« Home « Kết quả tìm kiếm

nhung trieu chung thai ky cuc ky nguy hiem.docx


Tóm tắt Xem thử

- Thưa bác sĩ.
- Em có tìm hiểu về kiến thức mang thai thì được biết hiện nay số phụ nữ chửa ngoài tử cung là rất cao.
- Em chưa thật sự hiểu rõ lắm về hiện tượng chửa ngoài tử cung.
- Vậy, các bác sĩ có thể cho em biết: Chửa ngoài tử cung là gì? Triệu chứng khi ba bau chửa ngoài tử cung như thế nào? Cách điều trị khi chửa ngoài tử cung ra sao? Và có cách nào để phòng trường hợp chửa ngoài tử cung hay không? Tư vấn từ các bác sĩ phụ khoa phòng khám Thiên Tâm: Phụ nữ trước khi kết hôn hoặc có dự định mang thai và sinh con thì việc có kiến thức mang thai là điều cần thiết để em bé được sinh ra được khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.
- Các bác sĩ phụ khoa Thiên Tâm rất ủng hộ việc tìm hiểu kiến thức mang thai của bạn T.
- Sau đây các bác sĩ phòng khám phụ khoa sẽ giúp bạn Hà cũng như nhiều chị em phụ nữ khác có thêm kiến thức về dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở chị em phụ nữ.
- Chửa ngoài tử cung là gì? Hiện tượng chửa ngoài tử cung còn được gọi mà thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con.
- Đây là tình trạng sau khi trứng đã được thụ tinh thay vì di chuyển về buồng tử cung để làm tổ và phát triển thì trứng lại làm tổ ở một vị trí nào đó.
- Tuy nhiên, theo thống kê thì chửa ngoài tử cung thường gặp nhất là thai làm tổ ở vòi trứng.
- Độ tuổi thường gặp chửa ngoài tử cung.
- Nữ giới từ độ tuổi dậy thì cho tới thời mãn kinh đều có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung, trong đó độ tuổi chị em từ 20 – 29 có nguy cơ bị thai ngoài tử cung rất cao.
- Vì vậy, việc nhận biết sớm những triệu chứng của chửa ngoài tử cung để có cách phòng tránh là điều rất cần thiết.
- Triệu chứng của chửa ngoài tử cung 1.
- Chậm kinh: Chị em có triệu chứng ốm nghén như: Buồn nôn, mệt mỏi, da xanh xao, âm đạo chảy máu bất thường và có màu đen.
- Đau bụng: Sở dĩ chị em có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau dưới vùng rốn là do vòi trứng căng dãn.
- Vì vậy, để khắc phục tình trạng đau bụng chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau, nếu cơn đau dữ dội cần tới ngay bệnh viện để được điều trị phù hợp.
- Chuột rút: Thường khi chửa ngoài tử cung chị em sẽ thấy có triệu chứng chuột rút trong thời gian đầu mang thai kèm theo triệu chứng đau bụng, âm đạo chảy máu bất thường…Nếu thấy có triệu chứng trên khi mang thai chị em nên đi khám để được chẩn đoán vì rất có thể đó là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung.
- Thường xuyên tụt huyết áp: Do máu ở âm đạo luôn chảy với một lượng nhỏ kéo dài dẫn tới hiện tượng thiếu máu nên chị em thường bị tụt huyết áp kèm theo hiện tượng mệt mỏi, thở dốc.
- Đau vùng vai gáy: Khi thấy vùng vai gáy có hiện tượng đau dữ dội kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, đau bụng cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì rất có thể thai ngoài tử cung đã bị vỡ.
- Hiện tượng này rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Nôn hoặc buồn nôn: Buồn nôn cũng là một dấu hiệu phổ biến của thai ngoài tử cung, tuy nhiên nôn cũng là triệu chứng điển hình trong thời kì đầu mang thai nên rất khó phát hiện.
- Vì vậy, khi thấy có triệu chứng này chị em cũng nên cảnh giác.
- Hoa mắt, chóng mặt: Đây được xem là một trong những dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết chửa ngoài tử cung, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng phổ biến khi ốm nghén nên chị em thường chủ quan.
- Ngoài ra, khi mang thai nếu thấy có triệu chứng sốt, ớn lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi…chị em cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn vì đây cũng là triệu chứng của chửa ngoài tử cung.
- Khi nhận biết rõ những triệu chứng của chửa ngoài tử cung là gì sẽ giúp chị em sớm nhận biết về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có cách phòng tránh sớm nhất.
- Bởi niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ là được làm mẹ, nếu vì một lí do nào đó chị em khó mang thai sẽ không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn hạnh phúc gia đình.
- Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào? Để điều trị thai ngoài tử cung các bác sĩ sẽ căn cứ vào một số điều cơ bản sau.
- Giai đoạn phát triển của thai ngoài tử cung: thai ngoài tử cung chưa vỡ, thai ngoài tử cung đã vỡ hoặc thai ngoài tử cung đang ở giai đoạn huyết tụ thành nang.
- Căn cứ vào tuổi của thai Tùy thuộc vào những điều kể trên các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận và các phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.
- Cách phòng ngừa hiện tượng thai ngoài tử cung hiệu quả.
- Hiện tượng thai ngoài tử cung ở phụ nữ hoàn toàn có thể phòng ngừa.
- Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung chị em phụ nữ nên thực hiện một số điều cơ bản dưới đây.
- Thứ nhất: Chị em cần thường xuyên đi thăm khám phụ khoa để kịp thời có thể phát hiện được những bệnh về viêm khoang chậu hay chứng viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng để kịp thời chữa trị bởi đây là những bệnh khiến chị em có nguy cơ chửa ngoài tử cung rất cao.
- Thứ hai: Chị em phụ nữ cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh.
- Thứ ba: Không nên đi nạo phá thai nhiều lần bởi nạo phá thai nhiều lần là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chửa ngoài tử cung ở phụ nữ.
- Thứ tư: Chị em phụ nữ cần lưu ý rằng khi mang thai ngoài tử cung và muốn có thai trở lại thì cần ít nhất 1 năm để đảm bảo rằng các chức năng sinh sản của chị em phụ nữ hoàn toàn được hồi phục.
- Hà thân mến trên đây là những giải đáp mà các bác sĩ phòng khám phụ khoa Thiên Tâm đã đưa ra cho thắc mắc của bạn.
- Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu được "Thai ngoài tử cung là gì", "Các dấu hiệu khi chửa ngoài tử cung" cũng như "Cách điều trị và phòng tránh thai ngoài tử cung".
- Mọi thắc mắc liên quan đến kế hoạch hóa gia đình cũng như các bệnh phụ khoa ở phụ nữ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng hoặc có thể chát trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa trên Web để được tư vấn, giải đáp những thắc mắc một cách nhanh nhất.