« Home « Kết quả tìm kiếm

Các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt Luận văn thạc sỹ “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy – Quản trị Kinh doanh 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) Tác giả luận văn: Nguyễn Thu Thủy Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả vốn trực tiếp và vốn gián tiếp) là một mục tiêu then chốt trong công cuộc cải cách chính sách theo định hướng thị trường tại Việt Nam.
- Trong thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng đã tăng trưởng ngoạn mục nguyên nhân là do sự tăng trưởng nhanh về vốn.
- Vì vậy, thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
- Thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài là cần thiết cho công cuộc bình ổn và phát triển TTCK.
- Tuy nhiên các dòng vốn có thể có những hệ quả lớn, tiềm tàng đối với nền kinh tế vĩ mô và với một TTCK còn non trẻ như ở nước ta, đặc biệt khi dòng vốn chảy vào với tốc độ nhanh và ồ ạt.
- Do vậy, đồng hành với việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là các chính sách kinh tế vĩ mô phải linh hoạt và đồng bộ nhằm phải đảm bảo kiểm soát rủi ro của dòng vốn này và phòng ngừa khủng hoảng cho nền kinh tế.
- Việc quản lý, thu hút vốn đầu tư gián tiếp là không thống nhất.
- Mỗi quốc gia có một quan điểm về dòng vốn đầu tư gián tiếp, tùy theo mục đích phát triển kinh tế của quốc gia đó trong từng thời kỳ.
- Trên cơ sở nghiên cứu vai trò và tác động của vốn gián tiếp đối với nền kinh tế, từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách thu hút và quản lý vốn gián tiếp đối với TTCK Việt Nam.
- 2) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và nhận diện cơ chế quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp theo hướng tận dụng tối đa những ảnh hưởng tích cực của dòng vốn này, đồng thời giảm thiểu những rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực của chúng.
- Từ đó đề xuất một số biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
- Tóm tắt Luận văn thạc sỹ “Các biện pháp thu hút vốn FII vào TTCK Việt Nam” Nguyễn Thu Thủy – Quản trị Kinh doanh 2 - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư gián tiếp chính sách đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động chu chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
- Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm quốc tế về việc thu hút vốn gián tiếp nước ngoài tại các quốc gia đã trải qua khủng hoảng tài chính và hệ thống tài chính, các chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia đó thời kỳ trước khủng hoảng tài chính, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ khi có sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho đến hết năm 2009.
- 3) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Chương 1: Trình bày rõ cơ sở lý luận về TTCK và thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK: chức năng của TTCK là gì, các hình thức đầu tư nước ngoài, vai trò và tác động của vốn đầu tư gián tiếp đối với sự phát triển của TTCK, chính sách chung và kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK.
- Chương 2: Đã mô tả thực trạng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam và đưa ra những nhận xét dựa trên cơ sở lý luận đã nêu.
- Chương 3: Trên cơ sở nhận dạng được những hạn chế hiện nay trong hoạt động và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, đề tài đã đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam 4) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiên cứu tài liệu… trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
- Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm công tác còn hạn chế, luận văn này mới chỉ đánh giá được một phần cơ bản mà chưa thể khái quát, đi sâu vào phân tích được phản ứng chính sách đối với các cú sốc do dòng vào – dòng ra lớn và các ảnh hưởng của dòng vốn gián tiếp nước ngoài đối với toàn bộ nền kinh tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt