You are on page 1of 7

Nghiên cứu - Trao đổi

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA HUẾ


THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ VÀ ĐỒNG BỘ

? Phan Thị Diễm Hương *


- Châu Thị Minh Ngọc**

Đặt vấn đề
Du lịch di sản văn hóa ngày càng phát triển với sự
gia tăng nhanh chóng số lượng khách du lịch. Theo
số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hiệp
quốc (UNWTO), có khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới
đã đi du lịch trong năm 2012 chỉ để trải nghiệm văn
hóa và tập quán bản địa.
Từ khi Quần thể di tích cố đô Huế trở thành di
sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi
tên vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1993, Việt
Nam đã có những nỗ lực tuyệt vời để có thêm nhiều
di sản văn hóa quốc gia được UNESCO công nhận là
Di sản thế giới. Điều này đã dẫn đến số lượng khách 1. Phát triển bền vững du lịch và di sản văn hóa
du lịch đến thăm tăng đột biến. Sự công nhận của
UNESCO tạo ra sự bùng nổ du lịch quốc tế đến các 1.1. Phát triển bền vững du lịch
di tích Huế. Lượng khách quốc tế đến các di tích Huế Phát triển du lịch bền vững hay phát triển bền vững
trước khi được công nhận là di sản thế giới chỉ đạt du lịch, các thuật ngữ này cùng để chỉ một định
40.000 khách vào năm 1992 nhưng đã nhanh chóng hướng phát triển cho ngành du lịch. Để hiểu rõ hơn
tăng gấp 4 lần (160.000 khách) vào năm 1994 và năm về khái niệm này, chúng tôi cấu trúc phần trình bày
2013 là 1.720.191 khách.1 thành hai nội dung chính đi từ tìm hiểu khái niệm nền
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng khách du lịch tảng về phát triển bền vững đến nội dung du lịch bền
tại Quần thể di tích cố đô Huế dẫn đến một số vấn đề vững cùng các vấn đề liên quan.
phức tạp như: lượng khách du lịch gây áp lực nghiêm 1.1.1. Phát triển bền vững
trọng lên các di sản văn hóa, di sản văn hóa chưa
Phát triển bền vững không phải là khái niệm quá
được chuẩn bị để phát huy toàn bộ tiềm năng vốn
mới mẻ. Xuất hiện đầu tiên vào những năm 1970,
có dẫn đến sản phẩm không có nhiều khác biệt, chất
thuật ngữ này dùng để chỉ sự tiến triển của “các quá
lượng thấp, trải nghiệm tích cực của du khách bị hạn
trình và các hoạt động […] một cách hiệu quả nhưng
chế, thời gian lưu trú bị rút ngắn…
tiết kiệm và thận trọng. Trong đó, hoạt động khai thác
Bài viết này góp phần kiến giải mối quan hệ phức phải đi kèm với việc gìn giữ các nguồn tài nguyên, bảo
tạp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch. đảm các nguyên tắc không làm tổn hại đến sự bảo tồn
Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn các di sản và tái tạo của môi trường. Đồng thời, trong mọi hoạt
văn hóa Huế vì sự phát triển bền vững thông qua động, tuyệt đối ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức tối
quản lý du lịch hợp lý. thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến  sức khỏe con

*,**
ThS., Khoa Du lịch, Đại học Huế.

56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi

người, các tổ chức sinh vật sống cũng như tránh tạo ra định hoặc hoạch định sai lầm sẽ biến thành mối nguy
những nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và các môi hại cho con người, môi trường tự nhiên, hệ thống tài
trường khác.”2 nguyên tự nhiên, mất cân bằng xã hội, phá vỡ di sản,
làm đảo lộn truyền thống và phong tục tập quán của
Năm 1987, thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi
cộng đồng địa phương. Những sự phát triển bừa bãi
thông qua báo cáo Brundtland (tên tiếng Anh là Our
và tự phát của du lịch gây ra các tác động tiêu cực cho
Common Future, tiếng Pháp là Notre avenir à tous) của
việc sử dụng và bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa.6
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, nay
là Ủy ban Brundtland). Trong báo cáo này, phát triển Du lịch chịu sự quản lý trong tổng thể các chính
bền vững được hiểu là quá trình “đáp ứng các nhu cầu sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn thế giới, mà hiện nay đó là các chính sách phát triển
nhu cầu của các thế hệ tương lai”.3 Các yêu cầu của bền vững. “Khái niệm du lịch bền vững được suy ra trực
phát triển bền vững được xác định là “về mặt xã hội có tiếp từ khái niệm phát triển bền vững”.7 Nghĩa là trong
thể chấp nhận được, về mặt kinh tế [mang tính] khả thi các hoạt động du lịch bền vững, những nhân tố chủ
và về mặt sinh thái học [phải] tôn trọng môi trường”.4 chốt (các bên liên quan) phải bảo đảm hai nhiệm vụ
quan trọng. Thứ nhất là đáp ứng nhu cầu hiện tại của
Các bên liên quan hay các nhân tố chủ chốt đóng
khách du lịch và nhu cầu của địa phương (nơi diễn
vai trò quan trọng trong việc triển khai các chính sách
ra hoạt động du lịch). Thứ hai là phải phòng tránh sự
phát triển bền vững, đồng thời chính họ ảnh hưởng
hủy hoại hay triệt tiêu tài nguyên du lịch và các điều
và tác động sâu sắc đến hiệu quả của các chính sách
kiện phát triển du lịch và đồng thời phải bảo vệ, tôn
này. Với các nguyên tắc đặt ra, phát triển bền vững
tạo chúng với mục đích “để dành” cho hoạt động du
được xem là “mục tiêu chủ yếu cũng như những nguyên
lịch của thế hệ tương lai. Cụ thể hơn là hoạt động khai
tắc hành động của các tổ chức quốc tế, chính phủ các
thác du lịch phải gắn liền với việc quản lý nhằm “duy
quốc gia, các nền công nghiệp và những tổ chức quan
trì tính toàn vẹn về văn hóa, các quá trình sinh thái chủ
tâm đến sự phát triển nhân loại, bảo tồn thiên nhiên, đa
yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống sinh vật sống”.8
dạng sinh học và các nguồn tài nguyên chủ yếu”.5 Ngoài
ra, trong nghiên cứu của Chaboud và cộng sự (2009), 1.2. Di sản văn hóa và du lịch văn hóa
tác giả khẳng định rằng phát triển bền vững đòi hỏi
1.2.1. Di sản văn hóa
các nhân tố mới tham gia vào quá trình điều tiết các
hoạt động như các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng Từ khi Quần thể di tích cố đô Huế ghi danh vào
địa phương và các tổ chức xuyên quốc gia. danh sách Di sản thế giới năm 1993, Việt Nam đã có
những nỗ lực để các di sản văn hóa của mình được
Tuy nhiên việc thực hiện các chiến lược theo định
UNESCO công nhận là di sản thế giới (Phố cổ Hội An,
hướng phát triển bền vững hoàn toàn không dễ
Khu đền tháp Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long,
dàng. Nguyên nhân là việc bảo đảm tính bền vững
Thành nhà Hồ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
trong phát triển được quyết định chủ yếu bởi sự tự
Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hát xoan…). Vấn đề được
nguyện và khả năng nhận thức của các cá nhân, doanh
đặt ra là tại sao Việt Nam lại nỗ lực ghi danh các di
nghiệp, tổ chức và chính quyền trong mỗi quốc gia.
sản văn hóa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới
Mặt khác, nền tảng nguồn tài nguyên, tình trạng
của UNESCO? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần tìm
nguồn lực và trình độ phát triển tại các quốc gia cũng
hiểu di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa có vai trò
là những yếu tố chủ chốt chi phối sâu sắc tới mức độ
như thế nào đối với một cộng đồng hay rộng hơn là
hiệu quả của việc thực hiện các chính sách phát triển
một dân tộc?
bền vững. Ngoài ra, một điều chắc chắn rằng, công
tác này đòi hỏi sự nỗ lực của cả tập thể cộng đồng địa Khái niệm di sản văn hóa được Laurajane Smith
phương trong từng vùng lãnh thổ, quốc gia và rộng thảo luận một cách toàn diện trong cuốn sách của
hơn là sự liên kết, hợp tác mang tính toàn cầu. mình có tựa đề Sử dụng di sản (2006). Khái niệm di sản
được xác định trên ý tưởng về di sản không phải là
1.1.2. Du lịch bền vững
một “thứ” mà là một quá trình xã hội và văn hóa, liên
François Vellas cho rằng vai trò của du lịch trong quan đến các hành động về ghi nhớ công trình đó
việc đóng góp phần đáng kể vào sự phát triển của để tạo ra sự hiểu biết và mối liên hệ với hiện tại. Theo
nền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, theo ông, hoạt động du Smith, tất cả các di sản đều là phi vật thể. Tuy nhiên,
lịch phải được lên kế hoạch và quản lý một cách khoa để nhấn mạnh tính phi vật thể của di sản. Smith
học. Những hoạt động du lịch không được hoạch không gạt bỏ tính vật thể mà biến chúng thành hình
Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi
Ñaø Naüng
57
Nghiên cứu - Trao đổi

thức và bản chất hiển nhiên của di sản. Các di tích, rằng động cơ của du lịch văn hóa là sự trải nghiệm
hiện vật, địa điểm, khu vực có thể tồn tại như những chân thực, học hỏi và khám phá bản thân.
địa điểm có thể nhận diện được của di sản không
2. Mối quan hệ giữa di sản văn hóa Huế và phát
phải bởi bản thân chúng mà bởi những khối giá trị
triển du lịch
mà chúng chuyển chở.9
2.1. So sánh du lịch và quản lý văn hóa
Vậy, di sản là công cụ văn hóa của cộng đồng địa
phương dùng để xây dựng “bản sắc” của mình. Quần Du lịch và quản lý di sản văn hóa nhìn nhau với
thể di tích cố đô Huế là hiện thân cho sự thăng trầm ánh mắt nghi ngờ vì họ chỉ có một điểm chung trong
của lịch sử triều Nguyễn. Giai đoạn lịch sử này nằm việc sử dụng nguồn lực ban đầu. Mỗi bên có tư tưởng
trong sự tiếp nối lịch sử dân tộc nên điều bất khả cốt lõi và giá trị độc lập, có vai trò khác nhau trong
kháng là xóa bỏ nó mà ngược lại phải bảo tồn các di xã hội. Công nghiệp du lịch sử dụng các giá trị văn
sản văn hóa đó để chứng minh cho bản sắc và truyền hóa để tạo ra sản phẩm phục vụ các hoạt động du
thống văn hóa của dân tộc. lịch. Quản lý văn hóa sử dụng các giá trị văn hóa để
bảo tồn bản thân các giá trị đó cho thế hệ tương lai.
1.2.2. Du lịch văn hóa
Tuy nhiên sự thật là đang thiếu sự đàm phán giữa hai
Có rất nhiều định nghĩa du lịch văn hóa nhưng thật lĩnh vực này. Rất hiếm nhà kinh doanh du lịch tham
khó để đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch gia các cuộc thảo luận do các nhà nghiên cứu, quản
văn hóa trong một hai câu. Tuy nhiên, các định nghĩa lý văn hóa tổ chức và ngược lại. Sự thiếu hụt này dẫn
hay khái niệm du lịch văn hóa đều bao gồm các yếu đến việc hiểu sai các lợi ích chính đáng của các bên
tố liên kết với nhau đó là: du lịch, sử dụng di sản văn liên quan (xem bảng 1).
hóa, sản phẩm và trải nghiệm, khách du lịch.10
Bảng 1 chỉ ra sự khác biệt giữa quản lý văn hóa
- Du lịch: Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch và du lịch. Quản lý văn hóa là việc gìn giữ, bảo tồn
không phải là một hình thức quản lý di sản văn hóa. các biểu hiện của giá trị văn hóa cho thế hệ tương
Vì vậy, du lịch văn hóa phải dựa trên nguyên tắc kinh lai. Mục đích của quản lý văn hóa là đáp ứng nhu cầu
doanh du lịch trước tiên, sau đó mới xét đến các xã hội của một cộng đồng. Các tổ chức quản lý văn
nguyên tắc quản lý di sản văn hóa. hóa mang yếu tố định hướng xã hội cho cộng đồng
và không vì mục tiêu lợi nhuận. Các chuyên gia hoạt
- Sử dụng di sản văn hóa: Nguyên liệu của sản
động trong lĩnh vực này chủ yếu có nền tảng là khoa
phẩm du lịch văn hóa là di sản văn hóa của một cộng
học xã hội - văn hóa. Ngược lại, du lịch về cơ bản là
đồng hay một quốc gia. Những di sản văn hóa này
một hoạt động thương mại, bị chi phối bởi hệ thống
được chọn lựa và bảo tồn chủ yếu bởi vì bản chất, ý
lợi nhuận hay đáp ứng các mục tiêu kinh tế của nhà
nghĩa của chúng đối với cộng đồng hơn là vì sự thu
nước. Chuyên gia của ngành công nghiệp du lịch là
hút du khách trong kinh doanh du lịch. Vì vậy, mặc
các nhà quản trị kinh doanh.
dù việc sử dụng di sản văn hóa trong kinh doanh du
lịch sẽ bị điều khiển bởi các nguyên tắc kinh doanh 2.2. Sự cạnh tranh giữa bảo tồn di sản văn hóa
du lịch nhưng bản thân tài sản di sản phải tuân thủ Huế và phát triển du lịch
các nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa. Thêm vào đó,
Bản sắc văn hóa Huế được biểu trưng qua một
có nhiều nhóm lợi ích khác nhau cùng chia sẻ di sản
hệ thống di sản phong phú từ người Việt cổ, văn
văn hóa trong đó có khách du lịch, cộng đồng địa
phương. Các nhóm này có thể sử dụng di sản theo
các hướng lợi ích khác nhau nên việc bảo tồn di sản
văn hóa càng trở nên khó khăn hơn.
- Trải nghiệm - sản phẩm: Du lịch là quá trình tiêu
thụ sản phẩm và các trải nghiệm, du lịch văn hóa
cũng không ngoại lệ. Khách du lịch văn hóa mong
muốn tính đa dạng trong các trải nghiệm văn hóa của
họ. Để đáp ứng yêu cầu này, di sản văn hóa sẽ được
chuyển đổi thành sản phẩm du lịch văn hóa.
- Du khách: Điều tất yếu là du lịch văn hóa phải xét
đến khách du lịch. Hầu hết các định nghĩa đều cho

58 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi

Bảng 1. Sự khác biệt giữa quản lý văn hóa và du lịch11

Quản lý di sản văn hóa Du lịch

Định hướng bởi khối cộng đồng Định hướng bởi yếu tố tư nhân
Cấu trúc
Không vì lợi nhuận Vì lợi nhuận
Mục đích Vì mục đích xã hội Mục đích thương mại
Các nhóm cộng đồng Nhóm kinh doanh
Nhóm di sản Không phải người dân địa phương
Các bên liên quan Nhóm các dân tộc thiểu số/người bản địa Các hiệp hội, tổ chức du lịch quốc gia
chính Người dân địa phương
Các tổ chức lãnh đạo địa phương/lãnh đạo
tôn giáo
Các nhóm người
Người dân địa phương Không phải người dân địa phương
sử dụng chính
Chuyên gia Nghiên cứu văn hóa - xã hội Hoạt động kinh doanh, thương mại
Các giá trị văn hóa đối với du lịch là
Cách sử dụng giá Các giá trị văn hóa tồn tại dưới dạng văn
những sản phẩm, hoạt động mà chúng
trị văn hóa hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
có khả năng quảng bá điểm đến
Các tổ chức quốc ICOMOS/ICOM/UNESCO UNWTO/WTTC
tế/NGOs Xúc tiến trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa Xúc tiến phát triển du lịch
Các ban ngành quốc gia, vùng, địa phương Các ban ngành du lịch của quốc gia, địa
Cơ quan nhà nước
hay các ban quản lý văn hóa, bảo tàng phương

hóa Champa đến văn hóa chốn kinh kỳ của các chúa đến sự mất cân bằng trong phát triển du lịch. Hầu hết
Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Với nguồn tài du khách du lịch di sản đến thăm Huế chọn một số
nguyên nhân văn đa dạng, phong phú, Huế đã trở điểm là di sản văn hóa thế giới - thuộc thời kỳ vương
thành một trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam, triều Nguyễn trong khi di sản văn hóa thuộc các thời
đặc biệt là du lịch văn hóa - di sản. Đặc biệt từ sau kỳ khác như các di tích Champa, di tích thời kỳ vương
khi Quần thể di tích cố đô Huế do triều Nguyễn xây triều Tây Sơn, di tích lịch sử cách mạng, di tích liên
dựng được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh lam thắng
1993), du khách đến với Huế ngày một đông hơn. cảnh, di tích tôn giáo - tín ngưỡng và các bảo tàng,
Năm 1990, Huế đón 100.000 lượt du khách thì đến nhà trưng bày lại rất ít được quan tâm.
hết năm 2012, đã có hơn 2,5 triệu lượt du khách đến Du khách tăng nhanh và tập trung tại một số điểm
thăm Huế, trong đó có 2 triệu lượt khách đến thăm trong khi công tác quản lý di sản chưa được chuẩn
Quần thể di tích cố đô Huế. Theo số liệu của Trung tâm bị chu đáo đã gây ra những tác động tiêu cực lên di
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì riêng năm 2014, nguồn tích. Tại các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế,
thu từ tiền bán vé cho du khách vào tham quan các nạn viết/vẽ/khắc bậy lên các di tích đã xảy ra đối với
di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế đạt 140 tỷ các lăng vua triều Nguyễn. Tình trạng an ninh, an
VND.12 Điều này chứng tỏ du lịch di sản là loại hình toàn cho các hiện vật trưng bày nơi di tích cũng bị
du lịch phát triển mạnh mẽ nhất ở Huế. Đây chính là ảnh hưởng do thường xuyên bị du khách sờ mó, tiếp
thời điểm du lịch chiếm ưu thế trong việc thương mại xúc; thậm chí cả nguy cơ mất mát hiện vật do các biện
hóa các giá trị văn hóa nhằm tối đa hóa lợi ích du lịch. pháp bảo vệ các hiện vật này không được đảm bảo.13
Công nghiệp du lịch nói chung và các nhà quảng bá
Vì nhu cầu phục vụ du lịch, nhiều di tích đã được
điểm đến nói riêng luôn mong muốn thu hút tối đa
“hoành tráng hóa” để thu hút du khách. Ví dụ điển
số lượng du lịch nhưng rất ít quan tâm đến tác động
hình đó là, rất nhiều hoành phi ở các điểm di tích
của du lịch đối với giá trị văn hóa.
thuộc Quần thể di tích cố đô Huế được sơn son thếp
Các nhà lữ hành chỉ tập trung khai thác một số vàng dù tính nguyên gốc của chúng là các bản gỗ
điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế dẫn được chạm khắc công phu, tỉ mỉ.14

Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
59
Nghiên cứu - Trao đổi

Sự khác biệt về mục đích của bảo tồn di sản văn Sự liên kết giữa du lịch và di sản xuất hiện khi các
hóa và phát triển du lịch đã tạo ra những mâu thuẫn bên liên quan hiểu nhu cầu của đối tác và đồng thuận
giữa các bên liên quan. Kerr đã chỉ ra rằng “những điều rằng: cả du lịch và du lịch văn hóa đều được hưởng lợi
có lợi cho bảo tồn chưa chắc có lợi cho du lịch, ngược lại ích chính thống trong việc du lịch sử dụng các giá trị
những điều có lợi cho phát triển du lịch rất hiếm khi lợi văn hóa. Sự thông hiểu này chỉ có được thông qua sự
cho bảo tồn”.15 Huế có nhiều học giả trong lĩnh vực phát triển đúng đắn sự hiểu biết lẫn nhau về lợi ích
khoa học xã hội nhân văn, họ là những chuyên gia và giá trị. Điều này nghĩa là du lịch cần phải xây dựng
nghiên cứu khoa học vì mục tiêu gìn giữ, bảo tồn di ý thức và thực hành quản lý văn hóa. Cũng như vậy
sản văn hóa cho thế hệ sau. Tuy nhiên, các nhà khoa quản lý văn hóa cần có sự hiểu biết đối với du lịch.
học không thể biến kết quả nghiên cứu của họ thành Thông qua sự hiểu biết chung, hai bên có thể chia sẻ
các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính ứng dụng lợi ích đối với các giá trị văn hóa đồng thời giải quyết
thực tiễn. Công việc này cần những nhà kinh doanh các mâu thuẫn và sự khác biệt.
du lịch giỏi mà Huế lại đang thiếu nên sản phẩm du
Dựa vào khung lý thuyết về di sản văn hóa, du
lịch văn hóa Huế chưa có sự khác biệt, chất lượng thấp.
lịch văn hóa, phát triển bền vững và phân tích các
Sự mâu thuẫn còn diễn ra giữa nhà cầm quyền và mâu thuẫn, tính cạnh tranh giữa bảo tồn di sản văn
các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa Huế. Giới lãnh hóa Huế và phát triển du lịch nêu trên. Chúng tôi xây
đạo không lắng nghe các đề xuất, ý tưởng của nhà dựng khung phát triển du lịch văn hóa bền vững cho
khoa học hoặc nghe nhưng không muốn thực hiện du lịch di sản Huế theo hướng phát triển toàn diện,
vì họ theo đuổi những mục tiêu khác với nhà khoa quản lý đồng bộ và du lịch có trách nhiệm.
học. Ngược lại, nhà khoa học cũng không tin tưởng
3.1. Mục tiêu
vào năng lực của nhà cầm quyền nên không có thiện
chí hợp tác.16 - Đưa ra các kế hoạch quản lý du khách tại các
điểm đến.
Ngoài các bên liên quan đã đề cập trên, người dân
địa phương - chủ thể của di sản văn hóa hiện nay hầu - Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa mang
hết vẫn chưa được tham gia vào việc bảo tồn và phát bản sắc Huế.
huy giá trị di sản văn hóa Huế. Các sinh hoạt văn hóa - Tăng cường sự tham gia của nhiều bên liên quan
của cộng đồng là yếu tố chính tạo nên bản sắc văn trong quá trình lập kế hoạch, phát triển và quản lý du
hóa của một vùng hay dân tộc. Xét ở khía cạnh các lễ lịch bền vững theo hướng bảo tồn di sản và tập trung
hội văn hóa được tổ chức ở Huế, điển hình là Festival tăng cường năng lực cho các cộng đồng địa phương.
Huế được tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn.
Bên cạnh các lễ hội dân gian, các lễ hội cung đình 3.2. Thực hiện chiến lược quản lý tổng thể văn
cũng được phục dựng, tiêu biểu là lễ tế Giao và lễ tế hóa - du lịch Huế bằng cách tối đa hóa trách nhiệm
Xã Tắc. Trong hai lễ tế này, vua Nguyễn là người đại và lợi ích của các bên liên quan
diện cho toàn dân để dâng lên trời đất và các vị thần * Đối với chính quyền và các cơ quan quản lý du lịch
linh những phẩm vật của dân chúng, qua đó ông vua và di sản tại địa phương
khẳng định quyền lực của mình. Thông qua nghi lễ đã
thể hiện truyền thống văn hóa tư duy nông nghiệp - Quảng bá một cách bền vững các di sản văn hóa
của người Việt Nam. Điều này có nghĩa là người dân Huế tới du khách quốc tế và nội địa với sự tham gia
tham dự lễ tìm thấy bản thân họ trong đó. Tuy nhiên, của các Ban quản lý và cộng đồng địa phương sống
hiện nay các lễ này được phục dựng, sân khấu hóa để xung quanh di sản: phát triển các tài liệu thông tin di
phục vụ du lịch chứ không có sự tham gia của người sản, thiết lập trung tâm thông tin tại các khu di sản,
dân với tư cách là một phần trong văn hóa của họ.17 phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và thương hiệu
Cộng đồng địa phương quanh các khu di sản văn hóa cho di sản.
Huế cũng chưa thu được lợi ích lớn từ hoạt động du - Xây dựng bộ công cụ du lịch có trách nhiệm gắn
lịch. Du lịch đang tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho với du lịch văn hóa: bao gồm các quy tắc ứng xử của
người dân nhưng vẫn còn bấp bênh và mang tính du khách trong tương tác với cộng đồng địa phương,
thời vụ.18 xây dựng nhận thức và giáo dục khách du lịch thông
3. Chiến lược quản lý tổng thể du lịch - di sản qua việc giải thích các di sản văn hóa và giá trị văn
văn hóa Huế mang tính bền vững hóa môi trường. Lồng ghép và giới thiệu di sản văn
hóa trong các sản phẩm du lịch; thực hiện chính sách

60 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi

* Đối với cộng đồng người dân địa phương


- Đưa văn hóa cộng đồng trở thành một phần của
du lịch: chúng ta có thể sử dụng các phương tiện
tuyên truyền bản sắc văn hóa Huế đến người dân,
làm tăng niềm tự hào cho cộng đồng địa phương.
Đồng thời tạo tính liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng
địa phương với di sản, tăng khả năng tiếp cận di sản
cho du khách. Chiến lược này nhằm đạt được sự tham
gia và công nhận của xã hội đối với bản sắc văn hóa
Huế và định vị văn hóa Huế đối với Việt Nam và cả
thế giới.
- Xem cộng đồng là chủ thể tích cực trong phát
tổ chức tôn trọng tín ngưỡng văn hóa - xã hội, tâm triển du lịch: với chiến lược này, chúng ta sử dụng
linh, phong tục của nhân viên cũng như người dân được nguồn nhân lực tại chỗ, tạo công ăn việc làm
địa phương. và tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Cộng đồng địa phương có tính sở hữu cao đối với các
- Thiết lập tổ chức quản lý điểm đến (DMO) - mô
giá trị văn hóa nên nếu được tham gia vào việc quản lý
hình quản lý điểm đến toàn diện, nhất quán, đa chủ
điểm đến sẽ tạo ra được tính bền vững cho điểm đến.
thể. Chức năng cụ thể của DMO do chính quyền ban
hành, thông thường có 4 chức năng căn bản: (1) - Chiến lược người dân cùng hành động tham gia:
hướng dẫn sự phát triển về cơ sở hạ tầng, những sản với chiến lược này, trước khi xây dựng điểm đến du
phẩm du lịch mới và những dự án cộng đồng; (2) tạo lịch, cần khảo sát quan điểm, nguyện vọng của cộng
cơ hội cho các nhà đầu tư để thúc đẩy lĩnh vực kinh đồng địa phương. Cộng đồng địa phương trực tiếp
tế và du lịch; (3) khuyến khích sự tham gia của cộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch (lưu trú, nhà
đồng trong những hoạt động kinh tế - xã hội và bảo hàng…). Các lễ hội/biểu diễn nghệ thuật phải được
tồn truyền thống văn hóa; (4) xây dựng và phát triển các thành viên của cộng đồng lên kế hoạch.
thương hiệu điểm đến Huế trên thế giới, đặt trong - Chiến lược tạo các giá trị: với chiến lược này, năng
mối liên kết với các tổ chức quốc tế. lực cộng đồng địa phương được cải thiện thông qua
* Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch việc đào tạo các kỹ năng cơ bản. Mở ra các hình thức
nhằm giáo dục truyền thống, tập quán, lễ nghi với sự
- Các công ty du lịch phải thực hiện cam kết đối với
tham gia của thế hệ trẻ.
việc bảo vệ di sản và môi trường thông qua việc hướng
dẫn du khách thực hiện các quy định tại điểm đến. P.T.D.H. - C.T.M.N.
- Ưu tiên sử dụng nhân lực tại chỗ nhằm tạo cơ hội
việc làm cho cộng đồng địa phương, góp phần thúc
đẩy phát triển du lịch bền vững. Chú thích
- Quảng bá trung thực về điểm đến và đảm bảo 1
Số liệu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công
chất lượng dịch vụ đã cam kết, tránh tạo cảm giác bố. Dẫn nguồn: “Báo cáo lượng khách tham quan và doanh
kỳ vọng quá cao cho du khách dẫn đến kết quả du thu từ năm 2006 đến 2013”. Phòng Kế hoạch - tài chính.
khách không hài lòng, gây ảnh hưởng xấu đến hình (Huế: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, 2014).
ảnh điểm đến trong mắt du khách. 2
Hulse, H. Développement durable: un avenir incertain,
(Paris: L’Hamarttan, 2008), 12.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, không nên chỉ
3
Dẫn theo: Sofiel, Trevor H.B. Empowerment for
tập trung khai thác các điểm di tích thuộc quần thể di
sustainable tourism development, (New York: Pergamon,
tích cố đô Huế mà mở rộng khai thác các nguồn tài
2003).
nguyên khác. Các sản phẩm du lịch cần được phân 4
Dẫn theo: Chaboud.C et al., “L’expérimentation
khúc và kết nối với thị trường mục tiêu.
du développement durable à Madagascar: réalités et
- Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo lại nhân difficultés”, Mondes en développement, (DOI: 10.3917/
viên để nâng cao chất lượng dịch vụ và phù hợp với med.148.0047, 2009), 47.
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 5
Hulse, H. Sách đã dẫn, 11.

Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
61
Nghiên cứu - Trao đổi

6, 7, 8
Vellas, F., “Les enjeux du tourisme durable dans Tài liệu tham khảo
les pays en développement”, Tourisme et développement 1. Chaboud.C et al.. 2009. “L’expérimentation du
durable, (Paris: Publibook, Paris, 2005), 38-40. développement durable à Madagascar: réalités et
9
Smith, Laurajane, Use of Heritage, (London & New York: difficultés”, Mondes en développement, 2009/4n° 148, DOI:
Routldge ), 2-5. 10.3917/med.148.0047.
McKercher, Bob & Hilary du Cros, Cultural tourism:
10 và 11
2. Đại Dương. “Huế đã mất gần hết những cổ vật quý báu
The partnership between tourism and cultural heritage bậc nhất,”. Dân trí, 2010. http://dantri.com.vn/xa-hoi/hue-
management, (New York, London: The Haworth Hospitality da-mat-gan-het-nhung-co-vat-quy-bau-bac-nhat-442129.
Press, 2002), 6-10 và 14. htm, truy cập ngày 20.4.2015.
12
Phan Thanh Hải, “Công tác bảo tồn và phát huy di sản 3. Smith, Laurajane. 2006. Use of Heritage. London &
văn hóa Huế từ góc nhìn của các nhà quản lý”, Quản lý nhà New York: Routldge.
nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến du lịch tại các 4. Sofiel, Trevor H.B. 2003. Empowerment for sustainable
tỉnh miền Trung, (Học viện Hành chính Quốc gia: Hội thảo tourism development. New York: Pergamon.
khoa học, 31.1.2015).
5. Kerr, Alastair.1994. “Strange bedfellows: An uneasey
13
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng “giá trị cổ alliance between cultural conservation and tourism”.
vật Huế hiện nay chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng ICOMOS Canada 3 (3). Truy cập tại: http://archive.canada.
kim triều Nguyễn” Dẫn theo: Đại Dương, “Huế đã mất gần icomos.org/bulletin/vol3_no3_kerr_e.html (8/10/2014).
hết những cổ vật quý báu bậc nhất,” (Dân trí, 2010), http://
dantri.com.vn/xa-hoi/hue-da-mat-gan-het-nhung-co-vat- 6. McKercher, Bob & Hilary du Cros. 2002. Cultural
quy-bau-bac-nhat-442129.htm, truy cập ngày 20/4/2015. tourism: The partnership between tourism and cultural
heritage management. New York, London: The Haworth
14
Hiện tượng này được phản ánh bởi nhiều nhà nghiên Hospitality Press.
cứu văn hóa Huế. Minh chứng cho điều này là Điện Minh
Thành, một công trình kiến trúc thuộc quần thể lăng Gia 7. Trần Đức Anh Sơn. 2014. “Thừa Thiên Huế có gì, thiếu
Long, đã được sơn son thếp vàng rực rỡ. Tuy nhiên, theo gì và nên làm gì để trở thành một trung tâm văn hóa du lịch
nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, “trong tạp chí Bulletin đặc sắc của Việt Nam”. Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung
des Amis du Vieux Huế, 1923, trang 320 có ghi rõ: “Điện Minh tâm văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch. Tọa đàm khoa
Thành là nơi thờ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu. học. 13.4.2014.
Hai chữ Minh Thành để chỉ sự sáng sủa, hoàn hảo. Tuy nhiên 8. Minh Tự. “Nỗi lo sơn son thếp vàng”. Nguồn:
ngôi điện này bộ giàn gỗ của nó không sơn son thếp vàng, http://216.119.90.158/hue/default.asp?id=403&muc=8,
và những chạm khắc rất đơn giản...””. Ngoài ra, một số môn truy cập ngày 20.4.2015.
ngạch trong Hoàng thành cũng bị sơn son thếp vàng trong
9. Hulse, H. 2008. Développement durable: un avenir
khi nguyên bản, chúng được làm bằng gỗ mộc. Lý giải cho
incertain. Paris: L’Hamarttan.
điều này, ông Phùng Phu, nguyên Giám đốc Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giải thích rằng: “việc sơn thếp 10. Hirsch, U. et Lacour, M-C. 2004. “Tourisme durable
này là nhằm đề cao giá trị của di tích, làm cho nó sang trọng régional: une initiative des villageoises de Haute-Svanétie
hơn”. Dẫn theo: Minh Tự, “Nỗi lo sơn son thếp vàng”. Nguồn: (Géorgie)”. Mondes en développement. DOI: 10.3917/
http://216.119.90.158/hue/default.asp?id=403&muc=8, med.125.0077. 125: 77-82.
truy cập ngày 20.4.2015. 11. Huỳnh Thị Anh Vân. 2014. “Phát triển du lịch thông
15
Kerr, Alastair, "Strange bedfellows: An uneasey qua hình thức phục dựng nghi lễ cung đình và vấn đề thể
alliance between cultural conservation and tourism", hiện bản sắc”. Huế Xưa và Nay. 12: 65-72.
(ICOMOS Canada 3 (3), 1994), 2. Nguồn: http://archive. 12. Trần Thị Ngọc Liên. 2013. Nghiên cứu phát triển bền
canada.icomos.org/bulletin/vol3_no3_kerr_e.html, truy vững du lịch di sản ở Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài
cập ngày 8.10.2014. khoa học và công nghệ cấp đại học Huế, 12.2013.
16
Trần Đức Anh Sơn, “Thừa Thiên Huế có gì, thiếu gì và 13. Phan Thanh Hải. 2013. “Bảo tồn di sản là nền tảng
nên làm gì để trở thành một trung tâm văn hóa du lịch đặc cho du lịch”. Du lịch Việt Nam. 11: 20-21.
sắc của Việt Nam”, Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm
14. Phan Thanh Hải. 2015. “Công tác bảo tồn và phát
văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch, (Tọa đàm khoa
huy di sản văn hóa Huế từ góc nhìn của các nhà quản lý”.
học, 13.4.2014).
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến du
17
Huỳnh Thị Anh Vân, “Phát triển du lịch thông qua hình lịch tại các tỉnh miền trung. Học viện Hành chính Quốc gia:
thức phục dựng nghi lễ cung đình và vấn đề thể hiện bản Hội thảo khoa học, 31.1.2015.
sắc”, Huế Xưa và Nay, số 12, 2014, 65-72.
15. Vellas, F. 2005. “Les enjeux du tourisme durable dans
18
Trần Thị Ngọc Liên, "Nghiên cứu phát triển bền vững les pays en développement”. Tourisme et développement
du lịch di sản ở Thừa Thiên Huế", Báo cáo tổng kết đề tài khoa durable. Publibook, Paris. 297: 37-51.
học và công nghệ cấp Đại học Huế, 12.2013, 54-59.

62 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng

You might also like