« Home « Kết quả tìm kiếm

Xem xét vấn đề bù chéo trong hoạt động điện lực và đề xuất các giải pháp


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ THỊ KIỀU TRANG XEM XÉT VẤN ĐỀ BÙ CHÉO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tổng hợp và nghiên cứu.
- Tác giả luận văn Đỗ Thị Kiều Trang Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.
- 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ ĐIỆN, TRỢ CẤP - BÙ CHÉO TRONG KINH DOANH ĐIỆN LỰC.
- 7 1.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG.
- 7 1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ ĐIỆN.
- 10 1.2.1 Giá điện - biến số kinh tế và sự can thiệp của nhà nước.
- 10 1.2.2 Các phương pháp định giá bán điện.
- 11 1.2.3 Cách tính giá thành điện năng của Việt Nam.
- 13 1.2.4 Chính sách biểu giá điện của Việt Nam TRỢ CẤP Khái niệm Các hình thức trợ cấp.
- 19 1.4 BÙ CHÉO.
- 23 1.5 TRỢ CẤP – BÙ CHÉO TRONG NGÀNH ĐIỆN.
- 24 1.5.2 Phân loại trợ cấp năng lượng TÓM TẮT CHƯƠNG I CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH ĐIỆN LỰC VÀ TRỢ CẤP – BÙ CHÉO TRONG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM.
- 29 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM.
- 29 2.1.1 Cơ cấu tổ chức ngành điện hiện tại.
- 29 2.1.2 Các nội dung chính của cải tổ ngành điện và lộ trình thị trường điện.
- 33 2.1.3 Tăng trưởng trong sản xuất và phụ tải của ngành điện Việt Nam từ năm 1998 đến 2009.
- 34 2.2 XEM XÉT, PHÂN TÍCH BIỂU GIÁ ĐIỆN HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM, CÁC HÌNH THỨC BÙ CHÉO Biểu giá bán điện cho sản xuất.
- 41 2.2.2 Biểu giá bán điện cho kinh doanh Biểu giá bán lẻ sinh hoạt bậc thang Biểu giá bán buôn điện.
- 46 2.2.5 Biểu giá bán buôn nội bộ cho các PC Các hình thức bù chéo trong biểu giá Việt Nam.
- 50 TÓM TẮT CHƯƠNG II CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MINH BẠCH HÓA VẤN ĐỀ BÙ CHÉO TRONG NGÀNH ĐIỆN.
- 52 3.1 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN XÓA BỎ BÙ CHÉO TRONG NGÀNH ĐIỆN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ.
- 53 3.2.1 Khái quát chung về bù chéo và các giải pháp Thái Lan thực hiện.
- 53 3.2.2 Nhận xét chung ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MINH BẠCH HOÁ VẤN ĐỀ BÙ CHÉO TRONG NGÀNH ĐIỆN.
- 59 3.3.1 Giải pháp cho vấn đề bù chéo giữa các PC – về mặt địa lý.
- 60 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD Giải pháp cho bù chéo giữa các nhóm khách hàng với nhau và trong cùng nhóm khách hàng.
- 64 3.3.3 Xây dựng quỹ năng lượng.
- 79 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Cấu trúc tích hợp ngành dọc ngành điện Việt Nam do Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý 7 Hình 2: Mô hình giá điện 14Hình 3: Hệ thống điện Việt Nam 29Hình 4: Phân loại cơ cấu nguồn điện theo chủ sở hữu 30Hình 5: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn điện lực Việt Nam 31Hình 6: Tăng trưởng sản lượng điện sản xuất và phụ tải qua các năm 37Hình 7: Các thành phần cấu thành phụ tải 39Hình 8: Giá bán điện bình quân các năm Hình 9: Giá bán điện sinh hoạt tại Thái Lan 55Hình 10: Sử dụng Quỹ năng lượng cho các mục đích ở Thái Lan 58Hình 11: Mô hình bù chéo giữa các PC sử dụng tài khoản TKB 62 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1: Tăng trưởng phụ tải qua các năm 35 Bảng 2: Tăng trưởng sản lượng điện sản xuất và phụ tải qua các năm 36 Bảng 3: Biểu giá bán điện cho sản xuất 41 Bảng 4: Giá bán lẻ bình quân năm 2009 42 Bảng 5: Biểu giá bán điện cho kinh doanh 43 Bảng 6: Biểu giá bán điện sinh hoạt bậc thang 44 Bảng 7: Thống kê số hộ sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước 45 Bảng 8: Thống kê số hộ sử dụng điện sinh hoạt trên địa bàn Thanh Hóa 45 Bảng 9: Biểu giá bán buôn điện 47 Bảng 10: Giá bán buôn nội bộ 49 Bảng 11: Thiết bị tối thiểu sử dụng điện cho sinh hoạt ở Thái Lan 54 Bảng 12: Mức giá tại các bậc thang được bù chéo 55 Bảng 13: Các chỉ tiêu tài chính của các PC Thái Lan 56 Bảng 14: Giá bán điện khi chưa tách bậc thang 100 kWh đầu tiên 67 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD Bảng 15: Giá bán điện tách bậc thang đầu tiên còn 50 kWh 67 Bảng 16: Giá bán điện tách bậc thang đầu tiên còn 30 kWh 68 Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD LỜI MỞ ĐẦU Điện là hàng hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt, đời sống của nhân dân, là yếu tố đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
- Có thể nói điện là vấn đề sống còn của toàn nhân loại.
- Một mặt nó là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt khác sự phát triển kinh tế xã hội cũng đặt ra vấn đề cấp bách về phát triển điện năng.
- Những năm gần đây, nước ta luôn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao vì vậy yêu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng gia tăng, cụ thể trong giai đoạn tốc độ tăng nhu cầu điện ở Việt Nam đạt mức cao, điện sản xuất tăng từ 27,040 tỷ kWh (năm 2000) lên đến 46,790 tỷ kWh năm 2004, tốc độ tăng bình quân là 14,7%.
- Với mức tăng trưởng nóng như vậy ngành điện gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc đảm bảo đủ điện năng để cung cấp cho nền kinh tế.
- Ngành điện một mặt tăng cường huy động nguồn, một mặt đàm phán mua điện từ nước ngoài nhưng tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra.
- Tuy nhiên với bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả cộng với những bất cập trong khâu quản lý lẫn áp giá bán điện nhiều năm nay dẫn đến phản ứng gay gắt về phía người tiêu dùng.
- Những vấn đề mà từ trước đến nay không biết đến ngày càng được nhắc tới thường xuyên hơn, đó là vấn đề về an ninh cung cấp và chất lượng điện năng, vấn đề giá điện và bù chéo.
- Giá điện được hình thành trên cơ sở nào và Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD tính toán ra sao, được áp dụng như thế nào cho các đối tượng khách hàng và vùng miền khác nhau.
- Xuất phát từ những nguyên nhân này, học viên đứng trên quan điểm của cơ quan điều tiết của nhà nước, có cái nhìn của người tiêu dùng điện để nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề bù chéo trong giá điện ở Việt Nam góp phần tìm ra hướng giải quyết, cải thiện, minh bạch hóa vấn đề bù chéo trong giá điện của Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn.
- Tên luận văn: Xem xét vấn đề bù chéo trong hoạt động điện lực và đề xuất giải pháp.
- Kết cấu của luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về giá điện, trợ cấp – bù chéo trong hoạt động điện lực Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh điện lực và trợ cấp – bù chéo trong ngành điện Việt Nam Phần 3: Đề xuất giải pháp minh bạch hóa vấn đề bù chéo trong ngành điện Việt Nam.
- Phụ lục Với những kiến thức đã được học, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của thầy giáo TS.
- Tuy nhiên do đây là vấn đề còn mới và phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian và khả Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD năng bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo.
- Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ ĐIỆN, TRỢ CẤP - BÙ CHÉO TRONG KINH DOANH ĐIỆN LỰC 1.1 Mô hình tổ chức độc quyền sản xuất và kinh doanh điện năng Quá trình sản xuất kinh doanh điện mang tính hệ thống bao gồm 3 khâu sản xuất, truyền tải và phân phối liên kết chặt chẽ với nhau.
- Hình 1: Cấu trúc tích hợp ngành dọc ngành điện Việt Nam do Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý Theo các quan điểm truyền thống, với đặc trưng của ngành có tính hệ thống cao, ngành điện được coi là ngành mang tính độc quyền tự nhiên.
- Với một dự án đầu tư điện, quy mô dự án càng lớn thì suất đầu tư và giá thành càng rẻ, do vậy để đạt hiệu quả kinh tế cao phải đảm bảo tập trung sản xuất, truyền tải và phân phối trong một công ty lớn.
- Theo quan điểm đó, cấu trúc tối ưu của ngành điện là một công ty duy nhất quản lý toàn bộ các khâu.
- PHÁT ĐIỆN TRUYỀN TẢI ĐIỆN PHÂN PHỐI&BÁN LẺ Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD Với quan điểm đó, năm 1954 Tổng công ty Điện lực Việt Nam sau này chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN (theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được thành lập.
- EVN là công ty nhà nước, do nhà nước đầu tư và thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Tập đoàn điện lực Việt Nam là cơ quan đại diện cho nhà nước nắm giữ, sở hữu phần lớn công suất các nguồn phát điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.
- Về sở hữu, toàn bộ tài sản của Tổng công ty Điện lực Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Từ khi thành lập, EVN vẫn luôn giữ mô hình tổ chức và hình thức hạch toán nội bộ trong Tổng công ty.
- Mô hình này phù hợp với tính hệ thống của quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối.
- giải quyết các vấn đề an toàn bền vững và an ninh cung cấp trong ngành điện.
- giữ giá cả ổn định và nhận được sự hỗ trợ của nhà nước trong mọi phương diện – đây là vấn đề hết sức quan trọng do ngành điện là ngành đảm bảo an ninh trong cung cấp và thực hiện chức năng công ích.
- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế nói chung và ngành điện nói riêng, mô hình tổ chức và hình thức hạch toán đó đã bộc lộ một số hạn chế như.
- Mô hình tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh hạch toán nội bộ không đánh giá được hiệu quả đầu tư của từng dự án do trách nhiệm bảo toàn vốn và tài sản không do các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm, chưa tạo ra cơ chế khuyến khích để các đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh.
- Vì vậy, cần có một kế hoạch tổng thể cơ cấu lại ngành điện để đẩy mạnh cạnh tranh, chống độc quyền, tăng tính chủ Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, tạo được sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
- Kết quả nhằm tăng hiệu quả trong đầu tư phát triển điện và sản xuất kinh doanh điện.
- Chi phí sản xuất và kinh doanh điện còn nhiều vấn đề.
- Một mặt, chi phí không được tách biệt giữa các khâu trong dây chuyền phát - truyền tải - phân phối và bán lẻ, chi phí quản lý sản xuất cao.
- Mặt khác, mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong dây chuyền phát điện - truyền tải - phân phối điện là các mối quan hệ nội bộ ngành dọc chưa phải là các mối quan hệ thương mại thông qua hợp đồng kinh tế.
- Do không có sự giàng buộc về mặt kinh tế và pháp lý trong quan hệ giữa các nhà máy điện với nhau, giữa các nhà máy điện với các công ty truyền tải điện và giữa các các công ty truyền tải điện với nhau, nên hiệu quả của quá trình thấp.
- Cơ chế bù chéo giữa các công ty điện lực không khuyến khích cạnh tranh nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường trên địa bàn hoạt động.
- Vì vậy, cần thiết xây dựng chương trình cải tổ toàn bộ ngành điện.
- Trong đó mục tiêu chương trình cải tổ là xây dựng thị trường phát điện là nhằm thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện.
- Mặt khách, nhà nước vẫn nắm quyền điều tiết và chi phối trong ngành điện, đặc biệt giữ vai trò độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Về giá bán điện, theo Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010, giá bán điện được thực hiện theo cơ chế thị trường.
- Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD Để xây dựng được thị trường phát điện cạnh tranh cũng như xây dựng biểu giá bán điện theo cơ chế thị trường phản ánh chi phí thì cần có cơ chế giá điện rõ ràng và minh bạch.
- Phần tiếp theo đây sẽ nghiên cứu vấn đề cơ sở lý thuyết giá và trợ cấp – bù chéo trong ngành điện để đề xuất giải pháp minh bạch hóa cơ chế bù chéo trong giá điện.
- 1.2 Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về giá điện 1.2.1 Giá điện - biến số kinh tế và sự can thiệp của nhà nước Giá của một sản phẩm thường liên quan chặt chẽ đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Để đảm bảo tính công ích và vì các lý do kỹ thuật đã nêu ở trên, nhà nước thường can thiệp vào việc xây dựng hệ thống giá điện có kiểm soát để đảm bảo vấn đề mang tính chiến lược quốc gia.
- Mặt khác, như đã đề cập ở trên, một ngành có cấu trúc độc quyền sẽ luôn đưa ra giá dựa trên chi phí để cực đại hóa lợi nhuận, do đó một lần nữa khẳng định việc định giá điện dựa trên chi phí đôi khi đem lại ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân.
- Vì thế, chính sách giá điện thường được xây dựng trên các nguyên tắc riêng biệt.
- Việc xây dựng hệ thống giá điện có thể thực hiện theo 2 cách khác nhau.
- Đi từ những ràng buộc (chi phí sản xuất, cung cấp, phân phối.
- để cung cấp điện năng đến người tiêu dùng cuối cùng bằng bài toán chuyển từ cấu trúc chi phí sang cấu trúc giá.
- Xem xét bù chéo trong hoạt động điện lực & đề xuất giải pháp minh bạch hoá Đỗ Thị Kiều Trang Cao học QTKD Đi từ những mục đích đề ra để xây dựng hệ thống giá theo các thông số chiết khấu (các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước), các yếu tố này độc lập với các yếu tố chi phí trong cách 1.
- Thực tế thì giá năng lượng là bài toán tổng thể được giải theo cả 2 cách trên để vừa đảm bảo được những mong muốn về mặt kinh tế và đảm bảo thực hiện chính sách của nhà nước.
- Vì vậy, việc xem xét giá điện là bài toán tổng thể trong mối quan hệ và ràng buộc với các chủ trương và chính sách điều tiết của nhà nước.
- 1.2.2 Các phương pháp định giá bán điện Tùy đặc điểm của từng hệ thống và sự can thiệp của nhà nước mà có những phương pháp định giá bán điện khác nhau.
- Về cơ bản có 3 phương pháp: a, Định giá bán điện theo giá trị sử dụng: bán giá điện cao cho khách hàng có khả năng thanh toán cao (những hộ có thu nhập cao, những hộ bắt buộc phải sự dụng điện và sử dụng thường xuyên không thay thế được bằng dạng năng lượng khác) để nhằm mục đích bán giá thấp cho khách hàng không có khả năng thanh toán toàn bộ chi phí điện năng mà họ sử dụng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt