« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo lớp phủ chống ăn mòn trên cơ sở kẽm/nhôm/phốt phát


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo lớp phủ chống ăn mòn trên cơ sở kẽm/nhôm/phốt phát”.
- Tổn thất do ăn mòn gây ra có nhiều dạng: dạng không thể phục hồi, dạng có thể phục hồi sửa chữa.
- Tuy nhiên, dù diễn ra ở hình thức nào thì thiệt hại do ăn mòn gây ra và chi phí để khắc phục những hậu quả của nó cũng là rất lớn.
- dẫn đến các hiện tượng mài mòn, ăn mòn và cuối cùng là bị phá hủy.
- Như vậy, một vấn đề cấp bách đặt ra là bảo vệ chống ăn mòn đối với các chi tiết, thiết bị làm việc trong các môi trường khắc nghiệt này.
- Với hi vọng góp phần đưa ra giải pháp để bảo vệ, nâng cao tuổi thọ của các chi tiết máy làm việc trong các môi trường hóa chất mang tính axit, các chi tiết chịu mài mòn, ăn mòn được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
- Đề tài em nghiên cứu là :”Nghiên cứu chế tạo lớp phủ chống ăn mòn trên cơ sở Zn/Al phốt phát” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Chế tạo thành công lớp phủ chống ăn mòn trên cơ sở Zn/Al phốt phát” Nhiệm vụ đề tài.
- Tổng hợp và xác định đặc tính bột màu chống ăn mòn kẽm và kẽm photphat pha tạp bởi nhôm.
- Nghiên cứu tạo lớp phủ phốt phát hoá bề mặt kim loại đen (thép CT3.
- Nghiên cứu đặc tính chống ăn mòn của lớp phủ phốt phát hoá và màng sơn trên cơ sở các chất màu tổng hợp được.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Phân loại được các dạng ăn mòn, đề xuất phương pháp bảo vệ chống ăn mòn, vai trò của lớp phủ vô cơ và cơ sở lý thuyết chế tạo lớp phủ, các phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Tổng hợp được các chất màu vô cơ: kẽm phốt phát và kẽm nhôm phốt phát.
- khảo sát tiến hành phốt phát hoá trên bề mặt kim loại đen (thép CT3).
- Chế tạo hệ sơn phủ trên cơ sở các chất màu tổng hợp được và đã khảo sát được khả năng chống ăn mòn của lớp phủ.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Điều chế bột màu kẽm phốt phát và kẽm nhôm phốt phát, kết quả thu được đem phân tích XRD và chụp ảnh SEM để khảo sát cấu trúc và hình thái của bột điều chế.
- Tạo lớp phốt phát hoá bề mặt thép CT3, Các mẫu thu được đem quan sát bề mặt, đo điện thế ăn mòn để đánh giá khả năng bảo vệ của lớp phủ phốt phát, chụp ảnh SEM bề mặt để quan sát cấu trúc tế vi, Phân tích EDX để phân tích thành phần lớp phủ.
- Dựa trên sự thay đổi về màu sắc, độ bóng, khối lượng và các tính chất cơ học khác để đánh giá đặc tính chống ăn mòn của các hệ sơn từ các chất mầu tổng hợp được.
- Cỡ hạt này là thích hợp khi dùng cho sơn bảo vệ kim loại chống ăn mòn - Các mầu kim loại CT3 được photphat hóa ở 60oC trong thời gian khác 25 - 30 phút tạo ra lớp phủ khá đồng đều bao gồm các hạt cở 20µm và có thành phần là Zn2Fe(PO4)2.4H2O - Sự phot phát hóa làm tăng mạnh thế khử, có giá trị khoảng – 0,04 V và hầu như khá ổn định trong thời gian đo trong dung dịch NaCl 3% trong thời gian 1 giờ.
- Điều này làm giảm tính hoạt động của kim loại và do vậy kim loại sau phot phat hóa khó bị ăn mòn hơn.
- Màng sơn chỉ chứa chất màu Zn2Al2/3(PO4)2 có khả năng chống ăn mòn cao nhất cho thép CT3.
- Với mẫu có chứa chất màu kẽm phot phat hiệu quả chống ăn mòn của màng sơn trên cơ sở Zn3(PO4)2 có Cr2O3 với tỉ lệ khối lượng là 40% có khả năng bảo vệ tốt nhất đạt 95,3%

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt