« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- Lý luận cơ bản về phát triển bền vững .
- Khái niệm phát triển bền vững .
- Một số mô hình phát triển bền vững .
- Những nguyên tắc chính phát triển bền vững ở Việt Nam .
- Làng nghề, làng nghề truyền thống .
- Phân loại đặc trưng sản xuất của làng nghề .
- Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế -xã hội a.
- Chính sách phát triển làng nghề b.
- Làng nghề với sự phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng nông thôn c.
- Làng nghề và xóa đói giảm nghèo d.
- Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch .
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề .
- Những yếu tố cản trở đến sự phát triển của làng nghề .
- Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước châu Á KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH 2.1.
- Văn bản pháp luật liên quan đến phát triển làng nghề .
- Quá trình hình thành và phát triển làng nghề tỉnh Nam Định .
- Lịch sử hình thành làng nghề tỉnh Nam Định .
- Tình hình phát triển làng nghề tỉnh Nam Định .
- Thực trạng hoạt động của các làng nghề tỉnh Nam Định 2.3.1.
- Đặc thù chất thải các làng nghề An toàn lao động và bệnh nghề nghiệp Môi trường tại các làng nghề Nam Định Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững làng nghề tỉnh Nam Định .
- Đánh giá chung về tính bền vững các làng nghề tại Nam Định Kết quả và tồn tại Nguyên nhân của những kết quả tồn tại trong phát triển làng nghề .
- Nhận xét về sự phát triển làng nghề tại Nam Định .
- Phương hướng phát triển ổn định làng nghề Quan điểm và định hướng phát triển làng nghề tại Nam Định .
- Mục tiêu phát triển .
- Những giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề .
- Qui hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề .
- Môi trường làng nghề .
- Đào tạo, bồi dưỡng lao động tại làng nghề .
- Tổ chức sản xuất tại làng nghề .
- Các làng nghề phân bố trên địa bàn Bảng 3.
- Số hộ sản xuất tại làng nghề Bảng 4.
- Phân bố lao động tại các làng nghề Bảng 5.
- Thu nhập giá trị sản xuất của làng nghề Bảng 7.
- Một số mô hình phát triển bền vững Hình 2.
- Phân bố làng nghề huyện Giao Thủy Hình 4.
- Phân bố làng nghề huyện Mỹ Lộc Hình 5.
- Phân bố làng nghề huyện Hải Hậu Hình 6.
- Phân bố làng nghề huyện Nam Trực Hình 7.
- Phân bố làng nghề huyện Nghĩa Hưng Hình 8.
- Phân bố làng nghề huyện Vụ Bản Hình 9.
- Phân bố làng nghề huyện Trực Ninh Hình 10.
- Phân bố làng nghề huyện Xuân Trường Hình 11.
- Phân bố làng nghề huyện Ý Yên Hình 12.
- Tỷ trọng ngành nghề tại các làng nghề Hình 13.
- Các ngành sản xuất công nghiệp cũng được hình thành từ rất sớm như: cơ khí, may mặc, giầy da và còn là cái nôi của ngành dệt cả nước, tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.
- Thực hiện đường lối đổi mới, những năm trở lại đây ngành công nghiệp đã có sự phát triển đáng kể.
- Kết quả phát triển công nghiệp đã cho phép cải thiện một bước cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Nhưng lợi thế này cần phải khai thác triệt để làm cho làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển mạnh, góp phần cùng toàn ngành công nghiệp Nam Định tạo ra mức tăng trưởng bình quân 25% trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới đã chỉ rõ: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân”.
- Mục tiêu của đề tài Việc đánh giá thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định, nhất là cách thức tổ chức, tình hình phát triển các làng nghề, môi trường tại các làng nghề, để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế làng nghề, quan tâm bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định là rất cần thiết.
- Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định” nhằm tập trung nghiên cứu thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định, đi sâu phân tích tình hình phát triển các làng nghề trong giai đoạn hiện nay, đồng thời quan tâm bảo vệ môi trường để làng nghề phát triển bền vững.
- Các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo khoá luận gồm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề.
- Chương II: Thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định.
- Chương III: Những giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định 9Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ LÀNG NGHỀ 1.1 Lý luận cơ bản về phát triển bền vững 1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
- Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
- Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
- Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
- Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90.
- Trong những năm gần đây, khía cạnh phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được quan 10tâm nhiều hơn.
- Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm các tờ báo ngoại ngữ của nhóm báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đều tiến hành trao giải thưởng “Doanh nghiệp và phát triển bền vững” cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực.
- Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.
- Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hôi bước vào thế kỉ 21.
- Tóm lại : Phát triển bền vững là chất lượng cải tiến trong lối sống, thiết kế, công nghệ, hiệu quả, cách sắp đặt các mục tiêu ưu tiên.
- Tuy nhiên, lấy gì để đo được sự phát triển bền vững? Và có thể đưa ra khái niệm “Phát triển bền vững ở mức chấp nhận được”? Đây là vấn đề không đơn giản, hiện đang được nghiên cứu.
- Đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất, nhưng được thừa nhận ngày càng rộng rãi là 4 mức độ đo sau: Độ đo kinh tế: Độ đo kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc GNP.
- Tuy nhiên với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn tài nguyên và tạo ra các chất thải độc hại.
- Bên cạnh các giá trị bình quân GDP, GNP, sự chênh lệch các giá trị này ở các tầng lớp dân cư khác nhau cũng được tính như một giá trị đo kinh tế của sự phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu và được thể hiện ở mức độ và quy mô duy trì viện trợ của các nước công nghiệp phát triển cho các nước đang phát triển.
- sự công bằng về kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai nhóm nước trên thể 11hiện ở các khía cạnh: tăng giá nguyên liệu thô, hạ giá thiết bị, xoá nợ nước ngoài và trừng phạt kinh tế đối với các nước đang phát triển.
- Độ đo môi trường: Độ đo môi trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái.
- Độ đo xã hội: Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược chung của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia trên thế giới.
- Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chất chính trị của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các công dân, về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ và chất lượng môi trường nơi họ đang sống.
- Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội, như: có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo trong xã hội.
- Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hoá ở các xã hội phát triển.
- Độ đô văn hoá: Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho môi trường chung của trái đất như các thói quen sinh nhiều con ở các nước đang phát triển theo triết lý: Trời sinh voi, trời trời sinh cỏ.
- thói quen tiêu dùng lãng phí của công dân các nước công nghiệp phát triển.
- Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục lạc hậu cũ và xác lập các 12tập tục phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người.
- Độ đo văn hoá của phát triển bền vững còn là “văn hoá xanh”.
- Văn hoá xanh là nền văn hoá phù hợp với sự phát triển bền vững, đó là toàn bộ các hoạt động văn hoá của con người dựa trên đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng.
- 1.1.2 Một số mô hình phát triển bền vững Có khá nhiều mô hình biểu diễn nội dung phát triển bền vững đã được nghiên cứu, dưới đây là 4 sơ đồ mô hình phát triển bền vững được đề cập nhiều nhất hiện nay * Các mô hình phát triển bền vững cụ thể trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội và địa bàn sinh sống của cộng đồng cũng đã được thực hiện và được phân theo các loại sau: ¾ Phát triển bền vững theo ngành: công nghiệp, nông nghiệp.
- ¾ Phát triển bền vững theo cộng đồng: miền núi, đồng bằng, đô thị, duyên hải.
- ¾ Phát triển bền vững theo lãnh thổ: thành phố, lưu vực sông, vùng ven biển.
- Một số mô hình phát triển bền vững CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH CỦA HỘI ĐỒNG THẾ GIỚI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI MÔ HÌNH THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG 14* Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản: ¾ Môi Trường Bền Vững ¾ Xã Hội Bền Vững ¾ Kinh tế Bền Vững Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
- Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững.
- Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.
- Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản.
- Việc tiến hành xây dựng và thao tác hoá khái niệm “phát triển bền vững” phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm, phù hợp với thực tế của các địa phương và mong muốn của nhà quản lý.
- 151.1.3 Những nguyên tắc chính phát triển bền vững ở Việt Nam Tại “Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất” năm 1992 và đã ký kết Chương trình Nghị sự 21 về việc thực hiện cam kết quốc tế và phát triển bền vững.
- Việt Nam chủ trương xây dựng và ban hành Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
- Nội dung liên quan đến môi trường vật thể, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam có 8 nguyển tắc chính: Nguyên tắc 1: Con người là trung tâm của phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.
- xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
- Nguyên tắc 2: Phát triển kinh tế là trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân.
- kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
- Nguyên tắc 3: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.
- Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc: "người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn", coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.
- Nguyên tắc 4: Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
- phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt