« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thành phần hoạt chất, hiệu lực kích thích sinh trưởng và xác định dư lượng một số chế phẩm kích thích trưởng đang sử dụng trên rau hiệu nay


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu thành phần hoạt chất, hiệu lực kích thích sinh trưởng và xác định dư lượng một số chế phẩm kích thích sinh trưởng đang sử dụng trên rau hiện nay.
- Tác giả luận văn: Trần Minh Trung Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS Tạ Thị Thảo Nội dung tóm tắt: Dư lượng thuốc BVTV cao vượt mức cho phép, việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng tại các vùng trồng rau ở Hà Nội, Hà Tây diễn biến phức tạp, chạy theo lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây thiệt hại kinh tế.
- Vì vậy việc điều tra thống kê, tiến hành khảo nghiệm loại thuốc kích thích sinh trưởng đang sử dụng, phân tích xác định lượng tồn dư là hết sức cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để làm cơ sở cho công tác quản lý.
- Phương pháp phân tích được xây dựng theo hướng sử dụng ít dung môi hữu cơ, dùng các chất vô cơ không độc hại, quy trình phân tích đơn giản đảm bảo những yêu cầu quản lý chất lượng theo ISO/IEC .
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng đang sử dụng trên rau hiện nay.
- Xác định các thành phần các hoạt chất các thuốc kích thích sinh trưởng sử dụng phổ biến trên rau.
- Phân tích chất lượng rau dưới tác dụng của thuốc kích thích sinh trưởng GA3 và hiệu lực sinh học của thuốc trên đồng ruộng.
- Xây dựng phương pháp phân tích dư lượng GA3 trong rau, phân tích mẫu thực tế (PHI).
- Đối tượng nghiên cứu : rau xµ l¸ch (Lactuca sativa Capitala), rau c¶i (Brassica rapa L.) t¹i ®Þa bµn Thµnh phè Hµ Néi Luận văn đã thu được các kết quả sau : Điều tra thống kê cho thấy : Tại các vùng trồng rau chuyên canh thuộc Hà Nội và Hà Tây hoạt chất kích thích sinh trưởng Gibberellic acid được dử dụng chủ yếu ( 70,9%) trong đó thuốc ngoài danh mục chiếm 3,6%( liều lượng cao gấp 5 lần so với liều lượng khuyến cáo của thuốc có cùng hàm lượng hoạt chất thuốc trong danh mục cho phép).Thuốc được sử dụng cho nhiều loại rau với số lần phun từ 1 – lần/ lứa rau.
- Với rau dài ngày ( 60 ngày ) số lần sử dụng nhiều hơn.
- Khi sử dụng GA3 liều lượng cao ( gấp 5 lần) cây bị giảm tăng trưởng, lá cây biến dạng và chất lượng rau cải giảm.
- Phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã được khảo sát để tìm điều kiện tối ưu cho chế độ APCI – negative – MS/MS.
- Với phương pháp mô hình hóa bậc hai tâm xoay đầy đủ 3 nhân tố xác định được : Collision Cell = 34 V, V-fragmentor = 142 V, V-capilary = 2,5 kV cho thiết bị có độ nhậy lớn nhất ( ng/ml.
- Quá trình xử lý mẫu dựa trên phương pháp QuEChERS – AOAC 2007.01, dư lượng GA3 được chiết bằng acetonitril, tách lớp bằng MgSO4 và làm sạch bằng GCB dạng pha phân tán.
- Phương pháp phân tích xây dựng được có nhiều ưu điểm như an toàn, lượng dung môi sử dụng rất ít, giá thành phân tích thấp… Ứng dụng và cải tiến thành công phương pháp QuEChES cho phân tích hoạt chất GA3 cho đối tượng nghiên cứu, cho điều kiện phòng thí nghiệm.
- Quy trình xử lý mẫu bằng dung dịch ACN và HCI 0,02M phù hợp với nền mẫu phân tích ( xà lách và rau cải), pH = 4,5 – 5 là tối ưu cho hiệu suất thu hồi trên 80%.
- Tiến hành đánh giá và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích cho thấy : LOQ = 0,01 (mg/kg), với xà lách cho %Recovery = 80.79, RSD.
- So sánh với giá trị MRL thấp nhất cña NhËt B¶n: 0,2 mg/kg cho thấy phương pháp xây dựng được có độ lặp tốt, hiệu suất thu hồi cao hoàn toàn đáp ứng được cho những nông sản xuất khẩu sang EU, Nhật

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt