« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểm soát quyền lực nhà nước


Tóm tắt Xem thử

- Quyền lực của nhà nước là quyền lực công của xã hội được chế định bằng pháp luật, do giai cấp có thế lực nhất trong xã hội nắm giữ để thực hiệnlợi ích của giai cấp mình trên cơ sở thực hiện ở mức độ nhất định lợi ích của cánhân và xã hội.
- Theo lý thuyết, mọi quyền lực phải được giám sát, nếu không,quyền lực trở thành tuyệt đối, ngày một bành trướng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một xã hội.
- Quyền lực không bị giám sát thì dễ xảy ra các tệ nạnnhư độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạm quyền, tiếm quyền, v.v…Để giám sát và hạn chế quyền lực, phải thực hành dân chủ: cơ chế hoạtđộng của bộ máy chính quyền phải công khai, minh bạch (nhất là chi tiêucông), có sự giám sát của dân, của doanh nghiệp, sự giám sát của các tổ chứcxã hội dân sự (các hội, hiệp hội nghề nghiệp).
- Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội là một trongnhững giải pháp cấp thiết nhằm thực hiện quyền dân chủ, tự do của nhân dân.Hơn thế, ở Việt Nam, đó còn là giải pháp quan trọng nhằm góp phần đổi mớisự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nướcvà nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.Ở nước ta hiện nay, những quy định pháp luật cũng như cơ chế pháp lýđảm bảo cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội vẫncòn thiếu, chưa đầy đủ và đồng bộ.
- Một trong những phương hướng quan trọngnhằm xây dựng vững chắc cơ chế pháp lý và tăng cường hoạt động giám sátcủa nhân dân phải gắn chặt với việc tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng thuộc bộ máy đảng và nhà nước.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Mỹ Mỹ được coi là nước điển hình với mô hình cộng hòa tổng thống ápdụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân lập.
- Kiểm soát quyền lựcnhà nước được thiết kế và thực hiện bởi các cơ quan chủ yếu sau: Hạn chế phạm vi quyền lực nhà nước bằng Hiến pháp và các đạo luật Hiến pháp Mỹ là cơ sở để thiết lập nên cấu trúc nhà nước theo nguyêntắc quyền lực hạn chế.
- Với nguyên tắc này quyền lực nhà nước bị hạn chế bởicác quyền và tự do của người dân.
- Người dân chỉ trao cho nhà nước một số quyền nhất định, đồng thời giữ lại cho mình những quyền còn lại, mà quyềnquan trọng nhất là quyền thay đổi chính phủ.
- Do vậy, hoạt động của nhà nước phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền đã được người dân nhất trí.
- Nhà nước hạnchế đảm bảo cho công dân quyền chống lại và quyền tiếp cận đối với nhà nướctrong những điều kiện nhất định.
- Điều này không chỉ bao hàm quyền bầucử mà còn là quyền bất đồng chính kiến.Hiến pháp trao quyền lực nhất định cho nhà nước, đồng thời kiềm chếnhà nước trong việc thực hiện các quyền này.
- Điều này được thể hiện trước hếttrong các nguyên tắc chính của Hiến pháp: phân chia quyền lực và kiềm chế -đối trọng, chế độ liên bang, chính phủ hạn chế và xét duyệt tư pháp.
- Ngoài ra, giới hạn nhiệm kỳ cũng giúp ngăn cản bất cứ một nhân vật haynhánh quyền lực nào trở nên quá mạnh.
- Ví dụ, Hạ viện do dân bầu có nhiệm kỳ2 năm, Thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, và cứ 2 năm thì thay 1/3 số đại biểu;Tổng thống do cử tri đoàn bầu với nhiệm kỳ 4 năm.
- các thẩm phán của tòa ántối cao có nhiệm kỳ suốt đời, được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phêchuẩn.
- Tất cả những quy định được thiết lập nhằm trao cho các quan chứcchính trị các lợi ích khác nhau để chống lại sự can thiệp thái quá từ các quanchức khác.Pháp luật có vị trí tối cao, là công cụ quan trọng để điều chỉnh các quanhệ của nhà nước cũng như xã hội.
- Pháp luật không loại trừ một ainếu người đó vi phạm, kể cả Tổng thống.
- Cơ chế kiểm soát trong bộ máy nhà nước Tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ đặc trưng bởi cơ chế phân quyền triệt để.Sự phân quyền được thiết lập theo ba chiều: 1) sự phân quyền giữa các nhánhquyền lực của nhà nước trung ương.
- 2) sự phân chia quyền lực theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng một vấnđề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan.
- Sự phân quyền theochiều cạnh thứ hai thường được gọi là cơ chế kiềm chế và cân bằng quyền lực.Về cơ bản, đây là một cơ chế nằm ngay bên trong nhà nước để nhà nước tựkiểm soát mình.Lập pháp có nhiệm vụ kiểm soát hành pháp.
- Nhiệm vụ này được thựchiện thông qua các ủy ban xác định.
- Ngoài ra, quá trình phân bổ ngân sáchhàng năm đã trao cho Quốc hội quyền yêu cầu Chính phủ cho biết họ đang làmgì để yêu cầu họ phải làm những gì.
- Từ đó, Quốc hội có thể quyết định cấp tiềnhay thu hồi tiền đối với một hoạt động nào của Chính phủ.
- Giúp Quốc hội giámsát còn có cơ quan Tổng kiểm toán do Quốc hội thành lập.
- Quốc hội sử dụngcơ quan này để kiểm tra các chương trình của Chính phủ và các bộ của chínhquyền trung ương.
- Mặt khác, Quốc hội cũng có quyền điều tra.
- NếuQuốc hội hay một Ủy ban của Quốc hội nhận thấy có vấn đề nào đó đã đượcChính phủ thực hiện không đúng thì Quốc hội sẽ tiến hành điều tra.
- Nhánh lập pháp còn có nhiệm vụ đặc biệt là giám sát người đứng đầuhành pháp hoặc Tổng thống.
- Nếu nhánh lập pháp thấy rằng Tổng thống đãhành động theo cách họ không tán thành, họ có thể khởi xướng thủ tục luận tội.Quốc hội cũng có quyền tư pháp nhất định.
- Tổng thống Nixonđã phải bỏ tham gia tranh cử lần 2 khi đối mặt với khả năng chắc chắn sẽ bịluận tội.
- Bất chấp những khó khăn và thủ tục phức tạp tại Quốc hội, luận tộivẫn là một quyền lực tối cao của nhánh lập pháp.
- Quốc hội được thiết kế thành 2 viện có quyền lực gần như cân bằngnhau.
- Thiết kế này được đưa ra với mục đích là tạo ra sự kiềm chế, giám sát lẫnnhau trong Quốc hội để đề phòng khả năng vội vàng, thiếu cẩn trọng khi thôngqua một đạo luật.
- Giảm thiểu những sai lầm có thể của một đạo luật.Hành pháp kiểm soát lập pháp: Tổng thống tác động tới luật pháp thôngqua quyền phủ quyết và thông qua việc đề xuất dự luật.
- Kết quả có thể là mộtdự luật thỏa hiệp mà Tổng thống không phủ quyết.
- Nếu một đạo luật bị Tổngthống phủ quyết, Quốc hội có thể vượt qua sự phủ quyết của Tổng thống với2/3 số phiếu ủng hộ ở mỗi viện.
- Bằng cơ chế phủ quyết này, tính đại diện lợiích, tính đồng thuận xã hội của mỗi một đạo luật được tăng lên, tiệm cận với lợiích chung của xã hội.Trong Chính phủ có hệ thống ủy ban điều tiết, chủ tịch ủy ban do Tổngthống chỉ định và bổ nhiệm, nhưng các ủy ban tương đối độc lập với các nhánhcủa nhà nước.
- Các ủy ban này cũng mang tính chất lưỡng đảng (thành viên củanó đến từ hai đảng) và có tính độc lập tương đối với vị trí của Tổng thống.Tổng thống không có quyền phủ quyết các hành động của họ.
- Việc thành lậpcác ủy ban này do Quốc hội và Tổng thống cho rằng, một số bộ phận của nềnkinh tế đòi hỏi phải có sự kiểm soát những vấn đề phức tạp mang tính chuyênmôn mà Quốc hội không có khả năng thực hiện.
- Đây là những ủy ban độc lậpvì các quyết định thường xuất phát từ năng lực chuyên môn của các ủy viên.Tuy nhiên, tính độc lập này cũng bao hàm hạn chế về khả năng kiểm soátchúng.
- Các ủy ban thường phải chịu áp lực từ các nhóm lợi ích mà chúng cótrách nhiệm điều tiết, thay vì phải điều tiết đôi khi họ lại thương lượng với cácnhóm điều tiết nếu thiếu sự kiểm soát từ Chính phủ.Tư pháp bao gồm một hệ thống cấp bậc các quan tòa do cơ quan hành pháp bổ nhiệm và được sự chấp thuận của lập pháp.
- Cơ quan tư pháp có nhiệmvụ kiềm chế và đối trọng đối với hai nhánh quyền lực còn lại.
- Đối với cơ quanlập pháp, nhánh tư pháp căn cứ vào Hiến pháp để tuyên bố một đạo luật nào đóđã được Quốc hội thông qua là trái với Hiến pháp, và đạo luật đó sẽ bị vô hiệu.Trong trường hợp có hai đạo luật cùng quy định về một vấn đề mà mâu thuẫnnhau thì cơ quan tư pháp có quyền tuyên bố bãi bỏ một trong hai đạo luật

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt