« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại nhà máy cơ khí chính xác nằm trong Tổ hợp cơ khí chế tạo Vinashin


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ HỘI.
- NGUYỄN NGỌC TRANG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NẰM TRONG TỔ HỢP CƠ KHÍ CHẾ TẠO VINASHIN Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Hà Nội - 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo và qua liên hệ thực tế, tổng hợp số liệu từ công ty nơi tôi làm việc, không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó.
- Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Ngọc Trang Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại lớp: Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2008, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi đã được đào tạo và tích lũy nhiều kiến thức cho vốn hiểu biết cũng như phục vụ công việc.
- Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế & Quản lý và các Cán bộ quản lý của Viện sau đại học- Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và quá trình hoàn thành luận văn này.
- Trần Thị Bích Ngọc đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
- Tôi cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban trong Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
- Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với nỗ lực của bản thân, song với kiến thức và thời gian còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
- sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp nhằm bổ xung, hoàn thiện luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn! Học viên: NGUYỄN NGỌC TRANG Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 4MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục 4Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt 8Danh mục các bảng 9Danh mục các hình vẽ, đồ thị 10MỞ ĐẦU 11Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT 141.1, Khái niệm về kế hoạch hóa sản xuất 141.2, Hệ thống các loại kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 171.2.1, Kế hoạch hóa chiến lược 171.2.2, Kế hoạch hàng năm 171.3, Vai trò và tầm quan trọng của kế hoạch hóa trong quản lý sản xuất 181.3.1, Vai trò của kế hoạch hóa trong quản lý sản xuất 181.3.2, Tầm quan trọng của kế hoạch hóa trong quản lý sản xuất 201.4, Các nhân tố, yếu tố đầu vào cho quá trình lập kế hoạch sản xuất 221.4.1, Tài chính 231.4.2, Dự báo nhu cầu của khách hàng 231.4.3, Công suất thiết bị, hàng tồn kho 231.4.4, Công nghệ 231.4.5, Cung ứng vật tư đầu vào 241.4.6, Nguồn nhân lực 241.5, Các bước lập kế hoạch sản xuất 24 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 51.5.1, Nhận thức cơ hội.
- 251.5.2, Lập các mục tiêu 251.5.3, Xem xét các tiền đề lập kế hoạch 251.5.4, Xác định phương án 261.5.5, So sánh phương án đã đề ra 261.5.6, Chọn phương án 261.5.7, Lập kế hoạch hỗ trợ 271.5.8, Số hóa bằng các kế hoạch để lập ngân quỹ 271.6, Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất 271.6.1, Phương pháp cân đối 281.6.2, Phương pháp tỷ lệ cố định 281.6.3, Phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động 291.6.4, Phương pháp lợi thế vượt trội 301.6.5, Phương pháp mô hình PIMS 301.6.6, Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm 311.7, Quy trình thực hiện kế hoạch hóa sản xuất 311.8, Lập lịch trình sản xuất 331.8.1, Các nguyên tắc ưu tiên 331.8.2, Đánh giá mức độ hợp lý của các công việc 341.8.3, Phương pháp vẽ sơ đồ GANTT 351.8.4, Phương pháp sơ đồ PERT 36Kết luận chương 1 40Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NẰM TRONG TỔ HỢP CƠ KHÍ CHẾ TẠO VINASHIN 412.1, Giới thiệu về Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin 412.1.1, Thông tin chung về Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin 41 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 62.1.2, Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin 432.1.3, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin 462.1.4, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin một số năm gần đây 502.2, Các quy trình công nghệ sản xuất áp dụng tại Nhà máy 532.3, Phân tích thực trạng kế hoạch hóa sản xuất của Nhà máy 542.3.1, Công tác tổ chức lập kế hoạch sản xuất 542.3.2, Các căn cứ lập kế hoạch sản xuất 562.3.3, Quy trình lập kế hoạch sản xuất 582.3.4, Phân tích sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế của Công ty trong giai đoạn Phân tích những hạn chế trong công tác lập kế hoạch 682.4, Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại nhà máy 712.4.1, Đặc điểm về sản phẩm 712.4.2, Đặc điểm về thị trường 722.4.3, Đặc điểm về lao động 732.4.4, Đặc điểm về tài chính 762.4.5, Đặc điểm về máy móc, thiết bị 782.4.6, Đặc điểm về năng lực sản xuất của Nhà máy 782.4.7, Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vận chuyển 79Kết luận chương 2 81Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NẰM TRONG TỔ HỢP CƠ KHÍ CHẾ TẠO VINASHIN 823.1, Định hướng phát triển của Công ty 823.1.1, Cơ hội và thách thức 82 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 73.1.2, Mục tiêu trong thời gian tới 833.1.3, Phương hướng hoạt động 843.2, Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất 843.3, Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin 853.3.1, Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất 863.3.2, Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch sản xuất 883.3.3, Hoàn thiện tổ chức bộ máy lập kế hoạch sản xuất 893.3.4, Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý 923.3.5, Giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch 94Kết luận chương 3 97KẾT LUẬN 98TÀI LIỆU THAM KHẢO 100PHỤ LỤC Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ cái viết tắt Diễn giải CBCNV Cán bộ công nhân viên CNC Computer Numerical Control- Điều khiển bằng máy tính CNTT Công nghiệp tàu thủy KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm KHSX Kế hoạch sản xuất R&D Reseach & Development- Nghiên cứu và phát triển TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn VINASHIN Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Ví dụ minh họa sơ đồ PERT 38Bảng 1.2: Tiến độ và thời gian rảnh rỗi của dự án (minh họa sơ đồ PERT) 38Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập 42Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến 2009 51Bảng 2.3: Sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 62Bảng 2.4: Sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế của Công ty năm 2008 65Bảng 2.5: Sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế của Công ty năm 2009 66Bảng 2.6: Thống kê trình độ nguồn nhân lực phòng kế hoạch Công ty thời điểm tháng 6- 2009 70Bảng 2.7: Cơ cấu lao động tính đến cuối năm 2009 75Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản- nguồn vốn của Công ty giai đoạn Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Những nhân tố, yếu tố đầu vào cho quá trình lập kế hoạch sản xuất 22Hình 1.2: Sơ đồ thực hiện kế hoạch sản xuất 32Hình 1.3: Hình minh họa sơ đồ Gantt 36Hình 1.4: Hình minh họa sơ đồ PERT 39Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin 47Hình 2.2: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất hàng năm của Nhà máy cơ khí chính xác Vinashin 58Hình 3.1: Sơ đồ quy trình hoàn thiện lập kế hoạch sản xuất hàng năm của Nhà máy cơ khí chính xác Vinashin 87 Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 11MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài.
- Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
- Cùng với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp quốc doanh không còn giữ được thế độc quyền như trước nữa, song song với nó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trong nền kinh tế quốc dân phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
- Đó cũng chính là lí do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu.
- Có thể nói, kế hoạch hoá là một công cụ quan trọng, hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của mình và trong đó việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch hóa, đặc biệt là lập kế hoạch sản xuất ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn bạc và tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức của người làm kế hoạch đến phương pháp, nội dung làm kế hoạch.
- Nhà máy Cơ khí chính xác nằm trong Tổ hợp Cơ khí chế tạo Vinashin và là nhà máy của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin hoạt động trong Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 12lĩnh vực cơ khí chế tạo.
- Ra đời được hơn 5 năm, Nhà máy đã đạt được những thành công nhất định trong sản xuất, kinh doanh.
- Đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy mặt khác cũng là do lãnh đạo nhà máy, công ty đã hiểu được công tác lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với các hoạt động của công ty.
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần hoàn thiện để hoạt động hoạt động của công ty được hiệu quả hơn.
- Vì vậy tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác nằm trong Tổ hợp Cơ khí chế tạo Vinashin”.
- 2, Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin.
- Trên cơ sở lý thuyết, số liệu tổng kết qua các năm đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin.
- Đối tượng nghiên cứu: Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế hoạch hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin nằm trong Tổ hợp Cơ khí chế tạo Vinashin.
- 3, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hóa trong các doanh nghiệp.
- Áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích và đánh giá thực trạng công tác Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 13lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy Cơ khí chính xác Vinashin để thấy được những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, tổng hợp cơ sở lý luận để tìm hiểu nội dung nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó, phân tích và khái quát các dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.
- 5, Nội dung của luận văn.
- Luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hóa sản xuất.
- Chương II: Phân tích thực trạng của công tác kế hoạch hóa sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác nằm trong Tổ hợp Cơ khí chế tạo Vinashin.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại Nhà máy Cơ khí chính xác nằm trong Tổ hợp Cơ khí chế tạo Vinashin.
- Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT 1.1, Khái niệm về kế hoạch hóa sản xuất.
- Trước khi tiến hành hoạt động con người thường có những ý kế hoạch trong đầu hoặc cả một bản kế hoạch chính thức được trình bày một cách bài bản.
- Để có kế hoạch, con người phải lập kế hoạch.
- Người ta có thể dùng thuật ngữ lập (lên) kế hoạch, hoạch định hoặc kế hoạch hóa.
- Công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp bao gồm hai mặt: lập ra kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
- Công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh và trong mọi hoạt động khác của con người.
- Bởi vì nếu không có kế hoạch trước thì con người ta không thể thực hiện bất cứ việc gì có hiệu quả cao được.
- [7, 27] Lập kế hoạch sản xuất là một phạm trù trong lập kế hoạch nói chung.
- Cho đến nay, có nhiều khái niệm về lập kế hoạch.
- Với cách tiếp cận từ góc độ chức năng: Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai.
- Chẳng những lập kế hoạch là một chức năng quản lý cơ bản của các nhà quản lý ở mỗi cấp trong một tổ chức, mà các chức năng còn lại của nhà quản lý cũng phải dựa trên nó để tiến hành cho tốt.
- [2, 4] Tùy theo thuyết quản lý sản xuất của các nhà nghiên cứu khác nhau mà người ta chia ra chức năng quản lý theo các cách phân loại khác nhau.
- Hệ thống 4 chức năng: [5, 35] Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 15- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều phối hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Dự kiến: Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi nó được hướng dẫn bởi một chương trình hoạt động, một kế hoạch.
- Tổ chức: Tức là trang bị tất cả những gì cần cho hoạt động của doanh nghiệp: vốn, máy móc, nhân viên, vật liệu.
- Phối hợp: Là làm cho đồng điệu giữa tất cả những hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo dề dàng và có hiệu quả.
- Qua đó ta thấy, dù theo hệ thống nào đi nữa thì lập kế hoạch hoạt động cũng là chức năng đầu tiên của quản lý, là một chức năng quản lý quan trọng hàng đầu.
- Nếu có sai sót từ khâu lập kế hoạch thì sẽ kéo theo một loạt các sai lệch trong những khâu tiếp theo.
- Với cách tiếp cận từ góc độ nội dung và vai trò: Theo Ronner: Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ khoa học Học viên: Nguyễn Ngọc Trang 16doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh.
- [3, 54] Theo Henrypayh: Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thi hoạt động này nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- [3, 54] Vậy, lập kế hoạch có nghĩa là cần phải xác định trước xem làm cái gì? Khi nào làm? Làm ở đâu? Tại sao làm.
- Lập kế hoạch là một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới thời điểm ta mong muốn có trong tương lai.
- Mặc dù, ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho kế hoạch đã định trước, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người sẽ đi đến chỗ vô mục đích, mất phương hướng và đi đến chỗ phó thác cho may rủi.
- Như vậy, ta có thể hiểu rằng: Việc lập kế hoạch sản xuất là phải xác định trước một cách có hệ thống tất cả những công tác cần và phải cố gắng làm được, nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất.
- uy tín của doanh nghiệp.
- Vì thế, có thể coi đây là một khẩu hiệu và là một chương trình hành động trong mọi công ty.
- Có thể hiểu một cách rõ ràng hơn: Việc lập kế hoạch sản xuất là xây dựng lên các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện chúng phù hợp với các điều kiện đã có sẵn và các điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt