hợp.-Bộ có chính sách hỗ trợ cho các trường có số sinh viên hưởng chế độ chính sách,trợ cấp xã hội lớn.
- đổi mới cơ chế quản lý của ngành đối với các cơ sở đàotạo…-Cải cách ngay cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng gắn kết giáo dục phổthông và giáo dục nghề nghiệp, khắc phục những lệch lạc có tính chất hệ thốnghiện tại-Trên cơ sở mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho địa phương và cơ sở, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng các Bộ và các tổ chức có liên quan xây dựng đường lối chiến lược,chính sách phát triển dài hạn .
- Câu 6: Các giải pháp của giáo dục và đào tạo để thực hiện công bằng xã hộitrong giáo dục .
- -Nhà nước tập trung đầu tư về CSVC, cán bộ giàng dạy cho các vùng khó khăn,vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về pháttriển giáo dục giữa các vùng, miền.-Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tương cử tuyển.-Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở).
- Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sáchưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số.-Ðặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, học sinh cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loạiquỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.-Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do cá nhân/ tổ chức trong hay ngoàinước tài trợ cho những người học có thành tích tốt, người học có hoàn cảnh đặc biệt.-Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào các quyếtsách liên quan đến giáo dục như chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, chươngtrình, sách giáo khoa, cải tiến thi cử….
- khuyến khích người có trình độ tham giaviết sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tham gia giảng dạy theo các hình thức chínhquy và không chính quy-Người làm việc trong các cơ sở ngoài công lập, người có công với giáo dục dướinhiều hình thức khác nhau cũng được nhà nước xét tặng các huân huy chương vàdanh hiệu các loại, được hưởng tiền thưởng từ ngân sách nhà nước.-Nhà nước điều tiết ngân sách và điểm chuẩn thi tuyển theo hướng ưu tiên cho cácvùng khó khăn, vùng giáo dục kém phát triển, thành phần nghèo đi học, nâng caothêm tính bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và dạy nghề ở các cấp học, bậchọc.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt