« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn BASEL II


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II Tác giả luận văn : Nguyễn Thị Thanh Huyền Khóa : 2017A Người hướng dẫn : TS.
- Bên cạnh đó, DNNVV còn giúp xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế.
- Tuy nhiên, cũng như các DNNVV của cả nước.
- hiện nay, các DNNVV ở thành phố Tuyên Quang hiện vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là vấn đề về vốn.
- nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định trong việc tìm kiếm các nguồn vốn chính thức.
- Việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV hiện nay được coi là cơ hội của các ngân hàng thương mại, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước, giúp các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.
- Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp và ngân hàng.
- Câu hỏi đặt ra là vì sao khó tiếp cận? Rào càn là gì? Cần phải dỡ bỏ rào cản? Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên quang khi BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp uớc vốn Basel II” để tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp cho các DNNVV ở thành phố Tuyên Quang có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả nhất.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu : 2.1.
- Mục đích nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV khi các ngân hàng thương mại áp dụng hiệp ươca vốn Basel II, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể gồm: Một là, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về DNNVV, Hiệp ước vốn Basel I và II.
- về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV và nâng cao khả năng tiếp cận.
- nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, NHTM trên thế giới về nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV khi các ngân hàng thương mại áp dụng Hiệp ước vốn Basel II, từ đó rút ra bài học đối với Chính phủ Việt Nam, tỉnh Phú Thọ, các NHTM và các DNNVV.
- Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trước và sau khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang.
- Đồng thời, khám phá và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Với các câu hỏi nghiên cứu sau.
- DNNVV, Hiệp ước vốn Basel, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV là gì? Những bài học kinh nghiệm nào về nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV được rút ra cho Chính phủ, tỉnh Phú Thọ, các NHTM và các DNNVV.
- Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện nay như thế nào? và chịu tác động của những nhân tố nào từ phía DNNVV, NHTM, Chính phủ và tỉnh Tuyên Quang khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II? Mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của những nhân tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang? Nội dung của việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV là gì.
- DNNVV cần phải làm gì để có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng? NHTM cần phải làm gì để có thể mở rộng tín dụng DNNVV? Chính phủ, NHNN, tỉnh Tuyên Quang cần có cơ chế và chính sách gì để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng? 2.2.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, có thời gian hoạt động từ 01 năm trở lên, để đảm bảo tính đồng nhất giữa các doanh nghiệp được nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng cách xác định và phân loại DNNVV của Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Luận văn sử dụng Hiệp ước mới về vốn (Basel II.
- Luận văn tập trung phân tích các nhân tố thuộc về DNNVV, các nhân tố thuộc về NHTM, và nhân tố thuộc về địa phương ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.
- Phạm vi không gian: Thành phố Tuyên Quang bao gồm 09 Phường, xã : Minh Xuân, Tân Quang, Ỷ La, Phan Thiết, Hưng Thành, An Tường, Nông Tiến, Tân Hà, Lưỡng Vượng trong thời gian 03 năm .
- Phạm vi thời gian : Số liệu phân tích của luận văn tập trung trong khoảng thời gian số liệu khảo sát từ tháng 07/2018 đến tháng 10/2018, định hướng và các giải pháp, kiến nghị đề xuất đến năm 2020.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Một là, luận văn đề xuất hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, gồm: Mức độ chủ động của DNNVV, của NHTM, của Chính phủ và địa phương.
- Dư nợ tín dụng DNNVV.
- Số lượng và tỷ lệ DNNVV được tiếp cận tín dụng ngân hàng.
- Dư nợ tín dụng bình quân một DNNVV.
- và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV theo nhân tố ảnh hưởng.
- Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nội dung của việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV khi các ngân hàng thương mại áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Hai là, luận văn cũng tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam, các NHTM và các DNNVV nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV khi ngân hàng thương mại áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Ba là, luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng gồm 08 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Những kết quả đóng góp mới của mô hình bao gồm : (i) kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, mối quan hệ của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chính sách tín dụng của NHTM, và chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương.
- và có sự ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV khi Chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- (ii) Luận văn chỉ ra rằng sự không minh bạch tài chính của DNNVV chưa thực sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Bốn là, luận văn đã cũng cấp nhiều thông tin có ý nghĩa về thực trạng nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn trước và sau khi Chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II thông qua việc luận giải các bảng số liệu, phân tích các chỉ tiêu, so sánh trước và sau khi áp dụng Hiệp ước vốn… Điều này rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, chi nhánh BIDV Tuyên Quang, các DNNVV.
- Bởi lẽ cho đến nay còn thiếu những phân tích, luận cứ chi tiết, khoa học về thực trạng nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Năm là, luận văn đã đề xuất các giải pháp đối với từng chủ thể là DNNVV (gồm 5 giải pháp cụ thể), và chi nhánh BIDV Tuyên Quang (gồm 4 giải pháp cụ thể).
- Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, thành phố Tuyên Quang để vận dụng trong việc xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng khi ngân hàng thương mại trên địa bàn áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 4.1.Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện theo các bước sau.
- Bước 1 : Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định khung nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi ngân hàng thương mại áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Bước 2 : Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên quang trước và sau khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Bước 3 : Sử dụng số liệu trên phiếu điều tra doanh nghiệp và ngân hàng để đánh giá sự khác biệt giữa trước và sau khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Xác định kết quả đạt được, hạn chế trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên quang khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang, tìn ra nguyên nhân của hạn chế.
- Bước 4 : Sơ bộ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi chi nhánh BIDV Tuyên Quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- 4.2.Phương pháp xử lý số liệu.
- Dữ liệu thứ cấp : Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu gồm phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng Hình, bảng biểu.
- Kết luận Trên cơ sở nghiên lý thuyết và thực tiễn khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên quang,.
- những vấn đề cow bản về Hiệp ước vốn Basel II và nội dung của việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi BIDV Tuyên quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Tôi đã tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang khi BIDV Tuyên quang áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Từ kết quả thu được, bằng những luận cứ mang tính thực tế và có cơ sở khoa học, tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính khả thi cao mà khi DNNVV tiếp cận tín dụng của BIDV Tuyên quang trong bối cảnh áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
- Rất mong quý thầy cô và mọi người góp ý bổ sung để luận văn có tính áp dụng thực tiễn hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt