« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên chế tạo động cơ (Vinappro) và xây dựng một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh


Tóm tắt Xem thử

- CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 3 1.1.Khái niệm về cạnh tranh.
- Phân loại 4 1.2.Vai trò và chức năng của cạnh tranh 6 1.2.1.Vai trò cuả cạnh tranh.
- 6 1.2.2.Chức năng cuả cạnh tranh 6 1.3.Năng lực cạnh tranh 7 1.4.Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.
- Trình độ công nghệ 13 1.4.4.Chi phí sản xuất kinh doanh 13 1.4.5.Quản lý & tổ chức sản xuất 14 1.4.6.Quản lý chất lương sản phẩm 14 1.5.Một số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- 1.5.1.Các yếu tố quốc tế 14 1.5.2.Các yếu tố trong nước 15 1.6 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh.
- Mô hình phân tích cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh 17 1.6.2.
- Mô hình phân tích theo quan điểm tổng thể 17 1.7.Sự cấn thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 19 Kết luận chương I 20 CHƯƠNG II.
- PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ VINAPPRO.
- 28 2.3.3.Đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Vinappro 30 2.4.1.Các yếu tố quốc tế 30 2.4.2.Các yếu tố trong nước 32 a/ Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay 32 b/ Về chính trị và pháp luật, chính sách của chính phủ 33 c/ Yếu tố trình độ khoa học và công nghệ 34 2.4.3.Các đối thủ cạnh tranh 35 2.4.3.1.
- Các đối thủ nước ngoài 40 a/ Trung quốc 40 b/ Các nước trong khu vực 40 2.5.Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty chế tạo động cơ Vinappro.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ VINAPPRO.
- Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Vinappro.
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 90 3.2.1.
- Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhâp vào nền kinh tế thế giới cạnh tranh đã trở thành một quy luật tất yếu, các doanh nghiệp để tồn tại, phát triển đều phải chấp nhận và đối đầu với cạnh tranh.
- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường máy động lực nhất là các đối thủ nước ngoài có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh công nghệ hiện đại.
- Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, cấu thành năng lực cạnh tranh cũng như phân tích đánh giá thực trạng về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VINAPPRO trong thời gian vừa qua luận văn sẽ đề xuất xây dựng một số giải pháp để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Đối tượng nghiên cứư : chủ yếu nghiên cứu những vấn đề có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty như: môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh:vốn,hoạt động thị trường, công tác quản lý chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ….
- Luận văn là một công trình nghiên cứu kết hợp giữa các cơ sở lý luận và thực tiển về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại công ty Chế tạo động cơ VINAPPRO .
- tuy luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi một công ty nhưng thiết nghĩ đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các công ty khác trong ngành chế tạo máy động lực khi quan tâm đến cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Chương I.Các cơ sở lý luận về cạnh tranh , năng lực cạnh tranh .
- Chương II.Phân tích đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty VINAPPRO.
- CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH.
- 1.1.Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm.
- Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là phạm vi của ngôn ngữ này.
- Marx “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Cuốn tự điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
- Theo Từ Điển Bách Khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
- Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
- Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì.
- Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể.
- Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, dự án.
- cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ).
- cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích.
- Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất lượng hàng hoá, giá cả và điều kiện dịch vụ.
- Xét theo quy mô của cạnh tranh có: cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của quốc gia.
- và cạnh tranh không hoàn hảo đây là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó người bán hàng hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường.
- Trong cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền.
- Dưới góc độ các công đoạn của sản xuất – kinh doanh, người ta cho rằng có ba loại: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.
- Cạnh tranh này được thực hiện bằng phương thức thanh toán và dịch vụ.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
- Đây là cách phân loại cạnh tranh của K.Marx dựa trên cơ sở khoa học của các phạm trù giá trị thị trường, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ, một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó.
- Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau.
- Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận.
- Phát triển cách phân loại trên của K.Marx, các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức cạnh tranh là cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang.
- Cạnh tranh dọc là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau.
- Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi giá bán và lượng bán nói trên của các doanh nghiệp sẽ có điểm dừng.
- Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí bình quân cao bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao.
- cạnh tranh ngang là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp như nhau.
- Do đặc điểm đó, trong cạnh tranh ngang không có doanh nghiệp nào bị loại khỏi thị trường, song giá cả ở mức thấp tối đa, lợi nhuận giảm dần và có thể không có lợi nhuận.
- Để hạn chế bất lợi đó, cạnh tranh ngang dẫn đến hai khuynh hướng: hoặc là phải liên minh thống nhất giá bán cao, giảm lượng bán trên thị trường - xuất hiện độc quyền.
- hoặc là các doanh nghiệp tìm mọi cách giảm được chi phí, tức là chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường và có lợi nhuận cao.
- ĐHBK Hà Nội 6 Luận văn CH QTKD • Xét theo phạm vi lãnh thổ, có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.
- Cần lưu ý, cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay ở thị trường nội địa, đó là cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước sản xuất với hàng ngoại nhập.
- Cạnh tranh kinh tế quốc tế là cạnh tranh kinh tế đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, tức là cạnh tranh giữa chủ thể kinh tế trên thị trường thế giới.
- Chủ thể trực tiếp tham gia vào cạnh tranh kinh tế quốc tế , trước hết, là các doanh nghiệp, bởi lẽ, doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp thực hiện việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
- 1.2.Vai trò và chức năng cạnh tranh .
- Vai trò của cạnh tranh.
- Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
- 1.2.2.Chức năng của cạnh tranh.
- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng sau.
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu.
- Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới.
- Tùy theo từng thời kỳ, tùy theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng, người ta xây dựng mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau.
- Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường.
- Với ý nghĩa đó cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
- Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản.
- 1.3.Năng lực cạnh tranh .
- Những khái niệm về năng lực cạnh tranh từ các góc độ khác nhau cũng có sự khác biệt nhau.
- Năng lực cạnh tranh có thể của công ty, ngành, lĩnh vực hoặc quốc gia và bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường như các chính sách, cơ cấu thị trường ,nghiệp vụ kinh doanh về thương mại, đầu tư và các quy định.
- Như vậy khái niệm này là một khái niệm phức hợp được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau như:.Năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và dịch vụ.
- Một số tác giả như Paul Krugman phê phán khái niệm khả năng /năng lực cạnh tranh của quốc gia vì – theo Krugman – không có quốc gia nào bị phá sản vì năng lực cạnh tranh kém nhưng doanh nghiệp có thể bị phá sản vì không cạnh tranh được trên thị trường.
- Do đó, việc nhận biết và phân loại những khái niệm năng lực cạnh tranh khác nhau là rất cần thiết, nếu muốn hiểu một cách đầy đủ khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- •Khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia.
- Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF – World Economic Forum) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác.
- ĐHBK Hà Nội 8 Luận văn CH QTKD Năng lực cạnh tranh của quốc gia được xác định bởi các nhóm nhân tố: mức độ mở của nền kinh tế, bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư (thuế quan và hàng rào phi thuế quan, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp của nước ngoài).
- Khái niệm này cho thấy năng lực cạnh tranh của quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng tưởng của nền kinh tế quốc dân, và sự có mặt (hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã thực hiện.
- Đồng thời, nó cũng không phản ánh được nguyên nhân tạo ra năng lực cạnh tranh và kết quả của cạnh tranh.
- Một số nhà kinh tế khác lại đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia dựa trên năng suất lao động M.
- Porter cho rằng: “Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động”.
- Mở rộng khái niệm này thì năng lực cạnh tranh của quốc gia gần hơn với lý thuyết về lợi thế so sánh.
- Ngay trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Ricardo, một quốc gia có khả năng cạnh tranh hơn các quốc gia khác bởi trội hơn về một hay vài thuộc tính.
- Ông cho rằng, khả năng cạnh tranh của một quốc gia là một hệ thống gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau, có tác động qua lại và bổ sung cho nhau.
- Các yếu tố này là nền móng, chỗ dựa cho các công ty, giữ vai trò quyết định, cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể.
- Tuy nhiên, mọi yếu tố đều có thể thay đổi và do đó, năng lực cạnh tranh cũng có thể bị thay đổi.
- Khái niệm này tỏ ra khá mơ hồ, bởi vì nó cho rằng tăng trưởng thu nhập của một nước có liên quan đến các nước bạn hàng như là tính cạnh tranh là không thỏa đáng.
- Như vậy, những khái niệm trên chỉ là một số khái niệm về lý thuyết về năng lực cạnh tranh ở tầm quốc gia và đa số các quan niệm chấp nhận năng lực cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội trên thị trường.
- Do đó, có thể hiểu, năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới.
- Trước tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng ở phạm vi Xí nghiệp.
- Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao.
- Randall lại cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định.
- Dunning lập luận rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị tường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh nghiệp đó.
- Theo Philip Lasser, năng lực cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực được xác định bằng những thế mạnh mà công ty đó hoặc huy động được để có thể cạnh tranh thắng lợi.
- Markusen (1992) đã đưa ra khái niệm “một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế”.
- Một quan niệm khác cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt