« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách tài khóa (Chính sách tài chính


Tóm tắt Xem thử

- Chính sách tài khóa (Chính sách tài chính) Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ (đầu tư công cộng ) và thuế khóa.
- Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền.
- Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.
- Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế.
- Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn.
- Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế).
- Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
- Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2.
- Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2.
- Tác dụng Chính sách tài khoá: 1.
- Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại.
- Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
- Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.
- Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.
- Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ.
- Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi.
- Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được.
- Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được.Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ.
- Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.
- Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 2 Chính sách lưu thông tiền tệ Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở.
- hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
- Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp.
- Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.
- 1 Các dạng chính sách tiền tệ  2 Các công cụ của chính sách tiền tệ o 2.1 Thay đổi lãi suất chiết khấu o 2.2 Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc o 2.3 Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở  3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ  4 Những tranh luận về hiệu quả của chính sách tiền tệ o 4.1 Bẫy thanh khoản o 4.2 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định o 4.3 Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 3  5 Tham khảo  6 Xem thêm  7 Liên kết ngoài [sửa] Các dạng chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá Bàn vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằng giá vàng Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát Chính sách hướng tới mục tiêu lạm phát hiện đang sử dụng tại Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, the Czech Republic, Hungary, New Zealand, Norway, Iceland, Philippines, Poland, Sweden, South Africa, Turkey, và Anh Quốc.
- Loại chính sách tổng cung tiền (monetary aggregates) được các nước tiên tiến sử dụng trong thập niên 1980s (gồm cả Hoa Kỳ).
- Hoa Kỳ hiện tại đang sử dụng chính sách tổng hợp (mixed policy).
- Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng từ những năm 1980s và nó còn có tên là "Taylor rule," theo đó đảm bảo rằng lãi suất của FED thay đổi thích ứng với các shock lạm phát và sản lượng đầu ra.
- [sửa] Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 4  Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại.
- Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.
- Nó là 1 công cụ rất lợi hại.
- Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
- Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
- Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
- Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
- Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.
- Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông.
- Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
- Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.
- Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ.
- Các công cụ để Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 5 đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.
- [sửa] Thay đổi lãi suất chiết khấu Xem bài chính về lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở.
- Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo.
- vì MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm [sửa] Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Xem bài chính về dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình.
- Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó.
- Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi.
- Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.
- Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển.
- [sửa] Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở Xem bài chính về nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở.
- Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở.
- Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền.
- [sửa] Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền.
- Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này.
- Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 6 mục tiêu lãi suất được lựa chọn.
- Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
- Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED.
- Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền.
- Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền.
- Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất .
- Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày Sưu tầm từ wikipedia.org & Saga.vn Trang 7