You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

CUỐI THẾ KỶ XIX


A. Phong trào Cần Vương
I. Nguyên nhân
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam
độc lập. Thực dân Pháp bắt đầu xúc tiến việc thành lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền
thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kỳ và Trung Kỳ
- Phong trào phản đối hai hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) diễn ra sôi
nổi. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại
diện là Tôn Thất Thuyết đã phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên
ngôi (hiệu là Hàm Nghi), trừ khử những người không cùng chính kiến, bổ sung thêm lực
lượng quân sự, bí mật liên kết với các sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng
và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng và tìm mọi
cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Từ tháng 10/1884, quân Pháp bắt đầu khiêu
khích, cho quân chiếm đồn Mang Cá và tìm cách buộc Hội đồng phụ chính do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu phải giải tán.
- Trước sự uy hiếp của kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết định
ra tay trước để giành thế chủ động. Đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết
đã ra lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
Đến sáng 5/7/1885, quân Pháp bắt đầu phản công.
- Trong lúc hỗn loạn, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành,
rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã nhà
danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước
đứng lên giúp vua cứu nước. Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước
trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn
10 năm mới chấm dứt. Đó là phong trào Cần vương.
II. Các giai đoạn phát triển của phong trào
Hưởng ứng chiếu Cần vương, một phong trài vũ trang chống Pháp đã bùng nổ, kéo dài trong
10 năm (1885 – 1896), được chia làm hai giai đoạn:
1. Giai đoạn 1 (1885 – 1888)
- Phong trào diễn ra rầm rộ, sôi nổi, có sự chỉ huy tương đối thống nhất của Hàm Nghi,
Tôn Thất Thuyết và nhiều văn thân, sĩ phu, tướng lĩnh có chung nỗi đau mất nước với nhân
dân: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp,…
- Quy mô: phong trào nổ ra suốt từ Trung Kỳ đến Bắc Kỳ (Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đồng bằng Bắc Bộ,
vùng Tây Bắc). Các thủ lĩnh phong trào tiêu biểu: Mai Xuân Thưởng (Bình Định), Lê Trung
Đình (Quảng Ngãi), Phạm Bành và Đinh Công Tráng (Thanh Hóa), Nguyễn Quang Bích (Tây
Bắc)..
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân, có cả đồng bào dân tộc thiểu số (Thái,
Mường, Vân Kiều…)
- Bộ chỉ huy phong trào đóng tại vùng núi phía Tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
- Kết quả: Đầu năm 1886, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn sang Trung Quốc cầu
viện nhà Mãn Thanh. Từ cuối 1885 – 1886, địch 3 lần tấn công vào căn cứ nhưng cả 3 lần
đều bị quân ta được sự ủng hộ và phối hợp chiến đấu của nhân dân đẩy lùi. Nhưng từ giữa
năm 1887 trở đi, với sức mạnh quân sự áp đảo, thực dân Pháp dồn dập mở nhiều cuộc tấn
công căn cứ kháng chiến, phong trào trải qua nhiều khó khăn, thử thách và bị tổn thất nặng
nề. Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm nên vua Hàm Nghi rơi vào tay Pháp. Nhà vua đã cự
tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp cuối cùng bị lưu đày sang Angiêri
→ các phong trào trong giai đoạn này gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng sau đó thực dân
Pháp và tay sai đàn áp, các cuộc khởi nghĩa thất bại, các lãnh tụ bị bắt hoặc hi sinh, một số
sang Trung Quốc cầu viện.
2. Giai đoạn 2 (1888 – 1896)
Việc vua Hàm Nghi bị bắt là một tổn thất lớn của phong trào Cần vương, ít nhiều gây tâm lý
hoang mang trong hàng ngũ các sĩ phu, văn thân yêu nước. Tuy nhiên không vì thế mà phong
trào tan rã. Trái lại, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển → Sau
khi vua bị bắt, tính chất Cần vương, phò vua không còn nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và
luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì vậy, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn
ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ “Cần vương” chỉ là danh nghĩa, khẩu hiệu còn tính chất
yêu nước chống Pháp là chủ yếu.
- Lãnh đạo: ở giai đoạn này không còn sự chỉ đạo của triều đình kháng chiến mà do các
văn thân, sĩ phu yêu nước trực tiếp lãnh đạo từng địa phương.
- Địa bàn: bị thu hẹp. Do Pháp càn quét dữ dội, phong trào chuyền dần từ đồng bằng lên
trung du, miền núi, lợi dụng địa hình, địa vật để tiếp tục hoạt động. Phong trào càng ngày
càng có xu hướng đi vào chiều sâu, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và tồn
tại trong thời gian dài.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892), Ba Đình (1886 –
1887), Hùng Lĩnh (1887 – 1892), Hương Khê (1885 – 1896).
- Tính chất: ở giai đoạn này, phong trào diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết, thiếu sự chỉ đạo
thống nhất khiến các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại
- Kết quả: cuối năm 1895 – đầu năm 1896, với việc chấm dứt tiếng súng chống Pháp
trên núi Vụ Quang trong khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần vương coi như kết thúc.
III. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương

Cuộc Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả
khởi ý nghĩa
nghĩa
- KN Bãi - Đinh Gia - Căn cứ + Giai đoạn từ 1885-1887 - Qua nhiều ngày chiến
Sậy Quế chính Bãi xây dựng căn cứ Bãi Sậy, đấu nghĩa quân đã bị
(1883- - Nguyễn Sậy (Hưng toả ra khống chế các tuyến giảm sút nhiều.
1892) Thiện Yên). giao thông Hà Nội - Hải - Căn cứ bãi Sậy và căn
Thuật - Địa bàn Phòng, Hà Nội - Nam cứ Hai Sông bị Pháp bao
hoạt động: Định, Hà Nội - Bắc Ninh, vây. Nguyễn Thiện Thuật
Hưng Yên, sông Thái Bình, sông phải sang Trung Quốc,
Hải Dương, Hồng, sông Đuống. Đốc Tít phải ra hàng
Bắc Ninh, - Nghĩa quân phiên chế giặc.
Thái Bình, thành những phân đội nhỏ - Năm 1892 những người
sang cả Nam 20-25 người trà trộn vào còn lại gia nhập nghĩa
Định, Quảng dân để hoạt động. quân Yên Thế.
Yên. + Giai đoạn từ năm 1888 - Để lại những kinh
bước vào chiến đấu quyết nghiệm tác chiến ở đồng
liệt, di chuyển linh hoạt, bằng.
đánh thắng một số trận lớn
ở các tỉnh đồng bằng. Tiêu
biểu như trận Liêu Trung
(11/1888), trận Lang Tài
(1889)
- KN Ba - Phạm - Ba làng: - Xây dưng căn cứ Ba Đình - Pháp tổ chức nhiều
Đình Bành Mậu Thịnh, kiến cố, độc đáo làm căn cứ cuộc tấn công căn cứ Ba
(1886- - Đinh Thượng Thọ, chính và một số căn cứ Đình nhưng thất bại.
1887) Công Mĩ Khê (Nga ngoại vi như căn cứ Mã - Ngày 15/1/1887 quân
Tráng Sơn, Thanh Cao. Xây dựng lực lượng Pháp tổng tấn công căn
Hoá) tập trung có khoảng 300 cứ, cuộc chiến diễn ra ác
người. liệt đêm 20/1/1887
- Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân phải mở
nghĩa quân là chặn đánh đường máu rút lên Mã
các đoàn xe, toán lính đi Cao  21/1 địch chiếm
qua căn cứ, gây cho Pháp được căn cứ, các thủ lĩnh
nhiều thiệt hại bị bắt hoặc tự sát khởi
nghĩa thất bại.
- Kinh nghiệm: tránh thủ
hiểm ở một nơi, phải liên
lạc với các cuộc khởi
nghĩa khác.
- KN - Phan - Căn cứ - Giai đoạn 1885-1888 Từ cuối 1893 lực lượng
Hương Đình chính: chuẩnbị lực lượng, xây nghĩa quân bị hao mòn.
Khê Phùng Hương Khê dựng căn cứ, chế tạo vũ khí Cao Thắng hi sinh trong
(1885- - Cao (Hà Tĩnh) (súng trường) tích lương trận tấn công đồn Lu
1896) Thắng - Địa bàn thực,… (Thanh Chương) tháng
hoạt động - Giai đoạn từ 1888-1896 10/ 1893.8
rộng 4 tỉnh bước vào giai đoạn chiến - Trong một trận đánh ác
Bắc Trung đấu quyết liệt. Từ năm liệt, Phan Đình Phùng hy
Kỳ 1889, liện tục mở các cuộc sinh 28/12/1895, sang
tập kích đẩy lùi các cuộc năm 1896 những thủ lĩnh
hành quân càn quét của cuối cùng rơi vào tay
địch, chủ động tấn thắng giặc  khởi nghĩa thất
nhiều trận lớn nổi tiếng. bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiểu
biểu nhất trong phong
trào Cần vương.
IV. Đặc điểm chung của phong trào Cần vương:
1. Mục tiêu: chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng; khôi phục lại chế độ phong kiến
độc lập
2. Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nước
3. Lực lượng tham gia: có sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm các văn
thân, sĩ phu yêu nước, một số thổ hào địa phương, đồng bào các dân tộc thiểu số,… nhưng
đông nhất vẫn là nông dân.
4. Tính chất của phong trào: phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khunh hướng, ý
thức hệ phong kiến.
- Tính chất dân tộc: Nội dung thực chất và mục đích của phong trào Cần Vương là yêu nước
chống Pháp xâm lược, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập. Phong trào yêu nước chống
Pháp dưới danh nghĩa Cần vương là sự tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược nhân dân ta. Nó không phải bắt đầu từ khi có chiếu Cần vương (13/7/1885) mà đã được
chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế ký hiệp ước Hác-măng (1883). Đáp lại việc ký điều ước
đầu hàng và lệnh bãi binh của triều đình Huế, phong trào kháng chiến đã bùng nổ khắp nơi.
Đến khi chiếu Cần vương được ban bố, phong trào hưởng ứng chủ trương Cần vương cứu
nước diễn ra sôi nổi trong cả nước. Đây là sự tiếp nối phong trào chống Pháp xâm lược trong
hoàn cảnh và điều kiện mới. Trong phong trào này, Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết với sự
hưởng ứng của các văn thân, sĩ phu yêu nước đã hướng mũi nhọn đấu tranh của nhân dân vào
kẻ thù chính là thực dân Pháp và bộ phận phong kiến đầu hàng, cho nên khẩu hiệu “Cần
vương” vẫn đáp ứng ở mức độ nhất định yêu cầu trước mắt của dân tộc. Và vì vậy, về cơ bản,
phong trào vẫn là phong trào dân tộc. Nó phản ánh mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam
với đế quốc Pháp và phong kiến phong kiến tay sai chứ không còn phản ánh mâu thuẫn giữa
phong kiến với đế quốc nữa. Đặc biệt, từ năm 1888, khi Hàm Nghi bị bắt, ngọn cờ Cần
vương không còn nữa song cuộc vận động cứu nước vẫn diễn ra. Điều đó khẳng định động
lực chủ yếu của phong trào là yêu nước, còn Cần vương chỉ là hình thức, danh nghĩa.
- Tính chất nhân dân: vì mục đích cứu nước nên phong trào có tính nhân dân rõ rệt và thực sự
là một phong trào rộng lớn. Điều này được thể hiện ở thành phần lãnh đạo và lực lượng tham
gia phong trào. Ngoài lực lượng văn thân, sĩ phu, tráng sĩ, nông dân, còn có binh lính, đông
đảo đồng bào miền núi tham gia. Việc đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh phản ánh sự
đoàn kết và quyết tâm cứu nước của nhân dân ta trong phong trào yêu nước chống Pháp và
triều đình tay sai. Bởi vì cả lực lượng lãnh đạo và tham gia phong trào đều dựa trên một nền
tảng chung là “tinh thần độc lập của dân tộc”.
4. Nguyên nhân thất bại:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Phong trào Cần vương nổ ra trong tình thế so sánh lực lượng rất chênh lệch, kẻ thù mạnh
gấp bội, có ưu thế hơn hẳn về vũ khí, kỹ thuật. Chẳng hạn, trong cuộc tập kích vào căn cứ Ba
Đình, Pháp huy động đến 2500 quân với sự yểm trợ của pháo binh, các vòi rồng kích thước
lớn. Chỉ riêng ngày 20/1/1887, chúng đã bắn tới 10.000 quả đại bác vào căn cứ. Trong khi đó,
nghĩa quân Ba Đình chỉ với hơn 300 người với những loại vũ khí thô sơ.
+ Mặt khác, lúc bấy giờ Pháp đã củng cố bước đầu bộ máy thống trị của chúng, đã sử dụng
được lực lượng ngụy binh và hệ thống tay sai chỉ điểm lợi hại, thực dân Pháp và phong kiến
tay sai đã cấu kết với nhau để tiến hành chia rẽ, mua chuộc nghĩa quân, đàn áp phong trào
Cần vương. Ví dụ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân đã làm tay sai cho Pháp, ra mặt dụ
hàng Phan Đình Phùng, đem quân tấn công căn cứ của khởi nghĩa Hương Khê.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
Ngọn cờ “trung quân ái quốc” dưới danh nghĩa Cần Vương đã tỏ ra bất lực trước các nhiệm
vụ lịch sử, đặc biệt khi thực dân Pháp tiến hành chiến dịch bình định quân sự và giai cấp
phong kiến đã đầu hàng, dẫn đến sự khủng hoảng về lãnh đạo trong phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, một bộ phận
văn thân, sĩ phu yêu nước đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
cuộc đấu tranh yêu nước chống xâm lược. Những người này vì xuất thân từ giai cấp phong
kiến nói chung nên họ có những hạn chế về điều kiện giai cấp và thời đại. Do đó, nhãn quan
chính trị của họ không vượt qua được khuôn khổ mà họ xuất thân, không vượt qua được
những yêu cầu thời đại mà họ đang sống trong hoàn cảnh phương Đông còn chìm đắm trong
chế độ phong kiến (trừ Nhật Bản). Mục tiêu chiến đấu của họ đã quá lỗi thời không còn thích
hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam lúc đó. Khẩu hiệu Cần vương do đó chỉ đáp ứng
một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân, còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách
quan của sự tiến bộ xã hội. Vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này, nhất là đối với nông dân bị
hạn chế nhiều. Khi quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu không được giải quyết thì sức
mạnh không thể phát huy.
+ Phong trào mang tính chất địa phương phân tán, thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất, chưa
chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài nên dễ bị địch đàn áp tiêu diệt.
Những người lãnh đạo dễ dao động, khi bị dồn vào thế bí đã tìm đến cái chết một cách mù
quáng. Kết quả là lực lượng khởi nghĩa bị hao mòn, cuối cùng thất bại.
+ Phương pháp cách mạng chưa phù hợp với chiến tranh hiện đại. Đường lối quân sự cũng
dựa trên chiến lược, chiến thuật tiến hành chiến tranh theo hệ phong kiến (xây dựng căn cứ
thủ hiểm, vũ khí thô sơ). Trong hoàn cảnh kẻ thù của dân tộc là một đội quân xâm lược lớn,
được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân thì việc áp dụng chiến thuật thủ hiểm, phòng ngự bị
động (khởi nghĩa Ba Đình) càng khiến cho lực lượng nghĩa quân bị cô lập và nhanh chóng bị
tiêu diệt.
+ Chưa biết phát động kháng chiến toàn dân, toàn diện, nhiều khi chỉ lấy danh nghĩa anh
hùng cá nhân đối chọi với giặc, mang nặng hệ tư tưởng phong kiến.
→ phong trào Cần vương thất bại là do thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong
trào
5. Ý nghĩa
- Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đều bị thực dân
Pháp “dìm trong bể máu” nhưng phong trào đã nêu cao truyền thống yêu nước, thể hiện tinh
thần bất khuất, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
- Phong trào đã gây cho Pháp nhiều tổn thất, góp phần làm chậm quá trình bình định của
thực dân Pháp.
- Sự thất bại của phong trào Cần vương chứng minh sự bất lực của ngọn cờ phong kiến,
chỉ rõ yêu cầu bức thiết của phong trào yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ thoát khỏi bế tắc để
vươn lên.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
Khi đánh giá về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương, có các ý kiến sau:
1. Do tinh thần yêu nước và đấu tranh của nhân dân Việt nam
2. Do chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi
Hãy phát biểu ý kiến của em về vấn đề này
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh cần nêu được:
- Khái quát:
+ Một cuộc cách mạng bùng nổ là do các nguyên nhân sâu xa và trực tiếp→ phong trào Cần
Vương nổ ra cũng có nguyên nhân sâu xa và trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa: Truyền thống yêu nước.
Nguyên nhân trực tiếp: Chiếu Cần Vương ban ra.
- Phân tích, đánh giá:
* Bùng nổ do tinh thần yêu nước và đấu tranh của nhân dân Việt Nam
+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam có từ thời dựng nước. Mỗi khi có kẻ thù xâm
lược truyền thống ấy lại được phát huy: Lý, Trần, Lê…
+ Thời kỳ này, dân tộc ta bị Pháp xâm lược, nền độc lập bị xâm hại
→ lòng căm thù của nhân dân ta càng sâu sắc → yêu nước càng mãnh liệt và nhân dân ta tiếp
tục đấu tranh. Biểu hiện:
Lúc có triều đình lãnh đạo nhân dân ta đã đấu tranh: Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu…
Lúc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, bất chấp sự đầu hàng của triều đình, không có người
lãnh đạo → nhân dân ta vẫn nổi dậy chống Pháp; quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc…
→ Như vậy khi có kẻ thù xâm lược nhân dân ta lại đứng lên đấu tranh phát huy truyền thống
yêu nước → ý kiến số 1 là đúng và thực tế phong trào Cần Vương đã chứng minh ý kiến trên
là đúng. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của phong trào Cần Vương nhưng khi xét nguyên
nhân bùng nổ của một phong trào cách mạng, nguyên nhân sâu xa là chưa đủ mà cần có
nguyên nhân trực tiếp.
* Do chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi:
+ Nêu qua sự ra đời của chiếu Cần Vương …
+ Giải thích “Cần Vương” là giúp vua cứu nước. Theo tiếng Hán:
Cần Vương là vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để giúp vua cứu nước
+ Chiếu Cần Vương mang tính tự vệ, chính đáng, gây chuyển biến lớn trong thái độ của tầng
lớp sĩ phu, văn thân trong triều đình. Nó tác động đến mọi tầng lớp có tấm lòng trung quân ái
quốc. Làm chuyển biến tư tưởng trung quân ái quốc của các sĩ phu, văn thân, khi chưa có
chiếu Cần Vương, họ yêu nước bằng cách về quê ở ẩn, khi có chiếu Cần Vương , họ đã ra
giúp vua cứu nước.
+ Chiếu Cần Vương phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và là hậu thuẫn cho phong trào
nổ ra vì chiếu Cần Vương rất coi trọng quyền lợi của nhân dân, quyền lợi của dân tộc và nó
cố gắng hàn gắn quyền lợi của nhân dân: “phúc của thần dân tức là phúc của tôn xã” kêu gọi
nhân dân.
+ Mong muốn của Hàm Nghi và Tôn Tất Thuyết khi hạ chiếu Cần Vương là chuyển loạn
thành trị, chuyển nguy thành an để khôi phục bờ cõi.
+ Chiếu Cần Vương ra đời lúc đó khi tuyệt đại đa số vua quan trong triều nguyễn có tư tưởng
thân Pháp chỉ còn một bộ phận của phái chủ chiến cho nên chiếu Cần Vương đã thức tỉnh
được đồng bào cùng với phe chủ chiến trong triều đình.
→ Như vậy, Chiếu Cần Vương đã tác động mạnh đến tầng lớp sĩ phu văn thân và nhân dân
nên truyền thống yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ khi có một ngọn cờ, một giai
cấp, một ông vua yêu nước lãnh đạo cho nên nó là duyên cớ trực tiếp làm bùng nổ phong trào
Cần Vương. Thực tế phong trào Cần Vương đã minh chứng điều đó với sự hưởng ứng của
đông đảo quần chúng nhân dân.
Ý kiến số 2 đúng nhưng chưa đủ và là duyên cớ trực tiếp.

You might also like