« Home « Kết quả tìm kiếm

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


Tóm tắt Xem thử

- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC – NHÌN LẠI 5 NĂM .
- CÁC ƯUTIÊN VÀ TẦM NHÌN 2020Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, 20 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cónhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, bắt đầu từ Nghịquyết Trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995, rồi Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đạihội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm củaxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có nhiều nghị quyết ra nhiều chủtrương, quan điểm về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước nhằm đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kết quả đạt được của cải cách hành chính trong 5 năm quaThực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước công cuộc cải cách hành chính đã đạtđược những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
- Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 4 lĩnh vựcchủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công,từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quátrình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước.
- Có thể đánh giá chung về kết quả của cải cách hành chính nhànước trong 5 năm qua như sau:1.1 Hệ thống thể chế pháp luật từng bước được đổi mới và hoàn thiện, góp phần xây dựng thể chế kinh tếthị trường định hướng XHCN, bảo đảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dânVề cơ bản, các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển nền kinh tế tập trung quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá, thông qua gần 100 vănbản luật, pháp lệnh ban hành 5 năm qua đã tạo dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho các thành phần kinh tế,cho người dân làm ăn và sinh sống.Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, về công chức, công vụđược chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này.Cơ sở pháp lý phân biệt quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hoá,phân công, phân cấp đã hình thành và từng bước được bổ sung, hoàn thiện.
- Thủ tục hành chính trên các lĩnhvực được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng lắp, bao gồm thủ tụchành chính trong quan hệ với dân, với doanh nghiệp và quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước vớinhau.Cùng với các thể chế kinh tế, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về bảo đảm và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, dân chủ hoá đời sống xã hội đã có bước tiến dài, góp phần quan trọng vào ổn định xã hội, khaithác và phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.1.2.
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh từngbước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong kink tế thị trườngChính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vicả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chứcnăng đích thực của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chínhsách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
- Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chứcnăng, nhiệm vụ.
- Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất là trong các lĩnh vực ngân sách, tàichính, biên chế, đầu tư, đất đai, y tế, giáo dục v.v… Trên cơ sở điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý của cáccơ quan hành chính nhà nước, phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và chính quyềnđịa phương với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xoá bỏ chếđộ chủ quản đối với doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắpxếp tinh gọn, hợp lý hơn Đồng thời với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từng bước làm rõ phạm vi và nội dung chức năng quảnlý nhà nước trên các lĩnh vực, trong những năm qua, đã tiến hành nhiều đợt sắp xếp, điều chỉnh lại tổ chức bộmáy các cơ quan hành chính nhà nước.Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu tổ chức Chính phủ được điềuchỉnh, thu gọn.
- Bước vào thời kỳ đổi mới (1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến Đại hội IX còn48, vào thời điểm hiện nay còn 38 (26 bộ, cơ quan ngang bộ, 12 cơ quan thuộc Chính phủ).
- cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đầumối các phòng ban chức năng.Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng có bước điều chỉnh theohướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịchvụ công.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lênCông tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua được quan tâm triển khai trên diệnrộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực.
- Năm 1986, số lượng cán bộ,công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người, hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước,trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới,đây là một tỷ lệ không cao.Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 qua 2 lần sửa đổi vào các năm 2001 và 2003, đã có sự phân loạitương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức, tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, nănglực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công chức hànhchính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách vàcông chức cơ sở cấp xã).Có thể khẳng định, thực hiện những đổi mới, cải cách chế độ công vụ, công chức 5 năm qua đội ngũ cánbộ công chức đã có bước trưởng thành đáng kể.
- Một bộ phận công chức hành chính đã có năng lực, trình độ, kỹnăng đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.1.5.
- Phương thức hoạt động của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và Uỷ ban nhân dân (UBND) cáccấp có bước đổi mớiTinh thần xuyên suốt quá trình đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước làgiảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp.
- Các cơ quan nhà nước tậptrung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để pháthuy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.Những nỗ lực cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, áp dụng phương thức quản lý theo cơ chế “mộtcửa” cả ở ba cấp chính quyền địa phương (kết qủa ở cấp tỉnh 100%, cấp huyện 98%, cấp xã 92% tính tới tháng5/2007), từ năm 2007 tiếp tục thí điểm tổ chức “một cửa” ở 8 bộ, ngành trung ương, nhằm tạo ra sự thống nhấttrong hệ thống hành chính.
- Việc triển khai quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơquan hành chính nhà nước v.v… đã có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hànhchính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiêncông việc và thực thi công vụ.
- Những hạn chế, yếu kém của nền hành chính nhà nước Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp.
- Nền hành chính còn bộclộ một số tồn tại, yếu kém sau:2.1.
- Hệ thống thể chế pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và trong một số lĩnh vực chưa bámsát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức tạp.
- Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt độngquản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hoá triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp.
- Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủtục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.2.2.
- Chậm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô của các cơ quan trong hệthống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ.
- Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn làvấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ.
- Nhìn tổng thể thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước vớidoanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rõ.2.3.
- Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với 26 bộ, cơ quan ngang bộ và13 cơ quan thuộc Chính phủ.
- Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong cácbộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra.
- Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương vàđịa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệmvụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn.2.4.
- Chế độ công vụ mới chậm hình thành đầy đủ, chất lượng cán bộ, công chức chưa đáp ứng với yêu cầuđổi mới, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập về kỹ năng quản lý mới, thiếu tínhnhạy bén thị trường, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao.
- Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩmchất, đạo đức, tham nhũng.
- Rõ ràng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đang là vấn đề có ý nghĩa sống cònkhông chỉ riêng của công cuộc cải cách hành chính mà của cả sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.2.5.
- Phương thức, lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đạiHoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất,thông suốt.Quy trình làm việc của cán bộ, công chức nhìn chung còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp.
- Dấu ấn củacơ chế tập trung quan liêu còn khá đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan và đội ngũcán bộ, công chức ở tất cả các cấp.
- Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giảiquyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ.
- đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhànước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu.Trang bị thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nói chung còn nhiều hạn chế.
- Sauhơn một nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làmviệc, khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và giải quyết công việc của dân.Việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật và nhất là công nghệ tin học vào hoạt động quản lý nhà nướccòn chậm, đạt hiệu quả thấp.
- Chủ trương hiện đại hoá nền hành chính, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với cácnước trong khu vực như Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra vẫnlà một thách thức lớn.
- Cải cách hành chính ở nước ta đang được triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó làđổi mới từng bước hệ thống chính trị, cải cách lập pháp ,cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanhnghiệp nhà nước …Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách hành chính, nhưng tự thân cải cách hành chính không thểcải cách được, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết.
- Chính sự không đồngbộ của CCHC với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm,hiệu quả thấp.3.2.
- Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, có nguyên nhân về nhận thức.
- Nhận thức của chúng ta vềmột nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cònrất hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng nhất định đến kết quả cải cách ở các lĩnh vực, trong đó có CCHC.3.3.
- Mặc dù mấy năm gần đây có những chuyển biến tích cực trong sự chỉ đạo của chính phủ, nhưng nhìnchung chưa có sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ quá trìnhcải cách hành chính trong phạm vị cả nước .Các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh chưa đặt thường xuyên thực hiện nhiệm vụCCHC trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp hoạt động còn hình thức,chưa phát huy vai trò, trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong chỉ đạo và kiểm trathực hiện các nhiệm vụ CCHC đã xác định cương của nền hành chính.5.
- Nền hành chính năm 2020 phải được hiện đại hóa từ công sở tới phương thức quản trị hiện đại, đạttrình độ quản lý của nền hành chính khu vực và thế giới .Chính phủ điện tử được thiết lập và vận hành hiệu quả.Những định hướng CCHC nhà nước trên đây được thực hiện, sẽ tạo lập được một nền hành chính dânchủ, hiện đại, một nền hành chính năng động trong một thế giới luôn biến đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt