Academia.eduAcademia.edu
NHỮNG LỜI KHUYÊN CHỌN NGHỀ NGHIỆP 1. Những câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất : “Em đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học ở Hà Nội, chuyên ngành tiếng Nhật. Hiện em rất hoang mang về sự lựa chọn của mình vì em nhận ra mình đã sai lầm khi quá xem nhẹ việc chọn ngành học phù hợp với bản thân. Ở phổ thông, em là học sinh thuộc loại khá giỏi. Bởi có vốn tiếng Anh từ cấp 1, lại khá thiên về các bộ môn xã hội nên em chọn khối D để thi đại học. Từ năm học lớp 11, em đã chọn Kinh tế quốc dân hoặc ĐH Ngoại thương là mục tiêu thi vào vì đơn giản đó là những trường tốp đầu và đang rất hot. Thông tin về các ngành kinh tế này, em chỉ tìm hiểu qua Internet chứ không có anh chị, người thân nào có kinh nghiệm tư vấn cho. Đến năm lớp 12, em nhận thấy việc mình thích thi kinh tế chỉ vì chaỵ theo xu hướng, muốn có cái mác sinh viên trường đại học lớn chứ không hiểu ngành nghề và đam mê. Cộng thêm lý do ngại điểm cao nên em quyết định chuyển mục tiêu sang thi Ngôn ngữ Nhật. Thế mạnh của em là tiếng Anh, thi ngành đó, em sẽ được nhân đôi điểm và không lo trượt. Rồi em cũng đỗ đại học với điểm số cao. Ngày đầu đi học, em bị sốc hoàn toàn vì lúc đó em mới biết tiếng Nhật có hình thù ra sao, ngữ pháp, Kanji thế nào. Quả thật, tiếng Nhật là một môn học khó ngoài sức tưởng tượng. Em cứ ngỡ mình học tốt tiếng Anh thì học ngôn ngữ nào khác cũng không có vấn đề gì, nhưng tất cả chỉ là ngộ nhận. Những tuần đi học tiếp sau đó là chuỗi ngày em bị khủng hoảng vì ngợp trước cuộc sống đại học. Em lờ mờ nhận ra mình có gì đó không ổn. Trong khi bạn bè cùng lớp có định hướng rất sớm về việc thi ngành này, vì đam mê anime, manga hay các món ăn, nhóm nhạc, phim Nhật và đã học thêm tiếng trước thì em không biết điều gì ngoài những thứ rất chung chung về đất nước hoa anh đào. Em bị tụt lại phía sau và cảm thấy rất chán chường. Lên đại học, tất cả dự định của em sụp đổ hoàn toàn. Em từng tính sẽ tham gia câu lạc bộ này nọ để năng động hơn, đi làm thêm để lấy kinh nghiệm… nhưng việc học nặng nề quá, em chẳng còn thời gian cho các hoạt động khác. Cứ thế vài tháng sau, em thấy mình dù đã cố gắng vẫn không thể tiếp thu ngôn ngữ Nhật được. Em tự ti và co mình lại trước bạn bè. Em chia sẻ với bố mẹ, thầy cô cấp 3 và nhận được rất nhiều sự động viên. Ai cũng nghĩ một đứa có cá tính, học hành ổn như em sẽ vượt qua và lấy lại phong độ nhanh thôi. Em cũng đã nghĩ như thế, vẫn luôn ép mình hướng về phía trước và không suy nghĩ vẩn vơ nữa. Nhưng kết quả học tập kỳ 1 vừa qua khá tệ hại khiến em thất vọng thêm về bản thân. Em xin làm thêm cho một công ty liên quan đến tiếng Nhật để học hỏi. Vào đó em mới hiểu ra, chỉ có tiếng Nhật thôi sẽ không đủ để làm việc bởi ngoại ngữ rốt cuộc chỉ là công cụ, mình cần biết thêm chuyên ngành khác. Em đồng thời nhận ra, tiếng Nhật chỉ là ý thích nhất thời, bồng bột của mình. Em vẫn rất thích tiếng Anh, muốn trao dồi, gắn bó hơn với ngôn ngữ này. Giờ đây khi đã bước sang nửa cuối học kỳ 2, em vẫn không tài nào tìm cho mình niềm ham thích tiếng Nhật. Hóa ra trước khi thi đại học, thay vì để ý đến ngành mình thi (tiếng Nhật) xem có phù hợp với bản thân không, em lại chỉ chăm chăm đi tìm hiểu bên kinh tế chán thế này, không tốt thế kia để thấy rằng chọn ngôn ngữ Nhật là hợp lý. Giờ đây, em muốn thi lại Kinh tế, không phải để chạy theo thời đại mà vì ít nhất ngành này sẽ đào tạo cho em một chuyên môn cụ thể. Thế mạnh tiếng Anh, tin học của em cũng được phát huy, có môi trường để hòa nhập và năng động hơn. Bố mẹ em thì không muốn em thi lại lần nữa vì nghĩ rằng ngành này sẽ thất nghiệp, học tiếng Nhật vẫn hơn. Bố mẹ đã bảo một câu khiến em băn khoăn mãi: “Mày có xác định được mình thích gì mà theo đuổi đâu, nhỡ đỗ rồi sang bên đó lại ủ rũ, chán chường… như bây giờ thì thế nào”. Đúng vậy, mọi người có thể bảo em đứng núi này, trông núi nọ... là do em kém cỏi và thụ động, nhưng em không muốn giống như bao nhiêu anh chị khác, học xong 4 năm ra trường vẫn chẳng định hướng công việc cho mình, đam mê của mình. Em rất mong nhận được những lời khuyên của mọi người để định hướng đúng đắn ngành nghề và tìm ra được đam mê cho bản thân. Em cũng hy vọng rằng, câu chuyện của mình sẽ là bài học kinh nghiệm cho các bạn học sinh nghiêm túc, chín chắn hơn trong việc chọn ngành nghề để không phải hối hận như em nữa.” (Nguồn Vnexpress) Câu chuyện thứ hai : "Em đang ghét ngành mình học vô cùng. Là dân chuyên Lý của THPT Hà Nội Amsterdam, em chọn Tài chính ngân hàng như một giải pháp phù hợp khi không biết thi vào đâu và không có ai giúp định hướng nghề nghiệp. Càng học, em càng nhận ra mình ghét tính toán và những con số lằng nhằng. Dù điểm số vẫn đạt loại giỏi, nhưng em cảm thấy không hứng thú, đôi lúc mệt mỏi và không biết học để làm gì", sinh viên một ĐH danh tiếng ở Hà Nội chia sẻ. (Nguồn Vnexpress) Câu chuyện thứ ba : “Hơn 6 năm trước, tôi thi vào ngành Tài chính doanh nghiệp của ĐH Kinh tế TP HCM nhưng không đủ điểm. Tôi khá buồn nhưng thực sự khi đăng ký ngành đó, tôi cũng chẳng hình dung được mình sẽ học gì, sẽ làm gì sau khi ra trường. Tôi lại bắt đầu loay hoay đăng ký nguyện vọng 2, tìm hiểu, tôi trao đổi với gia đình về dự định đăng ký vào ngành Quan hệ công chúng lúc bấy giờ chỉ có ĐH Văn Lang đào tạo. Nhưng anh tôi phải đối, ba mẹ của tôi cũng phản đối vì không thích con gái ra ngoài giao tiếp nhiều, vì ngành đó quá nhiều áp lực và stress. Còn tôi, thấy nó hợp với tính ham chơi, thích sự thoải mái, tự do, thích giao tiếp với mọi người. Rồi cả gia đình hướng tôi theo ngành Thẩm định giá, theo nghề của chú vì "nghe nói nghề đó có tiền lắm". Tôi cũng đọc, cũng tìm hiểu, thấy nó cũng là ngành mới, cũng lạ, mà tôi thích những cái lạ, và hơn hết, cả gia đình tôi muốn tôi học ngành đó. Tôi với tự ti rớt NV1, cũng im lặng làm theo. 4 năm trong trường đại học, khoảng thời gian có ý nghĩa nhất với tôi, khiến tôi cống hiến hết mình, đó là những ngày tôi làm chủ nhiệm một câu lạc bộ học thuật của khoa, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho sinh viên trong khoa về chuyên ngành, về kỹ năng mềm... Tôi thích cái cảm giác được gặp và trao đổi với các giảng viên, mời họ về giảng. Tôi thích cái cảm giác được lên kế hoạch chương trình, được phân công cho các bạn trong câu lạc bộ theo đúng sở thích và khả năng của họ, quản lý, giám sát tiến độ hội thảo, thích cái cảm giác đứng sau điều phối một chương trình. Có những chương trình thành công, có những chương trình thất bại, nhưng nhờ đó, tôi học được thêm nhiều bài học. Tôi đấu tranh hết mình cho quyền lợi của các bạn thành viên. Chúng tôi vui cùng nhau, buồn cùng nhau sau mỗi chương trình. Năm 3 đại học, đã có lúc tôi nghỉ học triền miên vì cái cảm giác sợ đến lớp, sợ cái cảm giác bị đuối giữa những môn học mình không hứng thú và không thể thu nạp vào đầu. Tôi đã phải gọi điện cho một người thầy tâm lý ở trường cấp 3 của mình để nhờ thầy tư vấn, động viên. Năm 4 đại học, sắp ra trường, đã trải qua kỳ kiến tập và cả thực tập, những ngày khảo giá làm đề án, thông tin tuyển dụng trong ngành hầu hết chỉ tuyển nam mà chẳng ai muốn tuyển nữ, tôi càng thấy mông lung hơn với tương lai của mình, mờ mịt, trắng xóa... Tôi chia sẻ với mẹ những điều đó, và khi nghe mẹ nói: "Thôi, giờ nếu con thích marketing hay event gì đó thì con hãy lựa chọn cho chính mình". Tôi nghe câu nói đó mà òa khóc, khóc vì ấm ức tại sao không nói câu đó ngay từ cái ngày tôi đề nghị được học PR, tại sao ngăn cấm tôi để tôi phải học cái ngành mình không thích đến mãi bây giờ mới nói câu đó; khóc vì cảm thấy tự ti khi tôi sợ chuyển hướng bây giờ là quá muộn, tôi không thể cạnh tranh lại với những bạn đã được đào tạo bài bản khác. Rồi tôi ra trường, lại vẫn mông lung. Duyên cớ đẩy đưa, tôi nhận được 2 công việc hoàn toàn trái ngược nhau: 1. thư ký giám đốc cho một công ty làm đẹp, 2. thẩm định viên trong một ngân hàng. Và rồi một lần nữa, dưới sức ép của gia đình, tôi lại chọn cái thứ 2 vì sự "ổn định" và "đúng chuyên ngành". Nhiều người nhìn vào tôi và ganh tỵ, họ nói tôi quá may mắn, nhiều bạn bè trong lớp mong được như tôi mà không được. Nhưng họ không biết, 2 tháng đầu tiên thử việc, tôi đã gọi điện về khóc lóc, làm loạn bao nhiêu trận đòi nghỉ việc vì không chịu nổi cách làm việc của lão tổ trưởng hách dịch, bao nhiêu người lần lượt nghỉ việc cũng vì lão, vậy mà cái đứa tôi lại trụ lại mãi đến giờ. Họ cũng không biết trong 2 năm qua, tôi đã phải trải qua và chứng kiến những gì trong cái ngành ngân hàng khốc liệt này. Qúa đáng sợ với một con bé mới chân ướt chân ráo ra trường với bao hoài bão như tôi, dù tôi cũng không phải tuýp người nhìn đời qua lăng kính màu hồng. Đã bao lần lá đơn xin thôi việc nằm chễm chệ trên bàn tôi nhưng rồi lại bị xé đi. Tôi bảo tôi mê event, muốn theo marketing, thích kinh doanh riêng, nhưng tôi lại nghi ngờ khả năng của mình. Tôi hèn nhát, do dự! Mức lương của tôi không cao, nhưng cũng không hẳn là thấp, nếu nhảy trái ngành và nhận được mức lương thấp hơn, tôi cũng không cam lòng. Ít ra nó vẫn nuôi sống tôi, vẫn giúp tôi có thể phụ thêm cho gia đình mỗi khi nhà có chuyện. Mỗi lần trong phòng có người nghỉ việc, lòng tôi lại đau đáu không yên. Tôi cũng muốn nghỉ! Nhưng nghỉ rồi làm gì bây giờ? Đã bao lần tôi applycông việc trái ngành nhưng không ai gọi. Chính tôi còn không biết tôi thích cái gì, có khả năng trong lĩnh vực gì thì liệu ai có thể giúp tôi định hướng được bước đi của mình chứ? Sau 2 năm ra trường, tôi vẫn luẩn quẩn trong cái vòng bế tắc của mình. Loay hoay không tìm được lối ra!” (Nguồn Vnexpress) Câu chuyện thứ tư : ... Câu chuyện thứ năm : ... Và rất nhiều nữa ... Chọn sai nghề và chới với giữa lưng chừng cuộc đời đang trở thành một điều gì đó mang tính hiển nhiên trong xã hội, khi mà nó trở nên quá phổ biến. Theo thống kê không chính thức từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP Hồ Chí Minh, có đến 60% học sinh chọn sai nghề và cũng tầm con số đó là những người lớn đang hối hận với lựa chọn của mình. Có rất nhiều người bỏ ra công sức cho 4,5 năm học Đại học, cao đẳng, nhưng ra trường thì không xin được việc. Rất nhiều bạn trẻ học Quản trị kinh doanh là một ví dụ. Nghe đến tên ngành học có vẻ rất kiêu, sau này có thể làm quản lý. Nhưng thực tế, khi ra trường, đa phần đều làm công việc bán hàng, hoặc những những công việc không liên quan gì đến Quản trị kinh doanh. Nó là một sự lãng phí thời gian và công sức. 2. Học sai nghề đem lại hậu quả gì? Lãng phí thời gian 4, 5 năm Đại học hay 3 năm Cao đẳng không phải là một quảng thời gian ngắn. Rất nhiều người chọn học nghề đã bắt đầu đi làm, tích lũy vốn và đang có hướng kinh doanh khi một số bạn khác còn đang đi học Đại học. Tất nhiên điều này không đại diện cho tất cả. Nhưng không ít trường hợp trong thực tế là như vậy. Sau ngần đó thời gian, bạn ra trường, không kiếm được việc làm, hoặc thấy không còn thích nghề đã học nữa, bạn quyết định học một nghề khác. Vậy đấy, bạn mất đến trên dưới 8 năm cho việc học nếu chọn sai. Gần 30 tuổi, và bạn chưa có kinh nghiệm gì nhiều, cơ hội công việc sẽ dần khép lại. Lãng phí tài năng Tại sao chọn sai nghề lại lãng phí tài năng? Mỗi người đều có những đặc điểm riêng và thế mạnh tính cách riêng. Bill Gates không thể giỏi vẽ tranh như Picasso được. Và Picasso đi học khoa học máy tính thì cũng sẽ là một anh nhân viên quèn suốt đời. Mỗi người trong chúng ta đều có những tài năng riêng. Và chọn không đúng điều mình có thế mạnh để theo đuổi là bước đầu tiên cho sự thất bại của những chuỗi ngày sau đó. Nếu bạn có đọc qua cuốn sách 7 loại hình thông minh, bạn sẽ đồng tình hơn nữa với quan điểm này. Học nhưng thiếu động lực Bạn học tốt khối A. Bạn có tính hướng nội và thích nghiên cứu khoa học. Bạn mường tượng ra tương lai dành cho mình là một phòng thí nghiệm với những chiếc máy tính. Nhưng, bố bạn có người bà con là quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường. Vậy là bố bạn muốn bạn học ngành Quản lý Môi trường và vào đó làm cho ổn định. Rồi bạn cũng nghe theo lời Bố. Kết quả là bạn phải học những môn mà bạn không chút hứng thú. Bạn vẫn lên mạng tìm hiểu về khoa học máy tính, về lập trình, ... Điểm số của bạn chỉ lẹt dẹt ở mức trung bình. Và điều đó càng khiến bạn mất thêm động lực. Cái bằng Trung bình sau khi ra trường không khiến bạn thất nghiệp, nhưng nó khiến bạn đánh mất đi bản thân mình. Bạn đã giỏi về nghiên cứu khoa học nhưng cuối cùng lại xếp hạng Trung bình với cái ngành bạn không hề thích thú. Và sau đó là quãng đời còn lại không chút động lực để phấn đấu thêm nữa. Khó tìm việc làm Học sai nghề khiến bạn mất động lực học tập là một phần lý do cho việc này, khi kết quả học tập của bạn không được như người khác. Bên cạnh đó, khi phỏng vấn tuyển dụng, người phỏng vấn luôn quan tâm đến động lực làm việc của bạn là gì. Động lực làm việc là yếu tố then chốt để một nhân viên có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Nếu bạn chọn sai nghề, câu hỏi này sẽ khiến bạn bối rối và trả lời chung chung. Chỉ cần một số thủ thuật nhỏ, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra điều đó. Thí dụ, người ta sẽ hỏi thêm bạn về những việc bạn làm khi rảnh rỗi, hay sở thích của bạn là gì, ... để đánh giá thêm về câu trả lời động lực làm việc của bạn. Thua kém những người khác trong công việc Cũng giống như trong quá trình học tập vậy, khi làm việc, bạn sẽ thua kém những người khác nếu bạn chọn ngành không phải là thế mạnh của mình. Bạn là người hướng nội nhưng công việc của bạn đòi hỏi phải giao tiếp nhiều thì bạn đang ở thế bất lợi so với người hướng ngoại. Bạn không hăm hở gì với những hoạt động đông đúc, thậm chí đôi khi bạn muốn né tránh công việc. Việc này sẽ khiến bạn không có chỗ đứng tốt trong tổ chức mình làm việc và rất khó để thăng tiến. Nhưng, cũng là một người hướng nội, cộng thêm khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, bạn có thể trở thành một con Sói già trong ngành đầu tư Tài chính với khả năng quan sát và phân tích vấn đề của mình. Trở thành người dẫn đầu hay chỉ là cái bóng mờ nhạt trong công việc bắt đầu từ cách mà bạn chọn lựa nghề nghiệp cho mình như thế nào. Tương lai mờ mịt và cuộc sống bế tắc. Không cần phải nói thêm nhiều về điều này nếu bạn đã đọc qua những điều ở trên. Động lực là yếu tố then chốt cho sự thành công. Bạn không thể thành công nếu không có sự cố gắng, và bạn cũng không thể cố gắng nếu bạn không có chút động lực nào dành cho nó. Bạn sẽ trả giá bằng mười mấy năm hoặc cả cuộc đời nếu ngưỡng cửa này bạn đưa ra lựa chọn sai lầm! Vậy chọn nghề như thế nào mới gọi là ĐÚNG? Tiêu chuẩn nào để đánh giá việc này? Phần cuối của cuốn sách này, chúng tôi sẽ gợi mở cho các bạn câu trả lời. 3. Vì sao nhiều người chọn sai nghề? Thiếu định hướng Bạn không nhận biết được đâu là thế mạnh của bản thân. Bạn không biết được học Đại học, Cao đẳng là học kiểu gì. Bạn không biết được công việc thực tế ra sao. Mọi thông tin về tương lai công việc nó như nằm trong chiếc hộp đen. Bạn thực sự chẳng tìm được mấy thông tin phù hợp từ internet, toàn mấy bài viết chung chung của báo này rồi báo kia lấy đăng lại. Đọc lui đọc tới có bấy nhiêu nội dung. Và thực sự không có nhiều nội dụng đi sâu vào hướng dẫn từng bước. Người xung quanh thì mỗi người một ý. Người tư vấn thế này, người tư vấn thế kia. Bạn cảm thấy rối bời. Thiếu định hướng dẫn bạn đến việc sử dụng những nền tảng và nhân tố không thích hợp để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Nó dẫn đến các nguyên nhân còn lại bên dưới. Vấn đề của bạn là thiếu thông tin, thiếu cơ sở dựa vào. Và không biết cơ sở nào đúng cơ sở nào sai. Bạn đang bên trong một ma trận và không biết đầu ra nằm ở đâu. Trong việc định hướng nghề nghiệp, chọn nghề đúng thế mạnh của bản thân là một điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy nhớ, VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Hầu hết những người thất bại với công việc của mình đều là những người ngồi nhầm chỗ. Một anh đầu óc bay bổng, mơ mộng với một tâm hồn lãng mạn đi làm kế toán, suốt ngày làm việc với mấy con số chán ngắt. Một chị có đầu óc kinh doanh, khả năng giao tiếp và bán hàng tuyệt vời lại đi làm nhân viên ngân hàng suốt ngày nhập số liệu, tính toán sổ sách tiền vào tiền ra. Một chị khác thì thích cuộc sống hướng ngoại, yêu thiên nhiên, thích đi đây đi đó thì lại suốt ngày chôn thân trong bốn bức tường với công việc văn phòng. Sẽ không có chút động lực làm việc nào cho những tình huống như vậy. Không có động lực làm việc nghĩa là hiệu quả công việc không cao. Và cuối cùng là không có thăng tiến, cuộc sống bế tắc và thua kém người khác. Học lực / Điểm chuẩn đầu vào của ngành học Học lực là yếu tố khá quan trọng để bạn quyết định lựa chọn trường và ngành trong trường đó. Nếu lựa chọn vướt quá khả năng của bạn, việc trượt Đại học có thể khiến bạn chới với trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó là những vấn đề về tâm lý bạn cần đối mặt. Với yếu tố học lực, nếu để đến lớp 12 bạn mới xem xét thì đã khá muộn. Ví dụ, năm lớp 12, bạn nhận ra rằng mình phù hợp với công việc ngành Y dược. Để thi vào Y dược, bạn cần học tốt khối B. Nhưng than ôi! Giờ là năm lớp 12 rồi, đã quá trễ khi bạn không hề đầu tư gì cho môn Sinh học. Cho nên, hướng nghiệp từ sớm, thậm chí là lúc còn học cấp 2 sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều trong tập trung học lực của mình đúng hướng. Định hướng từ trung học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Ở Việt Nam, đa phần bố mẹ đều muốn con em mình học giỏi đều các môn. Điều này thực sự là một thảm họa giáo giục. Các nước có phương pháp giáo dục tiên tiến, không nước nào có phần đông bố mẹ như vậy. Có 2 nguyên lý ở đây : một là, nguyên tắc 80/20 (nguyên lý Pareto); hai là, con cá thì không thể leo cây. Nguyên lý 80/20 định nghĩa thế này, 80% kết quả là do 20% nguyên nhân (Tìm hiểu thêm tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/NguyenLyPareto). Ví dụ, theo thống kê, 80% đất ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số; 80% doanh thu của một công ty đến từ 20% số lượng khách hàng; ... Tương tự cho bạn, 20% môn học sẽ mang lại 80% kiến thức thế mạnh cho bạn. Khi bạn học xong và đi làm, bạn sẽ thấy một điều rằng, rất nhiều kiến thức trong nhà trường không còn được sử dụng trong công việc và ngoài cuộc sống của bạn nữa; và thậm chí, bạn còn không nhớ tới nó nữa. Thực trạng của nền giáo dục hiện nay là, học sinh quá tải. Mỗi người phải chọn cho mình một mũi nhọn, và tập trung hết sức lực của mình vào đó, bạn sẽ thành công theo cách riêng của bạn. Con cá thì không thể leo cây. Einstein nói : “Everyone is a genius. But, if you just a fish on its ability to climb a tree, it will live its whole life believing it’s stupid” (Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá con qua cách nó leo cây, nó sẽ sống cả cuộc đời với niềm tin rằng nó là kẻ ngu ngốc). Giả sử, bạn có thiên hướng trí tuệ theo hướng văn học nghệ thuật, do vậy bạn sẽ có lối tư duy theo hướng từu trượng; điều này nghĩa là bạn sẽ không mạnh về tư duy logic, bạn không giỏi các môn tự nhiên; nếu bạn có cố gắng học để lấy điểm cao đi nữa, khi ra trường đi làm, bạn vẫn sẽ bị tụt lại phía sau những người với bộ não được thiết kế sẵn với khả năng tư duy logic. Nếu bạn biết đến cuốn sách “7 loại hình thông minh” của Thomas Armstrong, bạn hẵn sẽ đồng tình với quan điểm này. Cuốn sách đề cập đến 7 loại hình thông minh, và mỗi người có trong mình một hoặc một vài trí thông minh trội hơn. Nếu bạn tập trung vào phần trội hơn này, bạn sẽ chiến thắng. 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 84% 72% 68% 66% 64% 60% 58% 52% 46% Ví dụ về bảng điểm các loại hình thông minh của một người Với ví dụ ở sơ đồ trên, hai loại hình thông minh trội nhất của người này là khả năng suy xét nội tâm (có khả năng tốt trong việc tìm thấy ý nghĩa cuộc đời) và tình yêu với thiên nhiên (có động lực làm việc cao với môi trường gần gũi thiên nhiên); xếp ngay sau đó là khả năng tư duy logic (khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề chuyên sâu). Những công việc liên quan đến du lịch, nông nghiệp, môi trường sinh thái, ... sẽ phù hợp trong trường hợp này. Nếu từ lúc trung học, người này tập trung vào toán, lý, hóa và sau đó lại chọn công việc trong một nhà máy sản xuất, điều tất yếu là động lực làm việc của người này sẽ thấp và khó để phát huy nhiệt huyết, đam mê của mình. Nếu bạn đang còn chưa đến lớp 12, và đọc được cuốn sách này, thì hãy tạm thời ngưng cắm đầu vào sách vở, hãy xác định thế mạnh và động lực nghề nghiệp của mình trước; sau đó, xác định những môn bạn cần đầu tư nhiều nhất. Hãy bỏ ra 20 phần trăm sức lực, và bạn sẽ nhận về 80 phần trăm kết quả. Bạn sẽ đảm bảo tốt hơn học lực của mình với khối ngành mà bạn đã định hướng ngay từ ban đầu. Học lực không đủ vào trường tốt thì sao? Không sao cả, trường không có danh tiếng cao không có nghĩa là cơ hội phát triển tương lai của bạn kém đi. Tất cả nằm ở bản thân bạn, trường học không quyết định nhiều đến việc một người thành công hay không. Những người lương cao mà tôi quen biết có hai kiểu : một là khả năng về học thuật rất giỏi, hai là kỹ năng bổ trợ trong công việc rất giỏi. Về khả năng học thuật, đây là những người có khả năng nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực chuyên ngành hẹp nào đó. Ví dụ như những người nghiên cứu sinh học, tạo ra giống cây trồng mới; hay những kỹ sư công nghệ có khả theo kịp tiến bộ khoa học với khả năng về tư duy logic tuyệt vời; ... Để thành công với những công việc này, bên cạnh niềm đam mê còn cần khả năng thiên bẩm về tư duy logic. Và số người này không nhiều nếu bạn nhìn những người xung quanh bạn. Về những kỹ năng bổ trợ, đây là những người có khả năng sử dụng nhiều loại hình trí thông minh của mình để phát triển sự nghiệp. Thí dụ khả năng gây ảnh hưởng lên người khác, khả năng thuyết phục, khả năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, ... Một người bạn thành công với nghề nghiệp của mình với mức lương 2000$/tháng ở độ tuổi 30 chia sẻ với tôi rằng, công việc của bạn chỉ 20% là chuyên môn và 80% là kỹ năng bổ trợ. Điều này nói lên điều gì liên quan đến việc chọn trường? Trường học chất lượng có thể giúp bạn nếu bạn thuộc tốp người nghiên cứu chuyên sâu về học thuật. Với nhóm người thứ hai, trường mà họ chọn không phải là vấn đề, vấn đề là họ định hướng bản thân như thế nào, những kỹ năng nào mà họ cần có để phát triển sự nghiệp của mình. Hiện nay, rất ít nhà tuyển dụng quan tâm đến việc bạn học trường nào. Cái có họ cần ở một ứng viên là sự phù hợp giữa kỹ năng và yêu cầu công việc, cộng với động lực làm việc ở ứng viên là gì khi ứng tuyển vào công ty của họ. Hầu hết sinh viên mới ra trường sẽ được đào tạo lại khi gia nhập một công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Rất nhiều bạn của tôi chỉ học ở những trường Đại học không mấy danh tiếng, nhưng lại rất thành công với những công việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy nên, nếu học lực của bạn có khả năng không vào được một trường tốt, bạn nên chọn cho mình một trường khác nằm trong khả năng của mình. Kỹ năng và thái độ mới là thứ mà nhà tuyển dụng quan tâm ở bạn nhiều nhất. Vậy nếu bạn không đủ khả năng vào đại học? Dưới đây là câu chuyện gần đây được rất nhiều tờ báo lớn chia sẻ : “Uống cà phê với người bạn cùng thời phổ thông. Bạn mình bảo tao luôn theo dõi mỗi bước đi của mày, nhiều khi muốn gặp mày làm vài chai nhưng tao hơi ngại và hơi tự ti. Ngày xưa đi học mày học tệ hơn tao. Vây mà giờ tao với mày cách xa nhau quá. Đời cũng bất công thật. Tao học đại học chính quy ra giờ... Mày thì chả học hành gì, giờ mới đi học quản trị kinh doanh tại chức mà lại thành đạt thế. Đúng là mỗi người có một cái số. Tôi nói với ông nhé: - Thứ nhất: Đừng bao giờ cảm thấy tuyệt vọng hay hụt hẫng trước sự hào hoa, xán lạn của người khác... Vì mỗi người, đều có một giá trị, và giá trị đó không ai có thể sánh bằng, huống chi chúng ta là bạn bè. Thứ hai: Ông và rất nhiều người mắc một sai lầm rất lớn đó là luôn nghĩ: "Người này, người kia chả học hành gì mà vẫn thành công". Tôi chưa thấy trên đời này có một ai thành công dù là một chút mà không học cả, trái lại họ còn học rất rất nhiều. Nếu ông nói "họ chả có bằng cấp nào mà vẫn thành công thì tôi còn tạm đồng ý" . Để tôi nói cho ông nghe một sự thật. 8 năm qua số sách mà tôi đọc gấp 100 lần những cuốn sách mà ông biết. Số tiền mà học phí mà tôi trả nhiều gấp 100 lần số tiền mà ông trả để có được tấm bằng Đại học. Và hơn hết những khó khăn, những áp lực tôi vượt qua nhiều hơn 1.000 lần những gì mà ông đã trải qua. Ông có biết một năm sau ngày ra trường nhiều lúc bạn bè gọi đi cà phê, hát karaoke tôi luôn từ chối không. Không phải tôi không thích đâu, mà là những khi đó tôi phải xoay sở, vật lộn với công việc để kiếm từng đồng trang trải cuộc sống. Tôi đoán ông chưa trải qua cảm giác ba tháng liền ăn mỳ tôm, dắt xe đi bộ 20 km trong đêm vì không có tiền đổ xăng đúng không. Tôi chia sẻ những điều này với ông để ông hiểu rằng cuộc đời mỗi người do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay là kết quả của những gì tôi đã lựa chọn, suy nghĩ, hành động trong suốt 8 năm qua. Và cuộc sống của ông 8 năm sau sẽ là kết quả của những gì ông lựa chọn suy nghĩ, hành động bắt đầu từ ngày hôm nay. Cho dù tôi hay ông có là ai đi chăng nữa chúng ta mãi là những người bạn. Tôi không thể giúp ông về tiền bạc những tôi có thể giúp ông định hướng, tôi không cho ông sự cam kết nhưng tôi sẽ cho ông niềm tin. Vậy nhé. Tiền cà phê hôm nay ông trả nhé!” Đây không phải là câu chuyện hư cấu, nó là thực tế mà rất nhiều người đạt được. Tôi có một người em dưới một khóa, nhà khó khăn nên không thể vào đại học được, nhưng giờ là chủ của vườn nấm. Bạn có nền tảng gia đình làm nông cộng với ham muốn thay đổi cuộc đời, nên giờ đang sở hữu một vườn nấm ở quê. Bạn cũng vừa cất cho gia đình một căn nhà khang trang bằng những đồng tiền tự bản thân kiếm được ở độ tuổi 28. Một trong những vấn đề hiện tại của hệ thống giáo dục Việt Nam là thừa thầy thiếu thợ. Ai ai cũng muốn có một tấm bằng Đại học. Nhưng các bạn trẻ đâu biết rằng, có được tấm bằng Đại học là một chuyện, kiếm ra tiền lại là một chuyện khác. Và đây là công thức của hầu hết những người không có bằng Đại học nhưng vẫn thành công : Học một nghề mà mình thấy phù hợp với bản thân (đam mê nó lại càng tuyệt vời), làm thật tốt và luôn trau dồi kiến thức với nghề mình học, học thêm kiến thức về kinh doanh (học từ sách vở hoặc người đi trước), tích lũy một số vốn và tính toán cho việc làm chủ. Dưới đây là một số câu chuyện thực tế mà bạn có thể học hỏi. Câu chuyện thứ nhất : “Chàng trai làm thuê trở thành ông chủ kiếm hàng chục tỷ đồng Sinh ra từ làng và trưởng thành từ vùng quê nghèo khó, anh Đào Công Trường – Phó chủ tich hội Liên hiệp Thanh niên xã Tản Lĩnh. Chàng trai này trở thành ông chủ của công ty cổ phần bánh sữa Ba Vì với doanh thu 10 tỷ đồng/năm. Công Trường sinh ra và lớn lên trong gia đình bố là công nhân, mẹ làm ruộng. Công việc Trường bắt đầu làm là chân bán hàng cho nhà phân phối sữa tại khắp các tỉnh Hà Tây. Sau 5 năm vừa học, vừa làm, Trường về quê hương lập nghiệp, vay vốn với 50 triệu đồng. Anh đầu tư xây dựng xưởng sản xuất bánh sữa lấy tên Trường Vũ. Thời gian ban đầu, Trường gặp phải rất nhiều khó khăn. Anh tâm sự: “Với bất kì một người nào khi lập nghiệp sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thất bại rồi mới thành công. Mình luôn biết lấy thất bại của người khác làm bài học cho mình”. (Nguồn News.zing.vn) Câu chuyện thứ hai : “Chàng trai tay trắng thành ông chủ kiếm 3 tỷ/năm. Từng bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, không có bằng đại học nhưng Nguyễn Bách Trường (sinh năm 1987) tại Hoài Đức (Hà Nội) trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất tăm giang Trường Thịnh. Hiện nay, cơ sở của anh lớn nhất huyện với mức tiêu thụ gần 40 tấn/năm. Tốt nghiệp cấp 3, Bách Trường nhập ngũ. Xuất ngũ từ năm 2008, anh trở về quê và theo nghề làm tăm truyền thống của gia đình. Sau khi kết hôn, từ vài tạ tăm mẹ cho, vợ chồng Trường bán được 5 triệu đồng để khởi nghiệp. Hai năm đầu tiên, Trường sản xuất và kinh doanh tăm theo cách bán trực tiếp tại các cửa hàng trong vùng. Trong thời gian 2 năm đầu lập nghiệp, Bách Trường gặp nhiều khó khăn chồng chất khi không có vốn, cơ sở vật chất kém, thiết bị kỹ thuật chưa cao, thiếu kinh nghiệm quản lý... Từ một chàng trai mang tăm đi bán rong khắp các nẻo đường, hiện tại Bách Trường trở thành ông chủ của một xưởng sản xuất tăm giang có tiếng, đạt doanh thu 3 tỷ/năm. (Nguồn News.zing.vn) Câu chuyện thứ ba : “Trượt đại học trở thành chủ chuỗi cửa hàng có doanh thu 20 tỷ/năm Có điều kiện hơn khi sống tại Thủ đô, Nguyễn Minh Hiền (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tuy trẻ tuổi nhưng đã là chủ của 3 cửa hàng thời trang, 2 nhà hàng Sushi tại Hà Nội với doanh thu hàng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng. Cô trở thành bà chủ trẻ tuổi của 45 nhân viên. Thích kinh doanh nên suốt 3 năm học THPT, cô trở thành nhân viên bán mỹ phẩm tại cửa hàng của người bác. Trượt đại học, Hiền không ôn thi tiếp mà quyết định thực hiện niềm đam mê kinh doanh. Hiền lập nghiệp với việc bán mỹ phẩm trên mạng. Dần tích lũy vốn 100 triệu đồng, Hiền mở cửa hệ thống 3 hàng thời trang tổng hợp. Sau đó, cô quyết định mở hệ thống nhà hàng sushi. Để có được thành công này, cô gái đã xây dựng kế hoạch lâu dài, trong đó Hiền chú trọng giá cả hợp lý và thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.” (Nguồn News.zing.vn) Những tấm gương tỷ phú không bằng đại học ở cả nước ngoài và Việt Nam có thể quá cao vời đối với các bạn trẻ. Nhưng những câu chuyện có thật về một sự thành công ở mức độ nào đó có thể sẽ tạo nhiều hơn cho bạn những động lực để không thất vọng với việc không thể vào đại học và định hướng sớm cho tương lai. Mấu chốt để thành công là bạn có động lực với việc mình làm. Động lực có thể là niềm đam mê, cũng có thể là vì kinh tế gia đình, hay vì để thể hiện bản thân mình. Dù là động cơ nào đi nữa, bạn cũng phải có cho mình một cái. Động lực càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội để thành công. Chọn ngành học không chọn nghề Bạn chọn học Marketing vì nó đang là xu thế. Ra trường bạn kiếm được một công việc là Chuyên viên nghiên cứu thị trường. Nhưng cái tính ít nói và ngại giao tiếp khiến bạn gặp khó khăn. Tất nhiên là hiệu quả công việc bạn mang lại không được như người khác. Làm càng lâu với công việc đó, bạn mới nhận ra rằng, một khi bạn làm công việc gì đó quá lâu, bạn sẽ rất khó để làm một công việc khác. Những kỹ năng và kinh nghiệm đòi hỏi ở công việc khác bạn không có nhiều. Thế là bạn cứ gắn bó với công việc hiện tại. Và vẫn cứ ì ạch với điểm yếu ngại giao tiếp. Bạn bắt đầu bế tắc từ đó. Nhưng thực tế, ngành Marketing vẫn có những công việc dành cho những người ngại giao tiếp. Những công việc hậu trường chẳng hạn. Nhưng ngay từ đầu bạn không biết. Đơn giản là bạn chọn Marketing, ra trường kiếm được một công việc là tốt rồi. Và sau đó cứ để cho cuộc đời đưa đẩy. Tôi, tác giả cuốn Ebook này đã từng như vậy. Bạn bè tôi cũng không khá gì hơn. Có một câu nói của một người bạn làm tôi nghĩ, “Công việc đầu tiên của một người sau khi ra trường sẽ quyết định tương lai người đó đi về đâu”. Khi bạn không biết chính xác công việc mình mong muốn có được sau khi ra trường là gì, bạn sẽ bị cuộc đời đưa đẩy. Và công việc đầu tiên sẽ đưa đẩy bạn vào một tương lai bạn không đoán được nó như thế nào. Công việc có khiến bạn thăng tiến hay không, có phù hợp với tính cách của bản thân thân hay không, có làm mình có động lực làm việc hay không. Vậy nên, để không bị cuộc đời đưa đẩy, bạn cần chọn nghề chứ không phải chọn ngành. Bạn cần biết công việc bạn mong muốn nó trông như thế nào, hướng phát triển ra sao, và có phù hợp với bản thân hay không. Sẽ có cách cho bạn biết được những điều đó. Bố mẹ tác động Thế giới quan của các bậc phụ huynh Có bốn yếu tố quan trọng khiến các bậc phụ huynh làm hại con mình. Thứ nhất : che chở cho con bằng các yếu tố ngoại sinh, thứ hai : danh tiếng của gia đình đối với xã hội, thứ ba : áp đặt thế giới quan của mình lên con cái; thứ tư : theo nghề nghiệp bố mẹ. Yếu tố thứ nhất : che chở con bằng yếu tố ngoại sinh Yếu tố ngoại sinh là gì? Trong cuốn sách Động lực 3.0 của Tiến sĩ tâm lý học Daniel Pink, ông đã đưa ra ba động lực khiến con người làm việc với năng suất cao nhất và có được niềm hạnh phúc trong cuộc sống lớn nhất : – Quyền tự trị (tính tự chủ) – là khao khát được định hướng cho cuộc đời của chính mình. – Sự hoàn thiện (làm chủ) – là thôi thúc được ngày càng trở nên tốt hơn, giỏi hơn ở lĩnh vực nào đó có ý nghĩa đối với bản thân. – Mục đích – là mong mỏi được làm những gì để phục vụ cho mục đích nào đó còn cao cả hơn chính bản thân chúng ta. Đây là những động lực nội sinh, những động lực được thôi thúc từ bên trong, khiến con người ta làm việc với niềm đam mê và không mệt mõi. Ngược lại là động lực ngoại sinh, là tiền bạc, là sự an toàn về tài chính, là một nơi để ở. Động lực ngoại sinh khi đạt được rồi khiến con người ta không còn nhiều động lực để phấn đấu thêm nữa. Vậy bố mẹ làm hại con mình như thế nào? Muốn con mình chọn nghề có việc làm lương cao giống tấm gương nào đó mà bố mẹ biết. Muốn con mình chọn ngành kỹ thuật để có thể nhờ người quen xin việc, nó đảm bảo sự an toàn, mặc dù con mình là con gái. Muốn con mình học ở tỉnh lẻ vì Sài Gòn hay Hà Nội phức tạp lắm. Vân vân và vân vân. Những mong muốn này không hề liên quan gì đến động lực trong cuộc sống của các bạn trẻ cả. Có thể sau này khi ra trường đi làm àm, các bạn trẻ được đối xử như ư vậy v sẽ có được một cuộc sống ố an toàn, to nhưng sự nghiệp thì cứ ứ đđi theo the một đường ngang không chút gợn g sóng. Những thế mạnh của ủ bản thân, những niềm mơ ước ớ rồi ồ cũng cũ bị triệt tiêu qua thời gian. Nó chính là một phần lý do triệt tiêu êu năng ă suất lao động của đất nước. ớc. Và một điều đáng tiếc là, những ữ g ttình huống như thế lại đang xảy ra rất nhiều. Để hiểu hơn vềề nhu cầu của con người và điều ều gì khiến con người thấy thỏa mããn, bạn hãy xem qua vềề tháp nhu hu cầu của nhà kinh tế học Mashlow low. Đây là lý thuyết được hầu ầ hết ết ccác công ty và các nhà lãnh đạo trêên thế giới áp dụng để quản ả lý nhân hân sự. Nó cũng được áp dụng vào lĩĩnh vực phát triển cá nhân để tạoo đđộng lực phấn đấu và xây dựng ự một mộ cuộc sống hạnh phúc. Tháp nhu cầu Mashlow Hai nhu cầu bên ên dưới cùng là những nhu cầu ầ bậc thấp, nó liên quan đến nhà ở ở, xee cộ, ộ được đảm bảo về tài chính,, được đư chăm sóc sức khỏe, ... Ba bậc ậc nhu cầu trên cùng là sự thỏa mãn ãn nội tại như : được thể hiện ệ năng ă g lực ự của bản thân, được làm côngg việc mà mình thích, được tôn trọn rọng, được giao lưu xã hội. ộ Ba bậc ậc nhu cầu trên cùng mới là cái tạo ạo động độ lực phấn đấu trong dài hạn ạn và vươn lên cho mỗi người, cũng như phát huy được tối đa khả năng của bản thân. Một người bạn của tôi có một người em họ, bạn tên Hưng, bố mẹ của Hưng hướng cho Hưng thi vào khối ngành tài chính. Lý do là một người anh em bà con của Hưng đang làm cho một công ty tài chính với lương cao ngất ngưỡng. Ra trường, Hưng được anh họ đưa vào làm việc trong công ty, nhưng sau 5 năm, Hưng không có được một sự thăng tiến nào trong công việc. Là công ty nước ngoài nên rất khó để nâng đỡ người thân. Bạn ấy trở nên chán nản. Trong khi đó, bạn ấy lại có niềm đam mê với nhiếp ảnh, và bạn chụp ảnh rất có nghệ thuật. Việc mở một Studio chụp ảnh cưới có thể sẽ mang lại niềm hạnh phúc lớn hơn cho bạn ấy rất nhiều. Hưng có đề cập đến việc này với bố mẹ nhưng lần nào bố mẹ bạn ấy cũng nhất mực phản đối. Lý do là, làm cho công ty nước ngoài, công việc ngành tài chính được xã hội đánh giá cao, với tại sao bằng cấp Đại học đàng hoàng lại đi làm thợ chụp ảnh cưới! Giờ thì bạn vẫn lay lắt với công việc ngành tài chính, hằng ngày vẫn chịu đựng những con số, nhưng vẫn ấp ủ mong muốn mở Studio chụp ảnh cưới riêng cho mình khi đủ vốn. Yếu tố thứ hai : danh tiếng của gia đình Nếu bạn là người thích theo đuổi đam mê và sở thích của mình nhưng không qua con đường Đại học, đây là yếu tố trở ngại nhất. Phần lớn phụ huynh ở Việt Nam đều muốn con mình vào Đại học, dù con muốn một nghề khác phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó là nhu cầu của bố mẹ muốn con chọn ngành nghề có địa vị, có tiền để mang lại tiếng tăm cho gia đình mà tảng lờ đi việc con mình thực sự thích hợp với công việc gì. Không ít bạn trẻ phải đối mặt với tình huống như vậy. Và nếu không đủ cứng rắn và thiếu lập luận vững chắc, đa phần các bạn trẻ sẽ nghe theo lời bố mẹ. Và đó là nơi các bạn trẻ bắt đầu chuỗi ngày chán nản và mất động lực. Yếu tố thứ ba : áp đặt thế giới quan của mình lên con cái. Nó có nghĩa là “Bố mẹ sống lâu rồi nên hiểu biết nhiều, bố mẹ thấy con thi cái này cái kia mới phù hợp. Bố thấy cái ngành kia nó lông bông lắm. Con nghe lời bố mẹ đi. Không là sau này hối hận đấy!”. Đại loại là như vậy. Thế giới quan của các phụ huynh đến từ đâu? Đa phần là từ con cái những người bạn bè, đồng nghiệp của phụ huynh. Và phần nhiều là không thể hiện đúng thực tế đại chúng. Dù là rơi vào yếu tố nào đi nữa, việc phụ huynh can thiệp sâu vào quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con cũng đều là sai lầm. Trừ khi, phụ huynh là người dẫn dắt con tìm ra thế mạnh của bản thân, điều mà con thích và hướng con đến với ngành nghề phù hợp. Không ai muốn làm một việc vì lý do đơn giản là người khác bảo vậy cả. Nó phải chứa đựng động cơ đúng đắn ở đằng sau đó. Yếu tố thứ tư : phụ huynh muốn con theo nghiệp của mình để dễ nâng đỡ. Các bậc phụ huynh ở nước ta vẫn luôn thương con theo cách như vậy, lót sẵn đường cho con đi. Nếu bạn nghe về những người thành công trên thế giới, họ sẽ luôn nói rằng : Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là đích đến. Điều đó có nghĩa là gì? Hạnh phúc đến từ hơi thở cuộc sống mỗi ngày, từ những công việc mình làm, từ những người mình gặp, từ sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của những người thân thiết. Và hạnh phúc đến trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một công việc nhàm chán và không phù hợp không thể mang lại cho bạn hạnh phúc. Bạn sẽ thỉnh thoảng có thấy đâu đó câu nói “Mỗi người có 24 tiếng mỗi ngày, 8 tiếng để làm việc, 8 tiếng để về nhà, và 8 tiếng để ngủ. Hãy chọn cho mình một công việc và một người bạn đời khiến bạn hạnh phúc, vậy là bạn có được 24 tiếng hạnh phúc mỗi ngày”. Trên đây là bốn yếu tố chính từ bố mẹ tác động đến con cái mình trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Nếu các bạn trẻ không tìm hiểu đủ thông tin, lập trường không vững chắc, các bạn sẽ đi theo con đường được sắp đặt sẵn. Nếu may mắn, ngành nghề bạn chọn sẽ phù hợp với bản thân, nhưng phần đông thì không như vậy. Và kết quả là việc học thiếu động lực, ra trường thất nghiệp hoặc vật vờ với công việc không có thăng tiến gì sau khi ra trường. Đáng sợ nhất vẫn là những phụ huynh có tư duy độc tài và bảo thủ, khăng khăng bắt con em đi theo định hướng của bố mẹ và làm mất đi động lực phấn đấu trong phần đời còn lại của con cái. Chọn theo ngành theo xu thế Đây là xu hướng chạy theo ngành “hot”. Hot có nghĩa là đâu đó có nhiều thông tin cho biết ngành đó có lương cao và dễ xin việc, là xu thế của thị trường lao động. Các bạn trẻ lựa chọn những ngành như vậy không sai. Tuy nhiên, ví dụ ngành Truyền thông Marketing một thời gian khá “hot”, ai ai cũng đổ xô vào, ngay cả những bạn hướng nội, không nói nổi nữa câu khi giao tiếp với người lạ, không thích đám đông cũng đổ xô vào thì không còn hợp lý nữa. Vấn đề vẫn là ngành đúng xu thế nhưng vẫn phải phù hợp với thế mạnh và đặc điểm của bản thân. Nhiều người học những ngành không “hot” nhưng ra trường vẫn thành công với công việc của họ mặc dù thị trường lao động đang thừa lao động ngành đó. Những người này học đúng thế mạnh của bản thân, có đam mê với việc học, đầu tư đủ cho kiến thức và kỹ năng. Cho nên, những người học ngành không “hot” nhưng đúng thế mạnh của bản thân dễ dàng để dẫn đầu trong thị trường lao động. Và một công việc tốt thỏa mãn đam mê là không khó cho họ. Ngành dễ xin việc / lương cao Đây là mối quan tâm chủ yếu của cả các bạn trẻ và các bậc phụ huynh khi chọn ngành nghề. Nhưng hãy cẩn thận! Ngành nào có lương cao? Ngành nào có lương thấp? Học kinh tế liệu lương có cao? Học nông lâm liệu lương có thấp? Không có gì là chắc chắn cả. Hãy xét trong cũng một ngành Tài chính, cùng một lớp Đại học học chung với nhau, và giả sử Tài chính là ngành có thể kiếm ra nhiều tiền, thì liệu có phải ai cũng kiếm được nhiều tiền? Ta lại quay lại với vấn đề cũ, ai có đam mê theo đuổi nó và đầu óc được thiết kế phù hợp với nó thì sẽ thành công. Còn lại sẽ làm trái ngành và thậm chí là thất nghiệp. Vậy còn ngành lương có thể thấp và khó xin việc? Học bác sĩ thú y chẳng hạn. Liệu có thất nghiệp và lương thấp. Không hẳn! Tôi có biết một người học bác sĩ thú y của Trường Đại học Nông lâm, và giờ anh ấy là chủ một trang trại nuôi heo. Những lý do khác. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ trước ngưỡng của tương lai. Tôi có thể liệt kê như bên dưới. • Phụ thuộc vào nơi bạn đi học • Phụ thuộc vào trường bạn muốn học • Học để phụ trách hoạt động kinh doanh của gia đình • Ngành xã hội đánh giá cao và có danh tiếng • Ngành phù hợp với thế mạnh của bản thân • Ngành phù hợp với niềm đam mê của bạn • Chọn ngành giống với bạn bè hoặc học để gần bạn bè • Chọn ngành dựa trên sự ảnh hưởng từ bạn bè • Thấy bói phán • ... Trong tất cả những lý do vừa nêu và với một số phân tích với những lý do chính, bạn có thể thấy rằng, chọn nghề nghiệp không hề dễ dàng, nó là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai. 3. Vậy chọn nghề như thế nào là đúng? Nghề nào cũng được, nhưng bạn phát huy được tối đa năng lực của bản thân và có động lực lớn mỗi ngày cho nghề đó là bạn đã chọn đúng. Để chọn đúng nghề, trước hết phải nhận thức đúng về bản thân. Bill Gates sẽ ra sao nếu chọn con đường làm nghệ thuật? Hay Picasso đi bán hàng? Với những người tự xác định được đâu là đam mê của mình, mọi thứ thật đơn giản, cứ nghe theo tiếng gọi con tim và bước tới. Bạn có nằm trong số đó? Nếu không thể xác định được đâu là đam mê của mình, làm sao để tìm được nó? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ còn trăn trở khi đang còn trên ghế nhà trường, thậm chí là với những người đã đi làm được mấy năm kinh nghiệm. Câu trả lời nằm ở di truyền (gene) và động lực. Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tâm lý học nổi tiếng trên Thế giới, www.psychologytoday.com, tác giả Scott Barry Kaufman đã lý giải về cách tìm thấy đam mê cho mỗi người : Genius, Genes and Gusto: How Passions Find You. Lý giải của tác giả như sau : di truyền là yếu tố quyết định việc một người học cái gì đó nhanh hay chậm. Lúc còn trẻ, ông đã cố để trở thành một vận động viên bóng rổ giống Michael Jordan. Ông đã miệt mài tập luyện cho tới khi có một bạn cùng lớp mới vào. Người bạn này đã thể hiện anh ấy mới là một Michael Jordan tương lai thực sự. Dù cố gắng thế nào đi nữa thì ông cũng không thể nào bằng người bạn với tài năng bóng rổ bẩm sinh ấy. Một thời gian sau, ông học chơi nhạc cụ Cello, ông đã khiến người khác ngạc nhiên về mình, khi chỉ sau một thời gian ngắn ông đã chơi tốt hơn những người đã luyện tập chăm chỉ từ một khoảng thời gian trước đó. Việc này đã tạo động lực cho ông để dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện tập. Và sau đó, ông dành được cả giải thưởng âm nhạc của trường. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu ông có thể trở thành một vận động viên bóng rổ nếu ông vẫn cứ tiếp tục cố gắng hết mình luyện tập nó? Không thể nào! Cũng giống việc Bill Gates không thể nào trở thành Picasso và Picasso không thể nào trở thành Bill Gates được. Nếu họ đã làm như vậy thì bây giờ có lẽ Thế giới đã không hề hay biết đến Bill Gates và Picasso. Hãy thử tưởng tượng, bạn làm một việc gì đó, nhưng có cố gắng bao nhiêu đi nữa, bạn cũng không thể nào đạt được kết quả như mong muốn. Điều gì xảy ra với cảm xúc của bạn? Bạn mất động lực. Nhưng bạn sẽ nghĩ, những nhân vật trên đều có tài năng bẩm sinh. Và họ phát hiện ra nó một cách dễ dàng và chỉ cần đi theo tài năng đó là được thôi. Không hẳn đã như vậy. Nó là một quá trình. Theo đuổi thế mạnh của bản thân và động lực để theo đuổi nó đan xen vào nhau để tạo nên một tài năng thực sự. Cách hình thành đam mê. Quay lại câu chuyện của tác giả của bài viết được đề cập ở trên. Bóng rổ không phải là thế mạnh của ông, nhưng chơi nhạc cụ Cello thì có. Việc dốc hết sức vào luyện tập bóng rổ, rồi không đạt được kết quả gì và thua kém bạn cùng lớp khiến ông mất động lực. Nhưng với Cello thì khác, ông học nhanh hơn người khác. Được khen ngợi khi tiến bộ nhanh chóng khiến ông có nhiều động lực hơn nữa để tiếp tục luyện tập nhiều hơn. Và giải thưởng âm nhạc cấp trường lại tăng cường cho ông thêm nữa nhiều động lực hơn nữa. Và cuối cùng là, niềm đam mê về Cello hình thành, chảy đều trong máu ông và dẫn ông đến với thành công. Bạn có thể thấy, tuổi trẻ của người đàn ông trong trường hợp thực tế kể trên không hề biết rằng ông sẽ giỏi về chơi nhạc cụ Cello. Mà nó là một quá trình tìm kiếm. Ông đã thất bại với bóng rổ, và sau đó là tìm thấy niềm đam mê với âm nhạc. Câu chuyện của đam mê bắt đầu từ thế mạnh bản thân mỗi người, và thế mạnh này nó phụ thuộc một phần không nhỏ ở gene di truyền của mỗi người. Điều quan trọng là mỗi người phải xác định được đâu là thế mạnh của mình để phát huy và theo đuổi nó. Những thành công nhỏ từ công việc sẽ khiến bạn có động lực hơn cho công việc mỗi ngày. Và từ từ, thành công nối tiếp thành công sẽ khiến bạn đam mê nó. Bạn sẽ gặp nhiều thất bại với lĩnh vực bạn không phù hợp, nhưng sẽ ít thất bại và nhiều thành công hơn với lĩnh vực mà bạn có thế mạnh. Và đam mê bắt đầu từ đó. Hãy hình dung, bố bạn có một chiếc máy ảnh. Bạn và chị gái hay mượn của bố để chơi. Một ngày bố bạn tình cờ thấy một tấm hình bạn chụp, và khen bạn chụp rất nghệ thuật. Bạn thấy thích thú vì được khen mà chị gái thì không được. Vậy là hôm sau bạn lại mượn máy bố, đi ra ngoài, tìm những cảnh quan thật đẹp, chụp lại nó một cách nghệ thuật nhất có thể. Bố bạn khen một số tấm trong số đó nhưng không phải là tất cả. Vậy là bố bạn gửi bạn đi học một lớp chụp ảnh nghệ thuật. Đam mê của bạn bắt đầu được nhen nhóm. Nhưng tại sao chị gái của bạn lại không được bố khen? Đơn giản là chụp hình không phải là thế mạnh của chị gái bạn. Chị gái bạn đang sở hữu một thế mạnh nào đó khác mà chưa được nhận ra. Thế nên, điều mà bạn trẻ nên quan tâm nhiều nhất khi chọn ngành nghề là gì? Xác định được thế mạnh của bản thân và tìm đúng nghề nghiệp phù hợp với nó. Có thể gọi điều này là sự phù hợp. Nó cũng giống như việc chọn vợ vậy, chọn một người không phù hợp sẽ khiến bạn chịu đựng cả đời (hoặc bạn phải thay đổi), còn chọn đúng, bạn sẽ đam mê và thăng hoa cả đời. Các bạn trẻ còn rất mơ hồ với việc xác đinh thế mạnh của bản thân ở từng giai đoạn cuộc đời. Bản thân tôi, tới lúc đi làm hơn 4 năm sau mới biết đâu là thế mạnh của mình, và phải mất thêm 3 năm nữa mới thay đổi sang được công việc phù hợp với bản thân. Vậy nên, các bạn cần nghiên cứu thật kỹ, phải hiểu được đâu là thế mạnh của mình, hiểu được công việc tương lai ra sao. Và quan trọng hơn hết, là phải tìm được đúng người tư vấn cho bạn. Chúc các bạn trẻ sẽ có được những quyết định sáng suốt nhất trên con đường tương lai của mình. Tác giả : Hướng Nghiệp Trẻ Liên hệ : lienhe@huongnghieptre.com