You are on page 1of 48

CÁCH MẠNG VĂN HÓA

1966-1976
Mục lục

Cách mạng Văn hóa ......................................................................................... 1


Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm ..................................... 18
Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’ .................................... 24
Đào mộ nhục thi trong thời “Cách mạng Văn hóa” Trung Quốc ... 28
Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng
Văn hóa .............................................................................................................. 35
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 1

Cách mạng Văn hóa


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản (chữ Hán giản thể: 无产阶
级文化大革命; chữ Hán phồn thể: 無產階級文化大革命; Bính âm:
Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng; Hán-Việt: Vô sản Giai cấp Văn
hóa Đại Cách mạng; thường gọi tắt là Đại Cách mạng Văn hóa 文
化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn Cách 文革,
wéngé) là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5/1966 tới tháng
10/1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc
sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
nên cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa"
(tiếng Trung: 十年动乱, 十年浩劫, Thập niên động loạn, thập
niên hạo kiếp). Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi
quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách
sâu sắc và toàn diện.
Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh
đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là
"đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng
những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi
diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội". Tuy nhiên, mục đích
chính của cách mạng này được một số người cho là một cách để
Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung
Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền
lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu
Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như
Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...
Dù Mao Trạch Đông tự tuyên bố chính thức là Văn cách kết thúc
năm 1969, ngày nay người ta vẫn cho rằng cuộc cách mạng này
còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976 khi Tứ nhân bang
(Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn
Nguyên) bị bắt giữ.
2 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Tổng cộng 1,5 đến 1,8 triệu người bị giết chết hay tự sát, khoảng
20 triệu người bị đưa về nông thôn lao động cưỡng bức trong
nhiều năm. Khoảng 200 triệu người bị thiếu ăn thường xuyên.[1]

Bối cảnh
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được thành lập, Mao
Trạch Đông muốn áp dụng mô hình của Stalin để xây dựng đất
nước. Mao Trạch Đông tin rằng mô hình của Stalin là phương
thức tiến hành cải tạo chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc. Dưới
thời kỳ Khrushchev lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu phủ
nhận mô hình của Stalin, còn được gọi chủ nghĩa xét lại. Mao
Trạch Đông chống lại chủ nghĩa hữu khuynh, mở rộng đấu tranh
giai cấp, bác bỏ chủ nghĩa xét lại về Stalin. Đảng Cộng sản Trung
Quốc đưa ra quan điểm Mao Trạch Đông phát động Đại Cách
mạng Văn hóa để bắt đầu ngăn chặn chủ nghĩa tư bản phục hồi,
duy trì Đảng trong sạch và tìm con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội bằng chính mình. Trong Đảng, Mao Trạch Đông chỉ trích đối
lập, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình và
chính sách khác là "sai lầm", mâu thuẫn giữa Lưu Thiếu Kỳ và
Mao Trạch Đông gia tăng, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đưa ra quan điểm trái
ngược với Mao Trạch Đông, để phát triển quan điểm của mình họ
đã lập các nhóm nhỏ mà không cần thông báo trước với Mao
Trạch Đông. Chính trong thời điểm này, Ủy ban Trung ương Đảng
và Mao Trạch Đông đề xuất chủ nghĩa sửa đổi, Đảng và Nhà nước
đang đối mặt với chủ nghĩa tư bản phục hồi hết sức nguy hiểm,
vài năm trước tại nông thôn thực hiện chính sách "bốn sạch"
(tiếng Trung: 四清, tứ thanh), và tại thành thị là "năm diệt" (tiếng
Trung: 五反, ngũ phiên) và thể hiện sự phê phán các tư tưởng,
vận động quần chúng ra sức đấu tranh bảo vệ Đảng và Nhà nước.

Phong trào bốn sạch


Năm 1956, Đại hội Đảng lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ
trích Stalin, Mao Trạch Đông phản đối đưa ra quan điểm trái
chiều. Tháng 4/1959, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII Đảng
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 3

Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông đưa ra quan điểm, nhấn
mạnh sức mạnh được tập trung vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính
trị, Ban Bí thư Trung ương do ông lãnh đạo. Ngày 2/7/1959, Hội
nghị Bộ Chính trị mở rộng và Hội nghị Trung ương 8 khóa VIII
họp tại Lư Sơn, tại Hội nghị này đã đưa ra quan điểm "đánh đổ
tập đoàn phản động Bành" và "bảo vệ con đường đúng đắn của
Đảng, đập tan chủ nghĩa cơ hội xét lại". Hội nghị Lư Sơn ban đầu
dự định khắc phục sai lầm cực "tả" có tính thuyết phục xuất hiện
trong Đại nhảy vọt năm 1958, nhưng đề xuất không được đồng ý
trong cuộc họp. Ngày 14/7, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức
Hoài gửi thư cho Mao Trạch Đông "Thư gửi Chủ tịch tham khảo",
chỉ trích Mao Trạch Đông rằng Đại nhảy vọt là "tính chất cuồng
tín của giai cấp tiểu tư sản" và "cần phải ngăn chặn sự nguy hiểm
của chủ nghĩa Stalin". Những lời chỉ trích của Bành Đức Hoài
tương tự như những lời lẽ của Khrushchev, Bí thư thứ nhất Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cách đây một năm, khi
mối quan hệ Trung-Xô sụp đổ. Sau khi Mao Trạch Đông nhận
được bức thư đã phân phát trong cuộc thảo luận, Hoàng Khắc
Thành, Trương Văn Thiên, Chu Tiểu Chu và nhiều người khác
đồng ý. Ngày 23/7, Mao Trạch Đông, người chưa bao giờ bày tỏ
quan điểm của mình, cân nhắc xu hướng áp đảo trong đảng để
khẳng định ý kiến của Bành Đức Hoài rằng lá thư cho thấy "sự
rung chuyển của giai cấp tư sản" và tấn công vào đảng. Mao Trạch
Đông tức giận với Bành Đức Hoài: "Ông đang chống lại Trung
ương, bức thư đã phân phát, để quần chúng đấu tranh, tổ chức
lực lượng, thiết lập lại Đảng và thế giới theo khuôn khổ của ông".
Ngày 2/8, Mao Trạch Đông đã phát biểu và huy động để phản đối
"cuộc tấn công lan rộng của chủ nghĩa cơ hội". Ông tuyên bố rõ
ràng rằng không còn là vấn đề chống lại "cực tả" nữa. Bắt đầu từ
ngày hôm sau, mỗi nhóm bắt đầu chỉ trích Bành Đức Hoài, Hoàng
Khắc Thành, Trương Văn Thiên, Chu Tiểu Chu tương ứng.
Đại nhảy vọt
Năm 1958, sau kế hoạch Năm năm lần thứ nhất, Mao Trạch Đông
kêu gọi phát triển một "chủ nghĩa xã hội triệt để" trong nỗ lực
đưa đất nước sang xã hội cộng sản tự cung tự cấp. Để đạt được
4 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

mục tiêu này, Mao khởi xướng kế hoạch Đại nhảy vọt, thiết lập
các "Xã Nhân dân đặc biệt" (thường gọi là Công xã nhân dân) ở
nông thôn thông qua việc sử dụng lao động tập thể và vận động
quần chúng. Nhiều cộng đồng dân cư đã được huy động để sản
xuất một mặt hàng duy nhất-đó là thép. Và Mao Trạch Đông
tuyên bố sẽ tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi mức năm
1957. Nhưng trên thực tế,sản lượng nông nghiệp thời kì đó của
Trung Quốc còn không bằng thời vua Càn Long và thời nhà
Thanh.[cần dẫn nguồn]
Cuộc Đại nhảy vọt là một thất bại về kinh tế. Các ngành công
nghiệp rơi vào tình trạng bất ổn vì nông dân sản xuất quá nhiều
thép chất lượng thấp trong khi các ngành khác bị bỏ rơi. Hơn
nữa, những người nông dân không qua đào tạo và được trang bị
nghèo nàn để sản xuất thép, phần lớn dựa vào khu vực sân sau
nhà để đạt chỉ tiêu sản xuất thép do các quan chức địa phương
đặt ra. Trong khi đó, các công cụ nhà nông chính bị nấu chảy để
làm thép khiến quy mô sản xuất nông nghiệp bị thu nhỏ. Điều này
dẫn đến sự sụt giảm sản lượng của phần lớn các mặt hàng ngoại
trừ gang và thép không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tồi tệ hơn nữa,
để tránh bị phạt, chính quyền địa phương thường xuyên phóng
đại các con số và che giấu khiến cho vấn đề thêm trầm trọng
trong nhiều năm[2].
Hầu như chưa phục hồi từ nhiều thập kỷ chiến tranh, nền kinh tế
Trung Quốc thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng. Năm 1958,
Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt buộc phải thừa nhận rằng những
số liệu thống kê sản xuất đã bị phóng đại. Ngoài ra, phần nhiều
lượng thép sản xuất ra không tinh khiết và vô ích. Trong khi đó,
sự hỗn loạn trong các khu sản xuất tập thể, thời tiết xấu và việc
xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực đã dẫn
đến một trận đói kém cực lớn. Thực phẩm trong tình trạng hết
sức khan hiếm và sản xuất giảm đáng kể. Theo nhiều nguồn khác
nhau, số người chết do nạn đói này gây ra ước tính 20 đến 30
triệu người[3].
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 5

Sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt có tác động lớn lên uy tín của
Mao Trạch Đông bên trong Đảng. Năm 1959, ông ta từ chức Chủ
tịch nhà nước, và sau đó Lưu Thiếu Kỳ lên thay. Tháng 7 năm
1959, những người lãnh đạo cấp cao của Đảng triệu tập tại Lư
Sơn để thảo luận về các quyết sách của Đảng, nhất là các tác động
của cuộc Đại nhảy vọt. Tại hội nghị, nguyên soái Bành Đức Hoài,
khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã chỉ trích chính
sách của Mao Trạch Đông trong cuộc Đại nhảy vọt là đã quản lý
kém và đi ngược lại các quy luật kinh tế.[2].
Trong lúc Hội nghị Lư Sơn đóng vai trò như một hồi chuông báo
tử cho nguyên soái Bành, cũng là nhà phê bình lớn tiếng nhất của
Mao, điều này đã dẫn đến một sự chuyển giao quyền lực vào tay
những người thuộc phái ôn hòa cầm đầu là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng
Tiểu Bình, những người nắm quyền kiểm soát chính phủ[2]. Sau
Hội nghị, Mao Trạch Đông đã tìm cách tước bỏ các chức vụ chính
thức của Bành Đức Hoài và buộc tội ông ta là kẻ "cơ hội cánh
hữu". Bành Đức Hoài bị thay bởi Lâm Bưu, một vị tướng khác
trong lực lượng quân cách mạng và sau này là người đóng vai trò
chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách của Chủ nghĩa Mao
Trạch Đông.

Xung đột giữa Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông


Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ
chức Chủ tịch Đảng, trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc
Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình khỏi những vấn đề
thường nhật của nhà nước và chính phủ. Nhiều chính sách Đại
nhảy vọt của ông ta bị đảo ngược, các tác động tiêu cực của chúng
giảm nhẹ và dần dần biến mất. Trong số những cải cách của Lưu
Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng
sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Trong
suốt quá trình này, Lưu Thiếu Kỳ đặt ra cụm từ nổi tiếng, "Mua
tốt hơn tự sản xuất, và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Điều này
đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập
với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Mao Trạch Đông.
6 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã thu
hút sự ủng hộ từ bên trong Đảng. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Kỳ
dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy
quyền lực nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc
gia. Đáp lại, Mao Trạch Đông đã khởi xướng Phong trào Giáo dục
Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1962 để lấy lại nền tảng chính trị của
mình. Mục tiêu chính của phong trào là khôi phục lòng nhiệt
thành cách mạng của các đảng viên và quần chúng. Đáng chú ý
hơn, phong trào này còn tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục
tiểu học và trung học. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất
của nó là sự kết hợp của đơn vị hành chính xã và lao động nhà
máy vào giáo dục. Phong trào đã đạt được kết quả là đưa chủ
nghĩa Mao vào giới trẻ Trung Quốc.
Năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công
khai hơn. Ông ta tuyên bố rằng đấu tranh giai cấp vẫn đang được
tiến hành và phải được học hỏi và áp dụng "ngày một, tháng một,
và năm một", và bóng gió rằng các thành phần cố hữu của giai cấp
tư sản (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ) vẫn còn tồn tại mặc dù cách mạng
đã thành công. Năm 1964, Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa
tiến triển trở thành Phong trào Bốn-dọn-dẹp, một phong trào
chính trị - xã hội rộng lớn hơn nhằm mục đích "làm sạch chính
trị, kinh tế, tư tưởng, và tổ chức của bọn phản động". Mao Trạch
Đông xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu
vừa được thiết lập nhưng đã trở nên xa rời quần chúng, trong khi
Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cận từ dưới lên để loại bỏ
những tội phạm nhỏ, tầng lớp địa chủ và thành phần phản động.
Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo
ra xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.

Khẩu chiến chính trị


Cuối năm 1959, nhà sử học và cũng là Phó Thị trưởng Bắc Kinh
Ngô Hàm xuất bản phiên bản đầu tiên của bộ kịch lịch sử tựa đề
Hải Thụy bãi quan (海瑞罢官). Trong vở kịch, một viên quan
trung thành tên Hải Thụy bị sa thải bởi một tên hoàng đế biến
chất. Trong khi vở kịch nhận được sự ca ngợi từ phía Mao thì
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 7

năm 1965 vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh và đồng minh của
bà ta là Diêu Văn Nguyên, biên tập viên cho một tờ báo ở Thượng
Hải, đã viết bài báo công kích vở kịch. Diêu gọi vở kịch là "một
thứ cỏ độc" hãm hại Mao với ngụ ý Mao như một tên hoàng đế
suy đồi và Bành Đức Hoài như một công chức trung thực.
Bài báo Thượng Hải đó lan truyền khắp nước và nhiều tờ nhật
báo hàng đầu khác đã xin đăng lại. Thị trưởng Bắc Kinh là Bành
Chân, một người ủng hộ Ngô Hàm, đã thành lập một ủy ban
nghiên cứu bài báo và công bố rằng những lời chỉ trích của Diêu
Văn Nguyên là không chính đáng. Ngày 12 tháng 2 năm 1966, Ủy
ban (gọi là "Nhóm Năm tên chịu trách nhiệm về cuộc Đại Cách
mạng văn hóa") đã công bố một báo cáo mà về sau được biết đến
với tên "Đại cương tháng Hai" (二月提纲) nhằm tìm cách giới hạn
tranh luận về nhân vật Hải Thụy trong khuôn khổ văn chương và
lôi kéo sự chú ý của dư luận ra khỏi các hàm ý chính trị.
Tuy nhiên, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên tiếp tục tố cáo cả
Ngô Hàm và Bành Chân trên báo chí. Ngày 16 tháng 5, dưới sự chỉ
đạo của Mao, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban
hành một thông báo chính thức về cuộc Đại Cách mạng văn hóa.
Trong tài liệu này, Bành Chân bị chỉ trích gay gắt và nhóm "Năm
tên" bị giải tán và được thay thế bởi Nhóm Cách mạng văn hóa.
Ngày 18 tháng 5, Lâm Bưu tuyên bố trong một bài phát biểu rằng
"Chủ tịch Mao là một thiên tài, và mọi thứ Chủ tịch nói đều thực
sự tuyệt vời; những lời nói của Chủ tịch sẽ tạo ra ý nghĩa cuộc
sống của hàng trăm ngàn người trong chúng ta". Vì vậy, bắt đầu
giai đoạn đầu của sự sùng bái nhân cách Mao Trạch Đông do
Giang Thanh, Lâm Bưu và những kẻ cùng phe điều hành.
Ngày 25 tháng 5, một giảng viên triết học tại Đại học Bắc Kinh tên
là Nhiếp Nguyên Tử (聂元梓) đã viết một tấm áp phích lớn và
dán ở bảng tin công cộng. Nhiếp công kích giới lãnh đạo Đảng
trong trường và các quan chức của Đảng ở Bắc Kinh là "bọn côn
đồ đen tối chống lại Đảng", ngụ ý rằng có các thế lực đen tối trong
Chính phủ và các trường đại học đang cố gắng ngăn chặn tiến
trình cách mạng. Vài ngày sau đó, Mao ra lệnh phổ biến những lời
8 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

của Nhiếp ra khắp nước và gọi đó là "tấm áp phích lớn tuyên


truyền cho Chủ nghĩa Mác đầu tiên ở Trung Quốc". Ngày 29 tháng
5, tại trường trung học thuộc Đại học Thanh Hoa, đơn vị Hồng vệ
binh đầu tiên được thành lập. Mục đích của đơn vị này là trừng
phạt và cô lập cả giới trí thức lẫn những kẻ thù chính trị của Mao.
Ngày 1 tháng 6 năm 1966, tờ Nhân dân Nhật báo đã phát động
một cuộc công kích vào các lực lượng phản động trong giới trí
thức. Sau đó, giới chủ tịch các trường đại học và những người trí
thức nổi tiếng khác bị truy tố. Ngày 28 tháng 7 năm 1966, đại
diện Hồng vệ binh đã viết thư cho Mao nói rằng các cuộc thanh
trừng trên diện rộng và tất cả những sự kiện chính trị-xã hội có
liên quan đều được thực hiện chính xác và công minh. Mao đáp
lại với sự ủng hộ toàn diện của mình bằng tấm áp phích lớn tựa
đề "Oanh tạc các trụ sở" (tiếng Trung: 炮打司令部——我的一张大
字报). Mao viết rằng, bất chấp cuộc Cách mạng vô sản đã được
tiến hành, giai cấp thống trị vẫn bị thâu tóm bởi các thành phần
tư sản, các nhà tư bản và những người theo chủ nghĩa xét lại, và
rằng các thành phần phản cách mạng này vẫn còn tồn tại, thậm
chí ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Điều này
thực ra là một cuộc khẩu chiến chống lại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu
Bình và những người cùng phe với họ.

Diễn biến
1966
Ngày 8 tháng 8 năm 1966, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua "quyết định liên quan đến Cuộc
Cách mạng Văn hóa Vô sản" (còn gọi là "Thông cáo 16 điểm").
Quyết định này quy định rằng Cuộc Cách mạng văn hóa Vô sản là
"một cuộc cách mạng lớn đụng chạm đến tất cả mọi người và
thiết lập một giai đoạn mới trong sự phát triển của cách mạng xã
hội chủ nghĩa trong nước, một giai đoạn sâu rộng hơn".
“Mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ, chúng vẫn cố gắng sử
dụng những tư tưởng và lề thói cũ của giai cấp bóc lột để
đầu độc quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm chí họ và cố
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 9

gắng khôi phục giai đoạn tư sản. Giai cấp vô sản phải làm
điều ngược lại: Đó là tranh đấu với giai cấp tư sản trong
lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói
mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của
toàn bộ xã hội. Hiện tại, mục tiêu của chúng ta là đấu tranh
và đè bẹp những kẻ hữu khuynh muốn phá bỏ cấu trúc
thượng tầng của chủ nghĩa xã hội... ”
— "Thông cáo 16 điểm"
Vì vậy, quyết định đó lấy phong trào sinh viên sẵn có và phát
triển nó lên một cấp độ chiến dịch đại chúng toàn quốc, kêu gọi
sự tham gia của không những sinh viên mà còn cả công nhân,
nông dân, quân nhân, trí thức cách mạng và các cán bộ cách mạng
để tiến hành nhiệm vụ chuyển đổi cấu trúc thượng tầng bằng
cách treo các áp phích ký tự lớn và tổ chức các cuộc tranh luận
sôi nổi. Theo ý Mao thì Trung Quốc cần "một cuộc cách mạng văn
hóa" để đưa Chủ nghĩa xã hội trở lại. Các quyền tự do quy định
theo Thông cáo 16 điểm sau đó được đưa vào Hiến pháp Trung
Quốc như là "Bốn quyền tuyệt vời nhất của nền dân chủ vĩ đại":
Quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến, quyền được viết các áp
phích ký tự lớn và quyền được tổ chức các tranh luận lớn. Thực
ra, trong bốn quyền đó, một số quyền đã bao hàm lẫn nhau.
Những người mà không có mối liên quan với Đảng Cộng sản sẽ
được thử thách và thông thường bị buộc tội tham nhũng và bị bỏ
tù. Những quyền tự do này được bổ sung bởi quyền được bãi
công, mặc dù quyền này đã bị suy yếu bởi sự dính dáng của quân
đội vào nền chính trị dân sự vào tháng 2 năm 1967. Tất cả những
quyền này đã bị xóa bỏ khỏi Hiến pháp sau khi Chính phủ của
Đặng Tiểu Bình dập tắt Phong trào Bức tường Dân chủ năm 1979.
Ngày 16 tháng 8 năm 1966, hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp các
nơi trên đất nước tập trung tại Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt
Chủ tịch Mao. Ngay trên đầu cổng Thiên An Môn, Chủ tịch Mao
Trạch Đông và Lâm Bưu đã xuất hiện và diễn thuyết trước 11
triệu Hồng vệ binh, và nhận được rất nhiều tràng reo hò từ đám
10 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

đông. Mao ca ngợi hành động của Hồng vệ binh trong các chiến
dịch gần đây là "phát triển Chủ nghĩa xã hội và dân chủ".
Ngày 1/6/1966, trên Nhân dân Nhật báo có bài xã luận với tựa đề
“Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ
đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên” mở đầu Chiến
dịch tiêu hủy Bốn cái cũ. Trong chiến dịch này tất cả những gì liên
quan đến các loại tôn giáo đều bị Hồng vệ binh ngược đãi thẳng
tay. Nhiều công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, tu viện
Hồi giáo, và các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp
phá hoặc bị đập bỏ. Nhiều cổ vật, sách cổ, tranh ảnh, thư pháp... bị
phá hủy, đốt bỏ. Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử
dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc dẫn đến các vụ tự tử do
nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Trong tháng 8 và
tháng 9, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1772 người bị sát hại. Tại
Thượng Hải, trong tháng 12 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong
liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Trong thời gian này ở Vũ Hán
cũng chứng kiến 62 vụ tự sát và 32 vụ giết người.[4]
Chính quyền cũng không dám ngăn chặn hành động của Hồng vệ
binh. Xie Fuzhi, cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết: "Đừng nói
rằng họ sai khi đánh đập những kẻ xấu; nếu trong cơn thịnh nộ
mà họ có đánh ai đó đến chết thì cũng có thể hiểu được."[5]
Trong hai năm, đến tận tháng 7 năm 1968 (ở vài nơi, thời gian có
thể lâu hơn), các nhóm hoạt động của Hội sinh viên như lực
lượng Hồng vệ binh đã mở rộng lĩnh vực quyền lực của mình, và
gia tăng các nỗ lực tái thiết Xã hội chủ nghĩa. Họ bắt đầu bằng
cách phát tờ rơi giải thích cho hành động phát triển và củng cố
Chủ nghĩa xã hội của họ và đưa tên các nhân vật bị khép tội "phản
cách mạng" lên trên bảng tin của trường. Họ tập hợp lại thành
từng nhóm lớn, tổ chức các buổi tranh luận lớn, và viết các vở
kịch mang tính "giáo dục". Họ tổ chức các cuộc họp công cộng để
chỉ trích những lời bào chữa của các bị cáo "phản cách mạng".

Thế giới này là của các bạn, cũng như của chung chúng ta, nhưng xét cho
cùng thì nó vẫn là của các bạn. Các bạn, những người trẻ tuổi tràn đầy
nhiệt huyết, đang ở độ thăng hoa của cuộc đời giống như mặt trời lúc tám
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 11

hoặc chín giờ sáng. Chúng tôi hy vọng vào các bạn. Thế giới thuộc về các
bạn. Tương lai Trung Quốc thuộc về các bạn.

Đây là một trong nhiều trích đoạn từ cuốn Hồng bảo thư mà sau
này Hồng vệ binh luôn mang theo như một sự chỉ dẫn hành động
từ phía Mao Trạch Đông. Đó là kim chỉ nam cho hành động vì mục
tiêu tương lai của Hồng vệ binh. Những trích dẫn trực tiếp từ lời
của Mao đã dẫn đến các hành động khác của Hồng vệ binh dưới
quan điểm của các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mao khác. Mặc dù
Thông cáo 16 điểm và các tuyên bố khác từ các nhà lãnh đạo cấp
cao khác của Chủ nghĩa Mao đều ngăn cấm hình thức "bạo động
vũ trang" (武斗) và ủng hộ "đấu tranh tâm lý" (文斗), nhưng
những cuộc đấu tranh này thường dẫn đến việc sử dụng vũ lực.
Ban đầu, những cuộc khẩu chiến giữa các nhóm hoạt động thậm
chí trở thành bạo lực, nhất là khi họ bắt đầu tước vũ khí của quân
đội năm 1967. Những người khởi xướng Chủ nghĩa Mao đã giới
hạn hoạt động của Hồng vệ binh trong khuôn khổ hình thức "bất
bạo động", nhưng đôi khi chính điều đó lại dường như khuyến
khích bạo lực; và chỉ sau các vụ cướp vũ khí quân đội của Hồng vệ
binh, họ mới bắt đầu đàn áp các phong trào quần chúng. Lưu
Thiếu Kỳ bị đưa vào một trại tạm giam và qua đời tại đó năm
1969. Đặng Tiểu Bình cũng bị đưa đi "cải tạo" ba lần và cuối cùng
phải làm việc trong một nhà máy cơ khí cho đến khi Chu Ân Lai
đưa ông trở lại vài năm sau đó. Tuy nhiên, phần lớn những người
bị bắt giữ không được may mắn như vậy và nhiều người trong số
họ không bao giờ được quay trở lại.
Hành động của Hồng vệ binh được chủ tịch Mao Trạch Đông ca
ngợi. Ngày 22 tháng 8 năm 1966, ông ban hành một thông cáo
chung, trong đó quy định cấm mọi sự can thiệp từ phía cảnh sát
vào hoạt động của Hồng vệ binh. Người nào làm trái với Thông
cáo đó sẽ bị gán cho tội danh "phản cách mạng".
Ngày 5 tháng 9 năm 1966, một thông cáo khác được ban hành
khuyến khích tất cả Hồng vệ binh đến Bắc Kinh trong một quãng
thời gian xác định. Tất cả chi phí, bao gồm ăn ở và đi lại sẽ được
chính quyền chi trả. Ngày 10 tháng 10 năm 1966, một đồng minh
12 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

của Mao là Lâm Bưu đã công khai chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng
Tiểu Bình là "những kẻ dẫn đường cho Chủ nghĩa Tư bản" và là
"mối đe dọa" đến Chủ nghĩa Xã hội. Sau đó, Bành Đức Hoài cũng
bị đưa đến Bắc Kinh và bị truy tố trước quần chúng.

1967
Ngày 3 tháng 1 năm 1967, Lâm Bưu và Giang Thanh đã sử dụng
truyền thông và cán bộ địa phương để tạo ra cái gọi là "Bão táp
tháng Giêng", trong đó nhiều quan chức cấp cao Thượng Hải cũng
bị chỉ trích nặng nề và bị đem ra truy tố[6]. Điều này đã mở
đường cho Vương Hồng Văn nắm quyền quản lý thành phố với
chức danh người đứng đầu Ủy ban Cách mạng thành phố. Do đó,
chính quyền thành phố bị bãi bỏ. Ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và
Đặng Tiểu Bình một lần nữa trở thành mục tiêu của sự chỉ trích,
nhưng những chỉ trích khác cũng nhắm vào các việc làm sai trái
của Phó thủ tướng Trần Vân. Các quan chức chính phủ hay đảng
viên địa phương cũng nhân cơ hội này để cáo buộc địch thủ tội
"phản cách mạng".
Ngày 8 tháng Giêng, Mao đã ca ngợi những hành động này thông
qua tờ báo của Đảng là tờ Nhân dân Nhật báo, khuyến khích các
quan chức địa phương phê bình và tự phê bình nếu có dính líu tới
hoạt động "phản cách mạng". Điều này dẫn đến các cuộc thanh
trừng trên diện rộng và liên tiếp giữa các quan chức địa phương
khiến cho chính quyền nhân dân ở nhiều địa phương bị tê liệt
hoàn toàn. Tham gia vào các cuộc thanh trừng "phản cách mạng"
này là cách duy nhất để tránh bị thanh trừng, nhưng cũng không
có gì đảm bảo.
Vào tháng hai, Giang Thanh và Lâm Bưu, dưới sự ủng hộ của Mao,
đã nhấn mạnh rằng "đấu tranh giai cấp" cần mở rộng sang ngành
quân đội. Nhiều tướng lĩnh chủ chốt trong Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Hoa đã tỏ thái độ lo ngại và phản đối Cách mạng văn
hóa; họ gọi đó là "một sự sai lầm". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao là
Trần Nghị đã tỏ ra tức giận ngay trong cuộc họp Bộ Chính trị, và
nói rằng sự chia bè kết phái sẽ hủy hoại quân đội hoàn toàn và
sau đó là đến Đảng.
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 13

Các tướng lĩnh khác, bao gồm Nhiếp Vinh Trăn, Hạ Long và Từ
Hướng Tiền cũng bày tỏ sự bất mãn. Họ lần lượt bị tố cáo bởi các
phương tiện truyền thông quốc gia dưới sự kiểm soát của
Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Cuối cùng thì tất cả bọn
họ đều bị thanh trừng bởi Hồng vệ binh. Cùng lúc đó, nhiều đơn
vị Hồng vệ binh lớn quay sang đối đầu với nhau do mâu thuẫn về
lập trường cách mạng khiến cho tình hình thêm phức tạp và làm
đất nước thêm hỗn loạn.
Do vậy, Giang Thanh đã ra thông báo dừng tất các hành động
không lành mạnh bên trong lực lượng Hồng vệ binh. Ngày 6
tháng 4, Lưu Thiếu Kỳ đã bị lên án công khai và rộng rãi bởi
nhóm thành viên gồm Giang Thanh, Khang Sinh, thậm chí có cả
Mao. Tiếp theo đó là một kháng nghị và các cuộc tuần hành của
quần chúng, đáng chú ý nhất là cuộc tuần hành ở Vũ Hán ngày 20
tháng 7. Trong nơi này, Giang Thanh đã công khai tố cáo bất kỳ
"hành động phản cách mạng nào"; sau đó đích thân bà ta bay tới
Vũ Hán để chỉ trích Zaidao Chen, tướng phụ trách khu vực Vũ
Hán.
Ngày 22 tháng 7, Giang Thanh chỉ đạo Hồng vệ binh thay thế
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nếu cần thiết, do đó làm
cho lực lượng vũ trang hiện tại bị vô hiệu. Sau lần ca ngợi ban đầu
của Giang Thanh, Hồng vệ binh bắt đầu cướp phá các doanh trại
và các tòa nhà quân đội. Hành động này đã không thể bị ngăn
chặn bởi các tướng lĩnh quân đội và kéo dài tới tận mùa thu năm
1968.

1968
Mùa xuân 1968, một chiến dịch lớn nổ ra nhằm mục đích đẩy
mạnh tôn sùng Mao Trạch Đông lên mức ngang thần thánh. Ngày
27 tháng 7 năm 1968, sự lấn quyền quân đội của Hồng vệ binh
chính thức kết thúc và chính quyền trung ương gửi các đơn vị
quân đội tới để bảo vệ nhiều khu vực là mục tiêu của Hồng vệ
binh. Mao ủng hộ và thúc đẩy ý tưởng cho phép quần chúng lắng
nghe một trong những chỉ dẫn tối cao của mình. Một năm sau đó,
các nhóm Hồng vệ binh hoàn toàn tan rã vì Mao sợ rằng sự hỗn
14 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

loạn do họ gây ra có thể làm hại nền tảng căn bản của Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Trong bất kỳ trường hợp nào thì mục tiêu của
Hồng vệ binh đã đạt được và Mao đã củng cố được quyền lực
chính trị của mình.
Đầu tháng 10, Mao tiến hành chiến dịch thanh trừng những quan
chức không trung thành với ông ta. Họ bị đưa tới vùng nông thôn
và làm việc trong các trại lao động. Cũng trong tháng này, tại Đại
hội Đảng lần thứ 12-khóa 8, Lưu Thiếu Kỳ bị trục xuất vĩnh viễn
ra khỏi Đảng và Lâm Bưu được đưa lên giữ chức Phó Chủ tịch
Đảng và được Mao chọn làm người kế tục. Địa vị và danh tiếng
của Bưu chỉ xếp sau Mao.[7]
Lâm Bưu, người được Mao chọn kế vị, trở thành nhân vật nổi bật
nhất trong cuộc Đại Cách mạng văn hóa sau năm 1968. Tháng 12
năm 1971, Trung Quốc (và thế giới) bị sốc sau khi một chiếc máy
bay bị rơi ở Mông Cổ và Lâm Bưu được cho là một trong những
hành khách xấu số. Sự kiện này xảy ra sau một loạt những nỗ lực
ám sát Mao bất thành. Từ đó đến nay, chưa thể xác minh được
các sự kiện liên quan đến Lâm Bưu trong giai đoạn 1968-1971
với độ thuyết phục và chính xác được vì lý do nhạy cảm chính trị
xung quanh sự kiện máy bay rơi đó.[8] Những năm tháng quyền
lực của Lâm Bưu và cái chết đầy bí ẩn của ông ta là chủ đề quan
tâm của nhiều sử gia khắp thế giới nhưng chưa một ai có thể đưa
ra kết luận xác đáng về vấn đề đó.
Tháng 12 năm 1968, Mao triển khai Phong trào Tiến về nông
thôn. Phong trào kéo dài từ cuối thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ
1970 đã huy động hàng trăm ngàn trí thức trẻ sống ở các thành
phố đi về các vùng nông thôn để sống, lao động và học hỏi kinh
nghiệm của những người công nhân và nông dân. Từ "trí thức"
lúc đó được dùng với nghĩa rộng nhất là những học sinh mới tốt
nghiệp trung học. Cuối những năm 1970, những "trí thức trẻ" này
cuối cùng cũng được phép trở về thành phố quê nhà. Xét khía
cạnh nào đó thì phong trào này là một cách thức điều chuyển các
thành viên Hồng vệ binh từ thành phố về nông thôn, nơi mà họ ít
có khả năng gây loạn nhất.
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 15

1969
Đại hội Đảng IX được tổ chức vào tháng 4 năm 1969, và phục vụ
như là một phương tiện để "hồi sinh" đảng với tư duy mới và cán
bộ mới sau khi nhiều thành phần lãnh đạo cũ đã bị loại trừ trong
các cuộc đấu tranh của những năm trước đó.[9] Khuôn khổ thể
chế của Đảng thành lập hai thập kỷ trước đó đã bị hư hại gần như
hoàn toàn: cho nên đại biểu Quốc hội lần này thực ra đã được lựa
chọn bởi Ủy ban cách mạng chứ không phải thông qua bầu cử của
đảng viên [10]. Con số đại diện của quân đội tăng lên nhiều so với
đại hội trước đó (28% các đại biểu là thành viên PLA), và việc
bầu cử thêm nhiều thành viên PLA vào ủy ban Trung ương mới
phản ánh sự gia tăng này.[11] Nhiều sĩ quan quân đội được lên
chức trung thành với thống soái PLA Lâm Bưu, thành hình một
phe phái mới phân chia giữa lãnh đạo quân đội và dân sự.[12]

Hậu quả
Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả
nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa.
Trước khi Mao Trạch Đông qua đời, người ta có ước tính rằng có
khoảng 12 đến 20 triệu người, gồm 5,4 triệu Hồng vệ binh, đi lao
động nặng nhọc ở nông thôn, trong đó là 1 triệu người dân
Thượng Hải, tức là 18% dân số của thành phố lúc đó. Số nạn nhân
bị chết trong giai đoạn này có nhiều ước tính khác nhau, nhưng
chắc chắn là rất lớn. Theo nhà nghiên cứu Rudolph Rummel, từ
năm 1964 đến năm 1975, khoảng 7,7 triệu người Trung Quốc bị
giết và 1,5 triệu người chết do đói kém và xung đột dân sự , tổng
cộng là 9,2 triệu người đã chết[13]. Khoảng 3 triệu Đảng viên
Đảng Cộng sản Trung Quốc bị kỷ luật và cầm tù, 60% Đảng viên
bị khai trừ, nhiều người trong số họ phải lao động nặng nhọc
trong thời gian diễn ra Cách mạng văn hóa. Về mặt xã hội, trong
thời Cách mạng văn hóa, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã
bị đóng cửa, dẫn đến hậu quả là cả một thế hệ không được tiếp
cận với giáo dục đại học. Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng
16 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

khoảng 100 triệu người Trung Quốc chịu đau khổ của thời kỳ
này.[14]
Văn hóa Trung Quốc, một nền văn hóa có truyền thống lịch sử
5000 năm, gần như bị hủy hoại hoàn toàn trong Cách mạng văn
hóa. Có một thực tế đáng buồn là bạn bè quốc tế gần như khó có
thể cảm nhận được giá trị cốt lõi của văn hóa cổ truyền này. Đáng
buồn hơn nữa đó là muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa thật sự, ta
phải tìm hiểu bên ngoài Trung Quốc.

Nhận định
Đặng Tiểu Bình đã nhận định như sau: "Cách mạng Văn Hóa là
một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao
trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn
vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong
cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao." [14].
Trong nghị quyết năm 1981 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cách mạng văn hóa
được nêu lên với kết quả là "gây ra bất ổn định xã hội, và gây ra
thảm họa cho Đảng, nhà nước, và nhân dân".[14]

Chú thích
1. ^ “Verrohung bis in die Gegenwart”. taz. 15 tháng 5 năm 2016.
Truy cập 16 tháng 5 năm 2016.
2. ^ a ă â Lịch sử Trung Quốc
3. ^ Niên biểu các sự kiện lịch sử của thế kỷ XX
4. ^ MacFarquhar Roderick and Schoenhals, Michael. Mao's Last
Revolution. Harvard University Press, 2006. p.124
5. ^ MacFarquhar, Roderick and Schoenhals, Michael. Mao's Last
Revolution. Harvard University Press, 2006. p. 125
6. ^ Yan, Jiaqi. Gao, Gao. [1996] (1996). Turbulent Decade: A
History of the Cultural Revolution.
7. ^ http://www.shulu.net/
8. ^ Distorting history, lesson from the Lin's incident
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 17

9. ^ MacFarquhar and Schoenhals, p. 285.


10. ^ MacFarquhar and Schoenhals, p. 288.
11. ^ MacFarquhar and Schoenhals, p. 292.
12. ^ MacFarquhar and Schoenhals. Chapter 17.
13. ^ China's Bloody Century, R.J. Rummel, New Brunswick,
N.J.:Transaction Publishers, 1991
14. ^ a ă â Global Times ngày 25/5/2011
18 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm


http://nghiencuuquocte.org/2016/05/30/hau-qua-cach-mang-
van-hoa-sau-50-nam/
Nguồn: Evan Osnos, “The Cost of the Cultural Revolution, Fifty
Years Later”, The New Yorker, 06/05/2016.
Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Tuần tới là kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa
Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng mà mức độ tàn khốc vượt xa
so với những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng để chúng ta
phân tích.
Năm 1979, ba năm sau khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô
sản kết thúc, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến
công du đến Mỹ. Trong một buổi quốc yến, ông ngồi cạnh nữ diễn
viên Shirley MacLaine, người đã nói với vị lãnh tụ rằng bản thân
bà vô cùng ấn tượng với những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến
du lịch đến quốc gia này vài năm về trước. Bà nhắc lại cuộc trò
chuyện với một nhà khoa học. Ông bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch
Mao Trạch Đông vì đã điều chuyển mình khỏi trường đại học về
lao động tại một nông trường như Mao đã làm với hàng triệu trí
thức khác. Đặng Tiểu Bình đáp lại rằng: “Ông ta nói dối đấy”.
Ngày 16 tháng 5 tới đánh dấu kỉ niệm 50 năm ngày Cách
mạng Văn hóa chính thức bắt đầu khi Chủ tịch Mao Trạch Đông
khởi xướng cuộc cách mạng nhằm mục đích thanh trừng các
thành phần phá hoại và phản động, “tìm ra các đại diện của giai
cấp tư sản đang ẩn nấp trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội,
và các lãnh địa văn hóa khác”, rồi phơi bày chúng dưới “kính viễn
vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”. Đến khi
Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại rất nhiều hậu quả:
khoảng 200 triệu người sống tại các vùng nông thôn bị suy dinh
dưỡng kinh niên do nền kinh tế kiệt quệ; có tới hai mươi triệu
người bị điều chuyển về các vùng nông thôn; và khoảng 1,5 triệu
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 19

người đã bị hành quyết hoặc bức tử. Những lời buộc tội thường
dựa trên lí lẽ rằng đương sự đã bị vẩn đục bởi các tư tưởng của
ngoại bang, bất kể có căn cứ hay không; những thư viện lưu trữ
các cuốn sách ngoại văn đã bị phá hủy, và Đại sứ quán Anh thì bị
thiêu cháy. Tập Trọng Huân – cha đẻ của Chủ tịch đương nhiệm
của Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng đã bị lôi ra luận tội trước
đám đông mà một trong các tội của ông là đã dám dùng ống
nhòm nhìn sang Tây Đức trong một chuyến công du đến Đông
Đức.
Trong quá trình điều tra các hậu quả gây ra bởi Cách mạng
Văn hóa, điều khó ước lượng nhất không thể được lượng hóa một
cách chính xác đến vậy: Cuộc Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng
đến tinh thần của người Trung Quốc như thế nào? Đây vẫn là một
vấn đề chưa thể hoặc ít nhất là không dễ để nêu ra tranh luận
công khai. Đảng Cộng sản vẫn rất nghiêm khắc hạn chế bất kì
cuộc thảo luận nào liên quan đến giai đoạn này với nỗi lo rằng
những điều đó sẽ châm ngòi cho một cuộc xét lại toàn diện di sản
của Mao cũng như vai trò của Đảng Cộng sản trong lịch sử Trung
Quốc. Trong tháng Ba vừa qua, nhằm đón đầu các động thái có
thể diễn ra trong ngày lễ kỉ niệm, Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo
của Đảng Cộng sản đã đăng một bài xã luận nhằm cảnh cáo các
“nhóm nhỏ lẻ” nhân cơ hội này tạo ra “một sự hiểu lầm hoàn toàn
rối loạn về cuộc cách mạng văn hóa”. Bài xã luận nhắc nhở người
dân rằng: “mọi cuộc thảo luận đều tuyệt đối không nên xa rời
khỏi các quyết sách chính trị và chủ trương của Đảng”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người đã và
đang cố gắng lật lại lịch sử và xét lại vai trò của họ trong thời kì
ấy. Vào tháng Một năm 2014, các học sinh của một trường Trung
học Thực nghiệm thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã chính thức
ngỏ lời xin lỗi tới các giáo viên của mình vì những gì họ đã gây ra
trong làn sóng bạo lực vào tháng 8 năm 1966 khi chính Hiệu phó
của trường là cô Biện Trọng Vân (Bian Zhongyun) bị các học sinh
của mình đánh đập đến chết. Nhưng những cử chỉ như vậy quả là
hiếm. Thường những người ngoài cuộc khó hiểu được vì sao
những người còn sống sót sau Cách mạng Văn hóa lại thường
20 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

cảm thấy không muốn nhắc lại những trải nghiệm vốn đã thay
đổi sâu sắc cuộc đời họ đến vậy. Có một lời giải thích là các sự
kiện diễn ra trong thời kỳ ấy hỗn mang đến mức nhiều người cảm
thấy mang trong mình gánh nặng kép khi vừa là kẻ tội đồ, vừa là
nạn nhân. Trước đó, Bao Pu, một tác giả trưởng thành tại Bắc
Kinh nhưng hiện sống tại Hong Kong, nói “Mọi người đều cảm
thấy mình là nạn nhân. Nếu nhìn vào họ, bạn sẽ thắc mắc rằng
“Mày đã làm cái quái gì vậy? Tất cả là lỗi của người khác? Mày
không thể đổ hết mọi tội lỗi cho Mao Trạch Đông được. Đúng, ông
ta có trách nhiệm, ông ta là kẻ chủ mưu, nhưng để tàn phá toàn
bộ đất nước đến mức như vậy – thì cả một thế hệ phải nhìn nhận
lại.”
Đất nước Trung Quốc ngày nay đang ở giữa một cơn sốt chính
trị được biểu hiện dưới hình thái của những động thái quyết liệt
chống tham nhũng và việc bóp nghẹt những luồng tư tưởng trái
chiều. Nhưng không vì thế mà có thể kết luận một cuộc Cách
mạng Văn hóa thứ hai đang chuẩn bị được tái diễn. Mặc dù có
hàng ngàn người đã bị bắt giữ, nhưng phạm vi của những gì đang
diễn ra lại bé hơn nhiều, và những so sánh quá hời hợt tiềm ẩn
nguy cơ khiến mức độ tàn khốc của Cách mạng Văn hóa không
được nhận thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, còn có những khác
biệt về mặt chiến thuật như: thay vì sử dụng quần chúng nhân
dân để tấn công các đối thủ trong nội bộ Đảng như Mao Trạch
Đông đã từng kêu gọi “pháo đả tư lệnh bộ” (oanh tạc các tổng
hành dinh – NBT), Tập Cận Bình sử dụng chiến lược thắt chặt sự
kiểm soát nhằm củng cố nội bộ Đảng và quyền lực của ông ta. Ông
ta đã tái cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo để đảm bảo quyền lực cao
nhất nằm trong tay mình, bóp chết tự do tư tưởng và truyền
thông, rồi, lần đầu tiên, đã truy lùng những kẻ phê phán chính
phủ kể cả khi họ đang sống ngoài Trung Hoa đại lục. Vài tháng
gần đây, các cơ quan an ninh đã bắt giữ các đối tượng này tại Thái
Lan, Myanmar và Hong Kong.
Dù vậy vẫn có những điểm tương đồng sâu sắc hơn giữa giai
đoạn hiện nay với giai đoạn Tập mới trưởng thành thành một
thanh niên thời Cách mạng Văn hóa. Những tương đồng này cho
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 21

thấy một số đặc điểm của hệ thống Lê-nin-nít dười thời Mao
Trạch Đông đã tồn tại dai dẳng đến mức nào. Tập, với những
động thái liên tiếp nhằm truy lùng và tiêu trừ các kẻ thù của
mình, đã gợi lại câu hỏi mà Lênin coi là quan trọng nhất: “Kto,
Kovo?” -“Ai, Ai?” Nói cách khác, trong mọi sự tương tác, vấn đề
mấu chốt là phe nào thắng còn phe nào bại. Mao Trạch Đông và
thế hệ dưới thời của ông – những người lớn lên trong thời kì
kham khổ, không thể nào chấp nhận việc chia sẻ quyền lực hay
chủ nghĩa đa nguyên; ông ta kêu gọi “vạch ra chiến tuyến rõ ràng
giữa chúng ta và kẻ thù”. “Ai là bạn? Ai là thù?”. Điều này, theo lời
Mao Trạch Đông là “câu hỏi quan trọng đầu tiên cần đặt ra với
bất kì cuộc cách mạng nào.” Trên nhiều phương diện, Trung Hoa
ngày này khác rất nhiều so với thời Mao Trạch Đông, nhưng riêng
đối với câu hỏi trên, Tập Cận Bình đã có rất nhiều điều giống với
người tiền nhiệm của mình.
Quan niệm một mất một còn đó đang ảnh hưởng xấu đến mối
quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia khác, bao gồm Mỹ. Ta
dễ dàng bật cười khi đọc tin rằng tháng trước để kỉ niệm “Ngày
Giáo dục An ninh Quốc phòng”, chính phủ Trung Quốc đã cho
phát hành các tấm áp phích cảnh báo các nữ nhân viên làm việc
trong cơ quan hành chính nhà nước về rủi ro khi hẹn hò với
người nước ngoài với lí do là những người nước ngoài đó có thể
là gián điệp. Tấm áp phích hoạt hình có tên gọi “Tình yêu nguy
hiểm” vẽ lên câu chuyện về một tình yêu không có hậu giữa cô
Tiểu Lí – một công chức đem lòng yêu anh David – một học giả
nước ngoài có mái tóc đỏ để rồi kết cục là đưa cho anh ta các tài
liệu mật nội bộ.
Ngoài ra còn các tin đáng quan ngại khác như: hồi tháng Tư,
sau nhiều năm các lãnh đạo cấp cao đưa ra lời cảnh báo rằng các
tổ chức phi chính phủ có khả năng đang tìm cách đầu độc xã hội
Trung Hoa bằng các luận điểm phản động của Tây phương, Trung
Quốc đã thông qua một đạo luật cho phép siết chặt quản lý các
hoạt động của họ. Đạo luật này trao thêm nhiều quyền hạn cho
cảnh sát nước này nhằm giám sát các quỹ, hội từ thiện, các tổ
chức vận động chính sách dù nhiều trong số đó đã hoạt động tại
22 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

quốc gia này nhiều thập niên qua. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã
cảnh báo rằng nếu đạo luật này được thông qua sẽ khiến họ
không thể hoạt động và họ hiện đang xem xét liệu có nên duy trì
sự hiện diện dưới các quy định mới này hay không.
Năm mươi năm sau Cách mạng Văn hóa, khi Trung Quốc một
lần nữa bị thôi thúc phải tự cách ly khỏi các ảnh hưởng ngoại
bang, ta hoàn toàn có thể cho rằng các hậu quả có thể nghiêm
trọng hơn thực tế. Vào mùa thu năm nay, Nhà xuất bản Đại học
Harvard sẽ xuất bản một cuốn sách lịch sử mới có nhan
đề Unlikely Partners: Chinese Reformers, Western Economists, and
the Making of Global China [Các đối tác bất thường: Các nhà Cải
cách Trung Quốc, các nhà Kinh tế phương Tây và việc tạo dựng
một Trung Quốc toàn cầu hóa] viết bởi Julian Gewirtz, một
nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oxford. Cuốn sách ghi lại câu
chuyện ít người biết đến về việc các trí thức và lãnh đạo Trung
Quốc, khi nhận thấy nguy cơ suy sụp của nền kinh tế nước nhà
vào cuối thời kì Cách mạng Văn hóa, đã tìm đến sự trợ giúp từ các
nhà kinh tế học nước ngoài nhằm tái thiết đất nước.
Giai đoạn từ 1976 đến 1993 diễn ra một loạt các cuộc trao
đổi, hội nghị và hợp tác, khi mà các trí thức phương Tây không
phải tìm cách thay đổi Trung Quốc mà thay vào đó là giúp đỡ họ
để quốc gia này tự thay đổi. Và họ có những đóng góp không thể
thiếu để giúp Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh
tế toàn cầu như ngày hôm nay. Gewirtz nói với tôi rằng:“Các nhà
cầm quyền Trung Quốc đã phụ trách quá trình này – họ đã tìm
kiếm nguồn ý tưởng phương Tây nhưng không áp dụng chúng
một cách bừa bãi. Tuy vậy họ đã cởi mở đón nhận luồng ảnh
hưởng từ phương Tây để rồi thực sự đã bị ảnh hưởng sâu
sắc”.“Câu chuyện lịch sử này không nên bị quên lãng. Và vào thời
điểm mà cả nền kinh tế lẫn xã hội Trung Quốc có khả năng rơi
vào trạng thái bấp bênh, thay vì cô lập tri thức và nghi ngờ thế
giới như những gì có vẻ đang diễn ra, việc quay lại thái độ cởi mở
và xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây là cách tốt nhất để
tránh bị rơi vào một thảm họa tồi tệ khác.”
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 23

Evan Osnos là nhà báo người Mỹ. Ông tốt nghiệp ngành Khoa
học Chính trị tại Đại học Harvard và trở thành cây viết của tạp
chí The New Yorker từ năm 2008. Cuốn Age of Ambition: Chasing
Fortune, Truth, and Faith in the New China đã mang lại cho ông
Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ cho thể loại Phi hư cấu năm 2014.
24 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’


http://nghiencuuquocte.org/2016/05/16/cach-mang-van-
hoa-lang-quen/
Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”,
Project Syndicate, 31/05/2006.
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách
mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc
cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến
đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này
như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc
quên đi thập niên mất mát đó.
Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam
Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố
rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với
nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một
sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự
kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An
Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt
động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó
gột rửa đó.
Cách mạng Văn hóa đánh dấu đỉnh điểm của việc tiêu diệt giai
cấp do Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành trong suốt những
năm 1960. Những người sống sót trong tất cả các phong trào
chính trị trước đó bị mê hoặc bởi sự sùng bái cá nhân của Mao, đã
được xóa bỏ mọi hạn chế, có thể giết người và tìm cách trả thù
mà không bị trừng phạt. Như Mao đã tóm tắt trạng thái tâm lý
này: “Bây giờ là giai đoạn biến động, và tôi vui mừng về những
hỗn loạn này”. Trong hướng dẫn của ông có tên “Về các vụ cắn”,
Mao khẳng định: “Có gì ghê gớm đâu? Người tốt hiểu nhau bằng
cách cắn nhau và người xấu xứng đáng bị như vậy khi họ bị
những người tốt cắn…”
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 25

Những người bạn cùng thế hệ của tôi luôn bình luận như thế
này khi tôi kể tôi sinh ngày 18 tháng 8: “Này, đó là ngày kỷ niệm
Chủ tịch Mao gặp mặt các Hồng vệ binh lần đầu tiên”. Tuy nhiên,
các tháng năm sau đó đã bị lãng quên một cách có chủ ý, đặc biệt
là bởi chính các Hồng vệ binh. Đây là những người, giống như
Liên đoàn thanh niên Hitler (Hitler Youth), đã lật trang sử đẫm
máu của họ và không bao giờ (muốn) nhìn lại.
Theo Wang Youqin, tác giả của cuốn sách Victims of the
Cultural Revolution (Những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa),
sau khi Mao tiếp đón các Hồng vệ binh và hướng dẫn họ thực
hiện “đấu tranh vũ trang”, hơn 1.700 người đã bị đánh đập, bị
dìm nước hoặc làm bỏng đến chết. 100.000 người khác đã bị đuổi
ra khỏi nhà.
Chỉ trong mấy tháng, một phong trào toàn diện, dưới khẩu
hiệu “cách mạng hóa văn hóa Trung Quốc” nhằm “phá bỏ nền văn
hóa cũ, các truyền thống cũ, tư duy cũ và các phong tục cũ” đã
diễn ra ác liệt trên khắp đất nước này. Những người có nguồn gốc
“địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, cánh hữu” nằm trong
số những người đầu tiên bị trừng phạt. Trong cơn tuyệt vọng để
cứu mạng sống cho chính mình, các gia đình đã tự nguyện đập
phá tài sản và nghiền nát các bức tranh hoặc thư pháp cổ của họ.
Các vụ “đốt sách, chôn nho” đã từng diễn ra trong lịch sử,
nhưng không trường hợp nào quyết liệt bằng thứ lực lượng tàn
phá do Mao phát động. Chẳng bao lâu sau, các di tích cổ cũng bị
phá hủy. Thi hài của những nhân vật lịch sử, như Trương Chi
Động (Zhang Zhidong), một vị quan lớn triều Thanh, đã bị khai
quật, với những thi thể bị phân hủy được treo trên cây.
Cuối cùng, bất kỳ ai, từ Chủ tịch nước tới công dân bình
thường, đều có thể bị chỉ trích, bị quy kết là đồ “ngưu quỷ xà
thần”, bị bức hại và liệt vào danh sách phải chết. Người ta giết
người để bảo vệ Mao, và những người bị xử tử hét to: “Mao Chủ
tịch muôn năm!” trên đường ra nơi bị xử tử.
Tại tỉnh Quảng Tây, nơi một vài vụ bạo lực tồi tệ nhất xảy ra,
gần 100.000 người đã bị giết hại trong tháng Bảy và tháng Tám
26 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

năm 1968. Trong văn bản chính thức “Đại sự ký Cách mạng Văn
hóa ở Quảng Tây”, nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện trong danh sách
những người thiệt mạng. Tác giả Zheng Yi đã tường thuật riêng ở
huyện Vũ Tuyên, hơn 100 người đã bị ăn thịt, bởi việc ăn tươi
nuốt sống kẻ thù là cách duy nhất để chứng minh lòng yêu mến
đối với Mao. Gan, mắt và não được móc ra trong khi các nạn nhân
vẫn còn sống.
Mao còn khuấy động một làn sóng các vụ bức hại khác năm
1968. Trong vô số các “vụ tự tử”, nhiều người đơn giản là đã bị
cắn tới chết hoặc tự kết liễu mạng sống của chính họ khi nỗi đau
vượt quá sức chịu đựng. Ở Bắc Kinh, những cái chết đã diễn ra
phần lớn ở những khu vực có cây cối và các hồ nước. Wang
Youqin tường thuật vào ngày 4 tháng 11 rằng bốn thi thể được
tìm thấy nổi trên mặt hồ của Di Hòa Viên. Tổng cộng 63 người đã
bị giết hại tại trường Đại học Bắc Kinh danh tiếng.
Mao qua đời trong khi vẫn đang mong muốn kết liễu nền văn
hóa Trung Quốc. Riêng cuộc Cách mạng Văn hóa của ông đã giết
hại tới khoảng hai triệu người, phá vỡ các truyền thống, nhổ tận
gốc các giá trị tinh thần và đạo đức, và xé nát các quan hệ gia đình
và sự gắn bó xã hội. Những người đã trải qua cuộc cách mạng này
đã cố gắng lãng quên, bởi nỗi đau, vốn còn lớn hơn khi tim bị
trúng đạn, đã đè nặng tâm hồn họ.
Tồi tệ hơn tất cả, những tội ác của Mao chống lại nền văn
minh, không giống những tội ác của Hitler chẳng hạn, vẫn đang
tiếp diễn. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang sử dụng các
phương pháp “tẩy não” của Mao, đồng thời di sản của ông vẫn
tiếp tục được chính thức tôn thờ. Chân dung và thi thể của ông
vẫn được trưng bày tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh,
và khuôn mặt của ông xuất hiện trên những tờ tiền giấy trong ví
của mọi người dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ có cha
mẹ, con và những người thân yêu khác chết dưới lưỡi dao của
Mao.
Không có gì ngạc nhiên khi người dân Trung Quốc nhìn vào
chính trị với một sự cẩn trọng xen lẫn sợ hãi. Những nhân vật của
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 27

công chúng luôn nỗ lực tránh xúc phạm Đảng, công khai tán
thành thái độ thờ ơ như là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo
sự sống còn. Tháng trước, tôi có xem một chương trình truyền
hình có sự tham gia của Hàn Mỹ Lâm (Han Meilin), một họa sĩ nổi
tiếng. Trong phát biểu bế mạc của ông, ông đã phát biểu những
câu đầy khôn ngoan trước khán giả: “Những người bàng quan
muôn năm!”.
Han Meilin đã bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa. Tuyên bố
của ông đã được đáp lại bởi một tràng pháo tay giòn giã từ khán
giả trường quay.
Ma Jian (Mã Kiến) là nhà văn, tác giả của cuốn Beijing Coma,
và gần đây nhất là cuốn The Dark Road.
28 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Đào mộ nhục thi trong thời “Cách mạng Văn hóa”


Trung Quốc
http://trithucvn.net/trung-quoc/dao-mo-nhuc-thi-trong-
thoi-cach-mang-van-hoa-trung-quoc.html
“Cách mạng Văn hóa” Trung Quốc do Mao Trạch
Đông khởi xướng và lãnh đạo từ tháng 5/1966, mục đích
chính được nhiều người cho là một cách để Mao lấy lại
quyền lực sau cuộc “Đại Nhảy vọt” bị thất bại. Ở đây xin
nhìn lại những hành động man rợ “đào mộ nhục thi” trong
thời kỳ này.

Đào mộ thời Cách mạng Văn hóa


Hồ Kiều Mộc, Ủy viên Ban Bí thư Ủy ban Trung ương, viết «Tẩm
viên xuân – Hàng Châu cảm sự» và nhờ Mao Trạch Đông chỉnh
sửa giúp. Mao viết lời phê gay gắt trên bản thảo “Hàng Châu và
nhiều nơi khác đều làm bạn với ma quỷ, hàng trăm năm qua chưa
thể quét sạch. Chỉ đào mấy đống xương tàn mà cho là có thể giải
quyết thì quá khinh địch. Đến một cái miếu cũng chưa thể động
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 29

vào”. Năm 1964, Hồ Kiều Mộc đến Hàng Châu và nói với lãnh đạo
Hàng Châu: “Chủ tịch Mao đi vãn cảnh ở Lưu Trang thuộc Tây Hồ,
chứng kiến phần mộ của người xưa cảm thấy rất không vui!”.
Tỉnh ủy không dám sơ xuất, lập tức lên kế hoạch phá hủy những
ngôi mộ của những danh nhân quan tướng thời xưa, như mộ Vu
Khiêm (1398 – 1427), Trương Cang Thủy (1620 – 1664), Từ Tích
Lân (1873 – 1907), Cầu Thiệu (1887-1920), Doãn Duy Tuấn
(1896—1919)… cùng hàng loạt những tượng Phật và đài tưởng
niệm chiến tranh.

Phá hủy tượng thờ thời “Cách Mạng Văn Hóa”


Ngày 1/6/1966 có bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo với tựa
đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ
30 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, từ đây phong trào
“phá tứ cựu” bắt đầu lên cao, còn gọi là thời kỳ “Cách mạng Văn
hóa” điên cuồng. Trên khắp cả nước, Hồng vệ binh bắt đầu đập
phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách
vở, tranh chữ. Ngoài ra, tình trạng đào mộ thiêu hủy xương cốt
đặc biệt phổ biến tại nhiều nơi.

Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Thời Mông Nguyên diệt nhà Tống cũng không dám hủy miếu
Khổng; đến nhà thời Mãn Thanh xâm lược miếu Khổng cũng còn
được giữ lại nguyên vẹn; Nhật Bản xâm lược cũng không đụng
đến. Bất luận ai làm vua Trung Hoa cũng tôn kính Khổng Tử,
nhưng “Cách mạng Văn hóa” là ngoại lệ. Vừa khởi đầu “Cách
mạng Văn hóa”, Phó Chủ tịch Trung ương Khang Sinh đến tìm gặp
Đàm Hậu Lan, cán bộ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đề nghị đến xử
lý Khổng miếu ở Khúc Phụ. Khang Sinh nói: “Tôi nghĩ ba ngày ba
đêm mới vẽ được bức họa ấn tượng này”. Khang đưa bức họa cho
Đàm: “Đi đến đó, muốn phá gì thì phá”.
Khang Sinh chỉ thị: “Thứ gì nên phá thì phá ngay”.
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 31

Ngày 7/11/1966, Đàm Hậu Lan dẫn theo một nhóm người đến
trước đài kỷ niệm anh hùng nhân dân tại Thiên An Môn tuyên thệ
phá hủy “Khổng gia trang”. Đàm Hậu Lan dẫn đầu hơn hai trăm
người, bừng bừng hào khí đi đến Khúc Phụ để phá hủy miếu
Khổng. Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã “lập thành tích” phá hủy hơn
6000 văn vật và đốt đi hơn 2700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh
chữ, hơn 1000 bia đá. Để đào mộ nhanh chóng, Hồng vệ binh đã
phải dùng đến cả thuốc nổ. Sau khi lấy xương cốt Khổng tử cáo
thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương
(551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ
Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng.

Đào mộ Khổng Tử trong thời “Cách mạng Văn hóa”


32 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Vì chuyện này mà Khổng Đức Thành (Kung Te-cheng, 1920 –


2008), cháu đời thứ 77 của Khổng tử sống tại Đài Loan đã nhiều
lần từ chối lời mời của chính quyền Trung Quốc Đại Lục, thề đến
chết không trở lại Khúc Phụ, thậm chí còn không muốn gặp mặt
người chị Khổng Đức Mậu đang nhậm chức Ủy viên Chính hiệp
Toàn quốc trọn đời tại Bắc Kinh.
Vào một ngày tháng 8/1966, thầy cô một trường trung học tại
Thanh Đảo với tinh thần nêu cao khẩu hiệu “đưa thủ lĩnh phái bảo
hoàng ra thị chúng” đã đào mộ của Khang Hữu Vi (1858 – 1927)
biểu tượng cho phái bảo hoàng của giai cấp tư sản và quý tộc.
Buổi chiều cùng ngày, xương cốt Khang Hữu Vi được bỏ vào một
cái xe đẩy để các thầy trò đẩy đi thị chúng, họ tự hào đào được
mộ nhân vật quan trọng nhất của phái bảo hoàng. Sau khi diễu
hành xong, phần xương đầu Khang Hữu Vi bị treo lên và ghi chú
dòng chữ “con chó Khang Hữu Vi, đại biểu cao nhất của phái bảo
hoàng trên toàn quốc”, sau đó lại được gửi đến “Hội triển lãm
Cách mạng Văn hóa thành phố Thanh Đảo”.
Mùa thu năm 1966, Hồng vệ binh trên tất cả các trường học của
huyện Nam Bì cùng phe “Cách mạng Văn hóa” của một nhà máy
quyết định thực hiện “phá tứ cựu”. Sau khi họ cột dây thừng kéo
đổ bia mộ của Trương Chi Động (1837 – 1909) đã cùng nhau đập
nát và phát thông báo trên toàn huyện, cho biết vào ngày 26/9
âm lịch đã đào mộ của Trương Chi Động.
Khoảng 8 giờ sáng, họ mang theo cuốc và xẻng, cầm cờ khua
chiêng đi đến hiện trường. Hai tiếng sau họ đào lên một quan tài
và lôi thi thể vợ chồng họ Trương ra làm nhục. Trong ngôi mộ
không có gì đáng giá. Khi Trương Chi Động qua đời trong nhà
không còn một xu, chỉ có sách vở và tranh chữ…
Ngày 28/8/1966, vì yêu cầu phê bình «Vũ Huấn truyện», Hồng vệ
binh lại đào mộ Vũ Huấn (1838 – 1896), nhà hoạt động giáo dục
thời Thanh, mang xương cốt ông ra thị chúng và thiêu hủy thành
tro. Cùng năm, khi phê phán «Hải Thị bãi quan», phái “Cách mạng
Văn hóa” đã đào mộ hủy cốt Hải Thụy (1514 – 1587, vị quan nổi
tiếng nhà Minh. Trong mộ Hải Thụy chỉ có vài sợi tóc, răng,
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 33

xương tàn và vài đồng tiền đồng. Tất cả bị cho vào trong một cái
hộp để mang ra thị chúng, cuối cùng thiêu hủy thành tro.
Mồ mả của vua chúa từ thời thượng cổ cũng bị đập phá tan tành,
lăng vua Thuấn (? – 2184 TCN) ở Vận Thành bị san bằng, trong
lăng mộ ông có treo cái kèn đồng lớn. Điện chính của lăng Viêm
đế và kiến trúc xung quanh bị hủy hoại và mọi thứ bên trong bị
cướp sạch. Di hài của hoàng đế Vạn Lịch (1573 – 1620) và hậu
phi bị lôi ra, xương đầu hoàng đế bị treo lên cây, sau đó cho thiêu
hủy chung với xương cốt của hoàng hậu…
Mộ của những quan tướng tiêu biểu khác bị đào lên có thể kể
như: mộ Bao Chửng (999 – 1062) ở Hợp Phì, mộ Trương Cư
Chính (1525 – 1582) ở Lăng Giang, mộ Vu Khiêm (1398 – 1457)
ở Hàng Châu, mộ Hoắc Khứ Bệnh (140 – 117 TCN), Hà Đằng Giao
(1592 – 1649)…
Mộ văn nhân bị đào hủy như mộ nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi
Chi (303 – 361), toàn khu quang cảnh đình vàng rộng 20 mẫu bị
san phẳng; mộ Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) có vật tùy táng gồm
ống thuốc lá sợi, sách kê dưới đầu, 4 con dấu riêng, hài cốt của
nhà văn bị phá hủy ném ra ngoài đồng…
Thời kháng chiến Trung – Nhật, quân Nhật đào mộ Chương Thái
Đàm (1868 – 1936) nằm dưới cây vải núi Nam Bính ở Tây Hồ.
Một sĩ quan Nhật biết tin đã đến bắt quân lính làm lễ truy điệu lại.
Cuối năm 1966, Hồng vệ binh san phẳng mộ Chương Thái Đàm và
ném di thể ra đồng, quan tài cũng bị mang đi đâu không rõ.
Tưởng Giới Thạch đối đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng
thua bỏ chạy khỏi Đại Lục nhưng mộ tổ tiên họ Tưởng thì còn ở
lại, mộ mẹ ruột của Tưởng (ở Khê Khẩu, Phụng Hóa, tỉnh Chiết
Giang) bị lãnh đạo sinh viên Đại học Thượng Hải đào lên, hài cốt
bị ném vào rừng.
Mộ cha mẹ Tống Khánh Linh (1893 – 1981) ở nghĩa trang Vạn
Quốc tại Thượng Hải, vì là cha mẹ vợ của Tưởng Giới Thạch
(Tưởng lấy Tống Mỹ Linh, em Tống Khánh Linh) nên cũng bị
Hồng vệ binh đào lên và quăng xương cốt đi. Trong «Tống Khánh
34 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Linh truyện» ghi lại: “Khi hình ảnh mồ mả gia đình bị phá hoại từ
Thượng Hải truyền đến Bắc Kinh, lần đầu tiên những nhân viên
làm việc trông thấy bà suy sụp tinh thần, than khóc đau khổ”. Một
lá thư viết vội gửi cho Chu Ân Lai thỉnh cầu giữ gìn. Sau này tuy
mộ họ Tống được sửa chữa lại nhưng tất cả phần tên tuổi anh chị
em của Tống Khánh Linh trên mộ bia ban đầu đã không còn.
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 35

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời


Cách mạng Văn hóa
http://trithucvn.net/trung-quoc/canh-mo-cua-gia-quyen-
khong-tu-bi-dao-trong-thoi-gian-cach-mang-van-hoa.html
Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ
báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng
kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng
Tử.

Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Một ngày mùa đông năm 1966, trời đất đột nhiên tối đen. Mộ của
Khổng Linh Di, vị Diên Thánh Công cuối cùng, đích tôn đời thứ 76
của Khổng Tử, bị quật lên, thi thể bị kéo lê trên mặt đất. Diên
Thánh Công là phong hiệu dành cho những trưởng tử trưởng tôn
thuộc dòng dõi đích tôn của Khổng Tử. Đây là tước vị được phong
cho đời đời nối nhau của dòng dõi Khổng Tử suốt từ thời Tống.
Một đám thanh niên mặc quân phục màu xanh, tay đeo phù hiệu
màu đỏ đứng vây quanh thành một vòng tròn cười hả hê. Họ
36 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

chính là Hồng vệ binh của “cách mạng không có tội, tạo phản hợp
lý”. Phía sau họ là nông dân mặc áo bông dày đến để xem huyên
náo.
Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm
giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là
mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng
mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở
Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các
đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ
đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ
gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.
Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một
tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem
huyên náo mà thôi.
Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ
binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật.
Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống
phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa
Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh
phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ
ghi “bần hạ trung nông”.
Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu
rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu,
Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của
quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài
ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh
lạc hướng của Hồng vệ binh.
Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ.
Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ
cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão
nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.
Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa,
Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động,
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 37

nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu
chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.

Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng
vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu
Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi
hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét
lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch
Đông”.
Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về
việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ
trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho
tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó
chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm
1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp
chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn
Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.
38 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện
Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một
đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người
khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa
ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.
Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ
Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị
“không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có
thể quật mộ họ Khổng”.
Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến
nói “bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ.
Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như
đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người
nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 39

Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi
hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để
“điều tra hỏa lực”.
Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc
Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán
hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di
chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn
sóng phá hoại đang dâng cao.
40 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để
phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy
tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh
dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học
Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc
Phụ.
Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán
bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt
xông vào.
Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội
triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng
Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm
toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia
nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật
biển, đập hủy tượng thờ.

Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính


là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong
tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 41

Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám
Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền”
này ra để đá bóng trên mặt đất.

Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày


đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã
lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử.
Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi
đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người
để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc
Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao
ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.
Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây
thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập
bia hiện giờ bắt đầu”.Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên
Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ
xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới
chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.
42 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 43

Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu
sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng
Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.
Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu
nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể
này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh
và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng
trên cây, treo các thi thể này lên.
Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được
biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều
người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem
đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều
người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa
thể như thế rất khó coi”.
Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973,
dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời
44 Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc

của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật
phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào
sạch.
Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng
Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh
quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ
trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào
mộ mà trở nên giàu có.
Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng
Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách
ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong
mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị
đánh.
Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng
Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom
từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện
giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các
mảnh này.
Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ.
Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an
thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì
được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào
năm 45 tuổi, không kết hôn.
Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng
Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật
của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng
Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88
tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại
chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu
nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ
nhục lớn nhất.
Theo Secretchina
Tự Minh
Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc 45

You might also like