« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sau khi gia nhập WTO


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sau gia nhập WTO.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Doãn Hiền Khóa: 2009 3.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO là cam kết về tự do hoá thương mại cũng như dịch vụ Tài chính ngân hàng.
- Sự kiện này đã mang đến cho các Ngân hàng Việt Nam những cơ hội kinh doanh trong môi trường mới, tuy nhiên kèm theo đó là những những khó khăn thách thức không nhỏ cần phải vượt qua, do đó việc nâng cao sức cạnh tranh là điều các NHTM cần quan tâm, thực hiện.
- Thực tế cho thấy, mặc dù các NHTM nhà nước hiện nay chiếm thị phần lớn nhưng năng lực cạnh tranh còn nhiều mặt hạn chế.
- năng lực tài chính còn yếu, tỷ lệ an toàn vốn thấp, vốn tự có nhỏ.
- năng lực quản trị rủi ro còn chưa cao, khả năng chống đỡ rủi ro thấp.
- Dịch vụ Ngân hàng còn nghèo nàn.
- Năng lực Marketing còn dựa trên kinh nghiệm, chưa biết cách áp dụng các công cụ hiện đại vào công tác Marketing.
- chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.
- Trong khi đó, các Ngân hàng nước ngoài là các Định chế tài chính có sức mạnh tài chính vượt trội.
- Đây sẽ là những thách thức thực sự đối với các NHTM Việt Nam khi những rào cản về luật pháp và môi trường kinh doanh đang dần được tháo bỏ.
- Là một trong 5 NH TM nhà nước lớn nhất của Việt Nam - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có quá trình gần 55 năm xây dựng và phát triển.
- Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập, BIDV đã có những nỗ lực lớn trong việc tái cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ công nghệ, thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát … Tuy nhiên, 2 với tư cách là một nhân viên đã và công tác tại BIDV và kinh qua nhiều bộ phận khác nhau trong thời gian 16 năm, tác giả thấy rằng vẫn còn khá nhiều hạn chế mà BIDV cần sớm nhận biết và phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục.
- Xuất phát từ những nội dung nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV sau gia nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn bao gồm.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng là một vấn đề rất rộng, do đó trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến một số nội dung sau.
- Những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng.
- Lấy thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2007 – thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đến nay làm cơ sở minh chứng.
- Hệ thống hoá một cách khoa học và logic một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh nói chung.
- cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM, trong đó nêu được các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Luận văn cũng đã nêu lên cơ sở của lợi thế cạnh tranh và công cụ phân tích năng lực cạnh tranh làm căn cứ để đề xuất các giải pháp cụ thể cho BIDV.
- Luận văn đã đánh giá được môi trường cạnh tranh từ mức vĩ mô, các lực lượng cạnh tranh chủ yếu cho đến thực trạng môi trường nội bộ của BIDV.
- Luận văn cũng đã phân tích tương quan sức cạnh tranh của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị 3 trường.
- Từ những nội dung này, luận văn đã xây dựng ma trận SWOT chi tiết cho BIDV nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ, thách thức đối với BIDV.
- Luận văn cũng đã lập bảng so sánh sức mạnh cạnh tranh tương đối của BIDV so với một số đối thủ trên thị trường NHTM Việt Nam.
- Từ việc phân tích mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng đến năm 2020, và định hướng phát triển của BIDV trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số ý kiến đối với Chính phủ và cơ quan quản lý cấp cao như Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp so sánh.
- e) Kết luận Cho đến thời điểm nay, luận văn đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra ban đầu (được nêu tại mục b ở trên).
- Tuy nhiên, với khả năng có hạn trong khi lĩnh vực hoạt động của NHTM là rất rộng nên luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt