« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG THỊ KIM KHÁNH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Nguyễn Đại Thắng HÀ NỘI, NĂM 2010 3 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.
- Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư .
- Đầu tư .
- Các hình thức đầu tư .
- Dự án đầu tư .
- Phân loại dự án đầu tư .
- Các yêu cầu khi xây dựng một dự án đầu tư .
- Yêu cầu với đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng KCN .
- Các chỉ tiêu và các nhân tố đánh giá thu hút đầu tư .
- Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư .
- Số dự án đầu tư .
- Tổng mức vốn đầu tư .
- Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất khu công nghiệp .
- Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên .
- Kinh nghiệm của một số quốc gia về thu hút vốn đầu tư .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Singapore .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Trung Quốc .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số địa phương trong nước .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh phúc .
- Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của tỉnh Đà Nẵng .
- Một số bài học kinh nghiệm vận dụng vào thu hút vốn đầu tư ở Thái Nguyên…………32 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.
- Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên .
- Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên .
- Giới thiệu tổng quát các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .
- Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .
- Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên .
- Cơ cấu tổ chức của BQL các KCN Thái Nguyên .
- Một số kết quả đạt được của các KCN tỉnh Thái Nguyên .
- Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên .
- Khái quát về KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên .
- Đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên .
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư .
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư .
- Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư vào KCN Sông Công .
- So sánh môi trường đầu tư của KCN Sông Công với KCN ngoài tỉnh .
- Những điểm yếu Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1.
- Mục tiêu và quan điểm phát triển các KCN tỉnh Thái Nguyên .
- Mục tiêu và quan điểm phát triển các Khu công nghiệp Thái Nguyên .
- Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên .
- Giải pháp về đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng cho Khu công nghiệp .
- Giải pháp nhằm hoàn thiện khung chính sách về đầu tư .
- Tác giả luận văn Hoàng Thị Kim Khánh 10 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất CCN Cụm công nghiệp DN Doanh nghiệp KT - XH Kinh tế xã hội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO Tổ chức thương mại thế giới CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân USD Đô la Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội BCC Hợp tác kinh doanh BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BT Xây dựng - Chuyển giao BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh DAĐT Dự án đầu tư VĐT Vốn đầu tư 11 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1.
- Năng lực đào tạo của tỉnh Thái Nguyên 40 Bảng 2.3.
- Danh mục các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 45 Bảng 2.4.
- Kết quả đạt được của các KCN tỉnh Thái Nguyên từ 2007 đến 2009 65 Bảng 2.5.
- So sánh số dự án đầu tư vào KCN Sông Công và các KCN, CCN năm 2009 71 Bảng 2.9.
- So sánh chỉ tiêu tổng vốn đầu tư 72 Bảng 2.10.
- So sánh về chỉ tiêu vốn đầu tư/ha 73 Bảng 2.11.
- So sánh các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của KCN Sông Công với KCN ngoài tỉnh ( Vĩnh Phúc – Đà Nẵng) 87 12 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ Tên hình, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ Trang Hình 1.1.
- Sơ đồ thể hiện quá trình đầu tư 5 Biểu đồ 2.1.
- Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 46 13 MỞ ĐẦU 1.
- Có được kết quả như trên, là một phần đóng góp lớn của những nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào các KCN của tỉnh Thái Nguyên.
- Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực chỉ đạo thu hút đầu tư.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trong 02 năm Thái Nguyên đã thu hút hàng trăm dự án của các nhà đầu tư hàng đầu quốc tế và trong nước đăng ký đầu tư vào các KCN với nhiều lĩnh vực như: Sản xuất lắp ráp ô tô, công nghệ điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, chế biến khoáng sản, lâm sản, du lịch, dịch vụ, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, đô thị mới…Đó là do môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, chính sách ưu đãi đầu tư cởi mở, thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông đã được vận hành tốt và tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư.
- Nguyên nhân trực tiếp của hạn chế này là do sự thiếu hấp dẫn về môi trường đầu tư của địa phương.
- Mặc dù lãnh đạo địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng các biện pháp thực hiện thu hút và đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, ách tắc, phiền hà, đặc biệt là các vấn đề như thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thuế, việc xử lý các kiến nghị và thắc mắc của doanh nghiệp… gây ra trở ngại đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Do đó cần phải xem xét lại toàn bộ công tác phát triển và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc biệt KCN Sông Công của tỉnh nhằm tìm ra những nguyên nhân yếu kém, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để làm tốt hơn nữa công tác phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN là hết sức cần thiết.
- Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần không nhỏ để giải quyết các vấn đề nêu trên.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về phát triển KCN, thu hút đầu tư vào các KCN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích những nguyên nhân của những tồn tại cũng như chỉ ra các vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện và tăng cường hiệu quả của công tác thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Cuối cùng luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trực tiếp và cụ thể là các vấn đề về cơ chế, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư.
- Kết cấu hạ tầng thiết yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
- Các cơ quan hoạch định chính sách và thực thi chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, và tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
- Đề tài luận văn được tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư và hoạt động đầu tư vào KCN Sông Công trong giai đoạn từ năm .
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư và thu hút đầu vào KCN.
- Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư vào KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- 16 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.
- Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 1.1.1.
- Đầu tư 1.1.1.1.
- Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa về đầu tư, theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra.
- Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư.
- Theo khái niệm trên thì những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật.
- Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
- Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Còn trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai.
- Do đó, nếu xem xét trên giác độ phát triển kinh tế, xã hội thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải 17 thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
- Ngoài ra, nếu xem xét dưới giác độ chuyển dịch của vốn thì đầu tư được xem là biện pháp chuyển dịch vốn đến những nơi cần sử dụng trong điều kiện vốn phải được bảo toàn và mang lại giá trị lợi nhuận cũng như lợi ích kinh tế, xã hội.
- Tóm lại, đầu tư là hoạt động bỏ ra những nguồn lực sản xuất ở hiện tại được tiến hành qua các giai đoạn nhằm làm tăng khả năng sản xuất ở tương lai và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Sơ đồ thể hiện quá trình đầu tư Từ sơ đồ trên, ta nhận thấy hoạt động đầu tư được tiến hành trải qua một quá trình và người thực hiện là nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư sở hữu vốn, mục đích của nhà đầu tư là làm cho số vốn mà mình có ngày càng tăng lên do đó để đạt được mục đích đó nhà đầu tư phải đưa vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo Luật đầu tư năm 2005 thì vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp là hành động nhà đầu tư bỏ vốn và trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, sử dụng vốn.
- Còn hoạt động đầu tư gián tiếp là hành động mà nhà đầu tư chỉ bỏ vốn không tham gia quản lý vốn chỉ thu lợi nhuận thông qua lãi chứng khoán.
- Vì mục tiêu lợi nhuận cho nên nhà đầu tư cần xem xét đầu tư vốn của mình vào lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao đồng thời chắc chắn ít rủi ro xảy ra đối với vốn Nhà đầu tư Nghiên cứu Nhu cầu SP Triển khai DA□T Vận hành DA□T Thu hồi V□TNghiên cứu lập DADT

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt