Academia.eduAcademia.edu
TH C TR NG VÀ GI I PHÁP PHÁT TRI N NGÀNH N M T I CÁC T NH PHệA NAM Nguy n H u Hỷ1, Nguy n Duy Trình2, Ngô Th Bích Ngọc1, Nguy n Th Mỵ1 1. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 2. Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật 1. GI I THI U Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP,… và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Nấm còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như: tăng cư ng khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, ngăn ngừa và trị liệu các bệnh tim mạch, hạ đư ng máu, chống phóng xạ, chống oxy hóa, giải độc và bảo vệ tế bào gan, an thần, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nuôi trồng nhân tạo. Việt Nam, ngành nấm đang ngày càng phát triển, các loại nấm được trồng phổ biến là: mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm linh chi các loại... Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện th i tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trư ng tiêu thụ nấm ngày càng rộng m . Chính vì vậy, ngày 16/ 4/ 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439/QĐ- TTg , đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển. (Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) Th i gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ. Nh vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng th i, việc phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi trư ng, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nh sử dụng các phụ phẩm của trồng trọt. Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất nấm nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; chưa có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lượng sản phẩm chưa cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã hoàn thiện Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020. Nhằm đáp ứng mục tiêu chung trong th i gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trư ng quốc tế; góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; 1 tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015, cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 400 ngàn tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD/ năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn và đưa giá trị xuất khẩu lên 450 - 500 triệu USD/ năm. (Quyết định số: 2690/QĐ-BNN-KHCN, ngày 12/11/2013) 2. TỊNH HỊNH S N XU T VÀ TIểU TH CÁC LO I N M 2.1 Tình hình s n xu t và tiêu th n m trên thế gi i Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh vực dược liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ…. Có trên 100 quốc gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trư ng bình quân 7% - 10%/ năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn. (Công Phiên, 2012) Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trư ng gấp hàng trăm lần trong vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/ năm. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng nấm, đồng th i xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Hiệp hội nấm ăn Hàn Quốc, 2010). Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 1995, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm 2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010 Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng 300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung Quốc, 2011). Thị trư ng tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Hoa Kỳ (200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)... Mức tiêu thụ nấm bình quân theo đầu ngư i của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0 - 6,0 kg/năm; dự kiến tăng trung bình 3,5%/năm. Tại thị trư ng châu Âu nấm mỡ chiếm khoảng 80 95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Những năm trước của thế kỷ 20, Mỹ chiếm khoảng 50% thị trư ng nấm mỡ của thế giới. (Công Phiên, 2012) Theo ITC, năm 2010 thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn, giá trị 3,3 tỷ USD. Trong đó nấm tươi 572 nghìn tấn, giá trị 1,52 tỷ USD; nấm chế biến ăn liền 504 nghìn 2 tấn, giá trị gần 1 tỷ USD, nấm khô 60,6 nghìn tấn, giá trị gần 740 triệu USD. Từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trư ng thị trư ng xuất nhập khẩu nấm khoảng 10%/năm. 2.2 Tình hình s n xu t và tiêu th n m Vi t Nam Nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hương, nấm sò, nấm linh chi... Sản lượng nấm hàng năm nước ta khoảng 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) Các vùng sản xuất nấm: + Nấm rơm được trồng chủ yếu các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai...) chiếm 90% sản lượng cả nước. + Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...), chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước. + Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu lượng khoảng 3.000 tấn/năm. các tỉnh phía Bắc, sản + Nấm làm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới được phát triển, trồng một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai,...), sản lượng khoảng 300 tấn/năm. + Một số loại nấm khác như nấm trân châu, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm chân dài, nấm ngọc châm... đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại một số cơ s , sản lượng khoảng 100 tấn/ năm. Tình hình tiêu thụ trong nước: Nhu cầu tiêu thụ nấm (nấm tươi, nấm khô) trong nước tăng nhanh trong những năm gần đây, giá nấm luôn đứng mức cao, nấm hương 70.000 - 80.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ 50.000 - 60.000 đồng/ kg, nấm tai mèo 60.000 - 70.000 đồng/ kg. Tình hình xuất khẩu: Nấm xuất khẩu dưới nhiều dạng như nấm muối, nấm hộp, nấm khô của các loại nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm; kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 60 triệu USD, tăng lên 90 triệu USD (năm 2011). Giá nấm rơm muối xuất khẩu tháng 1/ 2009 là 1.299 USD/ tấn, tăng lên 1.790 USD/ tấn (tháng 11/ 2009), hiện nay khoảng 2.000 USD/tấn; nhiều công ty xuất khẩu nấm có uy tín các tỉnh phía Nam là West Food Cần Thơ, Vegetexco Hồ Chí Minh, Vegehagi, NutriWorld Đồng Nai. (Minh Huệ, 2012) 3. TH C TR NG S N XU T N M 3.1 CÁC T NH PHệA NAM Tình hình s n xu t n m t i Đông Nam b và Đồng bằng sông Cửu Long Một số tỉnh vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trồng nấm có quy mô lớn. - Tỉnh Đồng Nai: hiện nay là địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất nấm mèo và nấm bào ngư với khoảng 3.000 hộ trồng nấm, tập trung chủ yếu các địa 3 phương như: TX Long Khánh, huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch. Cứ mỗi năm Đồng Nai cung cấp cho thị trư ng khoảng 35 ngàn tấn nấm tươi các loại gồm nấm mèo, nấm bào ngư trắng, nấm rơm, nấm sò....Riêng huyện Trảng Bom có khoảng 1.400 hộ SX với quy mô lớn, bình quân mỗi hộ trồng 30.000 bịch, cá biệt có hộ trồng lên đến 150.000 bịch, trong đó nấm mèo chiếm trên 50%, còn lại là nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò. Dự kiến từ năm 2015 tr đi, theo kế hoạch thì tỉnh Đồng Nai sẽ đạt sản lượng 50 ngàn tấn nấm, doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm. (Trung Tâm Khuyến Công, S Công Thương Tỉnh Đồng Nai) - TP. Hồ Chí Minh: hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 100 hộ, cơ s sản xuất nấm tập trung chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Gi . Về chủng loại nấm rất đa dạng, gồm: nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mèo, hoàng kim, hồng ngọc, hầu thủ,… Qui mô sản xuất nấm nhỏ lẻ, trung bình 578 m2/cơ s . Năng suất nấm tùy từng chủng loại: nấm rơm trồng trên giá thể rạ là 8 tấn/ lứa/ ha, nấm rơm trồng trên bông phế phẩm 20 tấn/ lứa/ ha, nấm bào ngư 60 tấn/ lứa/ ha, nấm linh chi 25 tấn/ lứa/ ha. (S Nông nghiệp & PTNT Thành phố Hồ Chí Minh) - Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Có 25 hộ trồng nấm bào ngư và nấm mèo, bình quân 300m /hộ, năng suất nấm mèo bình quân 500kg/ 100m2/ vụ 3 tháng (mỗi năm trồng 2 vụ); nấm bào ngư 2.100kg/ 100m2/ vụ 4 tháng (mỗi năm trồng 3 vụ). (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) 2 - Tỉnh Bình Phước: có 20 hộ và 3 trang trại trồng nấm, sản lượng 18 tấn nấm mộc nhĩ, 60 tấn bào ngư, 2 tấn nấm rơm và 200kg linh chi/ năm. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) - Tỉnh Đồng Tháp: chủ yếu nuôi trồng nấm rơm, với diện tích toàn tỉnh 428 ha cho sản lượng 9.883 tấn/ năm, được trồng chủ yếu Lai Vung, một số ít Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lấp Vò. Ngoài ra còn nuôi trồng nấm bào ngư và nấm linh chi. Châu Thành là huyện đứng đầu trong mô hình sản xuất nấm bào ngư với qui mô 28.000 bịch/năm, kế đến là Hồng Ngự (11.200 bịch/ năm) và Thành phố Cao Lãnh (8.000 bịch/ năm). Nấm linh chi với qui mô còn rất khiêm tốn 5.000 - 6.000 bịch/năm (TX. Hồng Ngự), 3.000 bịch/năm (Châu Thành) và 2.000 bịch/năm (Tháp Mư i). - Tỉnh Long An: Nghề trồng nấm phát triển mạnh và lâu đ i, nhưng hầu hết chỉ dừng lại qui mô nông hộ riêng lẻ và chủ yếu trồng ngoài tr i theo tập quán cổ truyền. Các loại nấm chủ yếu như nấm rơm, nấm linh chi, bào ngư. Sản lượng nấm rơm 400 tấn/ năm, nấm bào ngư 36 tấn/năm (năng suất 0,3 kg/ bịch phôi mạt cưa và 0,5kg/ bịch phôi rơm+lục bình), nấm linh chi 2 tấn/năm (năng suất 0,025kg nấm khô/bịch phôi mạt cưa). (Lê Vũ Hoàng, 2013) - Tỉnh Tiền Giang: có một Trung tâm sản xuất giống nấm và sản xuất bịch phôi nấm bào ngư, nấm linh chi có công suất 1,2 triệu bịch nấm/năm cung cấp cho khoảng 50 hộ gia đình, với diện tích bình quân 300 m2/hộ. Tổng diện tích sản xuất nấm toàn tỉnh hiện có khoảng 7.500 m2 nấm bào ngư và nấm linh chi; một năm sản xuất 2 vụ, mỗi vụ 3- 5 tháng, năng suất bình quân đạt 500kg/1tấn nguyên liệu. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) - Tỉnh An Giang: có 10 tổ hợp với 87 hộ tham gia trồng nấm rơm, năm 2010, trồng 3.400 ha, sản lượng 44.000 tấn; mấy năm gần đây do đẩy mạnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp cho nên năm 2011 diện trồng nấm giảm còn 1.050 ha, sản 4 lượng 10.000 tấn. Nấm bào ngư đang được phát triển, hiện có 6 cơ s sản xuất bịch phôi nấm, 2 tổ hợp trồng nấm tại huyện Châu Thành với 16 hộ tham gia, năm 2011, đạt 1,3 triệu bịch, sản lượng 520 tấn. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) - Tỉnh Kiên Giang: Có 2.000- 3.000 hộ trồng nấm, bình quân từ 100-200 bịch/hộ, sản lượng 400-500 tấn/vụ, trong đó 85- 90% là nấm rơm, đã hình thành 4 tổ hợp với 60 thành viên trồng nấm, sản lượng khoảng 30 tấn/vụ. Có 2 tổ hợp với 37 thành viên tham gia trồng nấm bào ngư huyện Châu Thành và Giồng Riềng, hàng năm trồng 20.000 - 30.000 bịch/ HTX, ngoài ra một số hộ trồng nấm bào ngư với quy mô 1.500 - 2.000 bịch/hộ, năng suất 80- 120 g/ bịch, sản lượng nấm bào ngư toàn tỉnh 4- 6 tấn/ năm. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) - Tỉnh Sóc Trăng: Năm 2011, có 3.182 hộ trồng nấm, 29 cơ s chế biến, sản lượng trên 7.500 tấn/năm, trong đó chủ yếu là nấm rơm, một số còn lại là nấm mộc nhĩ. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) - Tỉnh Bến Tre: có 285 hộ trồng nấm, chủ yếu là nấm rơm, tập trung chủ yếu huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Châu Thành; Có 2 tổ hợp tác và 1 HTX trồng nấm bào ngư, sản lượng khoảng 130 tấn/năm. (Nguyễn Như Hiến & Phạm Văn Dư, 2013) 3.2 Nghiên cứu và chuy n giao tiến b v n m của TT NC TN Nông nghi p H ng L c Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Hung Loc Agricutural Research Center, HARC) là 01 trong 5 Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 60km về phía Đông Nam, hiện đang quản lý 83,04 ha, đại diện cho vùng đất đỏ Đông Nam bộ, đủ điều kiện cho công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Trung tâm đang thực hiện dự án nghiên cứu với Hàn Quốc: “Nghiên cứu và áp dụng một số công nghệ mới của Hàn Quốc để sản xuất nấm Việt Nam”. Qua quá trình nghiên cứu và chuyển giao, Trung tâm đã lưu trữ và nhân hơn 10 giống nấm của Hàn Quốc và nhiều giống nấm trong nước có năng suất cao. Trung tâm có 1 phòng thí nghiệm để nuôi cấy và lưu trữ giống nấm; 2 nhà hấp khử trùng, công suất 10.000 bịch phôi/ đợt; 2 nhà trồng với hệ thống tưới phun sương. Từng bước Trung tâm đang m rộng nghiên cứu và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, như sản xuất meo giống, phôi giống và nuôi trồng một số loại giống nấm cung cấp cho Đồng Nai và các vùng lân cận; nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nấm chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, Trung tâm liên kết với nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp trồng nấm để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp bà con trồng nấm có hiệu quả hơn. 5 Một số hình ảnh nghiên cứu và sản xuất nấm tại Trung tâm Hưng Lộc Tổ chức Hội thảo về Nấm Thu gom phế phụ phẩm Xay nghiền phế phụ phẩm Hình 1. Sản xuất nấm ăn & nấm dược liệu từ nguyên liệu chủ yếu là phế phụ phẩm nông nghiệp. Những định hướng trong thời gian tới của Trung tâm: - Thực hiện các đề tài, dự án về nấm ăn và nấm dược liệu. - Nghiên cứu xây dựng quy trình các loại nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, miền. - Nghiên cứu nhân giống nấm dạng dịch thể để tạo ra số lượng lớn giống nấm chất lượng, số lượng, giảm giá thành và tiết kiệm th i gian nhân giống để phục vụ cho các tỉnh phía Nam. - Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu trồng nấm trên phế phụ phẩm nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trư ng, nâng cao thu nhập. - Nghiên cứu và sản xuất một số giống nấm chịu lạnh (nấm hương, nấm kim châm, nấm sò đùi gà) để phục vụ các tỉnh phía Nam. - Nghiên cứu và sản xuất các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu cung cấp cho các cơ s nuôi trồng. - Sưu tầm, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen nấm ăn và nấm dược liệu có năng suất cao phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. - Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về đào tạo cán bộ kỹ thuật và trao đổi thông tin về công nghệ, thị trư ng nguồn gen nấm. - Đào tạo, tập huấn cho nông dân các vùng trồng nấm. - Chuyển giao kỹ thuật nhân giống, canh tác nấm cho các đơn vị có nhu cầu. 6 3.3 M t số mô hình s n xu t n m có hi u qu t i các t nh phía Nam  Trang trại, gia trại nấm: + Trại trồng nấm của hộ Ông Nguyễn Xuân (thuộc ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, Long An): Kh i nghiệp, ông thuê đất để đầu tư xây dựng 8 trại trồng nấm, diện tích mỗi trại khoảng 70 m2. Sau 2 năm, ông đầu tư thêm 14 trại nấm nữa và cứ thế mỗi năm ông tiếp tục m rộng sản xuất. Đến nay ông đã có 66 trại trồng nấm liên tục 3 vụ/năm, bình quân mỗi vụ trồng 7.000 bịch phôi/trại. Qua tính toán sơ bộ, mỗi ngày trại nấm của ông sản xuất được 700 kg nấm và tăng lên 1 tấn vào các ngày rằm, ngày chay. Tính đủ các khoản chi phí trực tiếp và khấu hao cơ s vật chất, trang thiết bị, bình quân cứ trồng 1 bịch phôi ông lãi được 2.500 đồng. Với quy mô hiện có, mức lợi nhuận này khoảng 3,5 tỷ đồng/năm. (Nguyễn Thị Hạnh, 2014) + Trại trồng nấm linh chi (giống Hồng chi) của hộ Ông Nguyễn Văn Bền (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An) bắt đầu trồng tháng 3/ 2011 với diện tích sử dụng 150m2, thu l i được 60 triệu đồng. Mô hình được đầu tư tương đối đồng bộ, gồm nhà trồng nấm và nhà nhân giống, nên chủ động được số lượng bịch phôi cũng như chất lượng của bịch phôi. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013) + Trại nấm Phú Bình (Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, TP. HCM): Trồng nấm linh chi và nấm bào ngư trên diện tích 1 ha, doanh thu 450 - 600 triệu đồng/ ha/ năm; cơ s tự sản xuất phôi nấm để trồng và cung cấp cho các trang trại khác, sản phẩn bán cho thương lái và siêu thị. (S Nông Nghiệp & PTNT TP Hồ Chí Minh, 2012)  Hợp tác xã, tổ hợp tác trồng nấm: + Hợp tác xã nấm Tam Phước, (huyện Châu Thành, Bến Tre), thành lập năm 2004 có 30 xã viên. Hợp tác xã giao phôi nấm cho xã viên, thu lại sản phẩm, ngoài ra hợp tác xã còn m rộng ra các huyện như: Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại với phương thức hợp tác xã tập huấn trồng nấm và giao phôi cho hộ gia đình sau đó thu lại nấm. Hợp tác xã sản xuất 05 loại nấm: Bào ngư có 02 loại, nấm Hoàng kim, nấm Mộc châm, hàng tháng tiêu thụ bình quân khoảng 02 tấn. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013) + Tổ liên kết sản xuất nấm trên nguyên liệu rơm và lục bình (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, Long An), do bà Nguyễn Thị Diệu Ngân làm tổ trư ng; được nhà nước trang bị lò hấp, máy gom rơm, máy cắt rơm và kỹ thuật cấy meo nấm gốc, cũng như kỹ thuật sản xuất nấm theo công nghệ tiên tiến. Hoạt động nhân giống chủ yếu chỉ cung cấp đủ cho các thành viên trong tổ và tiêu thụ chính tại các chợ trong huyện. Số lượng trồng mỗi đợt 500 - 1000 bịch/ đợt, chủ lực là Bào ngư, một số làm nấm rơm trong nhà. Bình quân lãi 3 - 5 triệu/ đợt trồng/ hộ. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013)  Doanh nghiệp sản xuất nấm: + Công ty CP Nấm Việt Mỹ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 3 ha đây là cơ s vừa sản xuất giống vừa tổ chức thu mua chế biến đóng hộp nấm xuất khẩu. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013) + Công ty CP công nghệ sinh học nấm Việt (Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP. HCM): Trồng nấm linh chi, bào ngư, hoàng kim, hoàng linh, hoàng linh chi, thượng hoàng trên diện tích 0,8 ha, doanh thu 400- 850 triệu đồng/ ha. (S Nông Nghiệp & PTNT TP Hồ Chí Minh, 2012) 7 + Công ty TNHH linh chi VINA (Thạnh Lộc, quận 12, TP. HCM): Sản xuất nấm linh chi, vân chi, hầu thủ, thái dương, thượng hoàng trên diện tích 0,4 ha, doanh thu 450- 500 triệu đồng/ ha. (S Nông Nghiệp & PTNT TP Hồ Chí Minh, 2012) + Công ty TNHH sản xuất, chế biến và kinh doanh nấm mèo thế giới dinh dưỡng NutriWorld (Xuân Thiện, Thống Nhất, Đồng Nai): Sản lượng xuất khẩu nấm của công ty tăng qua từng năm, nhà xư ng được m rộng, bình quân hàng năm công ty Nutri World cung cấp cho thị trư ng khoảng 700 tấn nấm mèo các loại. (Khắc Giới, 2011) + Công ty TNHH SX&TM Tiến Dũng, Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Có diện tích 2 ha đầu tư xây dựng mô hình sản xuất giống nuôi trồng và chế biến nấm có công suất 50 tấn giống/năm. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013) + Công ty TNHH sản xuất nấm xuất khẩu Tư Thao tỉnh Sóc Trăng là doanh nghiệp chuyên cung ứng giống và thu mua sản phẩm nấm rơm muối cho các cơ s sản xuất nấm về chế biến xuất khẩu. (Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013) 4. 4.1 Đ NH H NG & GI I PHÁP PHÁT TRI N NGÀNH N M VI T NAM M c tiêu  Mục tiêu chung: Phát triển ngành hàng nấm ăn và nấm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô công nghiệp, từng bước ứng dụng công nghệ cao; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trư ng Quốc tế. Góp phần giải quyết việc làm, bảo vệ môi trư ng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tạo ra nguồn hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, sản xuất và tiêu thụ khoảng 400.000 tấn nấm các loại, trong đó xuất khẩu 100.000 tấn. Đến năm 2020, sản xuất và tiêu thụ 1 triệu tấn nấm các loại, trong đó xuất khẩu 0,5 triệu tấn, giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động, đưa giá trị xuất khẩu lên 450 500 triệu USD/ năm. 4.2 Nh ng thuận l i và khó khăn  Thuận lợi: - Điều kiện khí hậu, th i tiết nước ta đa dạng (lạnh, mát, nóng ẩm), thích hợp cho nhiều loại nấm phát triển quanh năm với năng suất cao, chất lượng tốt. Chu kỳ sinh trư ng của nấm ngắn (nấm rơm từ trồng đế lúc được thu hoạch 10 - 12 ngày). Nguyên liệu trồng nấm dồi dào (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân - lõi ngô, thân khoai mì, thân cây gỗ các loại) theo tính toán sản lượng các nguyên liệu đạt 40 triệu tấn/năm, nếu đưa vào sử dụng 10- 15% sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm/ năm và hàng ngàn tấn phân hữu cơ. Nguồn lao động nông thôn dối dào, giá rẻ, vốn đầu tư trồng nấm không cao. - Được sự quan tâm của các ngành các cấp, chính phủ đưa nấm vào danh mục sản phẩm quốc gia tại Quyết định số 439/ QĐ - TTg, ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNN, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND, S Nông nghiệp và PTNN, S Khoa học và Công nghệ nhiều tỉnh/thành phố, các hội, ngành xác định và đưa nấm tr thành một trong những ngành trọng điểm, giải quyết công ăn việc 8 làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Nhiều địa phương ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nấm có hiệu quả. - Có nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đã làm chủ được công nghệ nhân, sản xuất một số loại nấm chủ lực. Có nhiều thành công về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến đưa năng suất nấm tăng lên 1,5 - 3 lần so với trước đây. Thu thập, chọn lọc và đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm, trong đó có những giống nấm cao cấp có giá trị cao. Bước đầu hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung ương đến địa phương. - Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, khuyến nông và hàng chục ngàn nông dân được đào tạo, có tay nghề và kinh nghiệm sản xuất nấm. - Thị trư ng tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu về nấm trong nước và ngoài nước rất cao, sản xuất nấm không phải tốn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu.  Khó khăn - Sản xuất nấm đang quy mô nhỏ, phân tán, năng suất lao động chưa cao, chưa hình thành được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, sản phẩm chưa đồng đều về quy cách, chất lượng chưa ổn định. - Thị trư ng tiêu thụ chưa ổn định, chưa xác lập được thị trư ng tiêu thụ trong nước, xuất khẩu còn ít, chưa tương xứng với tiền năng lợi thế của nước ta. - Tiềm lực khoa học công nghệ còn hạn chế, cán bộ nghiên cứu về nấm chưa nhiều, giống nấm chưa phong phú, công nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu chủ động. 4.3 M t số gi i pháp chủ yếu phát tri n ngành n m  Công tác quy hoạch - Trên cơ s mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng chung của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020, các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nấm trên địa bàn theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, để có điều kiện đầu tư cơ s hạ tầng, cơ s thu mua, chế biến đảm bảo cho ngành sản xuất nấm phát triển bền vững, ổn định. - Mỗi vùng nên tập trung phát triển một vài loại nấm (nấm ăn, nấm dược liệu) thích hợp với điều kiện khí hậu th i tiết, nguyên liệu, lao động, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu và nhà máy chế biến.  Tổ chức lại sản xuất - Tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt trên trư ng Quốc tế; hình thành các liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm vể kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế, bảo quản và có tiếng nói chung với nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu. - Hình thành mạng lưới thu mua, chế biến nấm đảm bảo thuận tiện cho ngư i sản xuất nấm dễ dàng bán sản phẩm trực tiếp cho nhà thu mua, chế biến. - Đẩy mạnh chế biến, đa dạng hóa chủng loại, sản phẩm, giảm xuất khẩu thô và qua nhiều khâu trung gian. Đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nấm Việt Nam. 9 - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện liên kết, liên doanh, đầu tư cho ngư i trồng nấm để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, có thương hiệu.  Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Sớm hình thành đơn vị nghiên cứu khoa học để nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ các giải pháp công nghệ đối với nấm về chọn tạo giống, quy trình nuôi trồng, sơ chế, bảo quản, sử dụng phế phẩm sau thu hoạch, cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động. - Hình thành hệ thống nhân giống nấm cả nước theo hướng Trung tâm giống nấm Quốc gia sản xuất giống gốc cấp 1; một số cơ s cấp tỉnh/ thành phố, huyện và doanh nghiệp sản xuất giống nấm cấp 2, cấp 3 cung cấp cho ngư i sản xuất. Tổ chức và quản lý các cơ s nhân giống đảm bảo cung cấp giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trư ng. - Tiếp tục thực hiện dự án nấm Quốc gia; Xây dựng và thực hiện chương trình khuyến nông nấm trên các mặt nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức xây dựng mô hình, hội thảo, tham quan, tập huấn, đào tạo nhân lực mới cho ngành trồng nấm.  Xúc tiến thương mại - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo lập thị trư ng mới có tiềm năng; tăng cư ng mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nấm với nông dân và chính quyền địa phương, hình thành mạng lưới thu mua trực tiếp của các nhà chế biến, xuất khẩu tại các vùng trồng nấm tập trung. - Xây dựng thương hiệu nấm tại các vùng trồng nấm nổi tiếng để tăng hiệu quả sản xuất. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nấm xuất khẩu. - Tăng cư ng công tác dự báo thị trư ng, thông qua các kênh thông tin theo dõi tình hình, kết quả sản xuất, mùa vụ thu hoạch, sản lượng, dự báo cung cầu, thị trư ng giá cả, kế hoạch thu mua, chế biến và xuất khẩu.  Tăng cường hợp tác quốc tế - Tiếp tục hợp tác, trao đổi với các tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về giống, quy trình công nghệ sản xuất nấm: trao đổi nguồn gen, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực…Đặc biệt đối với Trung Quốc, Hàn Quốc có điều kiện phát triển nấm tương tự nước ta. - Kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết….trong lĩnh vực khoa học, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xúc tiến tìm kiếm đối tác nước ngoài để thiết lập và m rộng thị trư ng tiêu thụ nấm của Việt Nam tại nước ngoài.  Giải pháp về cơ chế chính sách - Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương, địa phương đã ban hành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nói chung, sản xuất, chế biến nấm nói riêng. 10 - Nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù cho phát triển ngành nấm, trong đó cần hướng tới các nội dung sau: + Nhà nước đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống nấm và các tiến bộ kỹ thuật, công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. + Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ s hạ tầng, trang thiết bị sản xuất, chế biến; hỗ trợ giống nấm cho các cơ s sản xuất, đặc biệt các vùng khó khăn. + Được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 151/ 2006/ NĐ-CP, ngày 20/ 12/ 2006 của Chính phủ, để mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nấm, sản xuất thử nghiệm quy mô vừa và nhỏ đối với các cơ s sản xuất tập trung theo quy hoạch. + Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất nấm, áp dụng cho thuê đất với giá ưu đãi, cho hư ng mức thuế nông nghiệp là 0% như hộ gia đình; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu sau khi thành lập. + Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ quyền tác giả đối với giống nấm và quy trình công nghệ mới của tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật S hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản quy định khác của Pháp luật. TÀI LI U THAM KH O 1. Công Phiên, 2012. Nấm - Dòng sản phẩm chủ lực mới. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 2. Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2012. 3. Khánh Minh, 2012. Cơ hội cho nghề trồng nấm. Báo Đồng Nai. 4. Khắc Giới, 2011. Xây dựng thương hiệu cho nấm mèo. Báo Đồng Nai. 5. Lê Hoàng Vũ, 2013. Giải pháp phát triển nghề trồng nấm. Báo Nông Nghiệp Việt Nam. 6. Minh Huệ, 2012. Bao giờ có thương hiệu nấm Việt Nam. Báo Kinh Tế Nông Thôn. 7. Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư, 2013. Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm tại các tỉnh phía Nam. Diễn Đàn Khuyến Nông & Nông Thôn, Chuyên đề Phát Triển Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả, lần thứ 14: 17-25. 8. Nguyễn Thị Hạnh, 2014. Long An: trồng nấm bào ngư đạt hiện quả cao. Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An. 9. Trung Tâm Khuyến Công, 2013. Sản phẩm mới từ nấm bào ngư. S Công Thương Tỉnh Đồng Nai. 10. S Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tp.HCM, 2012. Tình hình sản xuất nấm tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo S Nông nghiệp & PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh. 11. http://www.koreamushroom.co.kr/eng/main.asp (Korea Mushroom Council, in 2010). 12. http://www.intracen.org/layouts/searchresults.aspx?searchtext=mushroom (International Trade Center). 13. http://www.stats.gov.cn/english/NewsEvents/201110/t20111010_26508.html Bureau of Statistics of China, 2011). (National 11