« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG THỨC DỊCH TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI SANG TIẾNG VIỆT.docx


Tóm tắt Xem thử

- CÁC PHƯƠ NG PHÁP VÀ PH ƯƠ NG TH ỨC DỊCH TIẾNG ANH THƯƠ NG MẠISANG TIẾNG VIỆT METHODS AND PROCEDURES FOR TRANSLATING BUSINESS ENGLISHINTO VIETNAMESE By nguyenphuocvinhco • Tháng Hai 14, 2012 Nguyễn Phước Vĩnh Cố.
- Sinh viên tiếng Anh lớp 03 khóa 08 Khoa Tiếng Anh Chuyên Ng ành Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo giới thiệu hai phương pháp dịch cơ bản của Vinay và Darbelnet (1958): a) dịch trựctiếp / dịch sát b) dịch gián tiếp / dịch xiên.
- Các phương pháp dịch trực tiếp gồm ba phươngthức: a) vay mượn b) sao phỏng c) dịch nguyên văn.
- Các phương pháp dịch gián tiếp gồm bốn phương thức: a) chuyển đổi từ loại b) biến thái c) tương đương d) dịch thoát.
- Bài báo môtả và phân tích các phương thức dịch của Vinay và Darbelnet để ứng dụng chúng trong việcdịch tiếng Anh thương mại sang tiếng Việt.
- Những năm gần đây, ta lại bắt gặpmột số thuật ngữ dù không khó hiểu lắm nhưng có vẽ lạ lẫm như ―nút cỗ chai‖, ―điểm đen‖,―điểm cọng‖ ―con vịt què‖, ―ghế nóng‖ kể cả thuật ngữ nước ngoài như ―hotline‖, ―liveshow‖, ―marketing‖, ―karaoke‖, ―avatar‖, ―canteen/căntin‖, ―status‖, ―pro‖, ―online‖, ―topten‖.
- Trong lĩnh vực thương mại, một số thuật ngữ mới xuất hiện như ―lời chào vàng ngọc‖,―chiếc dù vàng‖, ―công nhân cổ cồn trắng‖, ―công nhân cổ cồn xanh‖, ―tiếp thị qua điệnthoại‖, ―bán qua điện thoại‖, ―bán theo kiểu hình chóp‖, ―các cơ.
- sở kinh doanh ở cửa hàng‖,―các cơ sở kinh doanh qua internet‖ và một số lượng lớn thuật ngữ thương mại sẽ được nêutrong bài báo này.
- Mục đích của bài báo là phân tích, mô tả và phân loại các phương thứcdịch thuật của Vinay và Darbelnet để cung cấp cho sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinhviên chuyên ngành thương mại nói riêng những phương thức dịch hữu ích và thích hợp khidịch các văn bản tiếng Anh thương mại sang tiếng Việt, đồng thời đưa ra những câu trả lời vàlý giải về nghĩa và hình thức của các thuật ngữ chuyên ngành hiện đang được dùng trong lĩnhvực thương mại.
- Thuật ngữ Richards và cộng sự [22,376], định nghĩa ―thuật ngữ là những đơn vị từ vựng đặc biệt xuấthiện trong một môn học hay một chủ đề chuyên ngành‖.
- Ví dụ, mệnh đề (clause), liên từ(conjunction), và thể (aspect) là một bộ phận của thuật ngữ ngữ pháp tiếng Anh.
- 3.Dịch thuật là gì? Dịch thuật thường được biết đến như là một quá trình chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốc (Sourcelanguage) sang ngôn ngữ dịch (Target language).
- Trong việc chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốcsang ngôn ngữ dịch, người dịch cần một cách dịch hoặc một chiến lược dịch.
- Tuy nhiên Newmark cho rằng [19], trong khi phương pháp dịch liênquan đến các văn bản đầy đủ thì phương thức dịch được dùng cho các câu và các đơn vị ngônngữ nhỏ hơn câu.
- Dịch thuật theo định nghĩa của từ điển, bao hàm việc thay đổi từ một trạngthái hoặc một hình thức sang một trạng thái hoặc một hình thức khác để trở thành ngôn ngữcủa chính nó hoặc một ngôn ngữ khác (Từ điển Merriam - Webster 1994) [dẫn theo Larson,10,3] 4.
- Phương thức dịch Theo Delisle [5], phương thức dịch là các phương pháp do các dịch giả áp dụng khi họ diễnđạt một tương đương vì mục đích chuyển dịch các yếu tố nghĩa từ ngôn ngữ gốc (SL) sangngôn ngữ dịch (TL).
- Phương thức dịch của Vinay và Darbelnet Vinay và Darbelnet [2 7] phân biệt hai phương pháp dịch cơ bản: a) dịch trực tiếp(direct)/dịch sát (literal) b) dịch gián tiếp (indirect)/dịch xiên (oblique).
- 3.1 Phương thức (1): vay mượn (borrowing) Từ ngữ của ngôn ngữ gốc (source language) được chuyển thẳng sang ngôn ngữ dịch (targetlanguage) [12].
- Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ, một kĩ thuậtmới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơngiản trong tất cả.
- Haugen [dẫn theo Sari,23] cho rằng một số khả năng có thể xảy ra trong vaymượn: 1) vay mượn thuần túy (pure loanwords): vay mượn mà không thay đổi về hình thức vànghĩa.
- Ví dụ: email > email, internet > internet.2) Vay mượn có thay đổi hình thức (mix loans): thay đổi hình thức nhưng không thay đổinghĩa.
- Ví dụ: cool > kul, canteen > căn tin 3) Vay mượn một phần (loan blends): sự vay mượn mà một phần của từ là bản ngữ còn phần còn lại là vay mượn.
- Ví dụ: internet provider > nhà cung cấp internet Trong tiếng Anh thương mại, ta bắt gặp một số thuật ngữ.
- vay mượn thuần túy: bill, export, hotel, import, marketing.
- vay mượn có thay đổi về hình thức: cheque > séc, clearing > cliarinh, dollar > đô la,marketing > măc -ket- tinh, penny > penni, arbitrage > ácbit, trust > tơrớt.
- vay mượn một phần: internet banking > ngân hàng internet, ozone layer > tầng ozone,sushi bond > trái phiếu sushi, Wall Sreet > Phố Wall, Hague rules > Quy tắc Hague, ParisClub > Câu lạc bộ Paris, Dow Jones index > chỉ số Dow Jones… 3.2 Phương thức (2): sao phỏng (calque) Sao phỏng còn gọi là dịch vay mượn (loan translation), dịch suốt (through translation).
- Sao phỏng là một loại dịch vay mượn đặt biệt (a special kind of borrowing): toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa.
- Vinay vàDarbelnet chia dịch sao phỏng ra làm hai loại.
- Vay mượn từ vựng (lexical borrowing): tôn trọng cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc/nguồn,đồng thời giới thiệu một phương thức mới của từ ngữ., Ví dụ, ―Compliments de la saison‖ của tiếng Pháp được sao phỏng từ tiếng Anh―Compliments of the season‖ (những lời chúc mừng nhân ngày lễ.
- Vay mượn cấu trúc (structural borrowing): giới thiệu một cấu trúc mới ở ngôn ngữdịch/mục tiêu.
- Ví dụ, ―science - fiction‖ của tiếng Pháp được sao phỏng cấu trúc từ tiếng Anh ―science - fiction‖ (truyện khoa học viễn tưởng.
- Một số ví dụ về lối dịch sao phỏng ta thường gặp ở các kết hợp thông thường trong tiếng Anhthương mại: ―black market‖ (chợ đen), ―hot money‖ (tiền nóng), ―baby bond‖ (cổ phiếu ấunhi), ―heavy industry‖ (công nghiệp nặng), ―light industry‖ (công nghiệp nhẹ) ―white -collar workers‖ (công nhân cổ cồn trắng) tên các tổ chức, cơ quan: ―European Union‖ (Liên HiệpChâu Âu), ―International Monetary Fund‖ (Qũy Tiền Tệ Quốc Tế), ―World Bank‖ (NgânHàng Thế Giới) và các từ ghép thông thường: ―showroom‖ (phòng trưng bày), ―pawnshop‖(tiệm cầm đồ).
- Trong trường hợpdùng từ Hán - Việt thì vị trí không thay đổi, ví dụ như: ―superman‖ (siêu nhân), ―total productivity‖ (tổng sản lượng).
- Trong tiếng Việt, có một cụm từ được dịch theo lối sao phỏngtừ tiếng Anh nay đã trở thành cố định: cụm từ ―thân thiện với người dùng‖ (user - friendly), vềsau người ta dịch đồ theo ―thân thiện với môi trường‖ (environment(ally)- friendly), ―thânthiện với sinh thái‖ (eco - friendly).
- Thực ra, tính từ ―friendly‖ khi được dùng trong tính từghép vừa có nghĩa ―hữu ích và dễ sử dụng‖, ví dụ: user - friendly computer system (hệ thốngmáy tính dễ sử dụng cho người dùng lại vừa có nghĩa ―có ích / không có hại cho ai / cái gì‖,ví dụ: environment(ally.
- friendly farming methods (các phương pháp canh tác không hại đếnmôi trường), và cụm từ ―family - friendly‖ có nghĩa ― phù hợp cho người lao động có conmọn‖, ví dụ ―family -fri endly policies.
- Là người dịch (viết hay nói), ta cầnthận trọng với lối dịch sao phỏng này.
- Các từ ngữ được dịch theo lối sao phỏng phải là nhữngkết hợp thông thường, các từ đã nghe quen tai, nếu không ta sẽ có những cấu trúc, lối nói k hông tự nhiên ở ngôn ngữ dịch, ví dụ như ―kinh tế gia đình‖ mà dịch là ―householdeconomy‖ thay vì ―cottage industry‖, ―giữ chân người tài‖mà dịch là ―keep talent’s legs‖ thayvì ―attract and keep talent.
- strong coffee‖ mà dịch là ―cà phê mạnh‖ 1 thay v ì ―cà phêđậm‖, ―golden hello‖ mà dịch là ―lời chào vàng ngọc‖ thay vì ―tiền thưởng đầu quân‖,―golden goodbye‖ mà dịch là ―lời tạm biệt vàng ngọc‖ thay vì ―phụ cấp thôi việc‖…v.v, 3.3 Phương thức (3): dịch nguyên văn (literal) Dịch nguyên văn là phương thức dịch từ đối từ (word for word translation), là sự thay thế cấutrúc cú pháp của ngôn ngữ gốc thường là câu hoặc mệnh đề bằng cú pháp đồng dạng hoặcgần như đồng dạng.
- Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chínhngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi, ví dụ như sự tương hợp (concord), các đuôi thuộc về biến tố (inflectional endings).
- Ví dụ như ―I left my spectacles on the table downstairs‖ dịchsang tiếng Pháp thành ―J’ai laissé mes lunettes sur la table en bas‖.
- Phương thức này đượcVinay và Darbelnet mô tả là phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và văn hóa (it is most commonly found in translations between two languages of the same family and even more so when they also share the same culture), ví dụ giữa tiếng Pháp và Ý .
- 3.4 Phương thức (4): chuyển đổi từ loại (transposition) Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thayđổi nghĩa của thông điệp (transposition means the replacing of one word -class by another without changing the meaning of the message).
- Trong dịch thuật, có thể phân biệt 2 loạichuyển đổi từ loại: (i) bắt buộc (obligatory).
- (ii) không bắt buộc (optional.
- Chuyển đổi từ loại bắt buộc: ví dụ, ở tiếng Pháp, ―dès son lever‖ khi được dịch sang tiếngAnh thì chỉ có một phương thức chuyển đổi từ loại bắt buộc từ danh từ tiếng Pháp ―lever‖ (sựthức dậy) sang cụm động từ ở tiếng Anh: as soon as he gets / got up, vì tiếng Anh chỉ có mộthình thức động từ mà thôi.
- Chuyển đổi từ loại không bắt buộc: nếu như dịch ngược lại câu ―as soon as he gets / got up‖thì có thể dịch nguyên văn là ―dès qu’elle s’est levée‖ hoặc dịch theo phương thức chuyển đổiđộng từ thành danh từ là ―dès son lever‖.
- Trái lại, hai câu tương đương ―après qu’ il serarevenu‖ và ―after he comes back‖ đều có thể dịch theo phương thức chuyển đổi từ loại là―après son retour‖, ―after his return‖.
- Phương thức chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còngiữa các từ loại khác.
- Vinay và Darbelnet liệt kê ít ra mười loại chuyển đổi từ loại khác nhau.Sau đây là một số ví dụ về chuyển đổi từ loại liên quan đến tiếng Anh thương mại.
- có khả năng thanh toán,staff > đội ngũ nhân sự, stag > người đầu cơ xổi… Phương thức chuyển đổi từ loại có thể ví như chuyển đổi trong dịch thuật (translation shifts)của Catford.
- Để hiểu thêm về phương thức chuyển đổi từ loại và chuyển đổi dịch thuật, xinxem Nguyễn Thượng Hùng, Catford, Hồ Canh Thân và những cộng sự (sđd).
- 3.5 Phương thức (5): biến thái (modulation) Phương thức ―biến thái‖ có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi vềquan điểm (modulation means a variation in the message due to a change in the point of view): hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác.
- Phương thức này thích hợp khi dịchnguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiêntrong ngôn ngữ dịch.
- Trong phương thức biến thái, ta có thể phân biệt biến thái tự do / không bắt buộc (free / optional) với biến thái cố định / bắt buộc (fixed / obligatory.
- Biến thái cố định / bắt buộc: như trong trường hợp ―the time when‖ phải dịch sang tiếngPháp là ―le moment où‖ (the time thành the moment, một đơn vị thời gian.
- [20] Nguyễn Vạn Phú (1999), Tiếng Anh Lý Thú, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
- [21]Phan Ngọc (2000), Vài Mẹo Về Phong Cách Khoa Học trong ―Cách Giải Thích Văn Học bằng Ngôn Ngữ Học‖, NXB Trẻ.
- [25]Trần Thanh Aí (2009), Từ Điển Từ Vay Mượn Trong Tiếng Việt Hiện Đại, NXB ĐạiHọc Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
- [30]Từ Điển Thuật Ngữ Chuyên Ngành Biên Phiên Dịch Anh - Việt.
- [33]Từ Điển Thuật Ngữ Thị Trường Chứng Khoán Anh -Anh- Việt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt