« Home « Kết quả tìm kiếm

Các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THU THỦY ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FII) VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGÔ TRẦN ÁNH HÀ NỘI - 2010 Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 1 LỜI CẢM ƠN Sau 6 tháng nỗ lực thực hiện, nghiên cứu và học tập, luận văn với đề tài “Các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hoàn thành.
- Trân trọng! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Thủy Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...12 1.1.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .
- Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK .
- Chức năng của thị trường chứng khoán .
- Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán .
- Phân loại thị trường chứng khoán .
- THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (FII.
- Khái niệm về dòng vốn đầu tư nước ngoài .
- Hình thức tham gia của chủ thể dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán .
- Vai trò của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển thị trường chứng khoán .
- Tác động của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .
- Sự cần thiết của việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán .
- Chính sách chung trong hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp .
- Kinh nghiệm thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK của một số nước Châu Á .
- Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FII) VÀO TTCK VIỆT NAM 44 2.1.
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU 10 NĂM ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG .
- Toàn cảnh hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 3 2.1.2.
- Chính sách thu hút và phát triển dòng vốn gián tiếp trên TTCK Việt Nam và việc mở cửa cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết sau khi gia nhập WTO .
- Tiềm năng thu hút dòng vốn FII vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO .
- THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TTCK VIỆT NAM 64 2.2.1.
- Quá trình hình thành và phát triển dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam 64 2.2.2.
- Một số định chế đầu tư nước ngoài chủ yếu trên TTCK Việt Nam .
- Quy trình chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài .
- Tác động của việc thu hút dòng vốn FII đối với thị trường chứng khoán Việt Nam .
- Những nguy cơ từ việc thu hút dòng vốn FII đối với TTCK Việt Nam .
- Những hạn chế của việc thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam .
- Hạn chế của thị trường chứng khoán.
- Hạn chế của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong đầu tư chứng khoán.
- Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .
- ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VIỆT NAM .
- Nhu cầu về vốn đầu tư nước ngoài .
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN FII VÀO TTCK VIỆT NAM .
- Thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn gián tiếp hiệu quả Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 4 3.2.2.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, điều chỉnh hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài .
- Kiện toàn cơ chế quản lý vốn đầu tư gián tiếp theo hướng phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý vốn đầu tư gián tiếp .
- Ban hành và điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế, chuyển lỗ.
- đối với đầu tư hoạt động đầu tư gián tiếp mà nhà đầu tư gián tiếp có thời hạn đầu tư dài .
- Thúc đẩy thành lập các định chế, các quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư .
- Với Ngân hàng Nhà nước KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CPH Cổ phần hóa CTCK Công ty chứng khoán ĐTNN Đầu tư nước ngoài FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UPCOM Thị trường giao dịch cổ phần của các công ty đại chúng chưa niêm yết TPCP Trái phiếu Chính phủ TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước USD Đôla Mỹ VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1- Hoạt động giao dịch của các NĐTNN tại Sở GDCK TP.HCM.
- 67 Bảng 2.3- Quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp giai đoạn 2001-2009.
- 78 Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1- Sơ đồ cấu trúc của thị trường chứng khoán.
- Mô hình giao dịch chứng khoán SGDCK TP.HCM.
- 53 Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Nhìn chung, các luồng vốn đầu tư nước ngoài luôn là động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển.
- Ở bình diện quốc gia, đầu tư gián tiếp nước ngoài mang đến nguồn tài chính hiệu quả cho nền kinh tế đang thiếu vốn, bù đắp khoản thiếu hụt giữa đầu tư và tiết kiệm quốc gia.
- Khi một quốc gia mở cửa đối với nguồn vốn đầu tư gián tiếp này thì đầu tư trong nước không cần phải dựa hoàn toàn vào nguồn tiết kiệm trong nước.
- Đối với thị trường chứng khoán, các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần tăng cường độ sâu cho thị trường, góp phần nâng cao các tiêu chuẩn công bố thông tin, tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính tốt hơn, và loại bỏ tình trạng thông tin không cân xứng.
- Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 là bài học có giá trị thực tiễn gần đây nhất về việc nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ đầu tư ồ ạt bán chứng khoán, rút tiền ra khỏi thị trường tài chính của một số nước châu Á đẩy những quốc gia này lâm vào thế bị khủng hoảng và tình cảnh nợ nần.
- Do đó, việc thúc đẩy phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng như quản lý rủi ro liên quan là hai mặt của một vấn đề luôn thách thức các nhà lập chính sách và quản lý vĩ mô.
- Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán (TTCK) đã hình thành và phát triển sang năm thứ 10, mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tới TTCK Việt Nam ngày một tăng thể hiện bằng sự tham gia và số lượng vốn đầu tư trên thị trường.
- Qua đó, hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
- Dù vậy, dường như vẫn có những trở ngại đối với sự hiện diện ngày càng tăng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi mà Việt Nam đã bước Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 9 vào sân chơi của kinh tế khu vực và thế giới bằng những cam kết gia nhập WTO, BTA cũng như các cam kết thương mại tự do khác, và tiếp nhận mức ảnh hưởng lan rộng từ các thị trường tài chính khác trên thế giới vào.
- Những lực cản này gồm quan điểm lo ngại việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài mà nhất là của các nhà đầu tư tổ chức sẽ ít nhiều gây bất ổn tiềm tàng cho thị trường tài chính Việt Nam vốn dĩ còn nhỏ bé và non trẻ.
- các chính sách và khung pháp lý còn chưa rõ ràng và bất cập với bước tiến nhanh chóng của dòng vốn đầu tư gián tiếp theo sự hưng thịnh của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- cũng như những yếu tố bên trong của thị trường tài chính trong nước như quy mô còn nhỏ, công cụ còn thiếu và chưa đa dạng, tính công khai minh bạch của thị trường còn thấp, công tác giám sát và quản lý vẫn chưa theo kịp với sự phát triển chung, hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường còn những hạn chế về năng lực, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư trong nước, cơ sở hạ tầng còn chưa hiện đại… và nhất là từ phía các công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa.
- Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân trong vai trò là một kênh cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu đầu tư phát triển, xuất phát từ những diễn biến thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam”.
- Lịch sử nghiên cứu - Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Một số nghiên cứu của tổ chức nước ngoài đã đề cập đến công tác hoạch định và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tuy nhiên, các cơ sở lý luận về thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài áp dụng cho hoàn cảnh của Việt Nam thì hầu như không đáng kể vì mỗi nước có những đặc điểm riêng về điều kiện kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội và mục tiêu phát triển trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- Do vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng trước những khuyến nghị của nước ngoài liên quan đến thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
- Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 10 - Tình hình nghiên cứu trong nước: Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu tập trung vào việc khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Một số nghiên cứu có đề cập đến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nhưng mới chỉ ra được sự cần thiết khách quan của việc thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp mà chưa đánh giá cụ thể được tác động của dòng vốn này cũng như các biện pháp áp dụng cho Việt Nam trong việc thu hút và kiểm soát luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và nhận diện cơ chế quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp theo hướng tận dụng tối đa những ảnh hưởng tích cực của dòng vốn này, đồng thời giảm thiểu những rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực của chúng.
- Từ đó đề xuất một số biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng triển khai của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- nghiên cứu các chính sách đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động chu chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ khi có sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho đến hết năm 2009.
- Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và các đóng góp mới của tác giả Thông qua việc phân tích hoạt động chu chuyển vốn thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp của một số nước, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, luận văn đã trình bày rõ cơ sở lý luận về TTCK và thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK: chức năng của TTCK là gì, các hình Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 11 thức đầu tư nước ngoài, vai trò và tác động của vốn đầu tư gián tiếp đối với sự phát triển của TTCK, chính sách chung và kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK.
- Thứ hai, luận văn đã phân tích, mô tả thực trạng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
- Thứ ba, trên cơ sở nhận dạng được những hạn chế hiện nay trong hoạt động và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục hỗ trợ liên quan, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
- Chương 2: Thực trạng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1.
- Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Giữa thế kỷ XV ở Tây phương, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia thường tụ tập lại các quán café để bàn bạc về việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (chủ yếu là nông sản, khoáng sản), ngoại tệ.
- Ở đây, loại chứng khoán bắt đầu được định giá không chỉ bao gồm trái phiếu, công trái quốc gia mà còn cả cổ phần của các hãng thương mại Hà Lan, Tây Ấn, Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 13 Đông Ấn.
- TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Chức năng của thị trường chứng khoán TTCK đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, TTCK là nơi mà người Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 14 mua và người bán gặp gỡ để giao dịch mua, bán các chứng khoán.
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: TTCK là cầu nối vô hình kết nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu vốn, tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
- Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Cũng thông qua TTCK, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội phong phú.
- Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
- TTCK thực hiện chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.
- Thông qua TTCK, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền hay các loại chứng khoán khác bất cứ khi nào họ muốn.
- Hoạt động của TTCK luôn diễn ra liên tục với khối lượng giao dịch lớn sẽ tạo ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán mà điều này lại có ý nghĩa lớn trong việc hấp dẫn đầu tư.
- Ở những quốc gia có TTCK phát triển ở trình độ cao, người ta hay ví von “TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế” vì khi TTCK phát Đề tài “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy 15 triển ổn định, chỉ số chứng khoán tăng trưởng đều đặn thì có nghĩa là nền kinh tế của nước đó đang phát triển cường thịnh.
- Giá các loại chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng.
- và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
- Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia trên TTCK có thể chia thành ba nhóm sau: Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK.
- Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán - hàng hóa của TTCK, gồm.
- Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên TTCK.
- Nhà đầu tư có thể chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân: là những người tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư thì lợi nhuận luôn song hành với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt