« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên chế tạo động cơ (Vinappro) và xây dựng một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh


Tóm tắt Xem thử

- NỘI DUNG LUẬN VĂN Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành quy luật tất yếu , các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
- Vớí yêu cầu bức bách đó luận văn đã trình bày những nội dung sau: 1/Xác định những cơ sở lý luận cần thiết về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh như: khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cuả công ty.Việc lựa chọn các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh cũng đã được đề cập ,theo đó yếu tố về thực tiển tại công ty đã được xem xét để làm cơ sở định hướng phân tích và đánh giá năng lựccạnh tranh.
- 2/ Trên cơ sở lý luận đã được xác định , phần tiếp theo của luận văn sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng,cấu thành đến năng lực cạnh tranh của công ty trong đó yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực nội sinh của công ty được xem là yếu tố then chốt quyết định đến năng lực cạnh tranh công ty như: quy mô về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động nghiên cứu thị trường để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các chi phí, giá bán sản phẩm, công tác quản lý chất lượng sản phẩm, công tác tổ chức và quản lý sản xuất, thương hiệu và danh tiếng, chất lượng công tác kỹ thuật và thiết kế công nghệ, nghiên cứu phát triển, cải tiến đổi mới sản phẩm, trình độ công nghệ.
- Từ việc phân tích đánh giá nầy chúng ta cũng xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cùng với những cơ hội và thách thức của công ty trong thời gian tới.
- Có thể nói đây là điều quan trọng có ý nghĩa rất lớn vì từ trước đến nay công ty chưa có phân tích, đánh giá nào một cách có cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh của mình.
- 3/ Phần còn lại của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới trên cơ sở đã xây dựng được các lý luậnvà từ thực tiển phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty.
- Trong đó các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh về nâng cao và hoàn thiện công tác chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật - thiết kế công nghệ và một số giải pháp về marketting được quan tâm xây dựng để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Các kiến nghị, đề xuất cũng đã được trình bày để giải pháp khi thực hiện mang tính khả khi cao và đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đã trở thành điều kiện tất yếu khách quan để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường.
- Với đặc thù cuả một doanh nghiệp nhà nước trong ngành cơ khí chế tạo máy động lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lại càng đòi hỏi bức bách hơn.
- Trên các cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, mô hình phân tích , đánh giá năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng thể đã được xây dựng làm cơ sở cho việc phân tích , đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Vinappro.
- Yếu tố đánh giá về trình độ công nghệ của công ty đã được phân tích đánh giá một cách có lượng hoá ( dựa theo hướng dẫn đề tài KX 05-08-Chuyển giao công nghệ và thiết bị hiện đại –Cơ khí -Tự động hoá.
- Tập 3-Chuyên đề đánh giá trình độ công nghệ của PGS-TS Phạm Đắp , Đại học Bách khoa Hà Nội-2004) và xác định đựoc trình độ công nghệ công ty ở giai đoạn hiện nay.
- qua đó cũng xác định được chuổi ưu tiên để nâng cao trình độ công nghệ công ty với 4 thành tố công nghệ là: T > H >I > O.
- T: thành phần công nghệ hàm chứa các các yếu tố kỹ thuật.
- H: thành phần công nghệ hàm chứa các các yếu tố con người.
- I : thành phần công nghệ hàm chứa các các yếu tố thông tin.
- O: thành phần công nghệ hàm chứa các các yếu tố tổ chức.
- Có thể nói rằng việc xác định được trình độ công nghệ công ty mang một ý nghĩa to lớn trong quá trình cạnh tranh vì đây là nguồn năng lực nội sinh quan trọng góp phần hoàn thiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, ngoài ra những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh khác như: thương hiệu , quản lý và tổ chức sản xuất , chất lượng công tác kỹ thuật - cải tiến đổi mới sản phẩm , quản lý chất lượng theo ISO cũng đã được phân tích đánh giá , và cùng với kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2005 cho ta kết luận về năng lực cạnh tranh của công ty là: thấp.
- (Năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam giảm từ 77/104 xuống 81/117, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp giảm từ 79 xuống 80.
- Qua thực trạng về năng lực cạnh tranh đã được đánh giá cùng với các định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Đảng , Nhà nước , Bộ công nghiệp, Tổng công ty máy động lực & máy nông nghiệp các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh như: hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 hiện nay .
- đầu tư thiết bị đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật & thiết kế công nghệ và một số các giải pháp chung về marketting …đã được đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty trong thời gian tới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt