Academia.eduAcademia.edu
Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa Phạm Trọng Nghĩa Nghiên cứu sinh Luật học Đại học Brunel, Vương quốc Anh 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hóa có ảnh hưởng to lớn đến từng quốc gia, từng cộng đồng, từng gia đình và cả từng cá nhân. Toàn cầu hóa có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống con người: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa… Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu, rộng và quá trình toàn cầu hóa, mọi mặt của đời sống xã hội đã và đang thụ hưởng lợi ích đồng thời cũng chịu sự tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, trong đó có vấn đề lao động và pháp luật lao động. Trước thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến lao động và pháp luật lao động nói riêng là hết sức cần thiết. Bài viết này tập chung làm rõ những đặc điểm của lao động trong quá trình toàn cầu hóa, đánh giá những tác động của quá trình toàn cầu hóa đến pháp luật lao động, từ đó đưa ra một số khuyến nghị mang tính định hướng cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách để làm tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật lao động của Việt Nam. 2. Đặc điểm của lao động trong quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một khái niêm mở 1, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa… Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là sự hội nhập của các hoạt động kinh tế xuyên qua biên giới lãnh thổ và thông qua các loại thị trường khác nhau.2 Theo cách tiếp cận này, toàn cầu hóa có các biểu hiện tiêu biểu là sự dịch chuyển ra khỏi biên giới quốc gia của 4 yếu tố, bao gồm: 3 - Hàng hóa và dịch vụ: Thông qua xuất nhập khẩu Có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm định nghĩa (definition) khác nhau về toàn cầu hóa (globalization) trên internet. 2 Volf, M (2004) Why Globalization Work: The Case for the Global Market Economy. New Haven: Yale University Press trang 14 3 Xem Globalization tại http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization [Truy nhập ngày 15/7/2008] 1 1 - Lao động và nhân công: Thông qua việc di cư, nhập cư của người lao động - Vốn: Thông qua việc đầu tư ra nước ngoài hay nhận đầu từ từ nước ngoài - Công nghệ: Thông qua việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia. Theo cách tiếp cận này, dưới tác động của toàn cầu hóa, vấn đề lao động có các đặc điểm nổi bật như sau: - Thứ nhất, người được tự do đi tìm việc. Toàn cầu hóa sẽ cho phép sự dịch chuyển tự do của lao động. Toàn cầu hóa cho phép người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn trong công việc của mình, phạm vi làm việc không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà người lao động còn có thể di chuyển sang quốc gia khác để tìm kiếm việc làm. Sự chuyển dịch lao động trong quá trình toàn cầu hóa chính là giải pháp để giải quyết sự chênh lệch về điều kiện lao động, nhu cầu lao động giữa nước giàu và nước nghèo. 4 Có hai nhóm lao động chính tham gia quá trình chuyển dịch lao động: (i) Lao động có trình độ chuyên môn cao và (ii) lao động phổ thông. Trong khi, phần lớn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao di chuyển từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển thì ngược lại lao động phổ thông từ các nước kém phát triển triển lại đi đến các nước phát triển hơn để tìm kiếm việc làm. Theo thống kê của Tổ chức di cư quốc tế (International Organization for Migration - IOM) tính đến hết năm 2005, trên toàn thế giới có 191 triệu người di cư, con số này của năm 2000 là 171 triệu.5 Trong số này, số lượng người di cư để tìm việc làm là 94 triệu người, cùng với các thành viên gia đình mình, người lao động di cư chiếm khoảng 90% của tổng số người di cư trên toàn thế giới. 6 Lực lượng lao động di cư ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của quốc gia tiếp nhận, theo thống kê, số lượng lao động là người nước người của một số nước Châu Âu trong năm 2001 là 11% ở Áo, 18% ở Thủy điển và cá biệt là 61% ở Lucxambua. 7 Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2007, đã có khoảng 500.000 Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước 4 Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. London: Hart Publishing trang 5 Xem http://www.iom.int/jahia/Jahia/pid/254 [Truy nhập ngày 15/7/2008] 6 Xem ILO (2006) Internaitonal Labour Migration and Development: The ILO Perspective. Genveva: International Labour Office tại http://www.ilo.org/public/english/protection/migrant/info/index.htm.[Truy nhập ngày 15/7/2008] 7 Xem International Migration Data and Statistics tại http://www.iom.int [Truy nhập ngày 15/7/2008] 5 2 ngoài, 8 và có khoảng 34.000 lao động là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. 9 - Thứ hai, việc được tự do đi tìm người. Toàn cầu hóa dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs) - với tư cách là chủ sử dụng lao động. Toàn cầu hóa cho phép các tập đoàn này hiện có rất nhiều sự lựa chọn trong qúa trình sản xuất kinh doanh, đó là: (i) sản xuất ở nước mình và sử dụng lao động, nhà cung cấp tại chỗ; (ii) chuyển một phần công đoạn trong quá trình sản xuất sang cho lao động nước ngoài và các chi nhánh hoặc (iii) chuyển toàn bộ việc sản xuất cho nhà cung cấp nước ngoài và các nhà thầu phụ.10 Toàn cầu hóa khiến các luồng vốn đầu tư được tự do di chuyển hơn. Các nhà đầu tư – Tập đoàn đa quốc gia được tự do lựa chọn địa điểm đầu tư hoặc ở nước này hoặc ở nước khác, hoặc ở nơi này hoặc ở nơi khác. Đầu tư để sản xuất kinh doanh có nghĩa là sẽ tạo ra việc làm – hay nói cách khác, việc làm gắn liền với vốn đầu tư. Như vậy, khi vốn đầu tư có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác có nghĩa là việc làm có thể được đưa từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy là từ chỗ người phải đi tìm việc thì nay việc cũng có thể đi tìm người. - Thứ ba, cạnh tranh của người lao động trên phạm vi toàn cầu. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, bên cạnh các yếu tố về tài nguyên, chính trị, văn hóa, môi trường đầu tư… một yếu tố khác mà nhà đầu tư không thể không tính đến đó là yếu tố lao động: các tiêu chuẩn về lao động, giá nhân công, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động…. Nơi nào có yếu tố lao động phù hợp hơn sẽ được lựa chọn để đầu tư. Trong bối cảnh như vậy, một người lao động vừa phải cạnh tranh với những người lao động khác trong nước vừa phải hợp sức với những người lao động khác để hợp thành lực lượng lao động đủ sức mạnh để cạnh tranh với lực lượng lao động của các nước các khu vực khác trên thế giới. Mặ khác, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của làn sóng lao động di cư, người lao động bản địa không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh của những lao động nhập cư. Như vậy, trong quá trình Xem Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2007) Tài liệu Hội nghị triển khai kế hoạch dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động Giai đoạn 2007 – 2010, tháng 5/2007 9 Xem http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/200813_HongLeTho_2.htm#_edn10 [Truy nhập ngày 15/7/2008] 10 Harry Arthur ((2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy trong sách Cross-Border Human Resources, Labor and Employment Issues. Netherlands: Kluwer Law International trang 988 - 989 8 3 toàn cầu hóa, người lao động ở mọi nơi trên thế giới phải cạnh tranh với nhau. Họ không chỉ phải chứng tỏ rằng mình là người lao động có năng suất – chất lượng hơn, làm việc chăm chỉ hơn mà còn phải chứng tỏ rằng mình sẽ tốn ít chi phí hơn, ít đòi hỏi quyền lợi hơn để thu hút vốn từ những người sử dụng lao động (TNCs) và để tìm kiếm việc làm. 11 - Thứ tư, nguy cơ mất việc làm và phải giảm tiêu chuẩn lao động ở các nước phát triển. Đối với các nước phát triển, người lao động và tổ chức công đoàn của họ bị đe dọa bởi hàng hóa nhập khẩu từ những nơi có giá lao động rẻ hơn. Họ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm tiền lương và suy giảm khả năng thương lượng tập thể.12 Kết quả khảo sát ở một số nước phát triển cho thấy: khi được hỏi là điều gì là sự đe dọa lớn nhất trong quá trình toàn cầu hóa, phần lớn mọi người trả lời rằng sự lo sợ lớn nhất của họ là mất việc làm hoặc phải chấp nhận công việc tồi tệ hơn công việc đang có. 13 Sự chênh lệch về chi phí nhân công giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đã khiến cho các ngành nghề kinh doanh có sử dụng nhiều lao động được điều chuyển từ các nước phát triển (nơi có chi phí nhân công cao, điều kiện lao động cao) sang các nước đang phát triển (nơi có chi phí nhân công thấp và điều kiện lao động đỡ ngặt nghèo hơn). Theo dự báo của Forrester Research trong 10 năm tới 1,2 triệu chỗ làm trong ngành dịch vụ ở 15 nước EU sẽ được đưa ra nước ngoài 14. Ngoài ra, sự chênh lệnh trong các cân thương mại giữa nước phát triển và nước đang phát triển dẫn đến hàng loạt việc làm bị mất ở nước nhập siêu. Ví dụ, theo dự tính do chênh lệch trong xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong năm 2004, có khoảng 1,8 triệu việc làm bị mất ở Hoa Kỳ. Và do thâm hụt thương mại giữa EU và Trung Quốc trong năm 2003 dẫn đến 0,8 triệu việc làm ở EU bị mất. 15 Bên cạnh đó, với mức sống và thu nhập cao hơn, các nước phát triển là địa điểm đến lý tưởng của làn sóng lao động di cư. Theo thống kê của IOM, nước đến chủ yếu của lao động nhập cư là Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada, 11 Harry Arthur (2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy. Netherlands: Kluwer Law International trang 988 - 989 12 Volf, M (2004) Why Globalization Work: The Case for the Global Market Economy. New Haven: Yale University Press trang 5 13 Pete Auer ‘The Internationalization of Employment: A challenge to fair globalization’. International Labour Review, Vol.145 (2006), No 1-2 trang 119 - 134 14 Xem www. forrester.com [truy nhập ngày 15/6/2008] 15 Peter Auer “The Internationalization of Employment: A challenge to Fair Globalization?”. International Labour Review, Vol 145 (2006) No1-2 trang 119 - 134 4 Australia, Canada, các Quốc gia vùng Vịnh giàu có như: A rập Saudi, Kuwait, Oman… 16 Với quyết tâm tìm kiếm việc làm bằng mọi giá, những người lao động nhập cư này trở nên đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với lao động bản địa. Điều này càng khiến cho nguy cơ thất nghiệp ở các nước phát triển tăng lên. Để giải quyết tình trạng này, trong khi việc giảm nguồn cung lao động từ lao động nhập cư thông qua việc xiết chặt chính sách nhập cư là khó có thể thực hiện được trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì cách thức hữu hiệu nhất để giải quyết trạng này là tăng cung việc làm thông qua việc thu hút đầu tư. Để thu hút được vốn đầu tư, một trong những yếu tố mà nhà đầu tư sẽ xem xét đó là chi phí nhân công và các tiêu chuẩn về lao động. Nếu tiêu chuẩn về lao động quá cao, phí nhân công cao nhà đầu tư sẽ bỏ đi. Như vậy, các quốc gia phát triển đứng trước nguy cơ phải giảm thiểu điều kiện lao động và các quyền lợi của người lao động. Các học giả gọi đây là “sự phá giá về mặt xã hội” (social dumping) ở các nước phát triển trong quá trình toàn cầu hóa.17 - Thứ năm, nguy cơ phải đối mặt với tiêu chuẩn lao động tồi tệ ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động có thể sẽ phải đối mặt với những tiêu chuẩn lao động tồi tệ và giá nhân công rẻ mạt. Thứ nhất, từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (United National Conference on Trade and Development – UNCTAD), trong năm 2005, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển là 334 tỷ đô la. 18 Vốn đầu tư nước ngoài giúp các nước này cải thiện điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, khác với người lao động, vốn đầu tư có thể dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn để di chuyển từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Do đó, để “giữ chân” những nhà đầu tư đã đến và “hấp dẫn” những nhà đầu tư khác, những quốc gia này sẵn sàng duy trì chi phí lao động rẻ mạt và bỏ qua việc cải thiện điều kiện lao động nghèo nàn của người lao động. Đối với những quốc gia này, chi phí nhân công vẫn được coi là một lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các quốc gia khác trong Xem International Migration Data and Statistics tại http://www.iom.int [Truy nhập ngày 15/7/2008] Xem Erika de Wet (2004) Labour Standards in the Globalizwd Economy: The Inclusion of a Social Clause in the General Agreement on Tariffs and Trade/ World Trade Organization. Geneva: International Institute for Labour Studies 18 Xem UNCTAD World Investment Report tại http://www.unctad.org/en/docs/wir2006ch1_en.pdf [Truy nhập ngày 15/7/2008] 16 17 5 khu vực và trên thế giới. Thứ hai, từ việc đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước (doanh ngiệp nội địa) trên thị trường quốc tế. Toàn cầu hóa đẩy các doanh nghiệp của những nước đang phát triển vào cuộc chơi chung. Hàng hóa của những doanh nghiệp này không chỉ được trao đổi trong thị trường nội địa mà còn được bán trên toàn thế giới. Đối thủ cạnh tranh của những doanh nghiệp này cũng không chỉ còn là những doanh nghiệp trong nước mà là rất nhiều các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, nhà nước phải có giải pháp để làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp được giảm xuống mức tối thiểu. Trong khi đó, việc cải tiến điều kiện lao động, tăng giá nhân công sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, từ đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa. Do vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, điều kiện lao động ở những nước đang phát triển có nguy cơ bị giảm sút, hoặc không được cải tiến. Cũng chính tại đây, người lao động đang và sẽ tiếp tục phải làm việc nhiều giờ trong ngày với mức lương thấp, điều kiện an toàn vệ sinh lao động nghèo nàn để đem lại lợi nhuận cho những người sử dụng lao động quốc tế cũng như để đảm bảo tính cạnh tranh của những người chủ sử dụng lao động trong nước. Điều này thường xảy ra ở các khu chế xuất (Exporting Zones) hay khu công nghiệp (Industrial Zones), nơi chủ sử dụng lao động được nhiều ưu đãi, đồng thời tại đó các tiêu chuẩn lao động thường bị lãng quên, quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể của người lao động bị vi phạm, việc thanh tra, kiểm tra thường ít được thực hiện vì lý do đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp. 19 Hay nói một cách khác, người lao động ở những nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột về mặt xã hội (social exploited) trong quá trình toàn cầu hóa.20 Bên cạnh những tác động nêu trên, theo Werner Sengenberger, 21 toàn cầu hóa còn ảnh hưởng đến vấn đề lao động như sau: - Sự gia tăng của khu vực phi chính thức; - Sự chênh lệc giàu nghèo và bất công giữa người lao động trong một quốc gia và giữa các quốc gia; và 19 Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing trang 10 Xem Brian W. Burkett, John D.R. Craig (2001) Labour Law and the Challenges of Globalization. Ontario: Heenan Blaikie LLP trang 12 21 Werner Sengenberger International Labour Standards in a Globalized Economy: The isues trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 9 20 6 - Sự suy yếu của tổ chức công đoàn. 3. Tác động của toàn cầu hóa đến pháp luật lao động Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động. Trước những tác động như đã phân tích ở trên của quá trình toàn cầu hóa đối với lao động, pháp luật lao động phải chịu những ảnh hưởng như sau trong quá trình toàn cầu hóa: - Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động được mở rộng. Bên cạnh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong nước, nay luật lao động còn điều chỉnh: (i) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động có yếu tố nước với người lao động trong nước; (ii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động trong nước với người lao động là người nước ngoài và (iii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài và người lao động là người nước ngoài. - Thứ hai, về đối tượng điều chỉnh của luật lao động (quan hệ lao động) trở nên khó xác định rõ. Nếu như trước đây, người lao động làm việc cho một chủ sử dụng lao động có thể xác định được, ngày nay, người lao động nhiều khi không biết mình đang ở vị trí nào trong chuổi dây chuyền sản xuất và phân phối của các tập đoàn đa quốc gia, với mạng lưới các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện, đối tác dày đặc, họ không biết ai là người sử dụng lao động thực sự của họ. 22 Trong quá trình toàn cầu hóa, mối liên hệ giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động thực tế có nguy cơ bị mờ nhạt và lợi ích chung của những người lao động bị xóa nhòa. Nếu như trước đây, chủ sử dụng lao động và người lao động cùng đóng trên địa bàn của một quốc gia, thì ngày nay, ngày càng có nhiều chủ sử dụng lao động có người lao động ở trên nhiều quốc gia khác nhau. Một TNC ở nước A, có thể thuê mướn nhân công tại nước B, nước C và nước D…. Trong trường hợp này, quan hệ lao động tập thể, quyền thương lượng tập thể của những người lao động cùng làm việc cho TNC này sẽ vượt ra sự điều chỉnh của pháp luật lao động của một quốc gia riêng lẻ. - Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động có sự thay đổi. Ở những quốc gia phát triển, phạm vi điều chỉnh của Luật lao động bị thu hẹp vì sự 22 Harry Arthur (2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy. Netherlands: Kluwer Law International trang 988 - 989 7 chia cắt của thị trường lao động cũng nhu xu hướng bất ổn định của thị trường lao động, các hình thức lao động phi chính thức tăng lên, và theo thống kê có đến 1/3 lao động có việc làm tại những nước này là làm việc không thường xuyên và không làm việc toàn thời gian.23 Quyền hiệp hội, thương lượng tập thể bị đe dọa bởi việc sẽ chuyển địa điểm đầu tư hoặc sẽ nhập công ty với đối tác nước ngoài của các tập đoàn. Nội dung các quy phạm pháp luật về thương lượng tập thể có nguy cơ bị thu hẹp.24 Ở các nước đang phát triển, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật lao động bằng cách ban hành các quy định cải tiến điều kiện lao động, tăng cường việc bảo vệ người lao động là khó có thể thực hiện được. Như đã phân tích ở trên, để duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và để thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới sức ép của quá trình cạnh tranh toàn cầu, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ tiếp tục duy trì điều kiện lao động nghèo nàn với giá nhân công rẻ mạt như là một yếu tố đảm bảo tính cạnh tranh. Do đó, việc ban hành các quy định pháp luật lao động mới, tiến bộ hơn – việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật lao động là khó có thể được thực hiện.25 - Thứ tư, sự can thiệp của các TNCs và các thiết chế tài chính quốc tế vào quá trình xây dựng và trong việc thi hành pháp luật lao động. Với tiềm lực kinh tế của mình các TNCs đã bắt đầu can thiệp sâu vào quá trình hoạch định chính sách là xây dựng pháp luật của các quốc gia. Bằng “sức ép” là các khoản đầu tư, các TNCs gây áp lực lên chính phủ, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung pháp luật nói chung trong đó có pháp luật lao đông cho phù hợp với lợi ích của TNCs. Mặt khác, mặc dù hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau, tuy nhiên các TNCs vẫn duy trì việc áp dụng một số quy định riêng của mình trong vấn đề lao động.26 Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, pháp luật lao động còn chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thiết chế tài chính quốc tế. Bằng các khoản vay của mình, các thiết chế tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia vay nợ phải sửa đổi chính sách, 23 Standing (1999) Global Labour Flexibility – Seeking Distributetive Justice. Basingstoke: Macmillan trang 19-21 24 Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing trang 10 25 Harry Arthur (2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy. Netherlands: Kluwer Law International trang 988 - 989 26 Ví dụ Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) và áp dụng truyền thống chung của tất cả các công ty con của Samsung trên toàn thế giới đó là không có tổ chức công đoàn. 8 pháp luật, trong đó có pháp luật về lao động cho phù hợp với mục tiêu của họ. Việc này đặc biệt thường diễn ra đối với các nước đang phát triển. 27 - Thứ năm, khả năng xung đột của pháp luật lao động quốc gia tăng cao. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ của một quốc gia. Như vậy, một quan hệ lao động có thể được điều chỉnh bởi hai hệ thống pháp luật trở lên và điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột pháp luật. Trong quá trình toàn cầu hóa, một TNC có trụ sở chính tại nước A hoàn toàn có thể thuê lao động ở nước E để đi làm việc cho mình tại một nhà máy ở nước G. Điều này dẫn đến mối quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động được điều chỉnh bởi 3 hệ thống pháp luật của 3 quốc gia khác nhau và khi tranh chấp lao động xảy ra sẽ dẫn đến sự xung đột pháp luật giữa các quốc gia này. - Thứ sáu, việc thi hành pháp luật lao động quốc gia trở nên khó khăn hơn. Nếu như trước đây, người lao động và người sử dụng lao động có cùng ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, lịch sử, giá trị truyền thống. Sự thông hiểu giữa người lao động và người sử dụng lao động tốt hơn và việc thi hành các quy định của pháp luật lao động sẽ trở lên dễ dàng hơn. Ngày nay, với sự xuất hiện của các chủ thể có yếu tố nước ngoài thì những điểm chung trên không còn nữa. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho việc thi hành các quy định của pháp luật lao động trở nên khó khăn hơn.28 Bên cạnh đó, pháp luật của một quốc gia riêng lẻ không thể điều chỉnh được một TNC vì công ty này hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau chứ không hoàn toàn nằm trong “chủ quyền tài phán” của một quốc gia riêng biệt nào. Các công ty này sẽ hoạt động bên ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia, chốn tránh việc thực hiện luật lao động quốc gia.29 - Thứ bảy, nhu cầu đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định về thương mại. Nhu cầu này đến từ 3 nhóm chủ thể khác nhau: (i) những quốc 27 Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing trang 11 Việc thi hành pháp luật lao động dựa trên trên tính tự giác và sự hợp tác của người sử dụng lao động và người lao động là chủ yếu. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, truyền thống… nên sự thấu hiểu lẫn nhau để có thể hợp tác được với nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động của hai quốc gia khác nhau là khó hơn so với những người cùng một quốc tịch. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở nước ta số cuộc đình công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn số cuộc đình công trong nước mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đình công này là bên cạnh nguyên nhân là người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động còn có một lý do khác là sự bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động do sự khác biệt về văn hóa, truyền thống, tôn giáo… 29 Xem Brian W. Burkett, John D.R. Craig (2001) Labour Law and the Challenges of Globalization. Ontario: Heenan Blaikie LLP trang 2 28 9 gia theo chủ nghĩa bảo hộ (Protectionism); (ii) những học giả theo chủ thuyết thương mại công bằng (Fair – Trade) và (iii) các nhà hoạt động về quyền của người lao động. Những quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ thường là những nước phát triển,30 bởi họ lo sợ hàng hóa giá rẻ đến từ các nước có chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động thấp sẽ đánh bại các doanh nghiệp trong nước, nơi mà chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động cao hơn. Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu cho quan điểm này và là chủ thể đầu tiên đề cập đến việc đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thương mại. Hoa Kỳ đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đưa vấn đề lao động vào Chương trình nghị sự của Tổ chức thương mại thế giới tại Uruguay (1994), Seatle (1999), Doha (2001) và Cancun (2003).31 Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đưa các quy định về lao động là một trong các điều kiện để xem xét cho một quốc gia đang phát triển hưởng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của mình (US Generalized System of Preferences – GSP).32 Những người theo chủ thuyết thương mại công bằng cho rằng, sự khác nhau trong các quy định về lao động, dẫn đến sự khác nhau của chi phí về lao động giữa các quốc gia, quốc gia nào có tiêu chuẩn lao động cao thì chi phí nhân công sẽ cao hơn và ngược lại những nước có tiêu chuẩn lao động thấp sẽ có chi phí nhân công rẻ hơn. 33 Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động thương mại – các doanh nghiệp ở các quốc gia này không được cạnh tranh với nhau trên một mặt bằng chung về chi phí nhân công. Để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và thương mại công bằng, những người theo quan điểm này cho rằng, cần đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thương mại và vào trong các nguyên tắc của các thiết chế thương mại thế giới.34 Những nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động lại cho rằng, để các quyền của người lao động và các tiêu chuẩn về lao động được đảm bảo thi hành trên thực tế, cần phải có một chế tài đủ mạnh đối với những quốc gia vi phạm – chế tài 30 Werner Sengenberger International Labour Standards in a Globalized Economy: The isues trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 8 31 Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing trang 130 32 Kimberly Ann Elliott & Richard B. Freeman (2003) Can Labor Standards Improved under Globalization?. Washington, D.C: Institute for International Economics trang 75 33 Brian A Langille Labour Standards in the Globalized Economy and the Free/Fair Trade Debate trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 331 34 Eddy Lee Globalization and Labour Standards: A Review of Isues. International Labour Review, Vol. 136 (1997), No 2 trang 173 - 189 10 này phải là sự trừng phạt về thương mại. Họ đề xuất phải đưa các quy định về quyền của người lao động vào trong các hiệp định thương mại và trong các quy định của các thiết chế thương mại thể giới. Từ đó, quốc gia nào vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt về thương mại. Họ cho rằng, bằng việc đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thương mại như vậy, hoạt động thương mại giữa các quốc gia vẫn phát triển, đồng thời việc vi phạm quyền lợi của người lao động ở các quốc gia sẽ được khắc phục. Dưới sức ép của các chế tài thương mại, các quốc gia sẽ cố gắng thực hiện việc đảm bảo quyền lợi của người lao động và nâng cao các tiêu chuẩn lao động để tránh những thiệt hại có thể xảy ra đối với nền kinh tế khi phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt thương mại. 35 - Thứ tám, sức ép đòi xóa bỏ các quy định pháp luật lao động quốc tế 36 của những người theo học thuyết thương mại tự do. Những người theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa (Pro – Globalization) và ủng hộ thương mại tự do (Free - Trade) cho rằng toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm tăng sự thịnh vượng về kinh tế cũng như cơ hội kinh tế, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển, từ đó thúc đẩy tự do của cá nhân và đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Thương mại tự do sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm rẻ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội hơn và đời sống của người đân ở các nước đang phát triển sẽ được nâng cao hơn. 37 Để quá trình toàn cầu hóa phát triển, mọi rào cản chống lại thương mại tự do phải được dỡ bỏ, trong đó có các các yếu tố như: thuế quan, hạn ngạch…và các tiêu chuẩn về lao động. Theo quan điểm của họ, các quy định lao động quốc tế là nhân tố gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thị trường, làm hạn chế tính hiệu quả của thị trường, suy yếu tính cạnh tranh, làm nản lòng giới đầu tư và từ đó cản trở sự phát triển.38 Những người theo quan điểm này cho rằng, biện pháp bảo vệ người lao động tốt nhất đối với người lao động trong cơ chế thị trường không phải là các quy định về điều kiện lao động. Cơ chế thị trường sẽ tự đặt ra các tiêu chuẩn lao động. 35 Kimberly Ann Elliott & Richard B. Freeman (2003) Can Labor Standards Improved under Globalization?. Washington, D.C.: Institute for International Economics trang 73 36 Về Luật lao động quốc tế có thể tham khảo Phạm Trọng Nghĩa ‘Một số vấn đề cơ bản về Luật Lao động quốc tế’ Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9 (125) tháng 6/2008 trang 51 - 59 37 Xem Pro- Gobalization tại http://en.wikipedia.org/wiki/Pro-globalization#cite_ref-The_End_of_Poverty_131 [Truy nhập ngày 15/7/2008] 38 Erika de Wet (2004) Labour Standards in the Globalized Economy: The Inclusion of a Social Clause in the General Agreement on Tariffs and Trade/ World Trade Organization. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 3 11 Người sử dụng lao động nào trả lương thấp, có điều kiện lao động không đảm bảo, chế độ đãi ngộ với người lao động không tốt thì sẽ mất những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm cũng như sẽ không có được đội ngũ nhân công ổn định. Từ đó, tính cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm. 39 Do đó, để doanh nghiệp phát triển, chính bản thân chủ sử dụng lao động sẽ phải đặt ra các quy định về lao động trong bản thân doanh nghiệp mình làm sao đảm bảo tính cạnh tranh đối với những chủ sử dụng lao động khác trong việc tuyển dụng những lao động có chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm. Quan điểm này còn cho rằng các quy định về lao động và tiêu chuẩn lao động sẽ gây ra chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, để đáp ứng các quy định về lao động người sử dụng lao động phải trả thêm chi phí, điều này làm hạn chế tính cạnh tranh của doanh nghiệp. 40 Hơn thế nữa, theo họ, nếu quy định một tiêu chuẩn lao động chung cho các quốc gia sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của những quốc gia có tiêu chuẩn lao động thấp. 41 Do vậy, những người theo quan điểm này cho rằng việc ban hành quy định chung về lao động không thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu và không thúc đẩy tự do thương mại và như vậy, các quy định chung về lao động ở cấp quốc tế (Luật Lao động quốc tế) là không cần thiết. 4. Kết luận & Đề xuất Toàn cầu hóa có tác động lớn đến lao động và pháp luật lao động. Bên cạnh những tác động tích cực đem lại cơ hội tốt, toàn cầu hóa cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến pháp luật lao động quốc gia cũng như pháp luật lao động quốc tế. Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu mà mọi quốc gia muốn phát triển đều phải tham gia. Chúng ta không bàn đến việc có nên tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hay không (vì câu trả lời đã rõ) mà chúng ta cần tập trung vào việc tìm hiểu phải toàn cầu hóa như thế nào để mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là người lao động. 39 Philip Alston (1994) Post-post-modernism and International Labour Standards: The Quest for a New Complexity trong sách International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 95 - 104 40 Arne Vandaele (2005) International Labour Rights and the Social Clause: Friends or Foes. London: Cameron May trang 73 41 Werner Sengenberger International Labour Standards in a Globalized Economy: The isues trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 8; Jagdish Bhagwati Moral Obligation and Trade trích dẫn bởi Arne Vandaele (2005) International Labour Rights and the Social Clause: Friends or Foes. London: Cameron May trang 73 12 Việt Nam chưa phải là một cường quốc kinh tế trên trường quốc tế, nhưng Việt Nam là một cường quốc về lao động – nguồn nhân lực. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2006 dân số Việt Nam là 84,11 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động là 45 triệu người 42, theo dự tính đến hết năm 2008 dân số Việt Nam là trên 86 triệu người và dân số trong độ tuổi lao động là 47 triệu người 43 đứng thứ 13 trên thế giới 44. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cần phải có những giải pháp để tận dụng những thuận lợi của quá trình toàn cầu hóa cũng như có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế nhưng tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến người lao động và pháp luật lao động. Cũng trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về lao động để phát huy thế mạnh về lao động của Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến lao động và pháp luật lao động, xu hướng phát triển của các quy phạm pháp luật lao động trong tương lai, với khả năng hạn chế của mình, chúng tôi xin mạo muội đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật lao động cả trên phương diện kỹ thuật lập pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện, trong đó có so sánh với pháp luật lao động của các quốc gia khác và đối chiếu với các quy định của Luật Lao động quốc tế. - Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá chi tiết sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến các vấn đề lao động cả về lý luận và thực tiễn theo từng nội dung phân tích ở phần 2, phần 3, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Thứ ba, nghiên cứu dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong tương lai. - Thứ tư, nghiên cứu xây dựng một Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có các chỉ tiêu dự báo và kế hoạch về: Số lượng, chất lượng (sức khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật lao động, tính sáng tạo và năng động trong công việc…). Xem http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=6156 [Truy nhập ngày 15/7/2008] Xem Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2007) Tài liệu Hội nghị triển khai kế hoạch dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động Giai đoạn 2007 – 2010, tháng 5/2007 44 Xem http://www.census.gov/cgi-bin/ipc/idbrank.pl [Truy nhập ngày 20/7/2008] 42 43 13 - Thứ năm, tham gia sâu và rộng hơn nữa vào hệ thống pháp luật lao động quốc tế, thông qua các công việc cụ thể như: Tích cực nghiên cứu để gia nhập gia nhập thêm công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) 45; tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đến quá trình xây dựng pháp luật lao động quốc tế; nghiên cứu để đề xuất xây dựng và tiến tới dự thảo Công ước lao động quốc tế từ thực tiễn của Việt Nam. - Thứ sáu, nghiên cứu để đề xuất đưa các quy định về lao động vào trong khuôn khổ hợp tác của Asean, Apec… Trong Khối Asean, Việt Nam là nước có dân số và lực lượng lao động đứng thứ 3 (chỉ sau Indonesia với 225,9 triệu dân và Philipin với 88,8 triệu dân)46. Trong tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một phần lớn là làm việc trong khu vực Asean. Chúng ta cần nâng cao vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong các diễn đàn về vấn đề lao động của khu vực, đồng thời chủ động đề xuất và dự thảo các quy định chung về lao động để đưa vào khuôn khổ hợp tác của Asean – có lẽ đây cũng có thể là cách thức bảo vệ tốt nhất những người lao động Việt Nam đi làm việc ở các quốc gia Asean khác. Tóm lại, chúng tôi cho rằng, một hệ thống pháp luật lao động tiến bộ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực – tài sản quý nhất của quốc gia. Một hệ thống pháp luật lao động phù hợp với các yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa là điều kiện cần thiết để tận dụng thời cơ, phát huy thế mạnh của lực lượng lao động nước ta, góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta từ một cường quốc về lao động trở thành một cường quốc về kinh tế trong tương lai. Hiện nay Việt Nam mới gia nhập 17/188 Công ước của ILO. Xem Selected Basic ASEAN Indicators tại http://www.asean.org/stat/Table1.pdf [Truy nhập ngày 20/7/2008] 45 46 14