« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY.
- 4 1.1 Rủi ro và bảo hiểm.
- 4 1.1.1 Rủi ro.
- 4 1.1.1.1 Khái niệm Phân loại rủi ro.
- 4 1.1.1.3 Các nhân tố sinh ra rủi ro.
- 5 1.1.1.4 Cách thức hạn chế rủi ro.
- 7 1.1.2 Bảo hiểm.
- 9 1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của Bảo hiểm.
- 9 1.1.2.2 Các loại hình bảo hiểm.
- 9 1.2 Nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- 11 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm cháy Khái niệm bảo hiểm cháy.
- 12 1.2.3 Đối tượng bảo hiểm cháy.
- 12 1.2.4 Phạm vi bảo hiểm.
- 13 1.2.4.1 Rủi ro được bảo hiểm.
- 13 1.2.4.2 Rủi ro loại trừ Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
- 16 1.2.6 Phí bảo hiểm.
- 18 1.2.8 Tái bảo hiểm.
- 18 1.3 Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- 18 1.4 Rủi ro của nghiệp vụ bảo hiểm cháy Khái niệm.
- 21 1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- 21 1.4.2.2 Tỷ lệ bồi thường Nguyên nhân sinh ra rủi ro.
- 22 1.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Công ty bảo hiểm.
- 24 1.5 Cách thức hạn chế rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- 26 1.5.2 Về phía Công ty bảo hiểm.
- 27 1.5.2.1 Nâng cao công tác đánh giá rủi ro.
- 28 1.5.2.3 Xây dựng biểu phí bảo hiểm phù hợp đối với từng đối tượng bảo hiểm.
- 32 1.5.2.5 Luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro bảo hiểm cháy.
- 33 1.5.2.8 Công ty nên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ nghiệp vụ, cán bộ khai thác và cán bộ giám định bồi thường.
- 33 1.5.2.9 Nhà nước cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp gian lận, trục lợi bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quyền lợi.
- Công ty nên tái bảo hiểm một phần cho các Công ty nhận tái bảo hiểm.
- 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV.
- 35 2.1 Tổng quan về Công ty bảo hiểm BIDV.
- 39 2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm của BIC từ .
- 41 2.1.4.1 Kết quả chung của toàn Công ty Kết quả doanh thu phí bảo hiểm gốc theo sản phẩm.
- 43 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm BIDV.
- 44 2.2.3 Doanh thu phí bảo hiểm cháy của BIC theo khu vực địa lý.
- 54 2.2 Thực trạng rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại BIC.
- 55 2.2.1 Tỷ lệ bồi thường chung nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- 59 2.4 Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại BIC.
- 62 2.4.2.1 Từ phía khách hàng tham gia bảo hiểm.
- 69 3.2 Mục tiêu phấn đấu trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy giai đoạn Giải pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bảo hiểm BIDV.
- 77 3.3.4 Hệ thống hóa lại quy trình quản lý rủi ro.
- 77 3.3.5 Thu xếp chương trình tái bảo hiểm.
- Nâng cao nhận thức của Người được bảo hiểm trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
- 78 3.3.8 Thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
- 79 3.3.9 Tăng cường giao lưu giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
- 81 3.4.1 Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
- 41 Bảng 2.2 Kết quả doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm của BIC .
- 43 Hình 2.2 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cháy (2006-2009.
- 44 Bảng 2.3 Số tiền bảo hiểm cháy hàng năm của BIC .
- 46 Hình 2.3 Tăng trưởng số tiên bảo hiểm .
- 46 Hình 2.4 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm cháy năm 2009.
- 51 Bảng 2.4 Doanh thu phí bảo hiểm cháy của BIC theo khu vực địa lý.
- 54 Bảng 2.5 Tỷ lệ bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy Bảng 2.6 Tỷ lệ bồi thường theo nghiệp vụ bảo hiểm.
- 57 Bảng 2.7 Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm cháy của một số Doanh nghiệp bảo hiểm.
- 57 Bảng 2.8 Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm cháy theo ngành nghề kinh doanh của BIC.
- 58 Bảng 2.9 Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm cháy theo khu vực địa lý.
- Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm cháy có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.
- Tuy nhiên, rủi ro vẫn ngày một tăng.
- Như vậy, có thể nói tiềm năng cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy là rất lớn.
- Đặc biệt, với Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có hiệu lực thi hành từ năm 2006 đã có tác động rất mạnh đối với ý thức phòng cháy chữa cháy và tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của người dân và các tổ chức (Nghị định 130/2006/NĐ-CP).
- Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nếu năm 2005 doanh thu đối với Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt mới đạt 5.678 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này đã là 13.641 tỷ đồng.
- Tuy nhiên, bắt đầu có dấu hiệu, nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm không có lãi trong kinh doanh nghiệp vụ này: năm 2008 có 16 Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ này thì có tới 5 Doanh nghiệp lỗ là: AAA, Bảo Tín, Groupama, Liberty và ACE.
- Năm 2009, mặc dù nhiều Doanh nghiệp tăng đầu tư vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm song vẫn còn 4/16 Doanh 2nghiệp bị lỗ là: Liberty, Groupama, Fubon và MSIG.
- Để hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có những biện pháp, hướng đi phù hợp.
- Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nói trên, đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về kinh doanh và quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm BIDV.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm BIDV.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm cháy của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng rủi ro từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy Chương 2: Thực trạng rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm BIDV Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm BIDV 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY 1.1 Rủi ro và bảo hiểm 1.1.1 Rủi ro 1.1.1.1 Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về rủi ro như: “Rủi ro là sự không chắc chắn mang tính khách quan về khả năng xảy ra một sự kiện không mong muốn”.
- Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ.
- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.
- Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm.
- Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm.Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể phân chia thành hai nhóm: Chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động.
- Bảo hiểm: Đây là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân.
- Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng.
- Theo quan điểm của xã hội, bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra.
- Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất.
- Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn tài chính cũng như nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
- Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng.
- Vì vậy khái niệm “bảo hiểm” trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Có được quan hệ đó vì bảo hiểm đã mang lại lợi ích kinh tế xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm.
- 91.1.2 Bảo hiểm 1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của Bảo hiểm Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba.
- Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất đời sống.
- Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
- Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau.
- Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”.
- Nguyên tắc được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
- 1.1.2.2 Các loại hình bảo hiểm Có rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau, gồm: Bảo hiểm xã hội: là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất, giảm khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
- 10Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
- Bảo hiểm y tế là hoạt động thu phí bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh – được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủi ro.
- Bản chất của bảo hiểm thương mại là biện pháp chi nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cũng có khả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của Công ty bảo hiểm.
- Trên thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nghiệp vụ (sản phẩm) bảo hiểm khác nhau.
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu - Bảo hiểm thân tàu - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm con người - Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểm xây dựng – lắp đặt - Bảo hiểm nhân thọ.
- Các sản phẩm bảo hiểm đều được phân loại theo từng đặc trưng riêng.
- Chẳng hạn, theo đối tượng được bảo hiểm, các nghiệp vụ bảo hiểm có thể được xếp vào các loại: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay bảo hiểm con người.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt