« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại Thăng Uy


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THANH THẾ PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THĂNG UY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học:TS.
- Marketing trong kinh doanh.
- Tầm quan trọng của Marketing đối với hoạt động của doanh nghiệp 7 1.2.
- Môi trường hoạt động Marketing.
- Phân tích môi trường vĩ mô.
- Phân tích môi trường ngành.
- Phân tích chất lượng nguồn nhân lực.
- Phân tích tiềm lực tài chính.
- Phân tích khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
- Phân tích hoạt động Marketing.
- Phân tích trình độ quản lý.
- Nội dung hoạt động Marketing Mix.
- Chiến lược sản phẩm.
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động Marketing.
- 35 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THĂNG UY 36 2.1.
- Giới thiệu Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy.
- Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Thăng Uy.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động.
- Các sản phẩm và dịch vụ.
- Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty TNHH TM Thăng Uy.
- Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty TNHH TM Thăng Uy trong những năm gần đây .
- Các chính sách về sản phẩm.
- Chính sách về danh mục sản phẩm.
- Đánh giá các hoạt động Marketing của Công ty Thăng Uy.
- 67 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH TM THĂNG UY.
- Định hướng chiến lược cho hoạt động kinh doanh Công Ty Thăng Uy … 68 3.1.1.
- Định vị hình ảnh doanh nghiệp.
- 72 3.2 Các đề xuất để hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công Ty Thăng Uy.
- Biện pháp 1: Đầu tư vào hệ thống máy nén khí đã qua sử dụng.
- Cơ sở của biện pháp 1.
- Nội dung thực hiện biện pháp 1.
- Chí phí thực hiện biện pháp 1.
- Kết quả mong đợi từ việc thực hiện biện pháp 1.
- Biện pháp 2: Đầu tư quảng cáo sản phẩm máy nén khí của công ty Thăng Uy.
- Cơ sở của biện pháp 2.
- Nội dung thực hiện biện pháp 2.
- Chí phí thực hiện biện pháp 2.
- Kết quả mong đợi từ việc thực hiện biện pháp 2.
- 93 LỜI CAM ĐOAN Sau quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại Lớp Cao học Quản trị kinh doanh, khóa Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, do nhu cầu thực tiễn của việc cần hoàn hiện hơn nữa hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy, tôi đã chọn đề tài luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: “Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy” Tôi xin cam đoan đây là lần đầu tiên việc nghiên cứu để hoàn hiện hơn nữa hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy được đánh giá một cách khoa học và toàn bộ những nội dung cũng như số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
- Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ LỚP CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA Nguyễn Thanh Thế Học viên thực hiện luận văn LỜI CÁM ƠN Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS.
- Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn thân ái tới gia đình, bạn bè, ban lãnh đạo và đồng nghiệp của Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy, những người luôn gần gũi, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả.
- Một số khách hàng tiêu biểu sử dụng hệ thống máy nén khí Hitachi 45 Bảng 2.2.
- Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm Bảng 2.3.
- Biểu giá của Công Ty Thăng Uy đối với một số dòng máy nén khí trục vít có dầu thông dụng của Hitachi 55 Bảng 2.3.
- Biểu giá của Công Ty Thăng Uy đối với một số dòng máy nén khí trục vít không dầu thông dụng của Hitachi 56 Bảng 3.1.
- Biểu giá cho thuê và bán máy nén khí cũ áp dụng với các doanh nghiệp trong nước 76 Bảng 3.2.
- Biểu giá cho thuê và bán máy nén khí cũ áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài 77 Bảng 3.3.
- Mô phỏng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 12 Hình 1.2.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh 17 Hình 1.4.
- Chu kỳ sống của sản phẩm 22 Hình 2.1.
- Các công ty thành viên trong Thăng Uy Group 39 Hình 2.3.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thăng Uy Group 42 Hình 2.4.
- Các sản phẩm về hệ thống máy nén khí 44 Hình 2.5.
- Đặc tính cơ bản của các sản phẩm máy nén khí 51 Hình 2.7.
- Chương trình khuyến mại về máy nén khí 82 Hình 3.2.
- Tính cấp thiết của đề tài Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ là một trong những chức năng quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nó được sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp từ doanh nghiệp sản xuất đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
- Hoạt động này quyết định rất lớn đối với sự sống còn của các doanh nghiệp.
- Công ty TNHH Thương Mại Thăng Uy là một trong những công ty hoạt động trên lĩnh vực buôn bán các hệ thống máy nén khí của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như HITACHI, SAMSUNG, SAUER.
- tại thị trường Việt Nam trong đó sản phẩm chủ lực là dòng sản phẩm máy nén khí của hãng HITACHI – Nhật Bản.
- Vì vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với công ty là hoạt động quan trọng nhất.
- Tất cả bộ máy của công ty hoạt động vì mục đích đẩy mạnh hoạt tiêu thụ sản phẩm.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty đang kinh doanh trên lĩnh vực này với sản phẩm của nhiều hãng khác nhau và sử dụng rất nhiều biện pháp để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
- Trong quá trình làm kinh doanh mặt hàng hệ thống máy nén khí công nghiệp ở Công Ty Thăng Uy từ năm 2005 đến nay sinh viên nhận thấy rằng công ty đang sử dụng những biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng tiêu thụ.
- Giải thích cho vấn đề này đó là do các đối thủ cạnh tranh đã tung ra trên thị trường nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau trên thế giới với giá cả rất linh hoạt và đã thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm của họ.
- Trong khi đó sản phẩm chính của công ty là máy nén khí Hitachi – Nhật Bản thì giá cả vẫn đang đứng ở mức cao hơn so với đối thủ cạnh tranh cộng với khủng hoảng kinh tế năm khiến nhu cầu đầu tư mới không cao do đó doanh số không tăng được như mong đợi.
- Do vậy công ty cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm là một đòi hỏi Nguyễn Thanh Thế Luận văn cao học QTKD 2cấp thiết, do đó sinh viên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy”.
- Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở lý luận và nhận thức về chuyên nghành Marketing cùng với phương pháp tiếp cận khoa học, sinh viên tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn việc tiêu thụ hệ thống máy móc thiết bị công nghiệp của công ty trong giai đoạn của công ty Thăng Uy từ đó chỉ ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân sinh ra thực trạng này.
- Kết hợp với nghiên cứu thực tế trong thời gian làm việc ở công ty, sinh viên sẽ đề xuất về những giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường ở công ty, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu Sinh viên nhận thức được rằng sự thay đổi và biến động của thị trường thiết bị máy móc công nghiệp là phức tạp đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề nhằm hoàn thiện công tác Marketing ở công ty có nhiều sản phẩm về máy móc công nghiệp.
- Nhưng với thời gian, trình độ và kinh nghiệm ít ỏi của một sinh viên chúng tôi không hy vọng giải quyết được triệt để các nội dung và đề xuất tất cả các giải pháp Marketing mà chỉ nghiên cứu và đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing đối với sản phẩm về các hệ thống máy nén khí công nghiệp ở công ty.
- Phương pháp nghiên cứu Do phạm vi nghiên cứu như trên trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp cơ bản là phương pháp tiếp cận hệ thống logic, biện chứng, lịch sử… cũng như dựa trên các quan điểm tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp thương mại.
- Ngoài ra trong luận văn này còn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, so sánh thực tế với lý thuyết bằng các mô hình tương ứng nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty.
- Qua đó xác lập những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị trường ở công ty TNHH Thương mại Thăng Uy Nguyễn Thanh Thế Luận văn cao học QTKD 35.
- Chương 2: Phân tích hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy.
- Chương 3: Các đề xuất hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công Ty TNHH Thương Mại Thăng Uy.
- Nguyễn Thanh Thế Luận văn cao học QTKD 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ MARKETING 1.1.
- Khi khoa học quản trị mới ra đời, giai đoạn 1910-1915 thì Marketing đã xuất hiện và được hiểu là các biện pháp để thoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu qủa hệ thống phân phối vì họ cho rằng người tiêu thụ sẽ có cảm tình với những thứ hàng hoá được bán rộng rãi và giá cả phải chăng.
- Các hoạt động Marketing đó được gọi là Marketing truyền thống (hay Marketing cổ điển).
- Sở dĩ trong thời kỳ này, Marketing nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoàn thiện sản xuất và hệ thống kênh phân phối là vì trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản thì hàng hoá còn chưa đáp ứng được nhu cầu và giá thành của chúng còn quá cao, do vậy, để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn thì không có cách nào khác là phải hoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh phân phối.
- Quan niệm hoàn thiện hàng hoá khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những hàng hoá có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất, vì vậy doanh nghiệp phải tập trung vào việc thường xuyên hoàn thiện hàng hoá .
- Tuy có đem lại một số kết quả nhất định, nhưng quan niệm này dẫn đến căn bệnh “Marketing thiển cận” vì người bán quá ưa thích hàng hoá của mình đến nỗi bỏ qua những nhu cầu của khách hàng, bỏ qua việc áp dụng một số biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cũng như việc phân phối hàng hoá theo những kênh thuận tiện.
- Do vậy với quan niệm này hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.
- Song song với quan niệm này còn có một quan niệm khác về Nguyễn Thanh Thế Luận văn cao học QTKD 5Marketing cũng vào thời kỳ đó.
- Đó là quan niệm tăng cường nỗ lực thương mại.
- Quan niệm này khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ không mua hàng hoá của doanh nghiệp với số lượng khá lớn nếu như doanh nghiệp không có những nỗ lực đáng kể trong các lĩnh vực tiêu thụ và khuyến mại.
- Thực tế đó đòi hỏi phải có sự xuất hiện một quan niệm mới hơn, hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới (thời kỳ cạnh tranh có tính chất toàn cầu), nếu doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận.
- Quan niệm này khẳng định rằng điều kiện ban đầu để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu và bảo đảm mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức có hiệu quả mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Về thực chất, quan niệm này phản ánh sự trung thành của doanh nghiệp với học thuyết khách hàng là chủ.
- Doanh nghiệp sản xuất cái mà người tiêu dùng cần và thu lợi nhuận nhờ vào việc thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của họ.
- Điều đó làm cho Marketing trở thành một quan điểm, một khoa học, một công cụ hữu hiệu chung cho quản trị doanh nghiệp trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Marketing ra đời trước hết chính để nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngày nay, marketing đã được giảng dạy và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả tại hầu khắp các quốc gia trên toàn thế giới.
- Tiến sĩ Phillip Kotler thuộc trường Đại học Northwestern, một trong những chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Thanh Thế Luận văn cao học QTKD 6marketing đã đưa ra định nghĩa tổng quát về marketing như sau: “Marketing là quá trình hoạt động mang tính xã hội của cá nhân và tổ chức nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi những sản phẩm và dịch vụ” [14,9].
- Muốn thành công trong kinh doanh, muốn duy trì và phát triển thị trường, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ về công việc kinh doanh và chiến lược marketing.
- Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những biến đổi nhanh chóng về khoa học - công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút.
- Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan đến dòng chuyển vận của hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu thụ, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường.
- Marketing trong kinh doanh Trong quản trị kinh doanh, Marketing là chiến lược thị trường, là chiến lược cạnh tranh.
- Kinh doanh luôn đòi hỏ phải có Marketing bởi vì - Không có hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà chỉ có hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho một nhóm người mà thôi - Nhiều nhà cung cấp trên thị trường trong khi khách hàng ngày càng có trình độ và yêu cầu cao hơn vì thế phải tìm ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khó tính của khách hàng vì vậy cần có Marketing trong thực tế cạnh tranh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt