You are on page 1of 5

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý

nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương hiện nay

 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã và đang tạo
ra nhiều cơ hội cho
sự phát triển bền vững về mọi mặt kinh tế-xã hội; văn hoá; khoa
học-công nghệ; giáo
dục;… ở nước ta. Những thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã
đạt được là không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và lẫn tinh thần cho nhân dân;
khả năng sử dụng và
tiếp cận khoa học-công nghệ cao tiên tiến và hiện đại từ các nước
phát triển đáp ứng
các yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu của xã hội công dân (xã
hội dân sự);… là
những yếu tố và động lực thúc đẩy, xây dựng nền tảng vững chắc
của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ vững an ninh chính trị và
trật tự, an toàn xã hội.
Song, những thách thức luôn tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ,
đòi hỏi Nhà nước ta
phải không ngừng cải cách, hoàn thiện toàn diện về thể chế, tổ
chức bộ máy và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Việc ứng
dụng khoa học công
nghệ, kỹ thuật hiện đại nếu không được quản lý tốt sẽ là những
nguy cơ làm nảy sinh
tiêu cực, gian lận, vi phạm đến an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội; quyền và lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.
Thực trạng những vi phạm về sử dụng công nghệ-thông tin
đã gây ra những bất
ổn trong công tác quản lý nhà nước như: tin nhắn và thư rác nhằm
mục đích lừa đảo;
phá trang Web-cổng thông tin chính thức của Bộ Y tế, Bộ giáo
dục;… cho đến những
ảnh hưởng của tần số thu, phát sóng của các tổng đài quan trọng
vì mục đích cá nhân,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động truyền dẫn tín hiệu phục
vụ mục đích an
ninh, quốc phòng, thậm chí ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị,
trật tự, an toàn xã
1
hội, truyền thống văn hoá, và hoạt động của các tổ chức kinh
doanh, công dân trong
xã hội. Điều này cho thấy, sự bất cập giữa thể chế pháp luật và
kinh tế thị trường;
quản lý và chuyên môn; giữa năng lực và phẩm chất đội ngũ cán
bộ, công chức;…
còn mang tính hình thức, mâu thuẫn và chưa đồng bộ. Mặt khác,
tình trạng buông
lỏng quản lý ở địa phương đã tạo ra những hệ luỵ dây truyền nảy
sinh các hành vi vi
phạm, làm cho tình hình sử dụng trái phép, sai phép,… các thiết
bị, kỹ thuật thu-phát
tần số ngày càng trở nên phức tạp.
1

Từ những lý do trên và những hạn chế nhất định của bản


thân, tiểu luận lựa
chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở
địa phương hiện nay”
làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
II. MIÊU TẢ VẤN ĐỀ
Lĩnh vực thông tin và truyền thông là một lĩnh vực rộng có
nhiều nội dung
phức tạp như: bưu chính, xuất bản, công nghệ, thông tin,… Mỗi
lĩnh vực có phạm vi
rộng trong đời sống và trong hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy,
trong phạm vi có
hạn, tiểu luận lựa chọn và giới hạn trong phạm vi: “xử phạt vi
phạm hành chính trong
sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện của công dân, qua thực
tiễn ở Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Điện Biên” làm cơ sở để xác định nội dung tình
huống quản lý nhà
nước về thông tin và truyền thông. Cụ thể tình huống xảy ra từ
thực tiễn công tác của
bản thân như sau:
“Trên cơ sở Công văn của Trung tâm tần số vô tuyến điện-
Cục tần số vô tuyến
điện số 77 ngày 05/08/2008 gửi Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Điện Biên báo
cáo về việc vi phạm quy định pháp luật về tần số vô tuyến điện
của quán ăn Sông

2
Quê Hương, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
không có giấy phép.
Ngày 12/08/2008 Sở Thông tin và Truyền thông ra Quyết định số
15/QĐ-STTTT-
Ttra, thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong quản lý,
sử dụng tần số và
thiết bị phát sóng vô tuyến điện tại quán Sông Quê Hương. Theo
Báo cáo thanh tra số
45/BC-Ttra, kết quả thanh tra đột xuất về việc sử dụng tần số vô
tuyến điện tại quán
Sông Quê Hương-số…, Phường…., Thành phố Điện Biên không
phát hiện được thiết
bị thu phát sóng vô tuyến điện nào, chỉ dựa vào lời khai của đại
diện chủ quán, ông
Nguyễn Thanh Thế: “…tại quán trước đây có sử dụng 02 thiết bị
phát sóng vô tuyến
điện (không rõ loại máy, hiệu máy) để trao đổi thông tin nội bộ,
phục vụ món ăn cho
khách trong phạm vi quán và hiện nay không còn sử dụng nữa”.
Trong Báo cáo kết
luận thanh tra, đoàn thanh tra đã ra kết luận: Quán ăn Sông Quê
Hương vi phạm sử
dụng thiết bị vô tuyến điện mà không có giấy phép, và thống nhất
mức xử phạt mỗi
máy là 1.250.000 đồng x 2 máy = 2.500.000 đồng, tiến hành thu
giữ 01 giấy phép
kinh doanh của chủ quán. Sau đó Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Điện
2

Biên ban hành Kết luận số 190 về thanh tra đột xuất việc chấp
hành pháp luật trong
quản lý, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện với nội
dung: “…tại quán
Sông Quê Hương có trang bị và sử dụng 02 thiết bị phát sóng vô
tuyến điện để phục
vụ thông tin nội bộ trong quán trên tần số 457,200 MHz không có
giấy phép sử dụng
tần số đúng theo quy định và mức phạt là 1.250.000 đồng cho
mỗi máy”. Ngày
01/09/2008 Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ra
Quyết định số 29/QĐ-

3
XPHC-TTTT xử phạt vi phạm hành chính về thông tin và truyền
thông đối với quán
ăn Sông Quê Hương. Trên cơ sở Quyết định này, Thanh tra Sở
Thông tin và Truyền
thông đã ba lần giử giấy báo về việc giải quyết công việc có liên
quan đến cuộc thanh
tra tần số vô tuyến điện cho bà Nguyễn Thị Kim Nga (chủ quán):
Giấy báo số 74/Ttra
ngày 04/9/2008; Giấy báo số 80 Ttra ngày 22/9/2008 và giấy báo
số 89/Ttra ngày
13/10/2008, nhưng bà Nga không đến để giải quyết theo yêu cầu
của cơ quan thanh
tra. Ngày 27/10/2008 Thanh tra tỉnh Điện Biên ban hành Quyết
định số 55 cưỡng chế
thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thông tin và
truyền thông đối với
chủ quán ăn Sông Quê Hương, với phương thức khấu trừ tiền từ
tài khoản của chủ
quán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Điện Biên”.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Qua tình huống trên cho chúng ta thấy, nhiều vấn đề đặt
ra từ phía cơ quan
quản lý nhà nước và cả người sử dụng thiết bị thu-phát tần số vô
tuyến điện không
phép và hậu quả của các hành vi đó đối với quản lý nhà nước ở
địa phương và xã hội.
Vấn đề đặt ra đối với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên:
Tại sao các quyết
định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không
được chủ quán tuân thủ,
chấp hành ? Phải chăng, năng lực của thanh tra viên và vấn đề tổ
chức thanh tra, quyết
định giải quyết công việc; quyết định xử phạt vi phạm hành
chính… với người vi phạm
còn chưa hợp lý và hợp tình ? Đối với chủ quán Sông Quê Hương
đã thực hiện tốt
nghĩa vụ của một công dân trước pháp luật hay không ?... là
những câu hỏi cần phải
giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những hạn
chế nhất định trong
hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực sử dụng tần số vô tuyến
điện ở tỉnh Điện Biên.
Về cơ bản có thể thấy:

4
TẢI VÊ BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY:
http://123doc.org/document/4331995-tieu-luan-tinh-huong-quan-
ly-nha-nuoc-ngach-chuyen-vien-quan-ly-nha-nuoc-ve-thong-tin-va-
truyen-thong-o-dia-phuong-hien-nay.htm

You might also like