« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp chiến lược nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM THANH HỒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS.
- 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
- SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI.
- Một số khái niệm về ngành công nghiệp điện tử.
- Các nhóm sản phẩm trong ngành công nghiệp điện tử.
- Các đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử.
- Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành điện tử của Hà Nội.
- 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI.
- Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Hà Nội.
- Các nguồn lực cơ bản của Hà Nội.
- Đặc điểm về kinh tế của Hà Nội.
- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của HN trong thời gian qua.
- Cơ cấu FDI của Hà Nội theo ngành kinh tế.
- Các hình thức đầu tư.
- Các đối tác đầu tư.
- Đầu tư vào các khu Công nghiệp.
- Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI vào Hà Nội.
- Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp điện tử.
- Vốn đầu tư và trình độ công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp điện tử Hà Nội.
- THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI.
- Tình hình chung về thu hút FDI vào ngành CNĐT của Hà Nội.
- Thực trạng các loại hình FDI trong ngành công nghiệp điện tử HN.
- Tình hình các đối tác đầu tư vào ngành CNĐT của Hà Nội.
- Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực điện tử trong các khu công nghiệp HN.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI THỜI GIAN QUA.
- Những kết quả đạt được trong hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử Hà Nội thời gian qua.
- 58 2.4.2 Những mặt tồn tại trong hoạt động thu hút FDI vào công nghiệp điện tử của Hà Nội.
- Nguyên nhân dẫn đến những mặt tồn tại trong hoạt động thu hút FDI vào công nghiệp điện tử của Hà Nội.
- 67 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI.
- QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.
- Quan điểm phát triển ngành CNĐT của Hà Nội.
- Định hướng phát triển ngành CNĐT Hà Nội đến năm 2020.
- Định hướng thu hút vốn FDI vào ngành CNĐT của Hà Nội.
- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài ở Hà Nội.
- Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện tử Thủ đô.
- Thực hiện quy hoạch, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp điện tử.
- Chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử trên địa bàn Hà Nội.
- 103 Luận văn cao học LỜI CAM ĐOAN Trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, thu hút đầu tư nước ngoài được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội có ý nghĩa quan trọng khi mà nó được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính lâu dài, gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô.
- Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tôi đã chủ động đề nghị và được chấp nhận cho làm luận văn thạc sĩ theo đề tài: “Một số giải pháp chiến lược nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Điện tử của Hà nội”.
- Về phía các cơ quan, ban, ngành, tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, Cục Đầu tư nước ngoài đã cung cấp số liệu cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn.
- Luận văn cao học DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA: Official Development Assistance – Nguồn tài trợ chính thức chủ yếu HĐHTKD: Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT: Build – Operation – Transfer (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) BTO: Build – Transfer – Operation (Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành) BT: Build – Transfer (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao) CNĐT: Công nghiệp điện tử DN: Doanh nghiệp KCN – KCX: Khu công nghiệp – Khu chế xuất KCNC: Khu công nghệ cao ĐTNN: Đầu tư nước ngoài UNCTAD: United Nations conference on Trade and Developement (Hội nghị liên hợp quốc về thương mại) AFTA: ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN TNCs: Các công ty – tập đoàn xuyên quốc gia Luận văn cao học DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.
- Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo địa phương (các dự án còn hiệu lực tính đến 31/12/2010.
- Cơ cấu FDI của Hà Nội theo ngành kinh tế (1990-2010.
- Nguồn FDI của Hà Nội theo hình thức đầu tư .
- Danh sách 10 Quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Hà Nội .
- Lao động trong ngành CNĐT ở Hà Nội .
- Các hình thức FDI trong ngành CNĐT Hà Nội .
- Các đối tác đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội .
- FDI vào ngành CNĐT trong các KCN của Hà Nội .
- Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư sản xuất.
- Danh mục một số dự án đầu tư nước ngoài về điện tử - viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội.
- Các bảng so sánh chi phí đầu tư giữa Hà Nội với những thành phố khác trong cả nước và trong khu vực.
- Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển nguồn lực trong nước.
- Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên cấp thiết.
- Mặt khác, điện tử cũng là ngành ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại có yêu cầu đầu tư lớn, thu lợi nhuận cao và cạnh tranh thị trường gay gắt.
- Thực tiễn cộng với kinh nghiệm của một số quốc gia trong thời gian qua cho chúng ta thấy để phát triển nhanh, mạnh ngành công nghiệp điện tử cần phải có những định hướng và những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
- Việc nhận thức rõ tầm quan trọng và thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp điện tử của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Luận văn cao học 2trong giai đoạn hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn từ nước ngoài góp phần phát triển ngành điện tử của Hà Nội là vấn đề có tính chất thiết thực trong thời điểm hiện tại.
- Đó cũng chính là lí do căn bản khiến người viết chọn đề tài: “Một số giải pháp chiến lược nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử ở Hà Nội” để nghiên cứu trong luận văn của mình.
- Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành điện tử Hà Nội, tính cần thiết phải thu hút FDI vào ngành trong thời gian tới.
- Từ đó đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của hoạt động thu hút nguồn vốn FDI đến sự phát triển của ngành điện tử Thủ đô.
- Những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI vào ngành điện tử Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động thu hút FDI.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Lĩnh vực điện tử thuộc quản lý của Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu được chọn là từ khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đến năm 2010.
- Những đóng góp chính của luận văn: Đóng góp về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chủ yếu về thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử.
- Luận văn cao học 3 Đóng góp về mặt thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành điện tử của HN trong những năm qua, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tăng cường thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp điện tử HN đến năm 2020.
- Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành điện tử Hà Nội.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử của Hà Nội.
- Luận văn cao học 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI 1.1.
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trong suốt hai mươi năm qua, nguồn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.
- Theo hội nghị liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development - UNCTAD): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư với một quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp chi nhánh hoặc cơ sở chi nhánh ở nước ngoài)” [Nguồn: UNCTAD(2001): Báo cáo đầu tư thế giới, New York và Geneva 2001, trang 291].
- Định nghĩa đã hàm ý nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể tới việc quản lý và điều hành doanh nghiệp ở nền kinh tế khác.
- Sự đầu tư như vậy bao gồm cả những giao dịch ban đầu giữa hai chủ thể cũng như tất cả những giao dịch về sau giữa hai bên và giữa các cơ sở chi nhánh ở nước ngoài, cả chi nhánh có gắn kết và chi nhánh không gắn kết.
- Trong cuốn “Cẩm nang thanh toán”, xuất bản lần thứ 5 năm 1993, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) thì định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư quốc tế trong đó một tổ chức cư trú tại một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.
- Lợi ích lâu dài ở đây hàm ý sự tồn tại trong thời gian dài của một mối quan Luận văn cao học 5hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp này”.
- Theo khoản 2 và khoản 12 điều 3 trong Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì có các khái niệm về “Đầu tư trực tiếp” và “ Đầu tư nước ngoài” nhưng không có khái niệm “ đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
- Tuy nhiên từ hai khái niệm đó ta có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho mình”.
- Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài với hai đặc điểm cơ bản là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
- Các đặc điểm cơ bản của FDI: Khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài (Official Development Assistance – ODA) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc trưng sau.
- FDI được thực hiện bằng vốn của các pháp nhân hoặc tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh (lỗ hoặc lãi.
- Chủ đầu tư nước ngoài phải điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc phải tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỉ lệ góp vốn của mình.
- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp (DN) để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động.
- Các dự án FDI cũng có những đặc điểm khác với các dự án đầu tư trong nước, cụ thể như sau.
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý, điều hành dự án.
- Dự án đầu tư quốc tế chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật (Luật pháp quốc gia và quốc tế.
- Các nhà đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu, vừa chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của dự án FDI và phân chia lợi ích được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.
- Quá trình thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thực tế diễn ra rất đa dạng, phức tạp và không ngừng biến đổi.
- Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, cũng như tạo điều kiện cho các nhà quản lý trong nước thực hiện tốt chức năng của mình, theo điều 21 Luật đầu tư năm 2005 có quy định một số hình thức đầu tư trực tiếp.
- Trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập đến các hình thức đầu tư dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu ở khía cạnh pháp lý.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Khái niệm: Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là DN do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam”.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt