« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp cải thiện hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Một số giải pháp cải thiện hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang” Tác giả luận văn: Nguyễn Thu Hường MSHV: CA170066 Khóa học: 2017A Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Bắc Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều Khu Công nghiệp và Cụm công nghiệp trên địa bàn cùng với vị trí địa lý giao thông thuận lợi.
- Vì vậy, trong những năm qua, hê thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở đây có sự gia tăng về số lượng, quy mô cùng với những hoạt động ngân hàng đa dạng và phong phú.
- Đến nay, trên địa bàn có 20 chi nhánh NHTM, 19 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động.
- Để đảm bảo cho các Tổ chức tín dụng này hoạt động an toàn hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh công bằng bình đẳng trong quan hệ giữa các TCTD thì việc quản lý, thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết.
- Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thực hiện có kết quả chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo hướng an toàn, hiệu quả bền vững.
- Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn có mặt hạn chế.
- Một trong những hạn chế đó là hiệu quả công tác thanh tra giám sát chưa cao, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống Tổ chức tín dụng ngày càng phát triển nhanh.
- Với những lý do trên, để khắc phục những hạn chế của công tác thanh tra giám sát, góp phần đảm bảo hoạt động của các TCTD an toàn hiệu quả, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp cải thiện hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang” 2.
- Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn • Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài phân tích hiện trạng hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này trong thời gian tới, từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát.
- Để đạt được mục đích trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể dưới đây: 2 - Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các TCTD.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với TCTD.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu đến hoạt động thanh tra giám sát các tổ chức TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2014 đến năm 2018.
- Tóm tắt nội dung chính: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, sơ đồ bảng biểu, ký hiệu chữ viết tắt, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng, khẳng định tầm quan trọng của việc thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng.
- Trong chương này, tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra giám sát như: Khái niệm, đối tượng, mục đích hoạt động, chức năng , nhiệm vụ, nguyên tắc thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước.
- Đồng thời, đưa ra những nội dung hoạt động, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra giám sát các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
- Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại tỉnh.
- Từ đó, tạo cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại một đơn vị cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này ở các chương sau.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra giám sát Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang Chương 2 của Luận văn đã giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang và hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động thanh tra giám sát tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
- Từ những số liệu thực tế về hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, luận văn phân tích thực trạng dựa trên các nội dung của hoạt động thanh tra giám sát, từ đó đánh giá hoạt động này theo các tiêu chí đánh giá.
- Chương 3: Một số giải pháp cải thiện hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
- Từ việc phân tích thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bắc Giang, đánh giá những mặt được cũng như hạn chế và nguyên nhân, chương 3 đã trình bày về định hướng phát triển ngành ngân hàng và hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát trên địa bàn đến năm 2025, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, cụ thể đó là những giải pháp về: Tăng cường đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực.
- hoàn thiện cơ sở cật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra giám sát.
- kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
- Đổi mới nhận thức về công tác thanh tra giám sát ngân hàng….
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong tổng thể hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với TCTD tại Việt Nam được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Tác giả sẽ nghiên cứu tổng hợp số liệu thông tin từ các tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật của NHNN.
- Nghiên cứu định lượng được thực hiện ở phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu của về thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Giang, cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra giám sát.
- Kết luận: Có thể nói, thanh tra giám sát ngân hàng là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đảm bảo thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, an toàn, hiệu quả, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở nước ta có nhiều TCTD hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau có thể dẫn đến việc phá sản của một TCTD nào đó do cạnh tranh không lành mạnh.
- Trước vấn đề đó, Ngân hàng Nhà nước với chức năng của mình cần phải tiến hành thanh tra, giám sát các TCTD nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế.
- 4 Cùng với việc thanh tra, giám sát các TCTD, Ngân hàng Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế, phương pháp thanh tra giám sát và tăng cường hơn nữa trong tình hình mới.
- Mặt khác, tích cực áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong quá trình thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD để vừa đánh giá khách quan tình hình của các TCTD, vừa thực hiện cam kết quốc tế trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đồng thời xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn thiện cả về mặt pháp luật lẫn cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, đánh giá thực trạng hoạt động này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Quá trình nghiên cứu và viết Luận văn, tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Trần Việt Hà nên Luận văn đã thu được những kết quả nhất định.
- Tuy nhiên, do thời gian ngắn, trình độ và điều kiện nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các thầy cô và đồng nghiệp để bài Luận văn tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt