« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty OSC - Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY OSC – VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: ĐỖ VĂN HÙNG Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Phạm Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2006 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .
- TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ .
- Khái niệm về cạnh tranh, sức cạnh tranh .
- Quan điểm về cạnh tranh.
- Sức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh).
- Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- NỘI DUNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp .
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .
- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp .
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
- Các mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
- Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của Michael E.
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .
- CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA OSC VIỆT NAM.
- KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA OSC VIỆT NAM.
- Những đặc điểm chủ yếu của OSC Việt Nam.
- PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA OSC VIỆT NAM .
- Định vị doanh nghiệp OSC Việt Nam .
- Thực trạng yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của OSC Việt Nam Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 22.2.2.1.
- Năng lực quản lý và điều hành.
- Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D .
- Danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp .
- Thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của OSC Việt Nam.
- KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA OSC VIỆT NAM.103 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA OSC VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ.
- PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA OSC – VIỆT NAM.
- Quan điểm đề xuất nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp .
- Phương hướng – Mục tiêu của OSC Việt Nam .
- Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của OSC Việt Nam .
- Đổi mới việc hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- GCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng.
- PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- OSC Việt Nam : Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của OSC Việt Nam Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng 2.3: Lượng khách du lịch của OSC Việt Nam Bảng 2.4: Tỷ trọng khách của OSC Việt Nam so với toàn tỉnh BR-VT Bảng 2.5: Doanh thu du lịch giai đoạn Bảng 2.6: Thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh dịch vụ dầu khí của OSC Việt Nam Bảng 2.8: Tình hình lợi nhuận và nộp ngân sách của ngành Du lịch tỉnh BR -VT..63 Bảng 2.9: Tình hình lợi nhuận và nộp ngân sách của OSC Việt Nam Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tài chính của OSC Việt Nam Bảng 2.11: Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành Bảng 2.12: Điểm chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI 2006 của tỉnh BR-VT....82 Bảng 2.13: Ma trận SWOT của OSC Việt Nam Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Quan hệ giữa hàng hóa hiện hữu và dịch vụ Hình 1.2: Tính chất cơ bản của dịch vụ Hình 1.3: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.
- Việt Nam cũng đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ cơ hội để phát triển.
- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, kể cả từ các doanh nghiệp trong nước với nhau và từ các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường mở cửa của Việt Nam.
- Các doanh nghiệp dịch vụ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh càng khốc liệt hơn trước khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết hội nhập là mở cửa thị trường dịch vụ.
- Việc nâng cao sức cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng nhất quyết định việc thành bại trong kinh doanh và tồn tại của doanh nghiệp.
- Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí, Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và thiết thực của doanh nghiệp, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của OSC Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế” được thực hiện nhằm đưa ra các định hướng phát triển, giải pháp thực hiện mang tính khả thi, giúp công ty đạt được những mục tiêu dài hạn trong giai đoạn sắp tới.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 7MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như việc đánh giá, nhìn nhận xác thực năng lực kinh doanh của Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam trong thị trường dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí, đề tài sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó hoạch định phương hướng và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí của Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam trên phạm vi cả nước và khu vực trong giai đoạn và định hướng cho giai đoạn .
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng mô hình phân tích năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.
- Porter để phân tích các yếu tố cạnh tranh của môi trường ngành và mô hình phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, từ đó đề ra chiến lược phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề tài cũng được thực hiện thông qua phương pháp phân tích thống kê, điều tra, tổng hợp số liệu để phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và năng lực của doanh nghiệp.
- Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
- Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề tài được hoàn thành bằng sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về thị trường dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể.
- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình bày một số cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của OSC Việt Nam.
- Những phân tích, đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh và bản thân doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí.
- Qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các cơ hội và thách thức để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của OSC Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế.
- Từ định hướng phát triển của các ngành, địa phương có liên quan cũng như dự báo nhu cầu thị trường, đề tài xác định mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ.
- Khái niệm về cạnh tranh, sức cạnh tranh.
- Từ khi quyết định mở cửa và hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ và sôi động.
- Cơ chế thị trường đã thể hiện rất rõ nét khi hàng loạt công ty ra đời nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không chịu nổi áp lực cạnh tranh.
- Nhiều nhà kinh tế đều cho rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.
- Xu hướng toàn cầu hóa càng làm tăng thêm áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
- Thêm vào đó là tiến trình gia nhập WTO của nước ta đang đi đến giai đoạn cuối, triển vọng Việt Nam là thành viên của tổ chức này không còn xa đã tạo ra những thách thức mới khi mà năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực.
- Michael Porter, một bậc thầy về chiến lược kinh doanh Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 11đã khẳng định: Điều quan trọng nhất với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage – SCA).
- Cạnh tranh, dĩ nhiên không phải là một hiện tượng mới mẻ, tuy nhiên, dưới mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau: Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được những lợi nhuận siêu ngạch”.
- Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
- Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- Trong cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”, cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.
- Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường.
- Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển.
- Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội.
- Khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể khác cùng tham dự.
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh.
- Để đạt được mục tiêu cạnh tranh của mình, các bên tham gia có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
- Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 13thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích.
- Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng.
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu, hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất: Khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những đơn vị kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán thì mới có thể tồn tại.
- Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
- Nói cách khác, cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ, cũng chính là tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, cho người tiêu dùng.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 14- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất.
- Khi có thêm những đối thủ khác có đủ năng lực cạnh tranh thì những mức giá cao (đôi khi là bất hợp lý) đó sẽ được giảm dần về mức giá trị thực của nó.
- Trong cạnh tranh có kẻ mạnh, người yếu, hoặc có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, có sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu.
- Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.
- Đến nay việc định nghĩa sức cạnh tranh vẫn còn là đề tài được tranh luận sôi nổi.
- Theo Michael Porter, không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận phổ biến.
- Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Theo Hội đồng về sức cạnh tranh của Mỹ, “Sức cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi mức sống của dân chúng có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài”.
- Đỗ Văn Hùng – Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 15Trong Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại, “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
- Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng mục tiêu chủ yếu của các quốc gia là tạo ra mức sống ngày càng cao cho nhân dân, còn làm được việc này thì không phải do năng lực cạnh tranh quyết định mà do năng suất sử dụng tài nguyên hoặc lực lượng sản xuất của quốc gia ấy quyết định.
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
- Theo Michael Porter, ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh duy nhất có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia.
- Một số tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD), Viện phát triển quản lý IMD ở Lausanne, Thụy Sĩ, v.v… tiến hành điều tra, so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của các nền kinh tế trên thế giới.
- Theo WEF, năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi tám nhóm nhân tố

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt