Academia.eduAcademia.edu
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp BÀI 2: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học    Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến. Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài. Mục tiêu Nội dung     Làm rõ ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp. Trang bị các kiến thức cơ bản về thống kê lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân tích các chỉ tiêu thống kê lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.  Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp. Thống kê lao động trong doanh nghiệp. Thống kê thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.  Thời lượng  9 tiết STA303_Bai 2_v1.0012101202 11 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Quản lý xí nghiệp may mặc gia đình Với xí nghiệp may mặc được gia đình giao cho quản lý, bạn quyết định sẽ thực hiện một cuộc cải cách mới. Nhớ lại bài học về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, các quyết định phải xuất phát từ việc phân tích nguồn thông tin. Trong đó, nhóm thông tin đầu tiên bạn quan tâm là các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, vốn,... Vì vậy, bạn đến bộ phận thống kê của xí nghiệp và yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn lực quan trọng thứ nhất: lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. Các thông tin mà bạn quan tâm đó là số lượng lao động trong doanh nghiệp hiện nay, sự biến động của nó như thế nào, chất lượng lao động cao hay thấp, thu nhập của người lao động có tương xứng với sức lao động họ bỏ ra hay không, phân phối đã công bằng chưa... Câu hỏi 1. Với những yêu cầu hết sức chung chung đó, không biết bộ phận thống kê lao động của doanh nghiệp bạn sẽ giải quyết ra sao? 2. Họ sẽ thu thập những thông tin nào, tính toán và phân tích những chỉ tiêu nào? 3. Với nguồn nhân lực đó, hãy xác định nội dung và phương pháp huấn luyện thích hợp? 12 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Lao động của con người là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất xã hội. Trong mọi xã hội, mọi thời đại, dù trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu thì lao động vẫn là yếu tố không thể thiếu được. Với mỗi doanh nghiệp, lao động là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong mỗi doanh nghiệp? 2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp 2.1.1. Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp Thống kê lao động và thu nhập của người lao động là những vấn đề không thể thiếu trong tổ chức quản lý hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Từ những thông tin thu thập được thông qua hoạt động thống kê lao động, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý và sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với những thông tin thu thập từ hoạt động thống kê thu nhập của người lao động, phần nào chúng ta có thể đánh giá khái quát được quy mô, chất lượng của lao động cũng như đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Đây là vấn đề có tính chất quyết định trong việc làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để tiến tới mục đích lớn hơn là tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp. 2.1.2. Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp Để thực hiện tốt vai trò của mình, thống kê lao động trong doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:  Thống kê lao động: o Thống kê số lượng và kết cấu lao động của doanh nghiệp; o Nghiên cứu biến động lao động trong doanh nghiệp; o Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động của doanh nghiệp; o Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và phân tích biến động năng suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố.  Thống kê thu nhập của người lao động: o Thống kê các nguồn hình thành thu nhập của người lao động; o Thống kê tổng quĩ lương của doanh nghiệp và phân tích sự biến động cũng như tình hình sử dụng tổng quỹ lương; o Thống kê tiền lương bình quân và phân tích sự biến động của tiền lương bình quân trong doanh nghiệp; o Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động nhằm đánh giá khả năng tích luỹ của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động. STA303_Bai 2_v1.0012101202 13 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 2.2. Thống kê số lượng và sự biến động lao động trong doanh nghiệp 2.2.1. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp 2.2.1.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp  Khái niệm Số lượng lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau. Mỗi lao động có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng khác nhau. Do vậy, để thống kê được số lao động thì trước hết ta phải tiến hành phân loại lao động trong doanh nghiệp.  Phân loại lao động trong doanh nghiệp Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, người ta chia lao động làm việc ở doanh nghiệp thành hai loại: Lao động trong danh sách của danh sách của doanh nghiệp và lao động và ngoài danh sách của doanh nghiệp: o Lao động trong danh sách của doanh nghiệp: là tổng số lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương, trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh). Như vậy, bộ phận quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là lao động trong danh sách của doanh nghiệp. Đây cũng là đối tượng thường xuyên và chủ yếu của thống kê lao động trong doanh nghiệp. o Phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta có thể phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp theo một số tiêu thức chủ yếu sau:  Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng, lao động trong danh sách của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Lao động thường xuyên: là những người đã được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp; Lao động tạm thời: là những người làm việc cho doanh nghiệp theo các hợp đồng tạm tuyển để hoàn thành các công việc có tính chất đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời.  Căn cứ vào tính chất của lao động, lao động trong danh sách được chia thành: Lao động làm công ăn lương: là những người được doanh nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao, gồm có: Tổng số lao động và người học nghề (nếu họ được nhận tiền công, tiền lương của doanh nghiệp); Những người làm việc bên ngoài doanh nghiệp nhưng được doanh nghiệp trả lương (như: nhân viên bán hàng, quảng cáo, sửa chữa, bảo hành sản phẩm...) và lao động không được trả lương, trả công là những người làm việc tại doanh nghiệp nhưng thu nhập của họ không được thể hiện bằng tiền 14 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp o lương hoặc tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp gồm cả tiền công và lợi nhuận của doanh nghiệp.  Căn cứ vào tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, lao động làm công ăn lương được chia thành hai loại: Lao động trực tiếp sản xuất: gồm những người lao động và người học nghề được trả lương - là những người lao động trực tiếp gắn bó với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lao động làm công khác: gồm những lao động làm công ăn lương còn lại mà công việc của họ không trực tiếp gắn với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế, quản lý hành chính, bảo vệ, giám sát... Lao động ngoài danh sách của doanh nghiệp: là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay sinh hoạt phí của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp Số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp có thể được xác định tại từng thời điểm hoặc tính bình quân cho một thời kỳ nào đó. Số lượng lao động trong danh sách thời điểm là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động trong danh sách tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là căn cứ để đánh giá quy mô lao động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, đồng thời là căn cứ để lập bảng cân đối lao động và tính số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp. Số lượng lao động trong danh sách bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình về số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được sử dụng phổ biến trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Người ta có thể tính được chỉ tiêu này tuỳ theo điều kiện số liệu mà doanh nghiệp hạch toán được trong kỳ.  Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách hàng ngày, số lao động trong danh sách bình quân được tính: n L L i 1 i n Trong đó: Li là số lượng lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ). Những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy, chủ nhật thì lấy số lượng lao động có ở ngày liền trước đó.  Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, số lao động trong danh sách bình quân được tính: L Ld  Lc 2 Trong đó: Ld, Lc lần lượt là số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu và cuối kỳ. STA303_Bai 2_v1.0012101202 15 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách ở một số thời điểm nhất định, các thời điểm này có khoảng cách thời gian bằng nhau, số lao động trong danh sách bình quân được tính: L1 L  L 2  ...  L n 1  n 2 L 2 n 1 Trong đó: Li là số lượng lao động có tại thời điểm i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ). Ví dụ 1) Có tài liệu về số lao động trong danh sách của doanh nghiệp A như sau: Ngày 01/01/n 01/02/n 01/03/n 01/04/n Số lao động (người) 150 170 170 180 Yêu cầu: Tính số lao động trong danh sách bình quân trong quý I/n của doanh nghiệp A. Số lao động là số tuyệt đối vì vậy khi tính bình quân, ta phải sử dụng công thức bình quân cộng. Nhưng do đây là số tuyệt đối thời điểm, không thực hiện được phép cộng nên phải chuyển nó về dạng cộng được, tức phải tính bình quân cho từng thời kỳ. Trước hết, ta phải tính số lao động bình quân từng tháng. Số lao động trong danh sách bình quân tháng 1 là số lao động bình quân của tất cả các ngày trong tháng 1. Giả thiết biến động số lao động các ngày trong tháng là tương đối đều đặn. Vậy ta sẽ tính số lao động bình quân tháng 1 dựa vào số lao động ngày đầu tháng và cuối tháng (ở đây, có số liệu vào ngày 01/02, được coi là số liệu của ngày 31/01). L1  L1  L 2 150  170   160 (người) 2 2 Tương tự với tháng 2 và tháng 3: L2  L 2  L3 170  170   170 (người) 2 2 L3  L3  L 4 170  180   175 (người) 2 2 Khi đó, số lao động trong danh sách bình quân quý I/2009 là: L1 L 2 L 2 L3 L3 L 4 L L 1       L 2  L3  4 L1  L 2  L3 2 2 2 2 2 2 2 2   L 3 3 4 1  150  170  170  180 2 2  168,33 hay 169 (người) 4 1 Vậy số lao động trong danh sách bình quân của doanh nghiệp trong quý I/n là 16 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 169 người. Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách tại một số thời điểm nhất định, các thời điểm này có khoảng cách thời gian không bằng nhau, số lao động trong danh sách bình quân được tính: L L t t i i i Trong đó: Li là số lượng lao động có tại thời điểm i trong kỳ nghiên cứu. ti là khoảng cách thời gian có số lao động Li tương ứng. 2) Có tài liệu về số lao động trong danh sách của doanh nghiệp A trong tháng 4/n: Ngày 01/4 doanh nghiệp có 180 lao động. Đến ngày 10/4, doanh nghiệp tuyển dụng thêm 5 lao động. Ngày 15/4, tuyển dụng tiếp 3 lao động. Đến ngày 21/4, có 4 lao động hết hạn hợp đồng. Yêu cầu: Tính số lao động trong danh sách bình quân trong tháng 4/n của doanh nghiệp. Ta có dãy số thời gian thể hiện sự biến động số lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong tháng 4/n như sau: Ngày Số lao động (người) Li Khoảng cách thời gian (ngày) ti Liti 1 180 9 1.620 10 185 5 925 15 188 6 1.128 21 184 10 1.840 30 5.513 ∑ n L L t i 1 n i i t i 1  5.513  183, 77 hay 184 người 30 i Vậy số lao động trong danh sách bình quân trong tháng 4/n của doanh nghiệp là 184 người. 2.2.1.3. Thống kê biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp Để nghiên cứu biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu, thống kê thường sử dụng phương pháp bảng cân đối. Bảng cân đối lao động là báo cáo thống kê tổng hợp tình hình lao động của doanh nghiệp và thường được lập vào các báo cáo tổng kết quý, năm. Bảng cân đối này có thể được lập cho cả lao động trong danh sách của doanh nghiệp và lao động làm công ăn lương của doanh nghiệp. STA303_Bai 2_v1.0012101202 17 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Bảng cân đối số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Số lượng A 1=2+3 Trong đó Nam Nữ 2 3 I. Số có đầu kỳ II. Số tăng trong kỳ Tuyển mới Trong đó: Đại học, sau đại học Trung cấp và cao đẳng Công nhân kỹ thuật Điều động đến Đi học về Tăng khác III. Số giảm trong kỳ Nghỉ chế độ (trước tuổi hưu trí) Điều động đi Chuyển tuổi lao động (ra khỏi độ tuổi lao động) Cử đi học, đi nghĩa vụ quân sự Giảm khác Trong đó: Cho thôi việc Tự bỏ việc, bị thải hồi IV. Số có cuối kỳ (I + II – III) Bảng cân đối số lượng lao động làm công ăn lương của doanh nghiệp Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Số có đầu kỳ Số tăng trong kỳ (theo mọi nguyên nhân) Số giảm trong kỳ (theo mọi nguyên nhân) Số có cuối kỳ Thừa Thiếu 1 2 3 4 5 6 Loại lao động A So với nhiệm vụ kỳ sau TỔNG SỐ Chia ra: 1. Lao động trực tiếp sản xuất (phân theo ngành nghề và bậc thợ) ... 18 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 2. Lao động làm công khác Cán bộ kỹ thuật Cán bộ quản lý kinh tế Cán bộ quản lý hành chính Nhân viên giám sát, bảo vệ ... Dựa trên bảng cân đối lao động ở trên, có thể tính được một số chỉ tiêu phản ánh biến động số lượng lao động của doanh nghiệp, gồm có: Tỷ lệ biến động tăng lao động Tỷ lệ biến động giảm lao động Tỷ lệ đổi mới lao động Tỷ lệ lao động nghỉ việc theo chế độ Số lượng lao động tăng trong kỳ (theo mọi nguyên nhân) = Số lượng lao động có đầu kỳ Số lượng lao động giảm trong kỳ (theo mọi nguyên nhân) = Số lượng lao động có đầu kỳ Số lượng lao động tuyển dụng mới trong kỳ = Số lượng lao động có cuối kỳ ×100 × 100 × 100 Số lượng lao động nghỉ việc theo chế độ trong kỳ = Số lượng lao động có đầu kỳ × 100 Bên cạnh những chỉ tiêu trên, bảng cân đối còn là cơ sở để tính số lượng thiếu hoặc thừa so với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất để doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tuyển dụng hoặc cắt giảm lao động cho phù hợp. 2.2.2. Thống kê tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp 2.2.2.1. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động Để thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp, người ta thường tính các chỉ tiêu sau:  Chỉ số đánh giá sự biến động về số lượng lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (hoặc thực tế so với kế hoạch) (IL ). Có hai phương pháp để tính chỉ số này như sau: o Phương pháp so sánh trực tiếp: IL  L1 100 L0 Khi đó, biến động tuyệt đối về quy mô lao động sẽ là:  L  L1  L0 STA303_Bai 2_v1.0012101202 19 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Trong đó: L1 , L0 : Số lượng lao động tham gia sản xuất bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ o gốc tương ứng (hoặc thực tế và kế hoạch). Nếu IL = 100: Tình hình sử dụng lao động không thay đổi. Nếu IL > 100: Số lao động được sử dụng tăng lên (doanh nghiệp tuyển thêm lao động). Nếu IL < 100: Số lao động được sử dụng giảm đi (doanh nghiệp cắt giảm lao động). Phương pháp này tiến hành khá đơn giản và cho phép đánh giá cụ thể về mức độ chênh lệch số lượng lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (hoặc thực tế so với kế hoạch). Tuy nhiên, nó không đánh giá được thực chất tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp là tiết kiệm hay lãng phí. Phương pháp so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh: IL  L1  100 L0  IQ Biến động tuyệt đối về quy mô lao động:  L  L1  L0  IQ Trong đó: Q IQ  1 : Chỉ số phản ánh sự biến động của kết quả sản xuất. Q0 L0  IQ : Số lượng lao động kỳ gốc (hoặc kế hoạch) được điều chỉnh theo chỉ số kết quả sản xuất. Nếu IL < 100: Doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm lao động và ngược lại. Như vậy, phương pháp này cho phép đánh giá thực chất việc sử dụng lao động của doanh nghiệp ở hai thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả tính toán cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động của chỉ tiêu kết quả sản xuất được chọn. Ví dụ Có số liệu về kết quả sản xuất và số lao động trong danh sách bình quân của doanh nghiệp A năm n như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Số lao động trong danh sách bình quân (người) 180 200 Giá trị sản xuất (GO) (triệu đồng) 3.600 3.800 Yêu cầu: Đánh giá tình hình sử dụng số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp A bằng các phương pháp.  Phương pháp so sánh trực tiếp: Chỉ số số lao động thực hiện so với kế hoạch được tính: 20 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp IL  L1 200   1,11 lần hay 111%. L0 180 Lượng tăng tuyệt đối:  L  L1  L0 = 200 – 180 = 20 người. Như vậy, số lao động trong danh sách bình quân năm n đã thực hiện vượt mức so với kế hoạch đề ra là 11% ứng với số tuyệt đối là 20 người.  Phương pháp so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh: Chỉ số số lao động thực hiện so với kế hoạch được tính: IL  L1 200   1, 0526 lần hay 105,26% L0  IQ 180  3.800 3.600 Biến động tuyệt đối về quy mô lao động:  L  L1  L0  IQ  200  180  3800  10 (người) 3600 Theo kết quả của phương pháp này, năm n, doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 5,26% hay 10 lao động so với kế hoạch.  Tỷ trọng các loại lao động trong doanh nghiệp Thông qua nghiên cứu kết cấu hay tỷ trọng của từng loại lao động được sử dụng trong kỳ nghiên cứu, ta có thể đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng lao động một cách hữu hiệu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính: di  Li  100  Li Trong đó: Li là số lượng lao động loại i trong kỳ nghiên cứu.  Tuổi nghề bình quân của lao động ( Tn ) Công thức: n Tn  T i 1 n ni Li L i 1 i Trong đó: Tni: Tuổi nghề thứ i của lao động. Li: Số lao động có tuổi nghề thứ i tương ứng. Chỉ tiêu này có thể tính cho từng bộ phận thuộc lao động làm công ăn lương. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả quan sát ở một giới hạn nhất định nào đó chứ không phù hợp trong mọi tình huống đánh giá.  Hệ số đảm nhiệm công việc của lao động (Id) STA303_Bai 2_v1.0012101202 21 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Hệ số đảm nhiệm công việc của lao động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tương quan giữa trình độ lành nghề thực tế của lao động với trình độ kỹ thuật của công việc yêu cầu. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất của lao động. Để tính hệ số đảm nhiệm công việc của lao động, người ta phải dựa vào bậc lương bình quân và cấp bậc công việc bình quân. Bậc lương bình quân là chỉ tiêu phản ánh trình độ thành thạo của lao động và là thước đo trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất của lao động. Chỉ tiêu này được tính: n B B L i 1 n i L i 1 i i Trong đó: Bi: Bậc lương thứ i. Li: Số lao động của bậc lương thứ i. Cấp bậc công việc bình quân là chỉ tiêu phản ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm hay công việc yêu cầu và được tính: n C C t i 1 n i i t i 1 i Trong đó: Ci: Cấp bậc công việc i. ti: Thời gian định mức cho bậc thợ i phải hoàn thành. Khi đó, hệ số đảm nhiệm công việc của lao động được tính theo công thức: Id  B C Nếu Id > 1: Trình độ thành thạo của lao động cao hơn yêu cầu kỹ thuật của công việc đòi hỏi và ngược lại.  Các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp Quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp có thể được mô tả qua sơ đồ sau: Số lượng lao động hiện có Số lượng lao động có mặt Số lượng lao động được giao việc Số lượng lao động được giao đúng việc 22 Số lượng lao động vắng mặt Số lượng lao động chưa được giao việc Số lượng lao động được giao việc tạm thời STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Dựa trên những thông tin trên, có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp như sau: Hệ số có mặt của lao động = Hệ số lao động được giao việc = Hệ số lao động được giao đúng việc Số lao động có mặt bình quân trong kỳ Số lao động hiện có bình quân trong kỳ Số lao động được giao việc bình quân trong kỳ Số lao động có mặt bình quân trong kỳ = Số lao động được giao đúng việc bình quân trong kỳ Số lao động được giao việc bình quân trong kỳ Ngoài các hệ số trên, ta có thể tính được các hệ số: hệ số vắng mặt của lao động, hệ số lao động chưa được giao việc, hệ số lao động được giao việc tạm thời bằng cách lấy 1 trừ đi các hệ số tương ứng ở trên. Trên đây là một số chỉ tiêu chủ yếu thường dùng để phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp. Nhưng chúng ta đều biết rằng, quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng số lượng lao động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng thời gian lao động như thế nào nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của thống kê lao động. 2.2.2.2. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động Trong thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động và đánh giá trình độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:  Quỹ thời gian lao động theo ngày công Đây là những chỉ tiêu đầu tiên phải xác định khi thống kê thời gian lao động trong doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này có thể được mô tả qua sơ đồ sau: Tổng số ngày công theo lịch Số ngày nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật Tổng số ngày công theo quy định trong lịch Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động Số ngày công làm thêm ngoài chế độ Tổng số ngày công thực tế làm việc theo chế độ lao động Số ngày công nghỉ phép năm và nghỉ được Luật BHXH quy định Số ngày công vắng mặt Số ngày công ngừng việc Tổng số ngày công thực tế làm việc Trong đó: STA303_Bai 2_v1.0012101202 23 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp o Tổng số ngày công theo lịch: là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày dương lịch mà doanh nghiệp có thể sử dụng của lao động trong kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày công theo lịch o = Số lao động bình quân kỳ nghiên cứu × Số ngày công theo lịch của kỳ nghiên cứu Tổng số ngày công theo quy định trong lịch: là toàn bộ số ngày công mà chế độ Nhà nước quy định lao động của doanh nghiệp phải làm việc trong kỳ. Tổng số ngày công theo quy định trong lịch = Tổng số ngày công theo lịch – Số ngày nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật trong kỳ nghiên cứu = Số lao động bình quân kỳ nghiên cứu × Số ngày làm việc theo chế độ bình quân cho 1 lao động trong kỳ nghiên cứu hoặc: Tổng số ngày công theo quy định trong lịch o Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất: là toàn bộ số ngày công doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất o = Tổng số ngày công theo quy định trong lịch – Số ngày công nghỉ phép năm và nghỉ được Luật BHXH quy định Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động: là toàn bộ số ngày công mà người lao động có mặt tại nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp. Đây là quỹ thời gian lao động tính theo ngày công mà doanh nghiệp có thể sử dụng hoàn toàn vào sản xuất, kinh doanh nếu không có các thiếu sót về mặt tổ chức quản lý sản xuất do doanh nghiệp gây ra. Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động = Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất – Số ngày công vắng mặt Số ngày công vắng mặt trong kỳ là toàn bộ ngày công người lao động không có mặt tại nơi làm việc vì các lý do như: ốm đau, thai sản, đi học, hội họp hoặc nghỉ không lý do. o Tổng số ngày công thực tế làm việc theo chế độ lao động: là toàn bộ số ngày công người lao động đã thực tế làm việc trong tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động. Tổng số ngày công thực tế làm việc = theo chế độ lao động Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động – Số ngày công ngừng việc Số ngày công ngừng việc là toàn bộ số ngày công người lao động có mặt tại nơi làm việc nhưng thực tế không làm việc do các nguyên nhân khách quan như: mất điện, máy hỏng, thời tiết xấu... o 24 Tổng số ngày công thực tế làm việc: là toàn bộ số ngày công người lao động đã thực tế làm việc trong kỳ (cả trong và ngoài chế độ). STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Tổng số ngày công thực tế làm việc trong kỳ = Tổng số ngày công thực tế làm việc theo chế độ lao động + Số ngày công làm thêm ngoài chế độ Số ngày công làm thêm ngoài chế độ là toàn bộ số ngày công mà người lao động thực tế làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp vào các ngày nghỉ chế độ. Chỉ tiêu tổng số ngày công thực tế làm việc phản ánh toàn bộ thời gian lao động thực tế đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đây là cơ sở để tính ra một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.  Quỹ thời gian lao động theo giờ công Các chỉ tiêu phản ánh quỹ thời gian lao động theo giờ công được mô tả trong sơ đồ: Tổng số giờ công theo chế độ lao động Số giờ công làm thêm ngoài chế độ lao động Tổng số giờ công thực tế làm việc theo chế độ lao động Số giờ công ngừng việc nội bộ ca Tổng số giờ công thực tế làm việc Trong đó: o Tổng số giờ công theo chế độ lao động: là toàn bộ số giờ công mà chế độ Nhà nước quy định người lao động của doanh nghiệp phải làm việc trong kỳ. Tổng số giờ công theo chế độ lao động o Tổng số ngày công thực tế làm việc × Số giờ công của một ca làm việc theo chế độ lao động Số giờ công của một ca làm việc theo chế độ lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt, độc hại và nguy hiểm, số giờ công theo chế độ của một ca làm việc ít hơn. Điều này được quy định rõ trong Luật Lao động. Tổng số giờ công thực tế làm việc theo chế độ lao động: là toàn bộ số giờ công người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ nghiên cứu. Tổng số giờ công thực tế làm việc theo chế độ lao động o = = Tổng số giờ công theo chế độ lao động – Số giờ công ngừng việc nội bộ ca Số giờ công ngừng việc nội bộ ca, là toàn bộ số giờ công người lao động không làm việc trong ca làm việc do các nguyên nhân như: thiếu nguyên vật liệu, máy hỏng, hội họp, ốm đau bất thường... Tổng số giờ công thực tế làm việc: là toàn bộ số giờ công mà lao động trong doanh nghiệp đã thực tế làm việc trong kỳ (cả trong và ngoài chế độ lao động). Tổng số giờ công thực tế làm việc = Tổng số giờ công thực tế làm việc theo chế độ lao động + Số giờ công làm thêm ngoài chế độ lao động Số giờ công làm thêm ngoài chế độ lao động là toàn bộ số giờ công người lao động của doanh nghiệp thực tế làm việc vào thời gian ngoài ca làm việc quy định (không kể có đủ ca hay không đủ ca). STA303_Bai 2_v1.0012101202 25 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Xuất phát từ mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh thời gian lao động ở trên, thống kê có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp.  Các hệ số sử dụng quỹ thời gian theo ngày công o Hệ số sử dụng quỹ thời gian theo quy định trong lịch (H1): H1 o Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất Tổng số ngày công làm việc theo quy định trong lịch Hệ số sử dụng quỹ thời gian có thể sử dụng cao nhất của lao động (H2): H2 o = = Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động quy định Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất Hệ số sử dụng quỹ thời gian có mặt theo chế độ lao động (H3): H3 = Tổng số ngày công thực tế làm việc theo chế độ lao động Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động  Các chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian lao động o Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động ( N ): N o Tổng số ngày công làm việc thực tế kỳ nghiên cứu Số lao động bình quân kỳ nghiên cứu Độ dài bình quân một ngày làm việc thực tế ( d ): d 2.2.3. = = Tổng số giờ công làm việc thực tế Tổng số ngày công làm việc thực tế Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp 2.2.3.1. Khái niệm năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Mức năng suất lao động của doanh nghiệp được biểu hiện bằng số lượng (hay giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động (số lượng lao động hoặc thời gian lao động) hoặc số đơn vị lao động đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như vậy, năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ (hay toàn phần) và nó được biểu hiện dưới hai dạng: thuận và nghịch. 2.2.3.2. Phương pháp tính các loại chỉ tiêu năng suất lao động Có nhiều cách để phân loại chỉ tiêu năng suất lao động khác nhau.  26 Căn cứ vào dạng biểu hiện thuận nghịch Chỉ tiêu năng suất lao động được chia thành hai loại: o Năng suất lao động dạng thuận: là kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên một đơn vị lao động. STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp WT  o Q T (*) Trong đó: Q: Kết quả sản xuất của doanh nghiệp. T: Số đơn vị lao động đã hao phí. Năng suất lao động dạng nghịch: là số đơn vị lao động đã hao phí cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. t T 1  Q WT Các chỉ tiêu năng suất lao động dạng nghịch còn có tên gọi là suất tiêu hao lao động hay mức hao phí lao động cho một đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh.  Căn cứ vào đơn vị đo lường của năng suất lao động o Năng suất lao động dạng hiện vật: là số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động. Trong công thức (*) ở trên, Q là sản lượng được tính bằng đơn vị hiện vật. Chỉ tiêu này được dùng để xác định định mức năng suất lao động đối với từng loại sản phẩm. Nó cho phép đánh giá trực tiếp hiệu quả của lao động và có thể so sánh trực tiếp mức năng suất lao động giữa các bộ phận cùng sản xuất một loại sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chưa phản ánh đầy đủ mức năng suất lao động hao phí cho các loại sản phẩm trong doanh nghiệp, chưa đề cập đến chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này được áp dụng chủ yếu với doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm và có trình độ chuyên môn hoá cao. o Năng suất lao động dạng giá trị: là giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động. Trong công thức (*) ở trên, Q là giá trị sản phẩm sản xuất ra được tính bằng đơn vị giá trị. Đó có thể là giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu... của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhìn chung đã khắc phục được những nhược điểm của chỉ tiêu năng suất lao động dạng hiện vật. Bên cạnh việc đã phản ánh đầy đủ mức hiệu quả của lao động, chỉ tiêu này còn cho phép tổng hợp chung được các kết quả sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (thành phẩm, nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang...). Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chịu ảnh hưởng của sự thay đổi quy mô và kết cấu sản phẩm sản xuất có lượng nguyên vật liệu và giá trị nguyên vật liệu khác nhau. Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng rộng rãi cách tính năng suất lao động dạng giá trị với Q là giá trị sản xuất của doanh nghiệp. STA303_Bai 2_v1.0012101202 27 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  Căn cứ vào đơn vị đo lường lao động hao phí Năng suất lao động bình quân giờ: là số lượng hay giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một giờ công làm việc thực tế. Trong công thức (*) ở trên, T là tổng số giờ công làm việc thực tế. Năng suất lao động bình quân ngày: là số lượng hay giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một ngày công làm việc thực tế. Trong công thức (*) ở trên, T là tổng số ngày công làm việc thực tế. Khi đó ta có: Năng suất lao động bình quân ngày = Năng suất lao động bình quân giờ × Số giờ làm việc thực tế bình quân một ngày Năng suất lao động bình quân kỳ nghiên cứu: là số lượng hay giá trị sản phẩm do một lao động sản xuất ra trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý, năm...). Trong công thức (*) ở trên, Q là toàn bộ kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu, T là số lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu. 2.2.3.3. Thống kê sự biến động của năng suất lao động trong doanh nghiệp Để thống kê sự biến động của năng suất lao động trong doanh nghiệp, người ta thường tính 3 chỉ số chủ yếu sau.  Chỉ số năng suất lao động dạng hiện vật Chỉ số này thường dùng để đánh giá sự biến động năng suất lao động dạng hiện vật của một loại sản phẩm nào đó. Công thức: q 1 W Iw  1  W0 q T 1 0 T 0 Trong đó: W1 , W0 : Năng suất lao động hiện vật bình quân kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. q1, q0: Lần lượt là sản lượng hiện vật của từng bộ phận trong doanh nghiệp kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. T1, T0: Lần lượt là số lao động bình quân của từng bộ phận trong doanh nghiệp kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. Ví dụ: Có số liệu về kết quả sản xuất và số lao động bình quân của hai phân xưởng trong doanh nghiệp A như sau: 28 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Sản lượng (sản phẩm) Phân xưởng Số lao động làm việc bình quân (người) Kỳ gốc (q0) Kỳ nghiên cứu (q1) Kỳ gốc (T0) Kỳ nghiên cứu (T1) 1 1.500 1.800 20 25 2 2.100 2.100 25 27 Tổng 3.600 3.900 45 52 Yêu cầu: Đánh giá sự biến động năng suất lao động bình quân chung hai phân xưởng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Từ bảng số liệu trên, tính được năng suất lao động bình quân chung của hai phân xưởng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc, tương ứng là:  q  3.900  75 (sản phẩm)  T 52  q  3.600  80 (sản phẩm)   T 45 W1  1 1 W0 0 0 Chỉ số năng suất lao động dạng hiện vật kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc: Iw  W1 75   0,9375 lần hay 93,75%. W0 80 Tương tự ta có thể tính được năng suất lao động bình quân chung của hai phân xưởng dưới dạng nghịch, đó là hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.  T  52  0, 0133 (người/sản phẩm)  q 3.900  T  45  0, 0125 (người/sản phẩm)   q 3.600 t1  1 1 t0 0 0 Chỉ số năng suất lao động dạng nghịch kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc: t 0 0, 0125   0,9375 lần hay 93,75%. t1 0, 0133 Kết luận: Năng suất lao động bình quân chung của hai phân xưởng kỳ nghiên cứu giảm 6,25% so với kỳ gốc.  Chỉ số năng suất lao động dạng giá trị Chỉ số dùng để đánh giá sự biến động của năng suất lao động dạng giá trị đối với nhiều loại sản phẩm căn cứ vào giá trị kết quả sản xuất và lượng lao động hao phí cho từng loại sản phẩm đó. It  Q 1 I w (p) W  1  W0  Q0 T 1 T 0 Trong đó: W1 , W0 : Lần lượt là năng suất lao động giá trị bình quân kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. STA303_Bai 2_v1.0012101202 29 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Q1, Q0: Lần lượt là giá trị kết quả sản xuất của từng loại sản phẩm kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. T1, T0: Lần lượt là lượng lao động hao phí cho từng loại sản phẩm kỳ nghiên cứu, kỳ gốc.  Chỉ số năng suất lao động dạng thời gian Chỉ số này dùng để đánh giá sự biến động năng suất lao động đối với nhiều loại sản phẩm dựa trên thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và sản lượng đã sản xuất. Công thức: I wt  t t 0  q1 1  q1 q1: Sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm kỳ nghiên cứu. t1, t0: Lần lượt là thời gian lao động hao phí cho một đơn vị sản lượng của từng loại sản phẩm kỳ nghiên cứu, kỳ gốc (năng suất lao động dạng nghịch). Ví dụ: Có số liệu về kết quả sản xuất và hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp A quý II/2010 so với quý I/2010 như sau: Sản lượng thực tế (sản phẩm) Sản phẩm Thời gian lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm (ngày công) Quý I (q0) Quý II (q1) Quý I (t0) Quý II (t1) A 5.000 5.200 0,30 0,25 B 6.000 6.500 0,20 0,20 Yêu cầu: Tính chỉ số năng suất lao động dưới dạng thời gian của doanh nghiệp A quý II so với quý I. Theo công thức ở trên, ta có: I wt  t q t q 0 1 1 1  (0,3  5.200)  0, 2  6.500) 2.860   1,1 lần hay 110%. (0, 25  5.200)  (0, 2  6.500) 2.600 Như vậy, năng suất lao động của hai sản phẩm trên quý II tăng 10% so với quý I làm cho tổng thời gian lao động tiết kiệm được là: 2.860 – 2.600 = 260 ngày công. Trong tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng hoá như hiện nay, các doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh với nhiều bộ phận và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi bộ phận, mỗi sản phẩm lại có một mức năng suất lao động riêng biệt. Vì vậy, bên cạnh việc thống kê sự biến động năng suất lao động, thống kê lao động trong doanh nghiệp còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là phân tích sự biến động đó nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố. 2.2.3.4. Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân Có thể sử dụng nhiều hệ thống chỉ số để phân tích biến động của năng suất lao động bình quân như hệ thống chỉ số số bình quân, hệ thống chỉ số theo các nhân tố sử dụng thời gian lao động hay hệ thống chỉ số xây dựng dựa trên cách phân loại lao động. Tuy nhiên, nội dung bài giảng sẽ đề cập đến phương pháp phân tích dựa trên hệ thống chỉ số số bình quân – là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Theo hệ thống chỉ số này, năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố sau: 30 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  Sự biến động của bản thân năng suất lao động cá biệt từng bộ phận hoặc từng loại sản phẩm (Wi).  Sự biến động của kết cấu lao động có các mức năng suất lao động khác nhau (dLi = Li/∑Li). Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân được xây dựng như sau: W W1 W1   01 W0 W01 W0 Trong đó:  W L   W d : Năng suất lao động bình quân kỳ nghiên cứu. L  W L   W d : Năng suất lao động bình quân kỳ gốc.  L  W L   W d : Năng suất lao động bình quân kỳ gốc tính với kết cấu của  L W1  1 1 L 1 1 1 W0 0 0 0 L 0 0 W01 0 1 L 0 1 1 kỳ nghiên cứu. Khi đó biến động tương đối: I w  I w  IdL Biến động tuyệt đối: W1  W0  (W1  W01 )  (W01  W0 )  W   W (w)   W (dL ) Trong đó: I w : Chỉ số phản ánh biến động của năng suất lao động bình quân. I w : Chỉ số phản ánh biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của bản thân năng suất lao động cá biệt. Id L : Chỉ số phản ánh biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu lao động. 2.3. Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp 2.3.1. Các nguồn hình thành thu nhập của lao động trong doanh nghiệp Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn chủ yếu nhất bao gồm:  Thu nhập từ tiền lương và các khoản có tính chất lương;  Thu nhập nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội trả thay lương khi có ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch;  Thu nhập khác. Trong các nguồn trên, thu nhập từ tiền lương vẫn là nguồn thu quan trọng nhất. Vậy tiền lương là gì và có những chỉ tiêu nào phản ánh được tiền lương của người lao động? STA303_Bai 2_v1.0012101202 31 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh nghiệp 2.3.2.1. Các chỉ tiêu tổng quỹ lương  Khái niệm tổng quỹ lương Trước hết ta phải hiểu thống nhất, tiền lương hoặc tiền công là các khoản thù lao được tính bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động của họ. Từ khái niệm về tiền lương như vậy, chúng ta đi đến khái niệm về tổng quỹ lương như sau: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành.  Phân loại tổng quỹ lương Tổng quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và do đó hình thành nhiều loại quỹ lương khác nhau. Trong đó, có một số tiêu thức cơ bản là: o Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương, tổng quỹ lương được phân thành hai loại:  Quỹ lương trả theo sản phẩm: là các khoản tiền lương trả cho lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra bao gồm: lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có thưởng, lương trả theo sản phẩm cuối cùng. Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất hiện nay.  Quỹ lương trả theo thời gian: là các khoản tiền lương trả cho lao động theo thời gian lao động, bao gồm: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. o Căn cứ theo loại lao động, tổng quỹ lương được phân thành:  Quỹ lương của lao động làm công ăn lương: là các khoản tiền lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất, học nghề, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý hành chính, các nhân viên giám sát, bảo vệ, thu mua nguyên, vật liệu...  Quỹ lương của lao động trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất và số học nghề được doanh nghiệp trả lương. o Căn cứ theo độ dài thời gian lao động, tổng quỹ lương được phân thành 3 loại sau:  Quỹ lương giờ: là tiền lương trả cho tổng số giờ công làm việc thực tế (trong và ngoài chế độ lao động), cộng với các khoản tiền thưởng gắn liền với tiền lương giờ như: thưởng tăng năng suất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm... 32 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  Quỹ lương ngày: là tiền lương trả cho tổng số ngày công làm việc thực tế (trong và ngoài chế độ lao động), cộng với các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm việc như: tiền trả cho thời gian ngừng việc trong ca không phải do lỗi của người lao động, tiền trả cho phế phẩm trong mức quy định...  Quỹ lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm) bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép năm, tiền trả cho thời gian ngừng việc trọn ngày không phải do lỗi của người lao động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ... Trong 3 loại quỹ lương trên, quỹ lương giờ phản ánh chính xác nhất tiền lương trả cho kết quả của lao động sản xuất. Các loại quỹ lương trên có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau và được thể hiện qua sơ đồ sau: Các khoản phụ cấp lương tính theo ngày (Pn) Quỹ lương giờ (QLg) Các khoản phụ cấp lương tính theo tháng (Pt) Quỹ lương ngày (QLn) Quỹ lương tháng (QLt) 2.3.2.2. Các chỉ tiêu tiền lương bình quân  Khái niệm tiền lương bình quân Tiền lương bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức tiền lương tính cho một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh. Ở đây, chỉ đề cập đến tiền lương bình quân của lao động trực tiếp sản xuất, chỉ tiêu này được tính theo công thức: Tiền lương bình quân (X) = Tổng quỹ lương (QL) Tổng hao phí lao động cho sản xuất kinh doanh (T)  Phân loại tiền lương bình quân Từ công thức tính tiền lương bình quân ở trên, có thể xác định được một số chỉ tiêu tiền lương bình quân sau: Tiền lương bình quân giờ (Xg) = Tiền lương bình quân ngày (Xn) = Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) (XL) Tổng quỹ lương giờ (QLg) Tổng số giờ công làm việc thực tế Tổng quỹ lương ngày (QLn) Tổng số ngày công làm việc thực tế Tổng quỹ lương tháng (quý, năm) (QLt) = Số lao động bình quân trong tháng (quý, năm) Các chỉ tiêu tiền lương bình quân trên có mối quan hệ chặt chẽ với với thể hiện qua phương trình kinh tế sau: Xn  Xg  d  Hn XL  Xg  d  Hn  N  H t Trong đó: d : Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế. STA303_Bai 2_v1.0012101202 33 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp N : Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân. Hn : Hệ số phụ cấp lương ngày. QL n QL g Hn  Trong đó: QLn: Tổng quỹ lương ngày QLg: Tổng quỹ lương Ht : Hệ số phụ cấp lương tháng. Ht  QL t QL n Trong đó: QLt: Tổng quỹ lương tháng QLn: Tổng quỹ lương ngày 2.3.2.3. Phân tích sự biến động tiền lương bình quân và tổng quỹ lương  Phân tích sự biến động tiền lương bình quân Có thể phân tích sự biến động tiền lương bình quân theo nhiều cách khác nhau. Có hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là: o Phương pháp hệ thống chỉ số Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận tham gia sản xuất. Mỗi bộ phận có một mức tiền lương bình quân khác nhau (Xi). Khi đó, tiền lương bình quân của một lao động trong toàn doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức: X X  L  X L i i i  diL i Li : Số lượng lao động tham gia sản xuất bình quân. d i L : Tỷ trọng lao động của từng bộ phận tham gia sản xuất trong toàn bộ doanh nghiệp. Như vậy, sự biến động của tiền lương bình quân toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố:  Sự biến động của tiền lương bình quân từng bộ phận trong doanh nghiệp (Xi);  Sự thay đổi kết cấu lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp ( d i L ). Để phân tích biến động của tiền lương, ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số số bình quân, như sau: X1 X1 X 01   X 0 X 01 X 0 hay 34 X d X d L 1 1 L 0 0 X d  X d L 1 1 L 0 1 X d  X d L 0 1 L 0 0 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Biến động tương đối: I X  IX  IdL Biến động tuyệt đối: X1  X 0  (X1  X 01 )  (X 01  X 0 ) X  X (X)  X (d L ) o Phương pháp Ponomarjewa: Là phương pháp phân tích nhân tố bằng số tuyệt đối và được áp dụng với các phương trình kinh tế dạng tích số. Xuất phát từ phương trình kinh tế đã xác định ở trên (mục 2.3.2.2), ta có: XL  Xg  d  Hn  N  H t Để phân tích biến động của tiền lương bình quân, trình tự thực hiện như sau:  Xác định mức tăng tuyệt đối của X L :  X L  X L1  X L0  Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Do X g :  X L(Xg )  Do d :  X L(d)  (i Xg  1)  (i d  1)  (i Hn  1)  (i N  1)  (i H t  1) (i Xg Do Hn:  X L(Hn )  Do N :  X L( N)  Do Ht:  X L(H t )    X L (i Xg  1)  X L (i d  1)  1)  (i d  1)  (i Hn  1)  (i N  1)  (i H t  1)  X L (i Hn  1) (i Xg  1)  (i d  1)  (i Hn  1)  (i N  1)  (i H t  1) (i Xg  X L (i N  1)  1)  (i d  1)  (i Hn  1)  (i N  1)  (i H t  1)  X L (i H t  1) (i Xg  1)  (i d  1)  (i Hn  1)  (i N  1)  (i H t  1) Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:  X L   X L(Xg )   X L(d)   X L(Hn )   X L( N)   X L(H t ) Trong đó: : cho biết biến động tuyệt đối của một chỉ tiêu. i: Tốc độ phát triển (chỉ số phát triển) của một chỉ tiêu Ví dụ: Có tài liệu về tình hình lao động và tiền lương của doanh nghiệp A trong hai tháng báo cáo như sau: STA303_Bai 2_v1.0012101202 35 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp T 8/2009 T 9/2009 Chỉ số đơn i Tiền lương bình quân giờ (1.000 đồng) ( X g ) 20 22 1,1000 Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (giờ) ( d ) 6,5 6,3 0,9692 Hệ số phụ cấp lương ngày (Hn) 1,02 1,05 1,0294 22 20 0,9091 Hệ số phụ cấp lương tháng (Ht) 1,10 1,15 1,0455 Số lao động trong danh sách bình quân (người) ( L ) 180 200 1,1111 Tiền lương bình quân tháng (1.000 đồng) ( X L ) 3.208,92 3.347,19 1,0431 Chỉ tiêu Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động (ngày) ( N ) Yêu cầu: Phân tích sự biến động tiền lương bình quân của doanh nghiệp tháng 9 so với tháng 8 bằng phương pháp Ponomarjewa. Từ số liệu đã cho, tính tiền lương bình quân tháng của một lao động theo công thức: X L  X g  d  H n  N  H t (kết quả tính như ở bảng) Biến động tuyệt đối của tiền lương bình quân tháng 9 so với tháng 8:  X L  X L1  X L0  3.347,19  3.208,92  138, 27 (nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: XL(Xg )  138, 27  (1,1 1) 138, 27  0,1  (1,1 1)  (0,9692 1)  (1,0294 1)  (0,9091 1)  (1,0455 1) 0,0532 = 259,9647 nghìn đồng Tương tự:  X L(d)  –79,9891 nghìn đồng;  X L(Hn )  76,4602 nghìn đồng;  X L( N)  –236,332 nghìn đồng;  X L(H t )  118,1658 nghìn đồng. Nhận xét: Tiền lương bình quân một lao động tháng 9 so với tháng 8 của doanh nghiệp tăng lên 4,31%, ứng với một lượng tuyệt đối là 138,27 nghìn đồng, do ảnh hưởng biến động của các nhân tố sau: Do tiền lương bình quân giờ tăng 10% làm cho tiền lương bình quân tháng tăng 259,9647 nghìn đồng. Do độ dài bình quân ngày làm việc thực tế giảm 3,08% làm cho tiền lương bình quân tháng giảm 79,9891 nghìn đồng. Do hệ số phụ cấp lương ngày tăng 2,94% làm cho tiền lương bình quân tháng tăng 76,4602 nghìn đồng. Do số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động trong tháng giảm 9,09% làm cho tiền lương bình quân tháng giảm 236,332 nghìn đồng. Do hệ số phụ cấp lương tháng tăng 4,55% làm cho tiền lương bình quân tháng tăng 118,1658 nghìn đồng. 36 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  Phân tích sự biến động tổng quỹ lương Thống kê thường sử dụng các phương pháp sau để phân tích sự biến động tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp: o Chỉ số đánh giá sự biến động chung tổng quỹ lương kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (hoặc thực hiện so với kế hoạch).  Phương pháp so sánh trực tiếp: IQL  QL1  100 QL0 Biến động tuyệt đối:  QL  QL1  QL0 Trong đó: QL1, QL0: lần lượt là tổng quỹ lương của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu và kỳ gốc (hoặc thực hiện và kế hoạch). Nếu IQL>0, tổng quỹ lương kỳ nghiên cứu (hoặc thực hiện) đã tăng so với kỳ gốc (hoặc kế hoạch) và ngược lại.  Phương pháp so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh: IQL  QL1  100 QL 0  IQ Biến động tuyệt đối:  QL  QL1  QL0  IQ o Trong đó: IQ = Q1/Q0: Chỉ số kết quả sản xuất kinh doanh giữa hai kỳ. QL0 × IQ: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp kỳ gốc (hoặc kế hoạch) được điều chỉnh theo chỉ số kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu IQL < 0: tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu (hoặc thực tế) tiết kiệm hơn so với kỳ gốc (kế hoạch) và ngược lại. Phương pháp này cho phép đánh giá thực chất tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào nguồn số liệu và phương pháp tính nguồn số liệu đó. Phân tích sự biến động tổng quỹ lương do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. Có thể phân tích sự biến động tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố sau:  Do ảnh hưởng của tiền lương bình quân 1 lao động (X L ) và tổng số lao động của doanh nghiệp ( T) . Chúng ta đã biết mối liên hệ:  QL  X L  T Hệ thống chỉ số phân tích biến động của tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp là: STA303_Bai 2_v1.0012101202 37 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp  QL  QL 1  0 X L1  T1 X L0  T0  X L1  T1 X L0  T1 Biến động tương đối: IQL  I XL  I Biến động tuyệt đối:  X L0  T1 X L0  T0 T  QL  QL 1  0  (X L1  X L0 ) T1  X L0 ( T1   T0 ) Do ảnh hưởng của tiền lương bình quân 1 lao động từng bộ phận trong doanh nghiệp (XL), kết cấu lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của doanh nghiệp (d L ) và tổng số lao động của doanh nghiệp ( T) . Ta có:  QL  X L  dL   T Hệ thống chỉ số:  QL  QL 1 0  X L1  T1 X L 0  T0  X L1  T1 X L 01  T1  Biến động tương đối: IQL  I XL  Id L  I X L 01  T1 X L 0  T1  X L 0  T1 X L 0  T0 T Biến động tuyệt đối:  QL  QL 1  0  (X L1  X L01 ) T1  (X L01  X L0 ) T1 X L0 ( T1   T0 ) Do ảnh hưởng của suất tiêu hao tiền lương cho 1 đơn vị kết quả sản lượng (H’QL) và sản lượng (Q). QL = H’QL  Q Hệ thống chỉ số:  QL1 H 'QL1 Q1   QL 0 H 'QL0 Q0 Do ảnh hưởng của suất tiêu hao tiền lương cho 1 đơn vị kết quả sản lượng (H’QL), năng suất bình quân 1 lao động (WL) và số lao động sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ ( L ). QL  H 'QL  WL  L Hệ thống chỉ số:  QL1 H 'QL1 WL1 L1    QL0 H 'QL0 WL0 L0 Do ảnh hưởng của đơn giá tiền lương của một đơn vị lao động hao phí (X), suất tiêu hao lao động để sản xuất ra 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh (t) và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ (Q). QL = X  t  Q Với X = QL/T là đơn giá tiền lương của 1 đơn vị lao động hao phí (có thể tính bằng số lao động làm việc, tổng số ngày công, tổng số giờ công thực tế làm việc). Hệ thống chỉ số: 38 QL1 X1 t1 Q1    QL 0 X 0 t 0 Q0 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của lao động 2.3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ lương Bên cạnh việc tính toán chi phí tiền lương cho lao động, các doanh nghiệp đều muốn biết tiền lương chi ra có hiệu quả hay không. Để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ lương, thống kê thường tính các chỉ tiêu dưới đây. Năng suất sử dụng tổng quỹ lương (hay chi phí nhân công) (HQL) = Kết quả sản xuất (Q) Tổng quỹ lương (QL) Chỉ tiêu trên cho biết, một đồng chi phí nhân công mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng kết quả sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng quỹ lương (RQL) = Lợi nhuận kinh doanh (M) Tổng quỹ lương (QL) Chỉ tiêu này cho biết, một đồng chi phí nhân công mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Suất tiêu hao (hay mức hao phí) tiền lương cho 1 đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh (H’QL) Tổng quỹ lương (QL) = Kết quả sản xuất (Q) Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra 1 đồng kết quả sản xuất thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho nhân công. 2.3.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao để đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Nhưng một trong những điều kiện để thu được kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh là phải đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tăng dần đơn giá nhân công. Tuy nhiên, xác định mức tăng này là bao nhiêu thì doanh nghiệp phải xem xét trong mối liên hệ với tốc độ tăng năng suất lao động. Để phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân, thống kê trong doanh nghiệp thường so sánh hai chỉ số này với nhau: IX IW X L1 X  L0 WL1 WL0 Nếu I X / I W < 1 thì tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm được chi phí nhân công và có tích luỹ. Khi đó, mức chi phí nhân công đã tiết kiệm được là:   WL1  Q1   X L1  X L0   L1 hay  QL1  QL 0   WL0  Q0    STA303_Bai 2_v1.0012101202 39 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp trong hai tháng báo cáo như sau: Chỉ tiêu T1/2010 T2/2010 1.500 1.785 Tổng quỹ lương (triệu đồng) (QL) 450 561 Số lao động trong danh sách bình quân (người) ( L ) 150 170 NSLĐ bình quân tháng (triệu đồng/người) ( W ) 10,0 10,5 Tiền lương bình quân tháng (triệu đồng/người) ( X L ) 3,0 3,3 Giá trị sản xuất (triệu đồng) (Q) Tính toán: Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân tháng và tiền lương bình quân tháng của doanh nghiệp trên và đưa ra nhận xét. Từ số liệu đã cho, tính các chỉ tiêu sau: Năng suất lao động bình quân tháng: W = Q/ L Tiền lương bình quân tháng: X L = QL/ L (Kết quả tính như ở bảng) So sánh hai chỉ số năng suất lao động bình quân tháng và tiền lương bình quân tháng: IX IW X L1 3,3 X 3, 0  L0   1, 0476 hay 104,76%. W L1 10,5 10, 0 W L0 Như vậy, tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí về tiền lương. Mức tiền lương lãng phí là:  WL1  10,5    170  25,5 (triệu đồng)  X L1  X L0   L1   3,3  3, 0  WL0  10, 0    2.3.4. Phân tích tài liệu thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp 2.3.4.1. Đánh giá chung tình hình thu nhập lao động trong doanh nghiệp Bao gồm tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:  Thu nhập thực tế của lao động (có tính đến mức độ lạm phát hay sức mua thực tế) Thu nhập thực tế của lao động = Thu nhập danh nghĩa – Thuế thu nhập đã nộp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Nếu kết quả tính ra mà tăng lên có nghĩa là đời sống của người lao động đã được cải thiện.  Chỉ số thu nhập thực tế bình quân của lao động 40 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Chỉ số thu nhập thực tế bình quân của lao động Thu nhập thực tế bình quân của 1 lao động kỳ báo cáo = Thu nhập thực tế bình quân của 1 lao động kỳ gốc Nếu kết quả tính chỉ số > 1 phản ánh thu nhập thực tế bình quân của lao động có chiều hướng tăng cũng có nghĩa là đời sống của người lao động được cải thiện.  So sánh tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng So sánh tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng = Chỉ số thu nhập danh nghĩa Chỉ số giá tiêu dùng Nếu kết quả so sánh > 1 phản ánh tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa nhanh hơn so với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng và nhờ đó đời sống của người lao động tăng lên. 2.3.4.2. Phân tích thu nhập bình quân của lao động Thu nhập bình quân được tính như sau: Thu nhập bình quân (VT) Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V) = Hao phí lao động cho sản xuất kinh doanh (T) Từ công thức trên, ta sẽ tính được thu nhập bình quân 1 lao động, thu nhập bình quân 1 ngày công làm việc thực tế và thu nhập bình quân 1 giờ công làm việc thực tế bằng cách thay T là số lao động có bình quân trong kỳ, tổng số ngày công làm việc thực tế và tổng số giờ công làm việc thực tế. 2.3.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động Để phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động, người ta tính và so sánh các chỉ tiêu sau:  Năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động Năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động (HV) Kết quả sản xuất, kinh doanh (Q) = Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V)  Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động (RV) Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh (M) = Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V) × 100 2.3.4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong doanh nghiệp Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng phương pháp chỉ số được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sau: Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V) = Thu nhập bình quân một lao động (VL) × Số lao động bình quân ( L ) Hoặc: Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V) = Suất tiêu hao thu nhập cho một đơn vị kết quả SXKD (H’V) × Năng suất bình Số lao động bình quân một lao động × quân ( L ) (WL) Hoặc: STA303_Bai 2_v1.0012101202 41 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V) Thu nhập bình quân (VT) = × Suất tiêu hao lao động để sản xuất ra 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh (t) × Kết quả sản xuất, kinh doanh (Q) Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận tham gia sản xuất kinh doanh, ta có các mối liên hệ sau: Tổng quỹ phân phối lần đầu của lao động (∑V) Thu nhập bình quân một lao động của các = Tổng số lao động của các bộ × phận ( bộ phận ( VL ) L ) Hoặc: Tổng quỹ phân phối lần đầu của lao động (∑V) = Thu nhập bình quân một lao động của từng bộ phận (VL) × Kết cấu lao động của từng bộ phận L (d ) × Tổng số lao động của các bộ phận ( L ) 2.3.4.5. Phân tích mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân Cũng tương tự như quá trình phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân, thống kê sẽ tiến hành so sánh tốc độ tăng thu nhập bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp. VL1 V  L0 W L1 W L0 IV IW Nếu I V / I W < 1 thì tốc độ tăng thu nhập bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Khi đó, doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm được quỹ phân phối thu nhập lần đầu của người lao động một khoản là:   W L1  Q1   VL1  VL0   L1 hay  V1  V0   Q0  W L0    2.3.4.6. Phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở doanh nghiệp Với số liệu về thu nhập và lao động trong doanh nghiệp, thống kê vẽ đường cong Lorenz nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nếu độ võng của đường cong càng nhiều chứng tỏ sự bất bình đẳng càng lớn. Tuy nhiên, đường cong Lorenz chưa lượng hoá được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Để lượng hoá, người ta phải tính hệ số Gini. HG  1   p (Q i i  Qi  1 ) i 10.000 Trong đó: 42 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp pi: Phần trăm lao động của nhóm i. Qi: Phần trăm thu nhập cộng dồn tính cho nhóm i. Qi-1: Phần trăm thu nhập cộng dồn tính cho nhóm đứng trước nhóm i. Hệ số Gini có các tính chất sau:  Miền xác định: 0 ≤ HG ≤ 1  HG = 0: Bình đẳng tuyệt đối.  0 < HG < 0,35: Phân phối tạm coi là bình đẳng  0,35 ≤ HG < 0,50: Phân phối là bất bình đẳng.  0,50 ≤ HG < 1: Phân phối rất bất bình đẳng. Ví dụ: Có tài liệu về tình hình phân phối thu nhập ở một doanh nghiệp năm 2010 như sau (cột 1 và cột 2): Thu nhập bình quân (1000 đồng) Tỷ trọng Tổng thu lao động nhập theo Cộng Tỷ trọng thu nhập theo theo nhóm nhóm (1000 (%) (pi) đồng) Cộng dồn % dồn % nhóm (%) (qi) lao thu động (Pi) nhập (Qi) Qi+Qi–1 pi(Qi+Qi-1) 1 2 3=1x2 4 = 3/∑3 5 6 7 8 1.500 8,2 12,300 4,46 8,2 4,46 4,46 36,58 2.000 25,7 51.400 18,64 33,9 23,10 27,57 708,45 2.800 36,5 102.200 37,07 70,4 60,17 83,28 3.039,68 3.500 17,2 60.200 21,84 87,6 82,01 142,18 2.445,56 4.000 12,4 49.600 17,99 100.0 100,00 182,01 2.256,92 Tổng 100.0 275.700 100.00 8.487,19 Yêu cầu: Đánh giá tình hình phân phối thu nhập của doanh nghiệp nói trên. Từ số liệu đã cho ta tính được các thông số tiếp theo ở các cột 3, 4, 5, 6, 7, 8. Số liệu ở cột 5 và 6 được dùng để vẽ đường cong Lorenz. Hệ số Gini được tính như sau: HG  1   p (Q i i  Q i 1 ) i 10.000 1  8.487,19  0,1513 10.000 HG < 0,35 có nghĩa là phân phối thu nhập của doanh nghiệp là rất bình đẳng. STA303_Bai 2_v1.0012101202 43 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp TÓM LƯỢC CUỐI BÀI  Thống kê lao động và thu nhập của người lao động là những vấn đề không thể thiếu trong tổ chức quản lý hoạt động của mỗi doanh nghiệp.  Để thống kê số lượng lao động nhằm tính toán cơ cấu lao động và các tính toán khác, trước hết cần phân loại lao động. Tùy theo loại hình doanh nghiệp cũng như phương pháp tổ chức quản lý của nó mà lựa chọn tiêu thức phân loại lao động khác nhau.  Để thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu số lao động hiện có thời điểm hoặc số lao động bình quân phản ánh quy mô lao động trong một thời kỳ. Đây là cơ sở để tính năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động...  Để theo dõi sự biến động số lượng lao động và xác định nguyên nhân của sự biến động đó, cần lập bảng cân đối lao động.  Để thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động, người ta thường tính: (1) chỉ số đánh giá sự biến động về số lượng lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (hoặc thực tế so với kế hoạch); (2) tỷ trọng các loại lao động trong doanh nghiệp; (3) tuổi nghề bình quân của lao động; (4) hệ số đảm nhiệm công việc của lao động và (5) các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp.  Để thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động, các chỉ tiêu được xem xét là quỹ thời gian lao động theo ngày công, quỹ thời gian lao động theo giờ công và các hệ số sử dụng quỹ thời gian theo ngày công. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chủ yếu mới theo dõi được các chỉ tiêu đo lường sử dụng thời gian lao động theo ngày công làm việc.  Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất với hao phí lao động cho sản xuất và ngược lại.  Kết quả sản xuất có thể được tính bằng đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc đơn vị giá trị (GO, VA, NVA, doanh thu...). Hao phí lao động cho sản xuất có thể biểu hiện bằng tổng số giờ công làm việc, tổng số ngày công làm việc hay số lao động làm việc bình quân trong kỳ nghiên cứu.  Để thống kê sự biến động của năng suất lao động trong doanh nghiệp, người ta thường tính 3 chỉ số chủ yếu: (1) chỉ số năng suất lao động dạng hiện vật; (2) chỉ số năng suất lao động dạng giá trị và (3) chỉ số năng suất lao động dạng thời gian.  Thu nhập là đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để làm tăng năng suất lao động của người lao động, góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội ngày càng phát triển. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, thu nhập từ tiền lương là nguồn thu quan trọng nhất.  Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành.  Tổng quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và do đó hình thành nhiều loại quỹ lương khác nhau.  Tiền lương bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức tiền lương tính cho một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh. 44 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp   Dựa trên cơ sở các phương trình kinh tế liên quan mà phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng quỹ lương và tiền lương bình quân. Để phân tích tài liệu thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp, người ta thường tập trung: (1) đánh giá chung tình hình thu nhập lao động trong doanh nghiệp; (2) phân tích thu nhập bình quân của lao động; (3) phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động; (4) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong doanh nghiệp; (5) phân tích mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân và (6) phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở doanh nghiệp. STA303_Bai 2_v1.0012101202 45 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Những đối tượng nào là lao động ngoài danh sách của doanh nghiệp? 2. Tại sao lại nói rằng chỉ tiêu tuổi nghề bình quân chỉ có hiệu quả ở một giới hạn nhất định nào đó khi đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp? 3. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng rộng rãi cách tính năng suất lao động dạng giá trị với Q là giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây có phải là chỉ tiêu tốt nhất để tính năng suất? 4. Thế nào là lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có thưởng, lương trả theo sản phẩm cuối cùng; lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng? 5. Đường cong Lorenz là gì và ý nghĩa của nó? 46 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp BÀI TẬP 1. Có số liệu thống kê về số lao động tại một doanh nghiệp sản xuất trong quý I năm 2010 như sau (đơn vị tính: người):  Số lao động có đầu quý: 300, trong đó nam: 180.  Biến động tăng trong quý: o o o o  Tuyển mới: 30, trong đó nam: 16 Đi học về: 15, trong đó nam: 10 Điều động từ nơi khác đến: 3, trong đó nam: 0 Tăng khác: 10, trong đó nam: 7 Biến động giảm trong quý: o o o o Nghỉ chế độ: 8, trong đó nam: 3 Chuyển công tác sang đơn vị khác: 12, trong đó nam: 8 Đi học: 10, trong đó nam: 5 Nghỉ việc vì các lý do khác: 10, trong đó nam: 8 Yêu cầu: a. Lập bảng cân đối lao động của doanh nghiệp. b. Tính các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và sự biến động lao động của doanh nghiệp trong quý I năm 2010. 2. Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp trong hai tháng đầu năm 2010 như sau: Tháng 1 Tháng 2 Đơn giá cố định (nghìn đồng) A 50.000 60.000 10 B 35.000 38.000 18 C 60.000 62.000 12 Sản phẩm Sản lượng sản xuất (SP) Biến động số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong hai tháng như sau:  Ngày 01/01/2010: có 180 người đang làm việc thực tế.  Ngày 05/01/2010: tuyển dụng thêm 5 người, có ký hợp đồng lao động.  Ngày 15/01/2010: tuyển dụng tiếp 10 người, có ký hợp đồng lao động.  Ngày 22/01/2010: sa thải 3 người vì không đáp ứng yêu cầu công việc. Từ đó đến cuối tháng 2, số lượng lao động không đổi. Yêu cầu: a. Tính số lượng lao động bình quân trong tháng 1 và tháng 2 của doanh nghiệp. b. Tính giá trị sản xuất trong tháng 1 và tháng 2 của doanh nghiệp. c. Kiểm tra tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp theo hai phương pháp giản đơn và có kết hợp với kết quả sản xuất. d. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng số lao động của doanh nghiệp. STA303_Bai 2_v1.0012101202 47 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 3. Có tài liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất tại một doanh nghiệp may mặc trong 2 quý đầu năm 2010 như sau: Chỉ tiêu Quý I Quý II 20.380 21.760 3.900 4.000 Số ngày nghỉ phép năm 720 700 Số ngày công vắng mặt 1.200 1.440 800 900 1.000 1.200 Số ngày công làm việc thực tế trong chế độ Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật Số ngày ngừng việc Số ngày công làm thêm Yêu cầu: a. Xác định các chỉ tiêu sau trong từng quý:  Số ngày công theo lịch;  Số ngày công theo quy định trong lịch;  Số ngày công có thể sử dụng cao nhất;  Số ngày công có mặt;  Số công nhân trong danh sách bình quân. b. Hãy đánh giá việc sử dụng lao động của doanh nghiệp trên quý II so với quý I là tiết kiệm hay lãng phí nếu biết rằng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp quý II giảm 7% so với quý I. 4. Có số liệu về kết quả sản xuất và lao động của một doanh nghiệp trong hai tháng như sau: Chỉ tiêu Tháng 3/2010 Giá trị sản xuất (triệu đồng) Số công nhân bình quân (người) Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (ngày) Số giờ công làm việc thực tế trong tháng (giờ) Tháng 4/2010 1.207,5 1.494,9 150 151 3.450 3.322 24.150 24.915 Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của năng suất lao động tháng 4 so với tháng 3 do ảnh hưởng của các nhân tố: năng suất lao động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân 1 ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân 1 tháng. 5. Có tài liệu về kết quả sản xuất của một doanh nghiệp dệt như sau: Phân xưởng Sản lượng vải sản xuất (triệu mét) Số lao động có bình quân (người) Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu A 10.000 9.540 20 18 B 15.000 15.960 25 28 C 9.570 11.480 22 28 Yêu cầu: a. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. b. Phân tích biến động của sản lượng vải sản xuất toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi sự biến động của năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp và tổng số lao động toàn doanh nghiệp. 48 STA303_Bai 2_v1.0012101202 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 6. Có tài liệu về lao động và tiền lương của một doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Tháng 4/2010 Tháng 5/2010 300 320 Số ngày làm việc thực tế bình quân một LĐ (ngày) 20 22 Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (giờ) 8,0 8,2 Tổng quỹ lương giờ (triệu đồng) 820 940 Tổng quỹ lương ngày (triệu đồng) 830 950 Tổng quỹ lương tháng (triệu đồng) 900 980 Số lao động trong danh sách bình quân (người) Yêu cầu: Phân tích sự biến động tiền lương bình quân tháng của doanh nghiệp tháng 5 so với tháng 4 do ảnh hưởng biến động của tiền lương bình quân giờ, độ dài bình quân ngày làm việc thực tế, hệ số phụ cấp lương ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động và hệ số phụ cấp lương tháng bằng phương pháp Ponomarjewa. 7. Có tài liệu về tình hình thu nhập của một doanh nghiệp như sau: Phân xưởng Thu nhập bình quân một lao động (triệu đồng) Số lao động có bình quân (người) Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu A 12 12,5 30 32 B 15 16 25 22 C 15 13,5 30 35 Yêu cầu: a. Tính thu nhập bình quân một lao động của toàn doanh nghiệp. b. Phân tích biến động của thu nhập bình quân một lao động toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. c. Phân tích biến động tổng thu nhập toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành bằng phương pháp Ponomarjewa. 8. Có tài liệu thống kê lao động và tiền lương ở một doanh nghiệp: Chỉ tiêu 2008 2009 Số lao động có bình quân (người) 120 150 Số ngày làm việc bình quân một lao động (ngày) 200 210 20.000 22.000 Tổng quĩ lương năm (triệu đồng) 2.800 3.050 Tổng quĩ lương ngày (triệu đồng) 2.400 2.800 Giá trị sản xuất (triệu đồng) Yêu cầu: a. Tính và phân tích các chỉ tiêu tiền lương bình quân của lao động năm 2009 so với năm 2008. b. Phân tích tình hình biến động tổng quĩ lương của lao động năm 2009 so với năm 2008. c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tổng quĩ lương năm 2009 so với năm 2008 bằng phương pháp chỉ số. d. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng NSLĐ bình quân của doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008. STA303_Bai 2_v1.0012101202 49 Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp 9. Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động tại doanh nghiệp A trong hai quý cuối năm 2009 như sau: Chỉ tiêu Quý III Giá trị sản xuất (triệu đồng) Số lao động có bình quân (người) Số ngày công làm việc thực tế (ngày) Trong đó: ngày công làm thêm Số giờ công làm việc thực tế (giờ) Trong đó: giờ công làm thêm Tổng quỹ lương (triệu đồng) Quý IV 8.000 9.100 300 320 24.000 25.000 1.200 1.000 204.700 212.000 9.100 12.000 600 650 Yêu cầu: a. Tính các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp. b. Tính các chỉ tiêu năng suất lao động. c. Tính các chỉ tiêu tiền lương bình quân. d. Phân tích biến động của năng suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố: năng suất lao động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân 1 ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân 1 lao động trong kỳ. e. Có thể kết luận gì về tình hình sử dụng tổng quĩ lương của doanh nghiệp. 10. Có tài liệu về tình hình phân phối thu nhập tại một doanh nghiệp xây dựng trong năm 2009 như sau: Mức thu nhập (nghìn đồng) <1500 1500 – 2000 2000 – 3000 3000 – 5000 ≥5000 Số lao động (người) 50 120 240 60 30 Yêu cầu: a. Tính thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp nói trên. b. Vẽ đường cong Lorenz phản ánh tình hình phân phối thu nhập của doanh nghiệp. c. Tính hệ số Gini và rút ra kết luận. 50 STA303_Bai 2_v1.0012101202