« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị bơm tiêm điện


Tóm tắt Xem thử

- Họ và tên: Lê Quốc Việt XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM CHUẨN CHO THIẾT BỊ BƠM TIÊM ĐIỆN Chuyên ngành: Điện tử viễn thông LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts.
- Nguyễn Phan Kiên Hà Nội – Năm 2010 2 Lời nói đầu Ngày nay, với sự phát triển hết sức nhanh chóng của khoa học, công nghệ, các thành tựu trong các ngành điện, điện tử, tin học, cơ khí được ứng dụng rất nhiều vào việc thiết kế và chế tạo các thiết bị y tế nói chung và thiết bị điện tử y tế nói riêng.
- Với sự trợ giúp của các thiết bị, các thầy thuốc đã nắm được sâu hơn các tổ chức và hoạt động sinh học của cơ thể người, từ các cơ quan nội tạng đến từng tế bào của cơ thể.
- Một trong những thiết bị phục vụ nội khoa và đặc biệt là trong hồi sức cấp cứu, mang lại hiệu quả cao là thiết bị Bơm tiêm điện.
- Thiết bị bơm tiêm điện thường được dùng trong các trường hợp truyền tĩnh mạch liều vi lượng (liều thấp) và duy trì một khoảng thời gian tương đối như: Sử dụng các thuốc trợ tim mạch: Dopamin, Dobutamin, Adrenalin.
- sử dụng các thuốc tiền mê, duy trì an thần: Hypnovel, Propofol, Fentanyl.
- sử dụng các thuốc hormon: Insulin điều trị rối loạn đường huyết cấp…, kiểm soát đau duy trì trong chăm sóc: Duy trì giảm đau ngoài màng cứng, dùng Morphin duy trì liều thấp .
- Đây là một thiết bị không thể thiếu được trong tất cả các bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Thậm chí hiện nay ở Việt nam rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cũng tự trang bị thiết bị bơm tiêm điện.
- Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các thiết bị này còn chuẩn xác bao nhiêu phần trăm so với lúc xuất xưởng sau một thời gian sử dụng, sự chuẩn xác này là điều kiện tiên quyết đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng bệnh nhân khi phải sử dụng bơm tiêm điện để điều trị.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, kết hợp với những kiến thức và tài liệu thu nhận được, em đã đi vào nghiên cứu và tiến hành xây dựng quy trình kiểm chuẩn thiết bị bơm tiêm điện.
- Quy trình được xây dựng với mục đích nhằm đưa ra tất cả các nội dung cần phải kiểm tra của thiết bị bơm tiêm điện.
- Yêu cầu đặt ra đối với thiết bị bơm tiêm điện là phải kiểm soát được các thông số kỹ thuật (tốc độ tiêm, thể tích tiêm…) của thiết bị bơm tiêm điện.
- Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa ban hành một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nào cho thiết bị bơm tiêm điện, mà đang trong quá trình mới bắt đầu xây dựng quy trình này.
- Lịch sử nghiên cứu: Lý thuyết: Hiện nay tại Việt nam đã ban hành bộ tài liệu quy trình kiểm chuẩn chất lượng thiết bị cho: Thiết bị X quang thường quy, X quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp điện toán CT scanner nhưng chưa có quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị bơm tiêm điện.
- Ứng dụng trong thực tế: Chưa có nghiên cứu đo đạc các thông số kỹ thuật trên các thiết bị bơm tiêm điện tại các bệnh viện Việt Nam một cách hệ thống Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu Đánh giá việc sử dụng và khai thác thiết bị bơm tiêm điện một cách hiệu quả, an toàn hơn, điều mà hiện nay đang còn bỏ ngỏ ở nước ta.
- Đưa ra được các phân tích và đo lường thực tế về độ chuẩn xác của thiết bị bơm tiêm điện để các cơ quan quản lý cũng như các bệnh viện áp dụng cho người Việt.
- Đưa ra quy trình lựa chọn thích hợp tùy thuộc vào cấp độ cần kiểm chuẩn và điều kiện thực tế tại các bệnh viện Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu 4Đối tượng nghiên cứu của luận án là thiết bị bơm tiêm điện, các thông số kỹ thuật của thiết bị bơm tiêm điện cần kiểm soát.
- Phạm vi nghiên cứu Các thiết bị bơm tiêm điện đang sử dụng tại Bệnh viện TWQĐ 108 Tóm tắt cô đọng các nội dung cơ bản và đóng góp mới của tác giả: Đi sâu tìm hiểu các thiết bị bơm tiêm điện sử dụng tại các bệnh viện.
- Tìm hiểu các quy trình kiểm chuẩn đối với thiết bị bơm tiêm điện Đánh giá thực trạng sử dụng bơm tiêm điện tại Bệnh viện.
- Đề xuất quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị bơm tiêm điện tại bệnh viện.
- Đo đạc các thông số cần kiểm định: Tốc độ bơm, dung tích bơm, giới hạn bơm, giới hạn cao nhất của tốc độ dòng… Đề xuất quy trình kiểm chuẩn thiết bị bơm tiêm điện cho điều kiện tại Việt Nam gồm 4 thông số quan trọng nhất cần tiến hành để đảm bảo chất lượng thiết bị.
- Hướng dẫn thực hiện quy trình sử dụng thiết bị bơm tiệm điện hiệu quả, an toàn.
- Với nội dung nghiên cứu, lần đầu tiên tại Việt Nam, vấn đề kiểm định chất lượng thiết bị bơm tiêm điện được khảo sát và nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống, trong đó nhiều vấn đề liên quan đã được đặt ra, giúp hình thành một bộ công cụ góp phần đưa việc kiểm chuẩn thiết bị bơm tiêm điện vào lộ trình quản lý một cách khoa học, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là kết hợp của: Phương pháp thống kê, phân tích, đo lường thực nghiệm và lựa chọn quy trình kiểm chuẩn thích hợp.
- TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ BƠM TIÊM ĐIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN 1.1.
- Nh÷ng tÝnh n¨ng chÝnh cña thiÕt bÞ B¬m tiªm ®iÖn Bơm tiêm điện là phương tiện hỗ trợ truyền dịch, thuốc có kiểm soát và độ chính xác cao về lượng theo thời gian, và rất có ý nghĩa nếu cần truyền dịch hay dùng thuốc với liều thấp, đòi hỏi độ an toàn cao và ổn định, thông thường thì được dùng với các thuốc vận mạch, nội tiết, duy trì an thần hay dùng thuốc chống đông.
- Việc sử dụng bơm tiêm điện (SE) là rất thuận lợi trong việc thực hiện chỉ định thuốc cho người bệnh, ngày nay SE có rất nhiều cải tiến và độ an toàn cao trong sử dụng, với nhiều cảm biến thông minh có thể kiểm soát được rủi ro cao, tuy nhiên không vì lý do này mà điều dưỡng viên không theo dõi và kiểm soát, chỉ một chút lơ là rủi ro xảy ra có thể rất nguy hiểm đến sự an toàn, tính mệnh người bệnh.
- Ngày nay một số cơ sỡ phẫu thuật tạo hình còn sử dụng SE như một công cụ hữu ích trong liệu pháp giãn da, hay nâng cơ.
- Một điều chú ý khi sử dụng máy bơm tiêm là thường xuyên duy trì bảo trì và kiểm định để đảm bảo rằng máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt và ổn định.
- Các thiết bị bơm tiêm điện có tính năng và cấu tạo khá giống nhau do vậy tôi xin đi vào chi tiết bơm tiêm điện TERUMO TE 331/312 - Nhật Tên máy: Model: TE-311/312 Bơm tiêm được sử dụng : Kích thước mL của Terumo và các loại khác tương đương.
- Cài đặt tốc độ chảy : 6 Khi bơm tiêm 10, 20 hoặc 30 mL được sử dụng: Đặt mL/h (0,1 mL/h bước) Khi bơm tiêm 50mL được sử dụng: Đặt 0,1-1200 mL/h mL/h: 0,1 mL/h bước mL/h: 1mL/h bước) Độ chính xác của tốc độ dòng chảy: Độ chính xác của thiết bị.
- 1 % Độ chính xác ống tiêm incl.
- ±3% Khi phát hiện áp suất bịt: lựa chọn cài đặt 3 mức độ sau Cài đặt với bơm tiêm TERUMO được sử dụng [H]: 800±200 mmHg kPa kgf/cm2) [M]:500±100 mmHg kPa kgf/cm2) [L] :300±100 mmHg kPa kgf/cm2) Tốc độ bơm: Xấp xỉ : 1200 mL/h ( với ống tiêm 50mL được sử dụng.
- 500 mL/h ( với ống tiêm 30mL được sử dụng.
- 400 mL/h ( với ống tiêm 20mL được sử dụng.
- Chức năng đặc biệt: Có thể lựa chọn thông qua các công tắc bên trong máy như là: Cài đặt khoảng giới hạn mL (0,1 mL bước.
- Chức năng mở tĩnh mạch (để tiếp tục truyền với tốc độ 0,1 mL /h sau khi truyền xong) Lặp lại chức năng báo động (chức năng này sẽ bật nếu báo động không ngắt trong khoảng 2 phút sau khi chuông báo động ngừng kêu) Bắt đầu chức năng nhắc nhở (chức năng này sẽ bật nếu trạng thái mở liên tục 2 phút hoặc hơn) Chức năng cài giới hạn tốc độ truyền tối đa.
- Chức năng kết nối với máy tính.
- Trọng lượng kg (0.1kg bước) Dung tích thuốc mg (0.1mg bước) Thể tích hòa tan :0.0-300,0mL(0,1 mL bước) Trọng lượng : xấp xỉ 2,4 kg 1.2 Nguyên lý hoạt động của thiết bị bơm tiêm điện TE 311 Tất cả các chức năng liên quan tới sự hoạt động, hiển thị, còi và điều khiển motor, và phát hiện được điều khiển bởi trung tâm xử lý là mạch vi xử lý (CPU) Trong trường hợp có lỗi của CPU, mạch an toàn dự phòng sẽ làm mô tơ ngừng quay, sẽ có đèn sáng và còi kêu 81.2.1 Mạch nguồn: Để có một dải điện áp vào 8v đến 20v, sử dụng bởi nguồn cấp là AC, DC hoặc ắc quy, một khối chuyển nguồn giảm áp được cung cấp ở tầng đầu tiên.
- Qua khối nguồn 5v này, nguồn được cấp cho motor là 15V, bộ khuếch đại phát hiện tắc ống tiêm là -5V, nguồn 4v được cấp cho bộ phận chuyển đổi điện áp cho CPU.
- Vì tất cả các nguồn chuyển đổi đều có các chức năng phát hiện chập mạch, đoản mạch nên khi có sự cố quá tải thì nguồn sẽ bị ngắt.
- 1.2.2 Mạch nạp: Ắc quy được nạp bởi mạch nạp điện liên tục và tư từ với một dòng điện áp không đổi.
- Dòng nạp Ibat được tính bởi phương trình sau : Ibat=(2Vf-Vbe)/R2 Vf: điện áp trước đi ốt Vbe: điện áp cực B của transistor 9 1.2.3 Mạch phát hiện nguồn yếu: IC5 được sử dụng để phát hiện ắc quy sắp hết điện hoặc dòng điện đang nạp.
- Điện áp pin được nhận biết tại 1 điểm nằm giữa (R34 và R36).
- pin phóng/nạp dòng nhận được từ điện áp phát ra qua điện trở R39.
- IC5 có chức năng nhận biết khả năng tích điện thực tế của pin,nếu khả năng tích điện của pin giảm dẫn đến hư hỏng , 3 đèn báo pin yếu sẽ sáng ngay cả khi pin đã được xạc đầy.vì các đèn này sáng dựa vào giá trị không thực của khả năng tích luỹ điện của pin.Bất cứ khi nào pin được tháo ra và lắp vào IC5 để thay thế.Phải kiểm tra chính xác các dấu hiệu cho biết pin yếu bằng cách sử dụng sách hướng dẫn.
- CPU tồn tại trong giao diện máy tính với IC5 hoạt động theo các chức năng sau (1) Phát hiện pin không bình thường: Nếu bất cứ một sự khác thường nào sau dây được phát hiện thì 3 đèn “Battery” sẽ nhấp nháy cùng lúc: 10 * Hở dây xạc pin * Pin bị chập * Pin hỏng Phát hiện yếu: Nếu điện trong pin giảm còn khoảng 20% hoặc nếu CPU phát hiện điện áp có thể duy trì được 1.05V cho mỗi quả pin, CPU sẽ phát ra báo động xạc pin Báo động tắt máy: Nếu CPU phát hiện điện áp giảm còn xấp xỉ 0,95V mỗi quả pin, thì báo động tắt máy sẽ làm việc.
- 1.2.4 Mạch an toàn dự phòng: Trong trường hợp có lỗi hoạt động của CPU,một mạch an toàn dự phòng bên ngoài CPU sẽ dừng motor và đồng thời đèn báo động sáng, còi kêu.
- 11 1.2.5 Mạch điều khiển motor Khi một tín hiệu điều khiển từ CPU đưa vào IC(IC14) điều khiển motor, tín hiệu đầu ra từ IC khởi động motor hoạt động tương ứng từng giai đoạn một để điều khiển motor Ngoài ra ,tín hiệu điều khiển motor từ CPU đưa tới IC14 ,vì vậy một tín hiệu mức “L”,ví dụ,tác động lên motor làm giảm nguồn của nó.
- Trong trường hợp có lỗi của CPU, mạch an toàn dự phòng bên ngoài CPU sẽ dừng motor.
- 12 1.2.6 Mạch chuyển nguồn: Mạch được cung cấp bởi mạch trễ ON/OFF đưa ra thời gian trễ 0,5s khi bật nguồn và 2s khi tắt nguồn.
- 131.2.7 Mạch hiển thị LED: Tín hiệu từ CPU đưa tới bộ điều khiển đèn LED làm đèn sáng, trong trường hợp có lỗi của CPU ,mạch an toàn dự phòng sẽ bật đèn cảnh báo màu đỏ.
- 1.2.8 Mạch phát hiện vòng quay của motor: Roto của motor được phát hiện bởi 1 đĩa chắn được gắn với motor và một bộ ngắt quang trên bảng cảm biến roto 1.2.9 Mạch phát hiện tắc ống tiêm: 14 Để phát hiện sự tắc của ống tiêm, một áp lực bên trong ống tiêm được phát hiện với một giá trị đặt trên thanh trượt.
- Biểu đồ bên dưới thể hiện trạng thái dữ liệu nhận được bên trong CPU vào 4 giá tri khác nhau của áp lực đặt lên thanh trượt 1.2.10 Mạch phát hiện gần hết dịch: Ống tiêm được nhận biết với điện áp ngăn của một cái áp kế và dữ liệu kết quả đưa vào CPU, đèn báo gần hết dịch được bật khi dịch trong ống tiêm giảm xuống còn khoảng 0,5 đối với ống tiêm 10mL và xấp xỉ 1mL với các loại ống tiêm khác 15 Biểu đồ bên dưới thể hiện trang thái của 3 quá trình qua 3 giá trị khác nhau 1.2.11 Mạch hiển thị tinh thể lỏng (LCD): LCD được CPU nhận biết qua cổng P06 Khi bộ kết nối được kết nối, từ lúc này LCD được nối đất bên trong module, mức thấp “L” được chuyển tới CPU và LCD đã được nhận biết.
- Ở cổng: P07, tín hiệu ON/OFF là đầu ra tới back-light của LCD 16 1.2.12 Mạch phát hiện chệch pittong/khớp li hợp: Tấm kim loại chắn ánh sáng phía sau “feed nut”, nó hoạt động khi khớp li hợp hoạt động.
- Các chế độ hoạt động của thiết bị bơm tiêm điện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt