« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN VĂN LỊCH Hà nội, năm 2012 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
- HỌC VIÊN Nguyễn Thị Diễm Hằng Khóa: CH Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 2 LỜI CẢM ƠN Phát triển thị trường nội địa đang là một nội dung đang được các doanh nghiệp sản xuất giầy da trong nước quan tâm, phát triển trong chiến lược kinh doanh của mình.
- Trên cơ sở đó giúp tác giả đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm đóng góp vào việc phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm giầy da Việt Nam trong những năm tiếp theo.
- 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.
- Lý thuyết chung về thị trường và thị trường nội địa.
- Một số khái niệm cơ bản về thị trường.
- Một số khái niệm cơ bản về thị trường nội địa.
- Các tiêu chí đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.
- Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường nội địa.
- Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và một số doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển thị trường nội địa.
- Kinh nghiệm phát triển thị trường nội địa của một số doanh nghiệp trong Ngành.
- 46 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA SẢN PHẨM NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM.
- Công tác đo lường và quản lý chất lượng sản phẩm.
- Thực trạng về thị trường tiêu thụ nội địa của ngành da giầy Việt Nam.
- Tình hình cung cấp sản phẩm da giầy cho thị trường nội địa.
- Đánh giá chung về tình hình phát triển thị trường nội địa của sản phẩm ngành da giầy trong thời gian qua.
- Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy.
- 72 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, DỤ BÁO VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA SẢN PHẨM NGÀNH DA GIẦY ĐẾN NĂM 2015.
- Phương hướng phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam.
- Dự báo nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm ngành da giầy.
- Dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giầy dép.
- Hệ thống giải pháp nhằm phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015.
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành da giầy trong việc phát triển thị trường nội địa.
- Đối với Doanh nghiệp.
- 48 Bảng 2.4: Tổng hợp sản lượng giầy dép phục vụ thị trường nội địa năm 2011 của các doanh nghiệp trong nước.
- 58 Bảng 2.7:Tổng hợp sản lượng tiêu thụ sản phẩm giầy dép phục vụ thị trường nội địa năm 2011.
- 81 Bảng 3.2: Phân loại cặp túi ví theo chất lượng sản phẩm.
- 82 Bảng 3.4: Phân tích theo ma trận SWOT đề xuất giải pháp Định hướng phát triển thị trường nội địa sản phẩm da giầy.
- 29 Hình 3.1 Các kênh phân phối sản phẩm Ngành da giầy tại thị trường nội địa.
- Tuy phát triển lớn mạnh và vượt bậc như vậy song tiêu thụ sản phẩm của Ngành chủ yếu tập trung ở thị trường nước ngoài thông qua các hợp đồng gia công xuất khẩu cho các hãng có thương hiệu lớn, các nhà nhập khẩu trực tiếp, các nhà nhập khẩu trung gian (Nike, Rebook, Adidat, Skechers.
- Đối với sản phẩm giầy dép, mặc dù là một trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng các doanh nghiệp da giầy Việt Nam lại phải chen chân trong việc cung ứng sản phẩm cho hơn 86 triệu dân tại thị trường nội địa.
- Sự xuất hiện một số gian hàng bán lẻ sản phẩm của một số thương hiệu như Bata, Clarks,…tại một số siêu thị cao cấp với giá cao gấp khoảng từ 5 - 10 lần so với giá của hàng nhập lậu và hàng sản xuất trong nước đang tạo nên một thị trường các sản phẩm da giầy nội địa hỗn loạn, khó kiểm soát.
- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực da giầy của Việt Nam tại thị trường nội địa đang bị đẩy ra ngoài cuộc cạnh tranh và trở thành như những người “đứng ngoài cuộc” với tâm trạng tiếc nuối và điêu đứng vì đã để mất vị thế của mình ngay trên “sân nhà” trong khi cũng chính bàn tay mình đang làm ra những sản phẩm đẹp, chất lượng và giá cả cao để mang đến “sân khách” với giá gia công rẻ.
- Nghiên cứu đánh giá tình hình thị trường nội địa của ngành da giầy trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nội địa của Ngành trong giai đoạn tới vừa theo đúng qui luật vốn có của nó vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế đang khó khăn hiện tại của Việt Nam cũng như của thế giới.
- Bên cạnh đó phát triển thị trường nội địa, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 10các sản phẩm của Ngành cũng là việc làm thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
- Do đó, vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015”.
- Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Luận văn nhằm đánh giá thực trạng tình hình cung cấp sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của ngành da giầy để từ đó đưa ra đề xuất hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển thị trường, ổn định sản xuất trong nước và tận dụng những cơ hội để tăng trưởng bền vững.
- Làm rõ những khái niệm về phát triển thị trường nội địa nói chung và vị trí, vai trò của ngành da giầy Việt Nam nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội.
- Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ tại thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp và một số khuyến nghị nhằm định hướng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm da giầy.
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: thu thập số liệu qua thực tiễn phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu ngành da giầy của Vụ Thị trường trong nước, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu Da – Giầy, Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam trong những năm qua.
- Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường nội địa.
- Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy Việt Nam.
- Chương 3: Phương hướng, dự báo và Hệ thống giải pháp nhằm phát triển thị trường nội địa sản phẩm ngành da giầy đến năm 2015.
- Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 11CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1.1.
- Lý thuyết chung về thị trường và thị trường nội địa 1.1.1.
- Một số khái niệm cơ bản về thị trường 1.1.1.1.
- Khái niệm thị trường Có rất nhiều khái niệm về thị trường, mỗi nhà kinh tế định nghĩa theo một cách khác nhau: Nếu như Mc Carthy định nghĩa: “Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương đương và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn các nhu cầu đó”.
- Thì nhiều nhà kinh tế học khác lại quan niệm: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ”.
- Hay đơn giản hơn người ta lại quan niệm: “Thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ”.
- Hay “Thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá”.
- Thời gian gần đây có nhà kinh tế còn định nghĩa: “Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là một quá trình trong đó người mua và người bán trao đổi một thứ hàng hóa tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định.” Các định nghĩa trên đây về thị trường đã nhấn mạnh về địa điểm mua bán và vai trò của người mua - người bán.
- Nhưng đã nói đến thị trường là phải nói đến các yếu tố sau: 1.
- Phân loại thị trường Có thể có nhiều cách thức khác nhau để mô tả thị trường, sở dĩ có sự khác nhau đó là do mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau.
- Với mục đích nghiên cứu thị trường để tìm ra giải pháp phát triển thị trường thì doanh nghiệp cần phải xem xét thị trường của mình theo phương thức tổng quát đó là chia thị trường của mình thành: Thị trường đầu vào và Thị trường đầu ra.
- a) Thị trường đầu vào: việc nghiên cứu Thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt ý nghĩa đối với sự hiệu quả và ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
- Thị trường đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và chất lượng của sản phẩm.
- Tuy nhiên trong đề tài này ta chỉ chú trọng đến việc phân loại thị trường và cách thức phân loại thị trường đầu ra.
- b) Thị trường đầu ra: Nghiên cứu Thị trường đầu ra trực tiếp ảnh hưởng đến các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
- Mục tiêu của các chiến dịch Marketing là giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Để mô tả thị trường đầu ra của doanh nghiệp ta có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 03 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và thị hiếu khách hàng như sau.
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm: Thị trường phân loại theo tiêu thức sản phẩm thường được các doanh nghiệp phân loại theo các tiêu chí sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm: Thị trường tư liệu sản xuất và thị trương tư liệu tiêu dùng.
- Tư liệu sản xuất là những sản phẩm dùng để sản xuất.
- Thị trường tư liệu sản xuất là loại thị trường sơ cấp.
- Sản phẩm của thị trường này có các loại máy móc, thiết bị sản xuất hay các loại hóa chất dùng trong sản xuất.
- Hàng tiêu dùng là những sản phẩm dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh, thực phẩm… Thị trường tư liệu tiêu dùng là loại thị trường thứ cấp, cung cấp sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất ra thị trường.
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lí: Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 13Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thường xác định phạm vi địa lí, lãnh thổ mà sản phẩm của họ có thể tiêu thụ hoặc vươn tới để kinh doanh.
- Theo tiêu thức này có thể phân chia thành hai loại vùng lãnh thổ đó là: Thị trường trong nước và Thị trường quốc tế.
- Thị trường trong nước: hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ chú trọng đến thị trường trong nước.
- Thị trường trong nước có thể lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn và ít chịu hàng rào thuế quan cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm.
- Tùy theo từng doanh nghiệp có thể chia thị trường trong nước ra các tiêu thức nhỏ hơn theo miền, vùng, tỉnh/thành phố.
- Thị trường quốc tế: thường thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty đa quốc gia.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm được quy định chặt chẽ theo quy chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có khả năng tài chính để dễ dàng vượt qua được các hàng rào thuế quan của các nước để thâm nhập thị trường quốc tế.
- Thị trường loại này có thể chia thành thị trường theo châu lục, thị trường theo khu vực.
- Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức thị hiếu khách hàng: Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ có thể hưởng tới để thỏa mãn.
- Về nguyên lý, tất cả các khách hàng có mặt trên thị trường đều có thể là khách hàng của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì tiêu chí về sản phẩm khác nhau.
- Tất cả những điều nêu trên dẫn đến một thực tế là hình thành trên thị trường những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể chinh phục.
- Chức năng của thị trường Thị trường có tác động đến nhiều mặt của sản xuất tiêu dùng xã hội.
- Thị trường là một loại dung môi đảm bảo cho các hoạt động sản xuất tiêu dùng phát triển liên tục Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học Khoa Kinh tế và Quản lý 14với quy mô ngày càng mở rộng.
- Thị trường đảm bảo cho hàng hóa tiêu thụ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
- Khi đã được thỏa mãn nhu cầu, thị trường có tác dụng thúc đẩy, gợi mở nhu cầu đưa đến những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng làm cho chất lượng sống tăng lên, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Vì vậy, thị trường có các chức năng cơ bản sau: a) Chức năng thừa nhận: đối với các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm sản xuất ra là để bán, các sản phẩm này muốn được tiêu thụ phải được thị trường thừa nhận.
- Đối với các doanh nghiệp thương mại, mặc dù không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm hoặc dịch vụ họ cung cấp cũng phải được thị trường thừa nhận.
- Nếu hàng hóa, dịch vụ được thị trường thừa nhận tức là có thể bán được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lãi, thậm chí có thể mở rộng quy mô.
- Ngược lại, nếu không được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp sẽ dẫn đến chỗ phá sản.
- Do đó, để được thị trường thừa nhận, trước khi cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp đều phải tiến hành nghiên cứu thị trường nhất là nhu cầu khách hàng về sản phẩm mà họ sẽ cung cấp.
- Thông qua thị trường, hàng hóa được tiêu thụ khi đó tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định.
- Thị trường có chức năng thực hiện quá trình này.
- c) Chức năng điều tiết và kích thích: Thông qua hành vi trao đổi hàng hóa trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hoặc ngược lại.
- Thị trường thực hiện chức năng điều tiết khiến điều hòa sự rút lui hoặc gia nhập của các doanh nghiệp.
- Chức năng này được thực hiện thông qua cơ chế đặc trưng của thị trường.
- Nếu hàng hóa được tiêu thụ tốt sẽ kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đồng thời kích thích các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường để đa dạng hóa sản phẩm cùng loại.
- ngược lại, nếu hàng hóa tiêu thụ kém hoặc không được tiêu thụ thì doanh nghiệp buộc phải tìm giải pháp kinh doanh mới buộc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sản phẩm hiện tại.
- Một số khái niệm cơ bản về thị trường nội địa 1.1.2.1.
- Khái niệm thị trường nội địa Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm thị trường theo các góc độ khác nhau.
- Thị trường nội địa được định nghĩa như sau: Thị trường nội địa là tập hợp các thoả thuận, mà thông qua đó, người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Các đặc điểm của thị trường nội địa 1.1.2.2.1.
- Nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị trường cho việc kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ nhất định, tồi tệ hơn có thể buộc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt