« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư vốn tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Thị Anh Thuyên Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư vốn tại Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2010 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Tác giả của luận văn Nguyễn Thị Anh Thuyên 5DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1 Nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 43 Bảng 2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 52 Bảng 3 Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty mẹ 53 Bảng 4 Tình hình tài sản của công ty mẹ năm Bảng 5 Đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con 100% vốn nhà nước 56 Bảng 6 Tổng hợp các vốn đầu tư ra bên ngoài của Công ty mẹ 57 Bảng 7 Danh mục đầu tư vốn của công ty mẹ lớn hơn số vốn cam kết 58 Bảng 8 Đầu tư vốn của các công ty con 100% vốn nhà nước 61 Bảng 9 Tổng hợp góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp của các công ty con 62 Bảng 10 Kế hoạch đầu tư vốn của Tập đoàn giai đoạn DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 1 Cấu trúc sở hữu đơn giản của Tập đoàn kinh tế 30 Hình 2 Công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty cấp 3 30 Hình 3 Cấu trúc hỗn hợp của Tập đoàn kinh tế 31 Hình 4 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 37 Hình 5 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam trách nhiệm hữu hạn một thành viên 78 Biểu đồ 1 Nguồn vốn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 55 7 LỜI NÓI ĐẦU Ngành cao su Việt Nam được hình thành từ đầu thế kỷ XX chủ yếu ở Miền đông Nam bộ dưới thời Pháp thuộc.
- Trong quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao su được tổ chức sắp xếp lại.
- Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 29/4/1995 thành lập Tổng công ty Cao su Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam được hình thành theo Quyết định số 248/2006/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi hoạt động Tổng công ty Cao su Việt Nam.
- Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ năm 2006 Tập đoàn tập trung đầu tư phát triển trong và ngoài ngành cao su.
- Các hoạt động đầu tư mang đến cho Tập đoàn những cơ sở vật chất mới, những bài học thành công, chưa thành công.
- Kết quả đầu tư của các Tập đoàn kinh tế nhà nước đang đặt ra cho Chính phủ, nhất là vấn đề sử dụng hiệu quả vốn nhà nước đối với dư luận xã hội.
- Đây là vấn đề thời sự nóng của tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.
- Qua nghiên cứu hoạt động tài chính của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, tác giả nhận thấy hoạt động đầu tư vốn trong thời gian qua có những thành tựu cũng như hạn chế.
- Với mong muốn có một đóng góp nhỏ cho Tập đoàn và ngành nông nghiệp, tác giả chọn đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư vốn tại Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam.
- Tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý từ cán bộ công nhân viên chức của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, từ các thầy cô giáo, từ các bạn bè, các đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài này.
- 8PHẦN MỞ ĐẦU 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vốn, tài sản nhà nước tại các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước là bộ phận chủ lực cấu thành nguồn lực quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổng tài sản của 90 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến là 1.241.000 nghìn tỷ đồng.
- Với với vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế nhà nước, với quy mô về vốn, tài sản, hoạt động của Tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành lực lượng chủ đạo trong phát triển kinh tế của đất nước.
- Năm 2010, các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là các Tập đoàn và tổng công ty nhà nước, là những doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, chiếm đại đa số Top 10 Doanh nghiệp đứng đầu Bảng xếp hạng V1000.
- Trong nền kinh tế quốc dân, trên 70% dân số nước ta sống tại vùng nông thôn, trong đó ngành nông nghiệp đóng góp 16% giá trị GDP, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn ngành là năm.
- Trong ngành nông nghiệp, các tổng công ty nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng là nòng cốt trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng sâu vùng xa, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Tính đến vốn chủ sở hữu của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước ngành nông nghiệp đạt 26.568 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam có vốn chủ sở hữu 14.
- Hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung, tại các Tập đoàn, tổng công ty nói riêng còn thấp, chưa xứng với quy mô, nguồn lực tài chính nắm giữ trong nền kinh tế quốc dân.
- 9Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung, tại các Tập đoàn, tổng công ty nói riêng.
- làm thế nào để đưa các Tập đoàn, tổng công ty hoạt động tương xứng với quy mô, nguồn lực tài chính, vị trí và vai trò trong nền kinh tế? Hoạt động đầu tư vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề thời sự nóng, là đề tài tranh luận sôi nổi cả về mặt lý luận cũng như trên thực tiễn.
- Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư vốn tại Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn đối với quản lý vốn của nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp cũng như thực hiện một số nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước và cho ngành Nông nghiệp nói riêng.
- 2- MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Từ thực tiễn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý vốn, đầu tư vốn trong Tập đoàn kinh tế thông qua hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
- Nghiên cứu rút ra kết luận về thực trạng hoạt động đầu tư vốn của Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đưa hoạt động đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt được hiệu quả.
- 3- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Vấn đề vốn, cơ chế quản lý vốn, cơ chế đầu tư vốn trong Tập đoàn kinh tế nhà nước.
- Hoạt động đầu tư vốn của Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam trong thời gian từ 2006- 2009.
- 4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài đi từ lý luận đến các vấn đề thực tiễn, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh các dữ liệu, gắn tác động của các cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư vốn đối với doanh nghiệp, từ đó khái quát các vấn đề mang tính hệ thống để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
- 105- DỰ KIẾN VỀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Làm rõ lý luận về cơ chế quản lý vốn, cơ chế đầu tư vốn trong Tập đoàn kinh tế.
- Thông qua việc nghiên cứu thực trạng về hoạt động đầu tư vốn, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư vốn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và đầu tư vốn của Tập đoàn kinh tế.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư vốn của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư vốn tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
- 11Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN, ĐẦU TƯ VỐN CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.
- Các doanh nghiệp đều bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu tố đầu ra.
- Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tiền được luân chuyển dưới những hình thái tài sản khác nhau: tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh, đầu ra của doanh nghiệp là những sản phẩm lại được thu về bằng tiền với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu bỏ ra.
- Xét về bản chất, vốn chính là tiền, nhưng tiền chỉ được coi là vốn khi được đưa vào lưu thông để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
- Đặc trưng của vốn Vốn là yếu tố quan trọng bậc nhấc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi mô hình kinh tế.
- Giai đoạn 1: Vốn hoạt động trong phạm vi lưu thông.
- Khác với giai đoạn 1, chủ doanh nghiệp không thực hiện chức năng mua mà thực hiện chức năng bán hàng hoá.
- Tập đoàn kinh tế sử dụng khả năng điều hoà vốn trong nội bộ để vốn vận động liên tục thì cũng có nghĩa là Tập đoàn kinh tế tận dụng tối đa đặc trưng thời gian của vốn.
- Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của Tập đoàn kinh tế.
- Ngược lại, sự hình thành của Tập đoàn kinh tế cũng giúp tận dụng đặc trưng này bởi chỉ có Tập đoàn kinh tế với khả năng tích tụ, tập trung vốn một 13cách mạnh mẽ để có đủ sức mạnh về vốn nhằm thực hiện những kế hoạch lớn, chiến lược kinh doanh dài hạn.
- Một công ty con của Tập đoàn sẽ có nhiều ưu thế hơn hẳn so với một công ty độc lập có cùng quy mô và lĩnh vực hoạt động.
- Tập đoàn có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển dài hạn, chi phí lớn nhưng mang lại hiệu quả cao nhờ tạo ra những phát minh, sáng chế có giá trị lớn độc quyền của Tập đoàn mang tính đột phá cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.
- Căn cứ theo cơ cấu vốn, vốn gồm vốn sản xuất và vốn đầu tư.
- Vốn sản xuất: Vốn sản xuất là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp.
- 14Vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng để tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư thay đổi thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư khác như góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính.
- Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động.
- Căn cứ vào tính chất sở hữu: Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là số tiền vốn của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư đóng góp.
- Khi sử dụng số vốn này, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.
- Nợ phải trả: Nợ phải trả là số tiền doanh nghiệp đi vay của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cả gốc và lãi vay (chi phí sử dụng vốn).
- Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, nguồn vốn được chia thành nguồn bên trong và nguồn bên ngoài doanh nghiệp.
- Cách phân loại này chủ yếu giúp cho Tập đoàn kinh tế xem xét tính hợp lý của cơ cấu huy động nguồn vốn hoạt động.
- 15- Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại.
- Nguồn vốn dài hạn: là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn, chủ sở hữu và các khoản vay nợ trung và dài hạn.
- Nguồn vốn ngắn hạn: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác.
- Đầu tư 1.2.1.
- Khái niệm đầu tư Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi.
- Adam Smith cho rằng: Đầu tư là quá trình sử dụng vốn và là phương thức sử dụng vốn.
- Như vậy nghĩa rộng của đầu tư có thể hiểu là quá trình bỏ vốn (vốn vô hình, vốn hữu hình, vốn tài chính.
- Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế và cụ thể là lợi nhuận.
- vào hoạt động kinh doanh (sản xuất, dịch vụ) với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận, đây được xem là bản chất của hoạt động đầu tư.
- Phân loại đầu tư Trong thực tế, hoạt động đầu tư có rất nhiều hình thái biểu hiện.
- Căn cứ các tiêu thức khác nhau người ta có thể phân chia hoạt động đầu tư thành các loại khác nhau.
- Dựa vào quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư được chia thành: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- 16Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Trong đầu tư trực tiếp lại bao gồm: đầu tư phát triển và đầu tư chuyển dịch.
- Đầu tư chuyển dịch là hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư bỏ vốn mua lại cổ phiếu với mức khống chế ở công ty khác nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản để có thể chi phối việc lãnh đạo, điều hành ở công ty đó hoặc thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp.
- Đầu tư phát triển là một hình thức của đầu tư trực tiếp.
- Hình thức đầu tư này là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia và cũng là tiền đề cho các hoạt động đầu tư khác.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho bản thân người có vốn cũng như xã hội.
- Nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Lý luận chung về Tập đoàn kinh tế 1.3.1.
- Khái niệm Tập đoàn kinh tế Tập đoàn kinh tế không còn là điều mới trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Mô hình Tập đoàn kinh tế đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với những biến chuyển cả về chất và lượng.
- Sự liên kết kinh tế là yếu tố để các doanh nghiệp khắc phục hạn các chế của chuyên môn hoá sản xuất để phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh.
- Đây là một yêu cầu khách quan, mang tính quy luật trong kinh tế.
- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định thì sẽ hình thành Tập đoàn kinh tế.
- 17Trên thế giới, Tập đoàn kinh tế nối tiếp nhau ra đời tại nước tư bản từ những năm 60 của thế kỷ 19 dưới các hình thức như Carter, Syndicate, Trust, Concern, Conglomerate.
- Tập đoàn kinh tế là một tập hợp gồm nhiều doanh nghiệp.
- Theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội 11 nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005: Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh, trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
- Có nhiều quan điểm khác nhau về Tập đoàn kinh tế: Quan điểm thứ nhất: Tập đoàn kinh tế là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tài chính.
- Quan điểm này cho thấy chức năng liên kết kinh tế của Tập đoàn kinh tế.
- Theo quan điểm này, Tập đoàn kinh tế là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Quan điểm thứ hai: Tập đoàn kinh tế (Group of company) là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một Tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.
- Quan điểm thứ ba: Tập đoàn kinhtế là một loại hình tổ chức kinh tế chỉ hình thành và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, được hình thành trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung vốn, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền.
- Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về Tập đoàn kinh tế: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều 18nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính về chiến lược phát triển.
- Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.
- Các hình thức tổ chức chủ yếu của Tập đoàn kinh tế Tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc “kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế”, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất mang tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại.
- Tập đoàn kinh tế được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều sở hữu khác nhau hoặc có một công ty mạnh nhất chi phối cả Tập đoàn.
- Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục hoạt động thống nhất trong Tập đoàn.
- Trên thế giới hiện nay đã và đang có rất nhiều loại hình Tập đoàn kinh tế.
- Có một số hình thức tổ chức Tập đoàn kinh tế tiêu biểu như sau: Cartel: là loại Tập đoàn, giữa các công ty trong một ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh cùng ký kết hợp đồng với nhau hoặc thoả thuận kinh tế nhằm mục đích cạnh tranh.
- Trong các Cartel, các công ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, tính độc lập về kinh tế được điều hành bằng hợp đồng kinh tế.
- Đối tượng của các thoả thuận kinh tế có thể là: thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, thống nhất chuẩn mực, kiểu loại kích cỡ, chuyên môn hoá sản phẩm.
- Việc thành lập Trust nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao, chiếm nguồn vốn nguyên liệu và khu vực đầu tư.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt