« Home « Kết quả tìm kiếm

Chữ Nôm Huế - Phan Đăng


Tóm tắt Xem thử

- Bản nhápCHỮ NÔM HUẾ Phan Đăng Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học Huế Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm Huế 2006 Ai cũng biết chữ Nôm là thứ quốc ngữ đầu tiên của người Việt Nam và đã ra đời từ rấtsớm, nhưng do chưa được điển chế hoá nên chữ Nôm vẫn còn nhiều hạn chế mà rõ nhất là ởcách cấu tạo của nó.
- Để cấu tạo chữ Nôm, người xưa đã có những qui ước chung, tạo thànhmột kiểu chữ Nôm có tính phổ biến, nhưng bên cạnh đó còn có một bộ phận chữ Nôm đượccấu tạo do ảnh hưởng cách phát âm địa phương cũng đã làm cho việc đọc văn bản Nôm gặpkhông ít khó khăn.
- Chữ Nôm Huế là một trong bộ phận ấy.
- Về nguyên tắc, chữ Nôm do người Huế viết vẫn tuân thủ các qui ước chung, nét riêngbiệt của chữ Nôm Huế chính là bộ phận chữ Nôm có yếu tố thanh phù mang tính đặc thù củacách phát âm của người Huế.
- Tiếng Huế có một bộ phận do phụ âm đầu, thanh và vần khác với cách phát âm của cácvùng khác, tạo ra cách phát âm riêng của người Huế, cho nên khi dùng chữ Hán làm yếu tốthanh phù trong cấu tạo chữ Nôm của người Huế có phần khác với chữ Nôm ở các vùng khác,chúng ta thử so sánh.
- Đán ୽ (Huế) ஏ = Đương (đang) (nơi khác) Để tìm hiểu cách cấu tạo chữ Nôm Huế, chúng tôi phân ra làm ba phần: Cấu tạo chữNôm Huế dựa vào hệ thống thanh, hệ thống phụ âm đầu và hệ thống vần của tiếng Huế.
- HỆ THỐNG THANH CỦA TIẾNG HUẾ VỚI VIỆC CẤU TẠO CHỮ NÔM HUẾ Trong cách cấu tạo chữ Nôm nói chung, chúng ta thấy thanh điệu của âm Việt và âmHán Việt có mối tương quan khá chặt chẽ, chúng tạo thành từng cặp tương ứng, ví dụ: Va (chạm) ᚳ (Ba.
- (cặp thanh huyền) Bên cạnh những cặp thanh tương ứng, trong cách cấu tạo của chữ Nôm còn thấy xuấthiện một số trường hợp chuyển âổi thanh ở các cặp sau: 1.
- Thanh hỏi, ngã âm của chữ Hán ghi âm Nôm có thanh nặng.
- Thanh ngang, huyền âm của chữ Hán ghi âm chữ Nôm có thanh sắc.
- Thanh nặng âm của chữ Hán ghi âm chữ Nôm có thanh huyền.
- Thanh ngang âm của chữ Hán ghi âm chữ Nôm có thanh huyền.
- Như vậy, việc cấu tạo chữ Nôm Huế với hệ thống thanh điệu của tiếng Huế không thayđổi gì nhiều so với từng cặp thanh tương ứng hay với 8 trường hợp chuyển đổi thanh của âmHán Việt và âm Việt trong cấu tạo chữ Nôm nói chung.
- PHỤ ÂM ĐẦU CỦA TIẾNG HUẾ VỚI VIỆC CẤU TẠO CHỮ NÔM HUẾ Việc chuyển âm từ Hán sang Việt trong cách tạo chữ Nôm cũng giống như sự chuyểnbiến của âm tố trong bất kỳ một thứ ngôn ngữ nào, tức là dựa vào mối quan hệ của các âmtương ứng.
- Ở đây, trên cơ sở việc chuyển âm, chúng tôi chỉ quan tâm đến nét đặc trưng củatiếng Huế thể hiện trong một số phụ âm đầu mà chúng đã có ảnh hưởng đến việc cấu tạo chữNôm của người Huế.
- Tiếng Huế đã sử dụng hầu hết các phụ âm đầu của tiếng Việt, nói như vậy bởi vì vùngven Huế và các vùng quê Thừa Thiên Huế có khi không sử dụng hết các phụ âm đầu của tiếngViệt, đã có sự chuyển âm từ phụ âm đầu này sang một phụ âm đầu khác ở những vùng đó, vídụ.
- Phụ âm D / z / thường được thay cho NH / ɲ / và GI / ž.
- Phụ âm Đ / d / thay cho D / z.
- Phụ âm T / t / thay cho TR / ţ.
- Phụ âm TR / ʦ / thay cho CH / c.
- Phụ âm D / z / và CH / c.
- Phụ âm S / ʂ / và TH / t.
- Phụ âm B / b / thay cho V / v / Việc chuyển đổi phụ âm đầu của tiếng Huế so với hệ thống phụ âm của tiếng Việt tạonên một trong những nét đặc trưng của tiếng Huế.
- Sự chuyển đổi phụ âm đầu đó đã có ảnhhưởng đến việc cấu tạo chữ Nôm của người Huế, chúng tôi sắp thành 6 nhóm phụ âm như sau: 1.
- Nhóm phụ âm D / z.
- NH / ɲ / và GI / ž / Do tiếng Huế dùng phụ âm đầu D thay cho NH và GI nên trong cấu tạo chữ Nôm Huế,người ta đã dùng.
- Âm chữ Hán có phụ âm đầu NH để làm thanh phù cho những chữ Nôm bắt đầu bằngphụ âm D, và ngược lại, ví như.
- (Nhàn) 2 * Âm chữ Hán có phụ âm đầu NH làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu là GI,hoặc D và ngược lại, như: ➵Giật (mình.
- Âm chữ Hán có phụ âm đầu D làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu là GI, vàngược lại, như: ࣝGiã (gạo) ࣝ(Dã) ๕Dai (dẳng) ๕(Giai) 2.
- Nhóm phụ âm T / t / và TR / ţ / Dùng chữ Hán có phụ âm đầu TR làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu T vàngược lại: թ Tiếc (nuối) ᝷(Triết) ᤇTrao (đổi.
- Nhóm phụ âm B / b / và V / v / Dùng âm chữ Hán có phụ âm đầu B làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu V: ㄦVác (cây) ƕ(Bác) 4.
- Nhóm phụ âm S / ʂ / và TH / t’/ Dùng âm chữ Hán có phụ âm đầu TH làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu S,và ngược lại: ⅂Sửng (sốt) を(Thương) ᮋ≟Thơ (thớt.
- Nhóm phụ âm TR / ţ.
- và GI / ž / Dùng âm chữ Hán có phụ âm đầu TR làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu GI,hay CH, và ngược lại: X Giữa ⺯(Trư) ‫׉‬Chìm.
- CH / c’/ và GI / ž / Dùng âm chữ Hán có phụ âm đầu GI làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu D,âm chữ Hán có phụ âm đầu CH làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu GI: 3 ࣽ Dang (tay) ຀(Giang) X Giống (lúa, chôống) ‫(ܡ‬Chúng) ‫ܟ‬Chùng (xuống) િ(Dụng) Nhưng dù sao bộ phận chữ Nôm Huế được cấu tạo do ảnh hưởng từ phụ âm đầu củatiếng Huế cũng không phải nhiều, nét khác biệt rõ nhất của chữ Nôm Huế so với chữ Nôm nóichung chính là từ yếu tố vần của tiếng Huế mà chúng tôi sẽ trình bày sau âáy.
- VẦN CỦA TIẾNG HUẾ VÀ CÁCH CẤU TẠO CỦA CHỮ NÔM HUẾ Nét khác biệt rõ nhất của tiếng Huế so với tiếng của nhiều vùng khác chính là từ cácnguyên âm và âm cuối.
- Nguyên âm và âm cuối trong tiếng Huế có sắc thái đặc biệt, từ đóchúng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc cấu tạo chữ Nôm của người Huế.
- Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi trong tiếng Huế Tiếng Huế cũng có 9 nguyên âm đơn: i, ê, e, ư, ơ (â), a (ă), u, ô, o.
- Âm cuối trong tiếng Huế Âm cuối trong tiếng Huế khác với âm cuối trong tiếng ở các địa phương khác: –n / n.
- mác ) Tất cả những biến thái của nguyên âm và âm cuối trong tiếng Huế nêu trên đã có ảnhhưởng rất lớn đến cách dùng chữ Hán làm thanh phù trong cấu tạo chữ Nôm Huế.
- Cấu tạo chữ Nôm Huế trên cơ sở vần của tiếng Huế Hiện tượng chuyển đổi nguyên âm và âm cuối trong tiếng Huế đã dẫn đến việc ngườiHuế dùng chữ Hán có nguyên âm và âm cuối như tiếng Huế để làm phần thanh phù trong cáchtạo chữ Nôm.
- Âm chữ Nôm có nguyên âm u / u.
- Nguyên âm u thay cho ô khi kết hợp với phụ âm cuối ng, tức vần ung thay cho ôngvà ngược lại: ષGiông (tố) 㐚(Dung.
- Nguyên âm u thay cho o khi kết hợp với phụ âm cuối ng, tức vần ung thay cho ongvà ngược lại: X Vùng (đất.
- (Vọng) ᨠXong (rồi) ᨠ (Xung) 4 * Âm chữ Nôm có nguyên âm ư / ɯ / và ơ / ɤ / (â.
- Các vần ưng, ăng và âng hay ăn, ân để thay thế cho nhau trong bộ phận thanh phù: 㚩Xăng (lăng) 㚩(Xưng) ᛸVắng (vẻ) ᛸ(Vấn) ⵞLặng (lẽ) ⵞ (Lận.
- Các vần ât hay ăc thay thế cho nhau trong bộ phận thanh phù của chữ Nôm: 㕨Nhấc (lên) 㕨(Dặc.
- Nhóm phụ âm cuối -t / t / và -c / k / Tất cả những từ có phụ âm cuối là -t thì tiếng Huế chuyển thành -c, nên khi cấu tạochữ Nôm, người Huế đã dùng âm chữ Hán có phụ âm cuối -t để làm thanh phù cho chữ Nômcó phụ âm cuối là -c, và ngược lại: ᰣThượt (dài) ᰣ (Thược) X Nhức (đầu.
- Phụ âm cuối –n / n / chuyển thành –ng / ŋ / Tất cả từ có phụ âm cuối là –n trong tiếng Huế đều chuyển thành –ng, nên khi cấu tạochữ Nôm, người Huế dùng âm chữ Hán có phụ âm cuối là –n để làm thanh phù cho chữ Nômcó phụ âm cuối là –ng, và ngược lại.
- Vần uôn / uәn / chuyển thành uông / uәŋ / và ngược lại: ㄅKhuôn (phép) ㄅ(Khuông.
- Một số vần khác Bên cạnh những phụ âm cuối và vần phổ biến như đã trình bày trên đây, một số phụâm cuối và vần khác cũng do cách phát âm của người Huế nên cũng đã ảnh hưởng đến cáchcấu tạo chữ Nôm của họ.
- Vần ai thành ơi Như vậy, ba yếu tố làm nên sự khác biệt giữa một bộ phận chữ Nôm Huế với chữ Nômtruyền thống chính là thanh, phụ âm đầu và vần mà trong đó vần chính là yếu tố quan trọngnhất.
- THỬ ĐỀ XUẤT CÁCH ĐỌC CHỮ NÔM HUẾ Một chữ Nôm có thể đọc thành nhiều âm và cũng được viết bằng nhiều cách khácnhau, một trong những lí do dẫn đến sự khác nhau ấy chính là do cách phát âm tiếng Việt củatừng người, đặc biệt là của từng vùng, nên khi nắm bắt được các qui tắc về ngữ âm cũng nhưcách chuyển đổi ngữ âm của từng vùng thì việc đọc chữ Nôm sẽ gặp nhiều thuận lợi.
- Thông thường thì có hai yếu tố làm thành một chữ Nôm là thanh phù và nghĩa phù,trong đó yếu tố thanh phù, tức bộ phận chỉ âm là quan trọng nhất cho việc đọc chữ Nôm.
- Chonên khi nắm bắt được yếu tố thanh phù của một chữ Nôm thì sẽ dễ dàng đọc đúng được chữđó, còn yếu tố nghĩa phù, tức bộ phận chỉ ý, thật ra chỉ để phân biệt nghĩa của từ mà thôi.
- Tuynhiên, trong tất cả các cách cấu tạo chữ Nôm, yếu tố thanh phù thường rất phức tạp, yếu tốnày có thể là dùng nguyên một chữ Hán, một nửa của chữ Hán, một chữ Hán có thêm dấu phụ,hoặc là một chữ Nôm khác được đọc trại ra.
- mà tất cả các loại của bộ phận làm thanh phù ấylại còn tùy vào cách dùng, cách phát âm của từng người ở từng địa phương khác nhau nữa.
- Vìvậy, để đọc chữ Nôm Huế, điều cần thiết là chúng ta phải có những hiểu biết cơ bản về cáchphát âm của người Huế, tức là nắm bắt được các cách chuyển đổi một số nguyên âm, phụ âmđầu và đặc biệt là vần từ tiếng Việt phổ thông sang tiếng Huế.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi xinmạo muội đề xuất một cách đọc chữ Nôm của người Huế.
- Đọc chữ Nôm Huế từ cơ sở thanh điệu Khi cấu tạo chữ Nôm, người Huế thường âm dùng chữ Hán có thanh hỏi làm thanhphù cho chữ Nôm có thanh ngã, và ngược lại, hoặc dùng chữ Hán có thanh nặng làm thanhphù cho chữ Nôm có thanh hỏi hoặc ngã.
- Vì vậy mỗi khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận dùnglàm thanh phù mang một trong ba thanh trên thì tìm cách đọc chữ ấy trên cơ sở văn cảnh và tựchuyển đổi trong phạm vi ba thanh ấy để nhận ra cách đọc đúng.
- Và như vậy, cách đọc chữNôm Huế trên cơ sở thanh điệu không có gì phức tạp lắm, bởi vì hiện tượng chuyển đổi giữa 6các thanh ấy không xa lạ trong cách đọc chữ Nôm nói chung, điều quan trọng là nắm bắt đượccác yếu tố cấu trúc của chữ ấy và đặt nó vào một văn cảnh cụ thể thì sẽ nhận ra cách đọc đúng.
- Đọc chữ Nôm Huế từ cơ sở phụ âm đầu Trong tiếng Huế đã có sự chuyển đổi đáng kể về phụ âm đầu so với hệ thống phụ âmđầu của tiếng Việt.
- Vì vậy, để đọc đúng chữ Nôm Huế, chúng ta cần lưu ý sự chuyển đổi củamột số phụ âm đầu trong tiếng Huế.
- Sự chuyển đổi ấy đã dẫn đến việc dùng âm chữ Hán cóphụ âm đầu này làm thanh phù cho một chữ Nôm có phụ âm đầu khác tương ứng.
- Trong đónổi bật nhất là các nhóm phụ âm đầu sau đây.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có một trong số các phụâm đầu kể trên thì chúng ta tìm cách đọc chữ đó bằng những âm có phụ âm đầu nằm trongnhóm ấy.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù mangphụ âm đầu là T thì đọc chữ đó bằng phụ âm đầu là T hoặc TR và ngược lại.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù bằng phụâm đầu là B thì đọc chữ đó bằng phụ âm đầu là B hoặc V và ngược lại.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù bắt đầubằng phụ âm TH thì đọc chữ Nôm đó bằng phụ âm đầu là TH hoặc S và ngược lại.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanhphù bắt đầu bằng một trong số các phụ âm đầu trên đây thì hãy đọc chữ đó bằng một trong baphụ âm đầu trong nhóm đó.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phùbắt đầu bằng một trong ba phụ âm đầu trên đây thì hãy đọc nó cũng bằng âm có phụ âm đầu làmột trong ba phụ âm đầu đó.
- Đọc chữ Nôm Huế từ cơ sở vần Trong số vần của tiếng Huế, nét nổi bật nhất chính là từ các âm cuối: N chuyển thànhNG và T chuyển thành C, tạo ra các nhóm vần liên quan.
- Nhóm vần có phụ âm cuối là N chuyển thành NG.
- Đã có sự chuyển hóa giữa hai vần ungvà ông trong tiếng Huế, nên khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù là vần ung thì cóthể đọc thành vần ông và ngược lại.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phậnlàm thanh phù là vần ung cũng có thể đọc thành ong, và ngược lại.
- Tiếng Huế chuyển các vần ưn, ân và ơn ra thành ưng, âng và ơng, nên khi gặpchữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù thuộc một trong số các vần trên thì linh hoạt chuyểncách đọc chữ đó thành một trong ba vần ấy và ngược lại.
- Các vần ăn, ưn và ân trong tiếng Huế được chuyển thành ăng, ưng và âng, nên 7khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làm thanh phù thuộc một trong số các vần trên thì linh hoạtchuyển cách đọc chữ đó thành một trong ba vần ấy và ngược lại.
- Khi gặp chữ NômHuế có bộ phận làm thanh phù là vần an thì đọc chữ đó bằng vần ang và ngược lại, ăn và ăngcũng vậy.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làmthanh phù là vần oan thì đọc chữ đó bằng vần oang và ngược lại.
- Khi gặp chữ Nôm Huế có bộ phận làmthanh phù là vần uôn thì đọc chữ đó bằng vần uông và ngược lại.
- Tương tự trên đây, chữ Nôm Huế có bộphận làm thanh phù là vần iên thì đọc chữ đó bằng vần iêng và ngược lại.
- Nhóm vần có phụ âm cuối là –t / t / chuyển thành –c / k/ Âm chữ Nôm có phụ âm cuối là –t thì bộ phận làm thanh phù của nó có thể mang phụâm cuối là –c, và ngược lại.
- Vì vậy, khi gặp chữ Nôm Huế trong nhóm phụ âm cuối này,chúng ta có thể linh hoạt trong việc chuyển hóa các phụ âm cuối của chúng để tìm ra cách đọcchính xác.
- Chữ Nôm Huế là một bộ phận chữ Nôm do người Huế cấu tạo thể hiện ảnh hưởngcách phát âm tiếng Việt của địa phương rất đáng kể.
- Cách cấu tạo ấy được xét trên ba mặt:Thanh, phụ âm đầu và vần, đó là ba yếu tố đã tham gia vào việc cấu tạo chữ Nôm Huế mộtcách tích cực mà trong đó phụ âm đầu và vần là những yếu tố quan trọng.
- Do đó, điều cầnthiết để hiểu và đọc đúng chữ Nôm Huế, tất nhiên là khi đã có một trình độ chữ Nôm nhấtđịnh, chính là cần có hiểu biết cơ bản về tiếng Huế.
- Bởi vì một khi chúng ta nắm bắt được cácqui tắc chuyển hóa giữa các thanh, đặc biệt là phụ âm đầu và vần của tiếng Việt nói chung vàtiếng Huế nói riêng thì có thể vận dụng chúng vào cách đọc chữ Nôm Huế một cách dễ dànghơn.
- Việc đề xuất cách đọc chữ Nôm Huế trên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu rút ra từkinh nghiệm qua việc phiên âm các tác phẩm Nôm do người Huế viết, cùng với việc khảo sátngữ âm vùng Thừa Thiên Huế, cho nên chưa thể nào triệt để được.
- Hy vọng đây là những gợiý đối với những người quan tâm đến chữ Nôm nói chung và chữ Nôm Huế nói riêng trong quátrình tìm hiểu, giữ gìn và phát huy di sản Hán Nôm của dán tộc mà Huế là một nơi được nhiềungười chú ý.
- Đào Duy Anh (1975, Chữ Nôm nguồn gốc, cấu tạo, diến biến, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.6.
- Lê Anh Tuấn, Tìm hiểu chữ Nôm có dấu phụ trong hệ thống cấu tạo chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt