Academia.eduAcademia.edu
PHÒNG GD-ĐT GIO LINH TRƯỜNG THCS GIO LINH ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM : 2điểm (Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu có đáp án đúng nhất) Câu 1: Sáu câu trong khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải thể hiện nội dung gì ? Vẻ đẹp của thiên nhiên buổi đầu xuân. Vẻ đẹp của đồng quê khi xuân đến. Niềm vui ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương buổi xuân về. Niềm say mê và khát khao dâng hiến. Câu 2: Trong khổ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh, những tín hiệu nào cho thấy thu chớm đến ? A. Hương ổi B. Gió se C. Sương D. Hương ổi, gió se, sương. Câu 3: Ý nào nhận xét không đúng về nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”? A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên B. Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. C. Giọng điệu hùng hồn.. D. Những từ ngữ hàm ý sâu xa, nhiều tầng nghĩa. Câu 4: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể bằng lời của ai? A. Phương Định B. Nho C. Chị Thao D. Tác giả Câu 5: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập ? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. Bác tôi, người đúng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh. C. Buổi sáng, bầu trời trong xanh cao vời vợi D. Thưa thầy, em xin phép được vào lớp ạ. E. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc. Câu 6: Từ “ hành động” trong câu: “ Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ Câu 7: “Cô bé bên hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ …” Ví dụ trên có sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 8: Nội dung kiến thức sau đây nói về kiểu văn bản nào? “Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể”. Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống. B. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. D. Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. II. TỰ LUẬN : ( 8điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? Chỉ ra và nêu ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ. Câu2.(2 điểm) ` NHỮNG BÀN TAY CÓNG Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn muợn và tay bạn sẽ không bị lạnh". ( Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ ) Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 3. (4,5 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - thuộc Truyện Kiều - Nguyễn Du Ngữ Văn 9, tập một, trang 94, NXB Giáo dục - 2005) --------- Hết --------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. PHÒNG GD-ĐT GIO LINH TRƯỜNG THCS GIO LINH ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Đáp án và thang điểm I. TRẮC NGHIỆM : 2điểm Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm , sai hoặc khoanh nhiều đáp án không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D D A C A B B II. TỰ LUẬN : ( 8điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng - Nắm được ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. - Trình bày ngắn gọn, không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, khuyến khích những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: Nội dung Điểm a - Đoạn thơ được trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh). - Nội dung đoạn thơ gợi tả cảnh thiên nhiên ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. 0,25 đ 0,25 đ b Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối - Sấm: tượng trưng cho những tác động, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. - Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người đã từng trải. - Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Câu 2. (2 điểm) I - Yêu cầu về kĩ năng - HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dựa trên ý nghĩa của một câu chuyện. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc. - Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. - Bài viết đảm bảo không quá một trang giấy thi II.Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: Nội dung Điểm - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương , sự sẻ chia đùm bọc giữa con người với con người được thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em bé. 0,25 đ - Tóm tắt được câu chuyện 0,25 đ - Khẳng định và chứng minh: + Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta có không ít những người gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc sống bình thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận. Lấy ví dụ. +Tình yêu thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao chứng tỏ em đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình. Việc làm của em đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm như lòng nhân ái , tình yêu thương .... Lấy ví dụ +Tình yêu thương luôn là nền tảng của đạo đức, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa cho đến nay mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. 0,25 đ 0,25đ 0,25đ - Bàn bạc mở rộng: + Phê phán những việc làm trái ngược với tình yêu thương, sự sẻ chia giúp đỡ: Thờ ơ , vô cảm... trước những nỗi khổ của người khác 0,25 đ -Bài học cho bản thân: Bài học nhận thức và hành động: thấy được vai trò của tình yêu thương , sự sẻ chia đối với đời sống tâm hồn của mỗi người + Xã hội của con người không thể thiếu tình yêu thương nhất là khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hãy yêu thương tất cả mọi người và bằng những việc làm nhỏ nhất giúp đỡ nhau để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. + Cuộc sống hiện đại phức tạp, nền kinh tế thị trường phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của nhiều người nên tình yêu thương, tính cộng đồng càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay. Đặc biệt là lớp trẻ cần không ngừng tu dưỡng về đạo đức để có một lối sống đẹp. 0,25 đ 0,25đ Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo. Câu 4. (4,5 điểm) I - Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ. - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: Nội dung Điểm - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận A. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “ Truyện Kiều”. Giới thiệu đoạn trích, nhân vật Thuý Kiều và tâm trạng của nàng trong tám câu thơ cuối 0,5 đ B. Thân bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều - Để thể hiện rõ nhất tâm trạng của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất tinh tế. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Thuý Kiều. - Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động …. để diến tả các sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. + Không gian mênh mông của cửa biển chiều hôm với cánh buồm “thấp thoáng” “xa xa” gợi nỗi buồn cô đơn, lẻ loi làm gợi nhớ quê hương, người thân, nỗi khao khát, sum họp. + Ngọn nước triều “mới sa” và cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu gợi nỗi buồn về thân phận mình mỏng manh, trôi nổi vô định mặc cho dòng đời xô đẩy, vùi dập, nỗi lo lắng cho tương lai vô định …………… + “Nội cỏ rầu rầu” tàn lụi, héo úa; “chân mây mặt đất” đều “một màu xanh xanh” đang bị nhòe đi, pha lẫn vào nhau và có phần đơn điệu diễn tả tâm trạng buồn rầu chán chường, vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt không biết đến bao giờ mới kết thúc của Kiều,. + Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hãi hùng gợi tả nỗi kinh hoàng, khiếp hãi của Kiều, như dự báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập cuộc đời Kiều. * Điệp từ "buồn trông"lặp đi lặp lại có tác dụng diễn tả nỗi buồn nhiều vẻ , kéo dài nặng nề trong lòng Kiều. Đó là sự trông đợi vô vọng . Đoa là nỗi buồn sầu mênh mang đến vô tận. + Nghệ thuật: Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, từ nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Điệp từ, kết hợp với các từ láy, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có sức gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 0,5 đ C. Kết bài : Khẳng định lại giá trị bài thơ ( Bài thơ đuọc coi là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình) Lưu ý: Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo. SOANBAI.COM