« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Viễn thông tin học bưu điện CT - IN giai đoạn 2010 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ PHƯƠNG HOA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN CT-IN GIAI ĐOẠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Nguyễn Văn Nghiến, Ban giám hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ khoa Kinh tế và Quản lý Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Viện đào tạo sau Đại học, Ban Giám đốc và tập thể các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện và các bạn học viên lớp cao học Quản trị Kinh doanh khóa 2008-2010.
- Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đỗ Phương Hoa 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC Khái niệm chiến lược Vai trò của chiến lược Quản trị chiến lược Định nghĩa Mô hình quản trị chiến lược Các bước hoạch định chiến lược cấp doanh nghiệp Xác định mục tiêu chiến lược Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích môi trường bên ngoài Xây dựng chiến lược - Ma trận SWOT Lựa chọn chiến lược - Mô hình GREAT Chương II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CT-IN Tổng quan về Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện CT-IN Giới thiệu về Công ty, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CT-IN những năm qua Phân tích thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty CT-IN Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên trong CT-IN Thực trạng công tác xây dựng chiến lược của công ty CT-IN Chương III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CT-IN GIAI ĐOẠN Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty CT-IN Chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ Tập trung khai thác thị trường chiến lược hiện tại Chiến lược khác biệt hóa về hình ảnh KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 CT-IN Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện 2 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 3 WTO Tổ chức thương mại thế giới 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 ICT Viễn thông và công nghệ thông tin 6 IT Công nghệ thông tin 7 NXB Nhà Xuất bản 8 R&D Nghiên cứu và phát triển 9 BTS Trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động 10 ĐTPT Đầu tư phát triển 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 CBCNV Cán bộ công nhân viên 13 VMS Công ty thông tin di động 14 VNP Công ty Vinaphone 15 SPT Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn 16 POSTEF Công ty cổ phần thiết bị Bưu điện 17 LTC Công ty cổ phần điện nhẹ Viễn thông 18 COKYVINA Công ty cổ phần thương mại Bưu chính Viễn thông 19 TST Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông 5 20 VTC Công ty cổ phần Viễn thông VTC 21 KASATI Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học - Điện tử 6 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT Ký hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Ma trận SWOT 37 2 Bảng 2.1 Kết quả đạt được trong kinh doanh của CT-IN 47 3 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 48 4 Bảng 2.3 Dự báo tổng cầu về cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho mạng thông tin di động đến năm 2012 50 5 Bảng 2.4 Xếp hạng rủi ro chính trị ngắn hạn của một số nước trong khu vực 52 6 Bảng 2.5 Xếp hạng rủi ro chính trị dài hạn của một số nước trong khu vực 53 7 Bảng 2.6 Một số số liệu quá khứ và số dự báo về sự phát triển của thuê bao di động, thuê bao cố định, thuê bao Internet của BMI và ITU 56 8 Bảng 2.7 So sánh quy mô vốn điều lệ và doanh thu của CT-IN đối với các đối thủ cạnh tranh 63 9 Bảng 2.8 So sánh lao động CT-IN với các công ty cạnh tranh 64 10 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế định hướng của CT-IN giai đoạn Bảng 3.2 Kế hoạch thực hiện chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ 101 12 Bảng 3.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược Tập trung khai thác thị trường chiến lược hiện tại 106 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ STT Ký hiệu Nội dung Trang1 Sơ đồ 1.1 Mô hình quản trị chiến lược của F.
- David 14 2 Sơ đồ 1.2 Các cấp độ của môi trường kinh doanh 16 3 Sơ đồ 1.3 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.
- Porter 22 4 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ Chuỗi giá trị 32 5 Sơ đồ 1.5 Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị 33 6 Sơ đồ 1.6 Quy trình nhận biết về lợi thế cạnh tranh bền vững 34 7 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy của CT-IN 45 8 Sơ đồ 2.2 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của CT-IN 47 9 Sơ đồ 2.3 Thị phần cung cấp và lắp đặt viba nội tỉnh 65 10 Sơ đồ 2.4 Thị phần cung cấp và lắp đặt mạng truyền dẫn quang 65 11 Sơ đồ 2.5 Thị phần cung cấp và lắp đặt tổng đài và thiết bị truy nhập 66 12 Sơ đồ 2.6 Chuỗi giá trị của CT-IN 73 13 Sơ đồ 3.1 Ma trận SWOT của CT-IN 95 8 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới.
- Cùng với xu thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn lao.
- Để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch, chiến lược cụ thể từ kế hoạch ngắn hạn cho đến chiến lược dài hạn cho tương lai.
- Để làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải đánh giá chính xác khả năng của doanh nghiệp, những tiềm năng, thế mạnh điểm yếu của mình.
- Đòi hỏi của người dân đối với những nhu cầu về cuộc sống nói chung và nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông - tin học cũng ngày càng cao.
- Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT (trước đây là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
- Trên thị trường dịch vụ Viễn thông và tin học, năng lực cạnh tranh của CT-IN được đánh giá khá cao.
- Tuy nhiên CT-IN có gặp phải những mối đe doạ, nguy cơ hay bản thân công ty có những điểm yếu nào cần khắc phục cũng như những điểm mạnh nào cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa để công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc chiến đầy gay go trên thương trường hiện nay hay không? Để nhận ra điều đó và đạt được kết quả như mong muốn không gì khác hơn là phải xây dựng cho CT-IN một chiến lược kinh doanh thật đúng đắn và phù hợp trong giai đoạn trước mắt, giai đoạn 2010 -2015.
- Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ thực tiễn cuộc sống và vai trò quan trọng không thể thiếu của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN) giai đoạn 2010-2015”.
- 9 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này được xây dựng với mục đích nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN).
- Ngoài ra, việc thực hiện nghiên cứu chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện những yếu điểm của việc kinh doanh hiện tại, giúp gia tăng lợi nhuận và đồng thời mở rộng thị trường.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN), các phòng ban, trung tâm trực thuộc công ty, các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện (CT-IN).
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo, phương pháp thu thập số liệu: Điều tra khảo sát, phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia Nội dung của đề tài Luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về chiến lược Chương II: Phân tích tình hình kinh doanh và thực trạng của công ty CT-IN Chương III: Xây dựng và lựa chọn chiến lược cho CT-IN giai đoạn .
- 10 Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái niệm chiến lược “Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (strategos) là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng nhằm đánh thắng kẻ thù.
- Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng.
- Dưới đây là một số định nghĩa về Chiến lược: Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
- (Alfred Chander) Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể thống nhất (James B.
- Quinn) Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, đuợc thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của công ty sẽ được thực hiện.
- Glueck) Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.
- Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp được hình thành để trả lời các câu 11 hỏi sau.
- Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng.
- Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vi các hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động.
- Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường? (lợi thế.
- Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? (môi trường).
- Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty.
- Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa làm".
- Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do).
- Bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất (unique activities).
- Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt.
- Để có được chiến lược cũng như để tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có ba dạng định vị cơ bản.
- Đó là sự lựa chọn một hay một nhóm các hoạt động trong một ngành kinh doanh trên cơ sở việc phân đoạn các hoạt động kinh doanh.
- Định vị dựa trên khả năng tiếp cận của khách hàng đối với một mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh (access based.
- Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của Chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương tai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác.
- Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 nghĩa phổ biến nhất.
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
- 1.2 Vai trò của chiến lược Lịch sử kinh doanh thế giới đã từng chứng kiến không ít người tham gia nhập thương trường từ một số vốn ít ỏi, nhưng họ đã nhanh chóng thành đạt là nhờ họ có chiến lược kinh doanh đúng.
- Sự đóng cửa của những công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Vai trò của Chiến lược đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau: DGiúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình trong tương lai, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp DGiúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, từ đó có thể chủ động đói phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường.
- 13 DGóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
- 1.3 Quản trị chiến lược 1.3.1 Định nghĩa Quản trị chiến lược là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị gia quan tâm.
- Do nội dung của quản trị chiến lược rất rộng về phạm vi nghiên cứu và phong phú trong thực tế vận dụng nên người ta đưa ra nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về Quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức.
- đề ra thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.
- 1.3.2 Mô hình quản trị chiến lược Dưới đây là mô bình quản trị chiến lược của F.David - một mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất.
- Mô hình này cũng cấp một cách rõ ràng và cơ bản phương pháp tiếp cận trong việc thiết lập, thực thi và đánh giá chiến lược.
- 14 Sơ đồ 1.1 Mô hình quản trị chiến lược của F.
- David Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược (Nguồn: Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm - Giáo trình quản trị chiến lược, (2009)) Quá trình quản trị chiến lược là một quá trình phức tạp và liên tục.
- Ví dụ sự chuyển biến của chính sách kinh tế có thể làm xuất hiện một cơ hội mới mà đòi hỏi phải có sự thay đổi trong các mục tiêu dài hạn cũng như trong chiến lược.
- Hay việc một đối thủ thay đổi về chiến lược cũng có thể đòi hỏi sự thay đổi về các nhiệm vụ cần thực hiện của công ty.
- Vì thế, việc hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, và các hoạt động đánh giá, điều chỉnh chiến lược đòi hỏi cần thực hiện một cách liên tục, thường Đặt ra mục tiêu thường Phân bổ nguồn lực Đo lường và đánh giá mức độ thực hiện Chính sách bộ phận Đặt ra mục tiêu dài hạn Lựa chọn chiến lược để theo ổNêu ra nhiệm vụ hiện tại, mục tiêu và chiến Xem xét lại nhiệm vụ của Thực hiện đánh giá bên trong, chỉ ra điểm mạnh, điểm ếThực hiện đánh giá bên ngoài, chỉ ra cơ hội và thách thức 15 xuyên, không chỉ là theo chu kỳ năm mà quá trình quản trị chiến lược dường như không bao giờ có điểm dừng.
- 1.4 Các bước hoạch định chiến lược cấp doanh nghiệp 1.4.1 Xác định mục tiêu chiến lược Mục tiêu chiến lược: Là mục đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được, được suy ra trực tiếp từ chức năng và nhiệm vụ nhưng được cụ thể và rõ ràng hơn, và đã được lượng hóa: mức tăng trưởng, mức lợi nhuận, doanh số, thị phần… Thường có 2 loại mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn.
- Một số nguyên tắc khi xác định mục tiêu.
- Phải rõ ràng trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Có tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau, mục tiêu này không cản trở mục tiêu khác.
- Phải xác định được mục tiêu ưu tiên, thứ bậc của các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
- 1.4.2 Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài Tiến hành phân tích môi trường bên ngoài giúp nhà quản trị chiến lược rút ra những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp cần nắm bắt.
- nó cũng giúp phát hiện những nguy cơ từ môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh.
- Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Môi trường vĩ mô và và môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành.
- Phân tích môi trường vĩ mô - Mô hình PEST++ Nghiên cứu và phân tích tác động của các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, nguời ta thường sử dụng một mô hình, đó là Mô hình PEST

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt