« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp khí đến 2015, tầm nhìn 2020


Tóm tắt Xem thử

- LÊ HỒNG QUANG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY LẮP KHÍ ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: QTKD09-275 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.
- PHAN THỊ THUẬN HÀ NỘI – 2011 Hoạch định chiến lược kinh doanh Lê Hồng Quang - LVTN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011 LÊ HỒNG QUANG Khóa: CH CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CHƯƠNG III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP KHÍ ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020 Hoạch định chiến lược kinh doanh Lê Hồng Quang - LVTN LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí tỉnh Bà rịa Vũng Tàu.
- Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty PVID đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin, dữ liệu để thực hiện luận văn.
- Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Học viên Lê Hồng Quang Hoạch định chiến lược kinh doanh - 1 - Lê Hồng Quang - LVTN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1.
- QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC.
- CÁC PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC.
- PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- 34 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 2.1.
- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY LẮP KHÍ VÀ CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM.
- 107 CHƯƠNG III HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP KHÍ ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020 3.1.
- HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU.
- CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN.
- 132 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoạch định chiến lược kinh doanh - 2 - Lê Hồng Quang - LVTN DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 1.1 Bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ 18 Bảng 2.1 Cơ cấu vốn của các cổ đông 52 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính giai đoạn Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn Bảng 2.4 Lạm phát theo khuynh hướng hiện nay 56 Bảng 2.5 Tổng vốn FDI vào Việt Nam qua các năm Bảng 2.6 Tổng hợp nhu cầu xây lắp ống từ 2010 đến 2025.
- 72 Bảng 2.7A Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp khí 77 Bảng 2.7 Bảng điểm đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty PVID so với các đối thủ khác trong lĩnh vực dịch vụ xây lắp dầu khí 79 Bảng 2.8A Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí cạnh tranh trong lĩnh vực bọc ống dầu khí: 85 Bảng 2.8 Bảng điểm đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty PVID so với các đối thủ khác trong lĩnh vực dịch vụ bọc ống dầu khí 86 Bảng 2.9 Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty PVID 88 Bảng 2.10 Danh sách nhà cung cấp máy móc cho Công ty PVID 89 Bảng 2.11 Danh sách khách hàng chính của Công ty PVID 92 Bảng 2.12 Một số thiết bị chính phục vụ thi công xây lắp 95 Bảng 2.13 Các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2010 99 Hoạch định chiến lược kinh doanh - 3 - Lê Hồng Quang - LVTN Bảng 2.14 Tình hình đảm bảo khả năng thanh toán 99 Bảng 2.15 Số liệu báo cáo lao động của PVID đến ngày Bảng 2.16 Mức độ đáp ứng cơ cấu ngành nghề được đào tạo của đội ngũ CBQLDN 103 Bảng 2.17 Số lượng các hợp đồng dịch vụ trong năm Bảng 3.1 Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược bộ phận 111 Bảng 3.2 Danh mục đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị của PVID giai đoạn Bảng 3.3 Báo cáo thu nhập dự kiến thời kỳ từ 2011 đến 2015 115 Bảng 3.4 Dự kiến nhu cầu tuyển dụng năm 2011 117 Bảng 3.5 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSXCN VN về mặt đào tạo chuyên môn ngành nghề 119 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Nội dung Trang Hình 1.1 Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 12 Hình 1.2 Ma trận SWOT để hình thành chiến lược 24 Hình 1.3 Ma trận BCG 31 Hình 1.4 Ma trận Mc.
- Kinsey 33 Hình 1.5 Các chiến lược kinh doanh theo ma trận M.
- Kinsey 34 Hình 1.6 Phân loại chiến lược kinh doanh và mỗi quan hệ giữa chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận, giải pháp và biện pháp 39 Hình 2.1 Mô hình bộ máy hoạt động Công ty PVID 51 Hoạch định chiến lược kinh doanh - 4 - Lê Hồng Quang - LVTN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp khí PVID Tổng công ty Khí Việt Nam PVGAS Đơn vị kinh doanh SBU Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG Khí dầu mỏ nén CNG Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PVEP Hội đồng Quản trị HĐQT Khu công nghiệp KCN Fusion Bonded Epoxy FBE Asphalt Enamel AE Three Layer Polyetylene 3LPE Xí nghiệp liên doanh XNLD Cán bộ quản lý CBQL Doanh nghiệp sản xuất DNSX Công nghiệp CN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí PVFC Tổng công ty Cổ phần Kỹ thuật Dầu khí PTSC Công ty Cổ phần Cơ khí Hàng hải PTSC MC Đầu tư nước ngoài ĐTNN Ngân hàng Nhà nước NHNN Hoạch định chiến lược kinh doanh - 5 - Lê Hồng Quang - LVTN LỜI MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp trên toàn cầu đang nỗ lực mở rộng thị trường, tranh thủ các cơ hội mà nền kinh tế hội nhập mang lại để đạt được các mục đích kinh doanh.
- Chính vì vậy mà cơ hội, thách thức kinh doanh được chia đều cho mọi doanh nghiệp và doanh nghiệp nào cũng phải có kế hoạch ứng phó lại những bất ổn, sự cạnh tranh để đạt được mục tiêu của mình.
- Doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và đang chịu tác động bởi các quy luật chung của kinh tế thị trường, không thể bị chi phối bởi những kế hoạch cứng nhắc.
- Thực tế chứng minh rằng, kinh doanh trong cơ chế thị trường có rất nhiều biến động.
- Sự vận động liên tục của nền kinh tế tạo môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp hơn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tính toán tương đối chính xác cho từng phương án kinh doanh và có chuẩn mực để so sánh để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hữu hiệu, đủ linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của môi trường.
- Một bản nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh để qua đó đưa ra các giải pháp kinh doanh là chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về công ty mà mình lãnh đạo đồng thời đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên những mục tiêu chiến lược và sách lược thực hiện thành công những mục tiêu đó.
- Hàng năm, doanh thu toàn ngành đạt gần 20% GDP cả nước, đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn duy trì ở Hoạch định chiến lược kinh doanh - 6 - Lê Hồng Quang - LVTN mức cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn và tạo được nguồn vốn chủ sở hữu gần 200 nghìn tỷ đồng.
- Để góp phần tạo nên những thành quả trên việc thì nghiên cứu và hoạch định chiến lược trung và dài hạn cho ngành cũng như một bản chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi công ty có vai trò hết sức quan trọng.
- Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây lắp Khí (PVID), tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Dầu khí là công ty con của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, là đơn vị chuyên ngành xây lắp các công trình dầu khí và bọc ống.
- Để có thể mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty, mở rộng thị trường, nhằm nâng cao lợi nhuận và tránh được các rủi ro gây tổn thất lớn, việc triển khai công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty là quan trọng và hết sức cần thiết.
- Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây lắp Khí đến 2015, tầm nhìn 2020” với mong muốn từ lý luận đến thực tế nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ đưa ra giải pháp với mục đích đóng góp một số ý kiến của mình tạo thêm cơ sở cho các quyết định chiến lược liên quan đến sự phát triển bền vững của Công ty.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh - 7 - Lê Hồng Quang - LVTN Hoạch định chiến lược kinh doanh - 8 - Lê Hồng Quang - LVTN 1.1.
- Khái niệm về chiến lược Đã từ rất lâu, thuật ngữ “chiến lược” được dùng trước tiên trong lĩnh vực quân sự.
- Có một xuất bản trước đây của từ điển Larouse cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy cấp cao nhằm xoay chuyển tình thế, biến đổi tình thế lực lượng quân sự trên chiến trường từ yếu thành mạnh, từ bị động sang chủ động để giành chiến thắng.
- Việc dùng thuật ngữ “chiến lược” với chức năng là một tính từ để minh hoạ tính chất của những quyết định, kế hoạch, phương tiện.
- Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ “chiến lược” nói chung được hiểu như là một nghệ thuật chỉ huy của bộ phận tham mưu cao nhất nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn tính khoa học.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh Ngay từ giữa thế kỷ trước, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô.
- Đối với quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ.
- Đó là những chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô.
- Trong quản lý vi mô, một chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh cụ thể.
- Do vậy, ở các doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh được hiểu là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động của doanh nghiệp được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ.
- Có chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp có một cách ứng xử nhất quán.
- Đối với việc sản xuất kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động.
- Trong bất cứ thời Hoạch định chiến lược kinh doanh - 9 - Lê Hồng Quang - LVTN điểm nào, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Kinh doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến trường.
- Từ đó nghệ thuật điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh nào đó tương tự như trong quân sự.
- Từ đó khái niệm về “chiến lược kinh doanh” ra đời với những quan niệm như sau: Tiếp cận theo nghĩa “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh gồm có.
- Theo Micheal.E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ.
- Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh”.
- Tiếp cận theo hướng khác, có một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động như.
- Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau.
- Theo William J.Guech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện.
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
- Qua một số ý tưởng và quan niệm đã được trình bày, có thể thấy “chiến lược” là một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất.
- Thực ra khái niệm “chiến lược” chỉ tồn tại Hoạch định chiến lược kinh doanh - 10 - Lê Hồng Quang - LVTN trong đầu óc, trong suy nghĩ của ai đó có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của những nhà chiến lược về cách thức hành động của doanh nghiệp trong tương lai sao cho có thể giành được lợi thế trên thị trường, đạt được những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất tạo đà cho sự phát triển vững chắc, không ngừng của doanh nghiệp trong tương lai.
- Từ những phân tích trên, theo tôi hiểu về chiến lược hay chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức), với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp.
- Để dễ hình dung hơn định nghĩa và các quan niệm trên, có thể cụ thể hoá như sau: Chiến lược là một kế hoạch, trong đó phải bao gồm: 1.
- chỉ rõ những định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Tất cả những nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường sôi động và những biến cố bên ngoài đã được dự đoán trước.
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
- Các quyết định chiến lược nhất thiết phải được đưa ra từ cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, thị trường, đầu tư, đào tạo.
- sự bí mật về thông Hoạch định chiến lược kinh doanh - 11 - Lê Hồng Quang - LVTN tin và cạnh tranh trên thị trường.
- Chiến lược luôn có tư tưởng tấn công để giành ưu thế trên thị trường.
- Chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên cơ sở nhận thức đúng đắn các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp so với các đối thủ mới, có thể thu được thành công lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Các tài liệu viết về chiến lược có quan điểm khác nhau đối với quy trình hoạch định chiến lược.
- Theo PGS.TS Phan Thị Thuận, quy trình hoạch định chiến lược gồm hai bước: Bước 1: Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược.
- Bước 2: Hình thành chiến lược cho giai đoạn hoạch định.
- PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC Trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh, nhà quản trị phải tiến hành một loạt các phân tích giúp cho chiến lược hình thành có căn cứ khoa học.
- Các vấn đề cần phải phân tích để làm căn cứ cho kế hoạch hóa chiến lược gồm: phân tích môi trường vĩ mô.
- phân tích môi trường ngành và phân tích nội bộ doanh nghiệp.
- Ta có thể khái quát các cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh ở hình 1.1.
- Trước hết, phải phân tích tác động của yếu tố môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp 1.3.1.
- Phân tích môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô sẽ chỉ rõ cho thấy doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì? Đâu sẽ là cơ hội hay đe doạ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai? Sau đây là 5 yếu tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải quan tâm khi vạch ra chiến lược kinh doanh.
- Phân tích môi trường kinh tế.
- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố Chính phủ và chính trị.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố Luật pháp, chính sách.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh - 12 - Lê Hồng Quang - LVTN - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và tự nhiên.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ.
- Để phân tích một cách khoa học và đạt được mục tiêu phân tích thì quy trình phân tích mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô phải được tiến hành theo trình tự sau đây: (1) Mô tả thực trạng về vấn đề phân tích (mô tả thực trạng môi trường kinh tế như: giá cả, tỷ giá, lạm phát, đầu tư nước ngoài.
- mô tả hiện trạng công nghệ mà công ty đang áp dụng và thế giới đang có.
- Môi trường vĩ mô Môi trường ngành Yếu tố nội bộ DN Yếu tố tự nhiên – xã hội Yếu tố Chính phủ - chính trị Yếu tố kinh tế Yếu tố Luật pháp – chính sách Yếu tố Công nghệ Đối thủ cạnh tranh Nhà cung cấp Khách hàng Sản phẩm thay thế Đối thủ tiềm ẩn Nguồn nhân lực.
- Văn hóa doanh nghiệp Hình 1.1: Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 9 Hoạch định chiến lược kinh doanh - 13 - Lê Hồng Quang - LVTN (2) Nhận xét thực trạng đó ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, đến ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan tới doanh nghiệp.
- (3) Phân tích sự ảnh hưởng của hiện trạng đó đến doanh nghiệp của mình: nó tạo ra cơ hội phát triển hay nguy cơ đe dọa doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
- Việc phân tích môi trường vĩ mô được bắt đầu bằng phân tích môi trường kinh tế.
- 1) Phân tích môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trên mọi mặt, hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi xuất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chỉ số chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp, việc làm và đầu tư nước ngoài.
- Mỗi yếu tố kinh tế nói trên đều có thể là cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp.
- Việc phân tích các yếu tố của môi trường kinh tế giúp cho nhà quản lý tiến hành các dự báo và đưa ra kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường tương lai, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược kinh doanh.
- Tỷ giá hối đoái thay đổi là cơ hội tốt cho doanh nghiệp này nhưng lại là nguy cơ hoặc khó khăn cho doanh nghiệp khác, cũng có khi tỷ giá thay đổi mà không gây ảnh hưởng.
- Chỉ số chứng khoán giảm là nguy cơ cho các công ty cổ phần, cho nhà đầu tư này nhưng lại là cơ hội cho nhà đầy tư khác vì đúng thời điểm họ chọn mua vào thì giá cổ phiếu giảm.
- Tỷ lệ thất nghiệp lao động phổ thông tăng không là nguy cơ cho doanh nghiệp công nghệ cao vì nơi đó cần lao động có tay nghề cao hoặc kỹ sư, nhà quản trị có trình độ chuyên môn tốt, nhưng lại là cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất theo mùa vụ hoặc doanh nghiệp cần nhiều lao động phổ thông

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt